Y học thường thức TUYỆT THỰC ĐI VỀ ĐÂU? - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trâm

Thảo luận trong 'Tủ sách Y học - Sức khỏe' bắt đầu bởi 4DHN, 19/8/15.

Moderators: thichankem, Zhiqiang
  1. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Có biết mấy cái bói toán, kinh dịch này đâu!!!
    cute_smiley18
     
  2. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Mí đầu tưởng quẻ Càn, sau ra quẻ Cấn. He he.
     
    tauvequehuonghp thích bài này.
  3. taonhan123

    taonhan123 Mầm non

    Mình nhịn ăn nửa ngày đã run tay run chân nên thôi cạch phương pháp nhịn ăn :)
     
  4. ngoc hao

    ngoc hao Mầm non

    Các bác thật tuyệt vời. hôm nay là ngày nhịn thứ 5 của em. e đã thực hiện phương pháp này được 5 lần rồi và hoàn toàn bị thuyết phục. Và bây giờ e đang làm công việc cao quý nhất về thanh lọc thân (nếu không muốn nói thêm tâm) em vì chân lý "Thực dưỡng" này mà bỏ chuyến đi Israel và ở lại để cùng team (anh Đặng Ngọc Viễn(đông y sĩ - chủ cửa hàng Khai Minh) và a Lê Hồng Chân(health coach, sáng lập quản duyên)) cùng lan tỏa giá trị này khắp nơi. Bạn nào quan tâm hay cần hiểu hơn thì có thể đọc thật nhiều sách về thực dưỡng nhé. và mình sẵn lòng giúp các bạn qua fb (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)của mình!
    thật là phúc phần cho ai sớm biết đến phương pháp này!!!
    và công đức cho các anh chị lan tỏa những tài liệu này!!!
     
    BepThang and sentenced18 like this.
  5. longnnb

    longnnb Lớp 1

    Tranh thủ cách ly nên thử nghiệm phát, cũng đã tìm hiểu qua nhiều, đang nhịn đến ngày thứ 8, trải nghiệm quả là không dễ chịu tí nào, được cái khớp gối bị viêm không còn đau nữa, cố nốt 1 ngày nữa rồi ăn lại.
     
    kinhnhieuloc thích bài này.
  6. Vuongtrinh.22

    Vuongtrinh.22 Mầm non

    Mình đã đọc cuốn này rất lâu r và có ý định thực hành. Ban đầu chỉ là bỏ bữa tối thôi mà mình mới thấy khó dã man, kiểu như não liên tục lên tiếng thúc ăn ji đi khiến mình ko nghĩ đc ji khác cả
     
  7. sentenced18

    sentenced18 Lớp 2

    Bạn nào có sách giấy để lại mình với ạ.
     
  8. sky_tiger

    sky_tiger Lớp 1

    Theo các thông tin trên internet thì con người có thể nhịn ăn được hàng chục ngày trở lên mà không chết (không chắc chắn về độ chính xác của các thông tin trên).

    Tuy nhiên, lập luận của cuốn sách này nó có phần áp đặt chủ quan. Tên các bác sĩ, tiến sĩ khoa học trong sách hầu như là người phương Tây, có vẻ như do tác giả bịa ra để tăng tính thuyết phục. Không giống như một cuốn sách khoa học, thường thì sẽ đưa ra các giả định, các thử nghiệm, và ý kiến chủ quan của tác giả,... còn lại thì do độc giả tự đưa ra kết luận hay nhận định.

    Nhịn ăn có giúp "refresh" cơ thể hay không? Vẫn là một câu hỏi gây tranh cãi. Tác giả cũng chỉ đưa ra các thông tin khó kiểm chứng, các lập luận khá ngây ngô, áp đặt. Không có tính thuyết phục.
     
  9. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Tốt nhất không nên tự mình làm những việc liên quan đến sức khỏe. Phải có người hướng dẫn, theo dõi.
    Cô gái này thiệt mạng vì đọc mấy bài hướng dẫn nhảm nhí trên mạng.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  10. TRANSANG2

    TRANSANG2 Mầm non

    15 NGÀY NHỊN ĂN.


    Khi chia sẻ về việc mình đã quyết định nhịn ăn để trị liệu khối u vòm họng ( to gần bằng cái chén uống nước) vừa mới phát hiện. Một người thân của tôi đã thốt lên!

