Tuyển Tập Đạm Phương Nữ Sử (Lê Thanh Hiền)

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi thiensu_mattroi, 4/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. thiensu_mattroi

    thiensu_mattroi Lớp 10

    TUYỂN TẬP ĐẠM PHƯƠNG NỮ SỬ

    LÊ THANH HIỀN
    Sưu tầm, biên soạn, giới thiệu
    Nhà xuất bản VĂN HỌC
    Hà Nội - 1999
    (Bản PDF của Website ebooks.vdcmedia)

    Nguồn: Website Thư viện Trường Kỷ thuật Cao Thắng.
    Chuyển sang PRC: Goldfish
    Ngày hoàn thành: 13/09/2008
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    MỤC LỤC
    Vài lời thưa trước
    Lời người biên soạn
    PHẦN THỨ NHẤT: KHẢO CỨU
    Gia đình – Giáo dục thường đàm
    Bàn về vấn đề giáo dục con cái
    Mấy lời nhắn nhủ bạn quần thoa
    Phụ nữ dự gia đình
    Gíao dục nhi đồng
    PHẦN THỨ HAI: ĐỨC DỤC
    Mở mang lý trí, soi sáng lương tâm, gây dựng nghị lực
    Phát triển nhân phẩm
    Trẻ đối với gia đình
    Khuôn mẫu của cha mẹ và tập quán của con cái
    PHẦN THỨ BA: TRÍ DỤC
    Học vấn của trẻ em cần phải thực hành cách nào?
    Ba phương pháp giáo dục và học vấn
    PHẦN THỨ TƯ: THỂ DỤC
    Một tinh thần tráng kiện trong một thân thể tráng kiện
    Chơi đùa và thể thao
    Những cuộc chơi trong nhà
    “Con nhờ đức mẹ”
    KIM TÚ CẦU – Bi tình tiểu thuyết

    Vài lời thưa trước​


    Trên chuyên mục Chuyện Đông Chuyện Tây (Kiến thức ngày nay số 650, ngày 01.09.2008), tác giả Liêu Hân đã chỉ ra rằng Nữ sĩ Đạm Phương là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên viết tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ: “Tiểu thuyết Kim tú cầu của bà xuất bản năm 1928, sau truyện Tây phương mỹ nhân của Nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hoà một năm, nhưng Kim tú cầu đã nhiều kỳ trên báo Trung Bắc Tân Văn từ 25.5 đến 21.7.1923. (Đạm Phương nữ sử, Nguyễn Khoa Diệu Biên – Nguyễn Cửu Thọ biên soạn, Nxb Trẻ, TPHCM, 1995 và Tự điển Văn học bộ mới, Nxb Thế giới, 2004)”.

    Tác giả Liêu Hân còn cho biết thêm: “Trong bài “Nữ sĩ Việt Nam” đăng trên báo Phụ Nữ Tân Văn (tháng 1.1934), Thiếu Sơn đã giới thiệu ba nữ sĩ tiền phong viết tiểu thuyết vào những năm 1920 theo thứ tự: Đạm Phương (Kim Tú Cầu, Hồng phấn tương tri), Nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hoà (Tây phương mỹ nhân) và Phan Thị Bạch Vân (Nữ anh tài). Hai nữ sĩ trước đã được ghi vào Tự điển Văn học, còn nữ sĩ họ Phan (người chủ trương Nữ lưu Thơ quán Gò công từ 1928 đến 1930, phải ra toà bị phạt tiền và đóng cửa thư quán) nay không còn tác phẩm nào”.

    [​IMG]
    Ảnh bìa tác phẩm Kim Tú Cầu
    (Nguồn: Sachxua.net)



    Trước đó, trong bài phóng vấn ông Lê Thanh Hiền với nhan đề Người phụ nữ viết tiểu thuyết đầu tiên của VN là ai? do Doãn Diễm thực hiện, đăng trên website Việt Nam Net, ngày 20/01/2005; nhà nghiên cứu Lê Thanh Hiền cho biết: “Tôi đã đọc bi tình tiểu thuyết Kim Tú Cầu của Đạm Phương nữ sử ngay trên bản công bố lần đầu của nó. Đó là trên Tạp chí Trung Bắc tân văn. Tiểu thuyết được in thành nhiều kỳ ở các số ra từ 25/5 đến 21/7 năm 1923. Hiện nay, tại Phòng báo chí - Thư viện quốc gia, vẫn còn lưu cả bộ Tạp chí Trung Bắc tân văn, từ số 1 đến số cuối cùng (các tờ báo trước cách mạng đều được lưu khá đầy đủ ở đây), nếu bạn muốn tìm có thể dễ dàng thấy các số mà tôi vừa nói. Năm 1928, nhà in Bảo tồn in lại toàn văn cuốn này. Trong cuốn Lược truyện tác gia Việt Nam tập 2, người chủ biên Trần Văn Giáp cũng chỉ nhắc đến lần in vào năm 1928 này, mà không biết rằng trước đó, năm 1923, tiểu thuyết đã được in rải trên tạp chí Trung Bắc tân văn.

