Tuổi hoa Tuổi thơ khát vọng - Vũ Đức Nguyên

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Caruri Tlkd, 5/9/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Vũ Đức Nguyên với “Tuổi thơ khát vọng”


    Sau lần xuất bản thứ nhất truyện “Tuổi thơ khát vọng”, cuốn sách mà tác giả viết tặng các em nhỏ bị tật nguyền, Vũ Đức Nguyên gửi một phần tiền nhuận bút tặng trường câm điếc Xã Đàn - Hà Nội. Buổi gặp mặt giữa tác giả cuốn sách với các em nhỏ ở đây diễn ra thật xúc động.

    Tham dự buổi họp mặt hôm ấy có đại diện nhiều cơ quan, đoàn thể, có nhiều bài phát biểu nhiệt thành. Các em nhỏ ngoan ngoãn, chăm chú lắng nghe, hân hoan vỗ tay nhưng qua ánh mắt các em ta thấy, ở các em chưa xuất hiện những cảm xúc đặc biệt.

    Nhưng khi nhận ra người được giới thiệu là nhà văn Vũ Đức Nguyên đang tập tễnh bước tới, các em ùa lại, vây quanh, có em vén hẳn cả hai ống quần nhà văn lên để tận mắt, tận tay thấy được đôi chân khẳng khiu, bên cao bên thấp, một bàn chân hơi vẹo, di chứng của căn bệnh bại liệt đeo đẳng anh suốt đời. Các em líu ríu, cố diễn đạt bằng lời, bằng ngôn ngữ tay đặc biệt của những người chưa nói được trọn lời và ánh mắt… những ánh mắt rưng rưng. Hóa ra, dù bị tật nguyền từ bé cũng có người thành được nhà văn. Đây là nhà văn! Tác giả những tập sách mà các em đã được thấy từ mấy hôm trước. “… Đứa vừa câm vừa điếc cầm nắm xôi đi trước, đứa điếc cõng đứa què, dắt đứa mù lếch thếch theo sau. Chúng líu ríu bên nhau, chia sẻ với nhau miếng xôi, mẩu sắn. Chúng khuyên nhủ, thúc ép đứa què, người duy nhất trong nhóm còn khả năng học được phải đi học, rồi thay nhau cõng, dìu bạn đến trường…” Gấp tập sách Tuổi thơ khát vọng lại, những hình ảnh trên cứ chập chờn trước mắt người đọc. Ta hồi hộp rồi sung sướng thấy cảnh cưa cắt những tấm gỗ mục làm áo quan cho Vững đã chấm dứt, chú bé đã vùng ra được khỏi tay thần chết. Ta lại chia sẻ niềm vui với Vững khi chú kéo quệt chân khó nhọc bước được những bước đầu tiên sau hơn một năm nằm liệt giường. Tình bạn với cô bé hàng xóm, với những trẻ tật nguyền khác đã giúp Vững vượt lên trên cảnh đời không may và nhiều mất mát của mình. Ta xúc động đọc từ trang này đến trang khác bởi những cảnh trong truyện là những cảnh đời rất thật, vẫn xảy ra đâu đó quanh ta, bởi lời văn mộc mạc của lối tự truyện.

    Vậy đây là tự truyện của tác giả chăng? Cuộc đời của một đứa bé tàn tật có nhiều cay đắng ê chề, liệu viết ra có ích gì cho người đọc và người đọc có chấp nhận không? Và, trong cảnh đời ấy, có những sự thật mà chỉ chợt nghĩ đến cổ họng đã nghẹn lại, nước mắt trào ra không sao hạ bút xuống được. đã trăn trở rất nhiều và viết tác phẩm này rất lâu trong khi anh thường hoàn thành những tiểu thuyết dày trang với thời gian không nhiều.

    Những người viết tự truyện thường cố ý mượn trang sách để thanh minh điều gì đó trong đời mình hoặc nêu cao những bài học về đạo lý, trung thực và khiêm tốn, hạn chế mình chỉ phản ánh niềm khao khát được sống làm người, một người bình thường, một người nuôi nổi mình bằng chính bàn tay mình, niềm khát vọng ấy da diết nhưng cũng là lẽ thường của một chú bé tàn tật và những người bạn tật nguyền khác của chú.

