LS-Tổng hợp "Tuyên ngôn độc lập" - Áng hùng văn lập quốc mang giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại -Đặng Hữu Toàn

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Sát Thủ Giấu Mặt, 20/6/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Tên bài viết: "Tuyên ngôn độc lập" - Áng hùng văn lập quốc mang giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.
    Tác giả: Đặng Hữu Toàn.
    Triết học, số 8 (231), tháng 8 - 2010.

    TUYEN NGON DOC LAP.jpg

    Đôi lời giới thiệu
    Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
    Về giá trị bản Tuyên ngôn, Trần Dân Tiên viết: “Sau khi đọc bản thảo cho những người cộng tác thân cận nghe và hỏi ý kiến họ (đây là một thói quen của Cụ Hồ hỏi ý kiến để người khác phê bình công việc mình làm), Cụ Hồ không giấu nổi sự sung sướng. Cụ Hồ nói trong đời Cụ, Cụ đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới viết được một bản Tuyên ngôn như vậy.
    Thật vậy, bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của những bản yêu cầu gửi cho hội nghị Vécxây mà Cụ Hồ đã viết năm 1919 và chương trình Việt Minh mà Cụ Hồ đã viết năm 1941. Hơn nữa, bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của những bản Tuyên ngôn khác của tiền bối như các cụ Thủ Khoa Huân, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu và của nhiều người khác, của bao nhiêu sách báo truyền đơn bí mật viết bằng máu và nước mắt của những nhà yêu nước từ hơn tám mươi năm nay.
    Bản Tuyên ngôn Độc lập là hoa là quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những con người anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường.
    Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.
    Bản Tuyên ngôn Độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử Việt Nam. Nó chấm dứt chính thể và quân thù chuyên chế và chế độ thực dân áp bức.
    Nó mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ cộng hoà.”
     

    Các file đính kèm:

Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này