    Căn cứ của tôi là văn bản. Vậy tính thời điểm công bố lần đầu thì bà Đạm Phương nữ sử mới là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam viết tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ”.

    Ngoài ra, qua “Lời người biện soạn” trong tác phẩm Tuyển tập Đạm Phương Nữ Sử chúng ta sắp đọc sau đây, ông Lê Thanh Hiền còn khẳng định Nữ sĩ Đạm Phương là:

    “1. (…) Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên thông thạo nhiều sinh ngữ như: Hán văn, Pháp văn, quốc văn... do đó bà cũng là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên có tầm nhìn ra thế giới tiếp thu tinh hoa nhân loại như hệ lý luận tiến bộ về quy trình dưỡng dục trẻ thơ, hệ tư tưởng tiến bộ về nhân quyền: dân chủ, tự do, bình đẳng... và chuyển tải qua các phương tiện báo chí, văn sách, dịch thuật phổ biến cho đồng bào lạc hậu của nước mình. (…) là nữ tác gia dẫn đầu về số lượng tác phẩm gồm nhiều thể loại xuất bản trước năm 1945.

    2. (…) nữ trí thức Việt Nam đầu tiên đặc biệt quan tâm đến sự dưỡng dục thế hệ trẻ thơ Việt Nam từ khi lọt lòng mẹ đến tuổi cắp sách tới trường. (…) Bà cũng phát hiện ra rằng người mẹ giữ vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn tiền phát triển ở trẻ thơ mà không người nào khác thay thế được vai trò người mẹ. Bà tâm huyết với những phát hiện này và nỗ lực nhiều năm khảo cứu biên soạn công trình Giáo dục nhi đồng ra đời năm 1942 có giá trị được coi như sách giáo khoa đầu tiên tặng các bà mẹ Việt Nam làm công cụ giáo dưỡng, giáo dục con em mình trong giai đoạn tiền phát triển. Đây là công trình có ý nghĩa nhất của bà Đạm Phương Nữ Sử cống hiến vào sự nghiệp giáo dục nhi đồng Việt Nam từ hồi đầu thế kỷ XX…

    3. (…) người tổ chức Hội nữ công đầu tiên ở nước ta hoạt động mở mang giới chí. Tuy Hội nữ công chỉ ra đời ở một số thành phố hồi đầu thế kỷ và tồn tại trong một thời gian nhưng đã có ảnh hưởng chung và cất tiếng nói riêng, tiếng nói đại diện của phụ nữ Việt Nam đòi nhân quyền dưới chế độ thực dân, phong kiến cai trị”.

    Trong bài phỏng vấn nêu trên, ông Lê Thanh Hiền còn cho biết thêm: “Tôi đã tập hợp khoảng 200 bài báo và khảo luận, tiểu thuyết, thơ văn của bà Đạm Phương, in thành Tuyển tập Đạm Phương nữ sử từ năm 1999 (NXB Văn học), trong đó cũng in toàn văn Kim Tú Cầu”.

    Tuyển tập Đạm Phương Nữ Sử được Website ebooks.vdcmedia chia thành nhiều quyển và chuyển sang dạng PDF. Hiện nay tuyển tập này không còn lưu hành trên ebooks.vdcmedia nữa, nhưng trên Website Thư viện Trường Kỷ thuật Cao Thắng còn cung cấp bốn quyển:

    Quyển 1 (Phần thứ nhất: Khảo cứu);

    Quyển 2 (Phần thứ hai: Đức dục);

    Quyển 3 (Phần thứ ba: Trí dục và Phần thứ tư: Thể dục) và

    Quyển 4 (toàn văn bi tình tiểu thuyết Kim Tú Cầu và lời bàn của Nữ sĩ Đạm Phương).

    Thay vì chuyển sang ebook dạng PRC từng quyển một, ở đây chúng tôi “gom” bốn quyển trên lại và thực hiện ebook này. Làm như vậy, chúng tôi nghĩ rằng việc quản lý “kho” ebook của chúng ta sẽ thuận lợi hơn.

    Goldfish



    ______________

    người post: goldfish
    nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

    ai0ia, Heoconmtv, 123phat and 16 others like this.
  2. linhlammsc

    linhlammsc Mầm non

    Đã save link. Cảm ơn bạn!
     
  3. lindaya

    lindaya Mầm non

    cảm ơn bạn nhé!
     
  4. tveuorg

    tveuorg Mầm non

    Cảm ơn bạn nhiều nhé!
     
  5. stickman

    stickman Mầm non

    Cảm ơn bác nhé. :D
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này