    Vì những lẽ trên, dù tác phẩm mang dấu ấn nhiều kỷ niệm của đời tác giả, nó vẫn là một sáng tác văn học hấp dẫn của một ngòi bút trung thực, khiêm tốn và đầy tính trách nhiệm.

    Cũng như chú bé Vững, còn hơn chú bé Vững, Vũ Đức Nguyên đã hai lần hất bật được tay thần chết. Lần trước, là khi nhỏ tuổi, do căn bệnh hiểm nghèo, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn thiếu thuốc, thiếu đủ thứ trong tình trạng xã hội lạc hậu. Lần sau, khi đã ở tuổi trưởng thành nhưng vì tàn tật nên nhiều trường không muốn nhận học, không một cơ quan nào chịu nhận cho vào làm việc. Khát vọng sống, sống và làm việc đã giúp anh vượt qua. viết văn để giãi bày tâm sự như một nhu cầu sống. Tâm tĩnh - tuệ sáng (lòng yên tĩnh thì trí sáng suốt) một nguyên lý của tư tưởng triết học phương Đông cao cả, với Vũ Đức Nguyên là một minh chứng. Anh bền bỉ vượt qua mọi bất hạnh, mọi sự đố kỵ của người đời, luôn giữ cho tâm mình trong sáng, không xao động, chính vì vậy mà ở anh sức sáng tạo phát triển mạnh mẽ, chỉ trong khoảng mười năm anh đã cho ra đời bộ tiểu thuyết dày: Hoa dừa nước, Chuyện làng Khê, Cái đêm ấy trên sông, Đời không yên ả, Trinh nữ, Con sóng bạc đầu, Lỡ thì và nhiều những trang sách khác.

    Viết những dòng này, chỉ với tư cách là bạn cầm bút sống gần với Vũ Đức Nguyên, tôi chân thành chia sẻ những cảm nghĩ của mình với các bạn đọc nhỏ tuổi.


    Nguyễn Văn Hoan

    Bia.JPG

    Thông tin sách:
    Tên sách: Tuổi thơ khát vọng
    Tác giả: Vũ Đức Nguyên
    NXB: Kim Đồng
    Năm xuất bản: lần đầu 1991, chia làm 5 tập mỏng, trong tủ sách Ngựa Gióng, hình trên đây là bìa tập 5, có một lần tái bản vào năm 1993 in làm một quyển, những lần tái bản sau không rõ

    Thông tin ebook:
    Nguồn text: vnthuquan.net
    Tạo ebook và hiệu đính: Caruri
     

    Các file đính kèm:

  2. Conan-tieudao

    Conan-tieudao Lớp 5

    Bác @Caruri Tlkd. Tiện thể làm luôn cuốn "Tuổi thơ êm đềm" của Võ Hồng đi
     
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Cái này có sẵn text rồi nên tôi mới tạo ebook. Cuốn "Tuổi thơ êm đềm" tôi có sách nhưng giờ không ở nhà nên chẳng lấy ra scan chuyển text được.
     
  4. TânLý

    TânLý Mầm non

    2019 rồi, bác có làm quyển "Tuổi thơ êm đềm" không bác ạ? :friendly: :D
     
  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tiếc là lúc tôi về nhà thì quyển đó thất lạc và hiện giờ chưa tìm lại được.
     
  6. TânLý

    TânLý Mầm non

    Vâng bác ạ.
     
  7. kungfupandavn

    kungfupandavn Mầm non

    Đọc ebook truyện này mà bao cảm xúc và kỷ niệm ùa về. Nhớ hồi đó nhà trường có thông báo bán truyện này và khuyến khích mỗi bạn mua 1 quyển. Mình cũng mua được đủ 5 quyển in trong giấy mỏng và tối màu.
    Đến giờ mình vẫn giữ được 4 tập, chỉ mất tập 2 Cuộc hành quân trong bồ.
    Truyện đọc vô cùng hay và cảm động. Tình bạn của những người bạn thiệt thòi về thân thể không lành lặn, nhưng số phận đưa các bạn đến với nhau và thêu dệt nên những câu chuyện đẹp.
    Thương nhất là cậu bé mù hát xẩm, cuộc đời đưa cậu đi khắp nơi, liệu sau này cậu có được hưởng cuộc sống an vui và đủ đầy khi hòa bình trở về. Rồi còn những " con bé điếc, thằng bé câm" nữa, không biết sau này cuộc đời của họ như thế nào.
    Tác giả Vũ Đức Nguyên hình như cũng đã mất rồi. Cháu xin kính cẩn nghiêng mình cúi lạy chú. Vô cùng cảm ơn chú đã cho tuổi thơ cháu một bộ truyện đọc hay và tràn đầy tình người đến như vậy.
     
    ngockq75 and TânLý like this.
  8. TânLý

    TânLý Mầm non

    Cám ơn vì bình luận của bạn. :)
     
  9. TânLý

    TânLý Mầm non

    Quyển sách tự sự rất hay, nếu vừa đọc vừa chiêm nghiệm thì rút ra được rất nhiều bài học ở đời.
    Chân thành cám ơn tác giả Đức Nguyên.

    Dòng bình luận:
    Người ta nói: "Phú quý sinh lễ nghĩa" thì có thực là như vậy không? Tại sao hết lượt này đến lượt khác tôi lại không nhận thấy câu nói ấy là một chân lý đúng đắn luôn luôn, mà ngược lại, tôi lại thấy rằng, con người càng sống trong điều kiện ít vật chất lợi dưỡng bao nhiêu lại càng thêm đậm màu tình nghĩa, yêu thương nhau chân thành thêm bấy nhiêu; và khi con người có càng nhiều vật chất lợi dưỡng vây quanh thì đạo đức của họ càng thêm suy đồi, cuộc sống vì vậy mà càng có thêm nhiều điều ác và đau khổ.

    Quyển sách tường thuật lại câu truyện có thật mà tác giả đã trãi qua, đó là một tình bạn thơ ấu giữa 4 người, tác giả - một người bị khuyết tật ở đôi chân, đi đứng yếu ớt - cùng với 3 người bạn là anh Xẩm mù, cái Hằng bị điếc và chú Quý cũng bị điếc lại còn bị câm; ta chứng kiến một cảnh tượng vừa đáng yêu lại vừa đáng thương; đáng thương là vì cái cuộc đời nghiệt ngã mà 4 người khuyết tật phải trãi qua, họ đã vốn khổ sở vậy mà còn bị phần đông lứa bạn trong lớp cô lập, trêu chọc, cười cợt bị gọi là: "thằng mù, thằng khuyết tật, thằng què, con điếc v.v" - đến cả cái Dung - cô bạn thân của tác giả khi còn bé, bấy giờ, cũng vì sĩ diện mà bỏ rơi tác giả trong bơ vơ; và đáng yêu là vì sự nghĩa tình, trong sáng của tình bạn 4 con người cùng đồng cam cộng khổ ấy, và khổ nhất có lẽ là anh Xẩm, từng là công tử bột giàu có xong vì nghiệp duyên lôi kéo lại thành kẻ ăn xin đầu đường xó chợ, mồ coi cha mẹ với đôi mắt bị mù, phải hát rong ngoài đường kiếm ăn, trãi qua không biết bao nhiêu là bất công, khổ cảnh trên đời - 4 con người ấy gặp nhau, bị khuyết tật nơi thân nhưng trái tim và nội tâm họ lại không hề bị sứt mẻ miếng nào, tình bạn của họ tràn đầy sự yêu thương, gắn kết, tấm lòng rộng rãi tốt bụng che chở cho nhau - họ có đồ ăn gì, dù chỉ là củ sắn nhỏ cũng nghĩ đến nhau, chạy đi tìm nhau để mà san sẻ; ta lại để ý thêm trong cách trò chuyện giữa họ - là tràn đầy sự chân chất, cao thượng, nghĩa tình, không giễu cợt, không hung bạo, không gian dối.
    Đấy có phải là, "Nghèo cho sạch, rách cho thơm" không?

    Dưới đây, tôi xin được trích lại phân đoạn kể về cuộc đời của anh Xẩm mù - chỉ 18 tuổi nhưng rất thông thái sự đời.

    Lúc này, cậu đang tâm sự với cậu bé Vững - chính là tác giả - bạn thân nghĩa tình hiếm có của anh Xẩm.
    "Gia đình tao vốn là một nhà giàu có ở thị xã Thanh Hóa. Bà mẹ tao người đẫy đà, trắng trẻo, tài đảm nhưng tính khí cũng quá trời. Bà là chủ hiệu cao lâu, công việc phó thác cho viên quản lý, còn suốt ngày ngồi đánh chẳn. Viên quản lý này là một gã đàn ông mặt mũi sáng sủa, xu nịnh và láu cá, nên chiếm được lòng tin yêu của mẹ tao. Chẳng rõ giữa mẹ tao và lão quản lý có tư tình với nhau không nhưng cha tao hậm hực, căm ghét gã này lắm... Sau này cha tao tằng tịu với một con bé bằng tuổi chị gái thứ hai của tao, người ở Nông Cống rồi đưa nhau vào Vinh sinh sống. Các chị gái tao lần lượt lớn khôn, mười sáu mười bảy tuổi là đi lấy chống, cuỗm của mẹ tao ít tiền xong là ra ở riêng. Bà nào cũng chanh chua đanh đá. Nhưng bà nào cũng vớ phải thằng chồng "đùi đục chấm mắm cay". Cười đấy rồi chửi nhau ngay đấy.
    Tao được sinh ra trong sự ăn mặc đầy đủ, song thiếu thốn tình cảm một cách khó hiểu. Cả gia đình tao ai nấy đều lao vào kiếm tiền cuồng say, không mấy người đoái hoài nhòm ngó đến nhau. Ngay cả mẹ tao đối với các con cũng thế. Tao được bà vú em chăm sóc ân cần và tận tâm đến nỗi nhiều khi cứ ngỡ bà chính là mẹ tao mới phải.
    ...
    Đến đầu năm 1946 thì thảm họa mới thực sự giáng xuống đầu tao. Chẳng rõ vì sao, bà mẹ tao lăn đùng ra chết đột ngột. Gã quản lý khoắng sạch của, chuồn thẳng. Xác mẹ tao vừa liệm vào quan tài là các anh chị tao, cả dâu lẫn rể đánh chửi nhau om sòm vì chia bôi tranh nhau gia tài.
    .
    ..
    Không còn ai đứng ra giàn xếp. Cha tao sống trong Vinh không ra được. Mà dẫu ông có ra kịp cũng chả ai nghe ông hòa giải. Các anh chị đùn đẩy cho nhau phải nhận nuôi tao. Tao không thể nào quên cuộc cãi nhau này. Lần đầu tiên trong đời tao bừng tỉnh để đón nhận sự thật. Ngay cả những anh chị mà tao yêu mến, thường làm theo lời họ xui đánh cắp tiền của mẹ tao cho họ, cũng kiếm cớ gạt tao cho người khác. Có một việc đến giờ tao mới thấy "lý thú" là hôm cãi nhau đó, anh chị nào cũng khóc thút thít, xoa đầu tao, nào những thương những khổ Quyền ơi! (Quyền là tên thật của Xẩm.)
    Cuối cùng, chính bà vú đã giải thoát cho các anh các chị tao. Bà nhận đưa tao về nhà nuôi. Bà không khóc thút thít như họ. Từ nhà ngang bà sấn cổ lên nói với các anh chị tao:
    - Các người lấy nước mắt khoe lòng thương thằng bé. Nước mắt có nuôi nổi nó không? Không một ai nhận chăm sóc thằng bé hả? Im thế? Thôi được, cứ để cho tôi cáng đáng.
    Nhưng bà vú nghèo quá. Vẫn biết bà ấy thương tao như con, nhưng tao không thể ở nhà bà để thêm gánh nặng đè lên vai người đàn bà tốt bụng này được. Ít lâu sau tao tìm cách trốn bà ra đi."

    Trên đây chỉ là một phần mô tả cảnh đời bất hạnh của một nhân vật trong ấy, còn phân cảnh nói về chiến tranh về chạy giặc về khoảng đời mà tác giả Đức Nguyên phải trãi qua căn bệnh nằm liệt giường nữa. Tóm lại, đây là một quyển sách hiện thực đáng để đọc các bạn ạ.
     
    ngockq75 thích bài này.
  10. ngockq75

    ngockq75 Lớp 3

    Mình thích đọc tác giả này, kể cả những tiểu thuyết của ông như Chuyện làng Khê,..
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này