    • Thật điên rồ !
    Thực ra phản ứng đó không làm tôi ngạc nhiên. Bởi đó cũng chính là phản ứng của tôi ( trước đây) và cũng là phản ứng của rất nhiều người trước những sự vật hiện tượng đi chệch ra ngoài quán tính tư duy hay nói cách khác là “ nằm ngoài vùng an toàn” của mình là chúng ta lập tức gắn cho chúng những danh xưng như: “ điên rồ” “ lập dị” “ mê tín “ “ ngu ngốc” …

    Thực sự phải tri ân Đức Phật. Chưa nói đến những vấn đề khác. Chỉ riêng về nhận thức luận, ông đã là một vị thầy vĩ đại của nhân loại khi chỉ rõ : “ ngay cả lời nói của ta hay của bất cứ vị thầy nào các con cũng không được tin ngay, các con chỉ được tin khi những điều đó được đem vận dụng vào đời sống mà không đem lại đau khổ cho mình, cho người, cho chúng sinh mà còn mang lại sự an vui, thanh thản cho mình cho người thì các con mới được tin” ( Kinh Kalama). Chính vì quán triệt tinh thần đó nên tôi xác lập một nguyên tắc nhận thức là không “cúi đầu, nhắm mắt” khi tiếp nhận bất kỳ niềm tin nào, hơn nữa tiếp thu kiến thức phải song hành với thực nghiệm bởi “ thực tế chính là mẹ đẻ của chân lý”. Và tôi đã đọc tác phẩm “ sự kỳ diệu của nhịn ăn “ của tác giả Paul Bragg (Mỹ) với tinh thần đó. Ông ta thực sự đã làm tôi chú ý khi mở đầu cuốn sách bằng câu:

    “ Thành tựu vĩ đại nhất của loài người không phải là khám phá ra những di chỉ khảo cổ về nguồn gốc nhân loại hay điều khiển tàu con thoi bay lên mặt trăng… mà chính là khám phá ra phương pháp “ nhịn ăn trị liệu” . Đây là một cuốn sách được viết dưới ánh sáng của khoa học thực nghiệm nên kết cấu rất logic và nội dung được trình bày hết sức tường minh. ( mọi người quan tâm có thể download bản ebook trên mạng về đọc, gõ đúng tên sách là tải được và hoàn toàn miễn phí)

    Để có nhận thức toàn diện.Tôi đã tìm đọc thêm những tác phẩm về vấn đề này như :

    “ Tuyệt thực đi về đâu, ( Thái Khắc Lễ) “ Minh triết trong ăn uống phương Đông” ( Ngô Đức Vượng) “ăn ít để khỏe” (Yshinori Nagumo)...và với vốn liếng tiếng anh “củ chuối” ( tự học) tôi lần mò tìm đọc thêm trên các website tiếng anh về chủ đề này và tôi đã rất ngạc nhiên khi biết “ phương pháp này thực sự không những không mới mà có thể nói là đã “xưa như Trái Đất” và cho đến bây giờ các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu nó.

    Vd: Tôi tìm đọc được thông báo tuyển 100 tình nguyện viên phục vụ cho nghiên cứu “ nhịn ăn trị liệu” của một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô từ thập niên 60 ( TKXX).Mặt khác năm 2023 một nữ tiến sĩ khoa học y sinh người Đức vừa được nhận giải thưởng về nghiên cứu “nhịn đói trị liệu” đối với bệnh nhân tiểu đường. Có thể cũng là một nhân duyên bởi sau khi được tiếp cận với những tài liệu trên thì vừa lúc tôi phát hiện được khối u vòm họng ( tháng 5/2023 như đã nói trên) và tôi đã bỏ qua chỉ dẫn của các bác sĩ (viện tai- mũi - họng trung ương) bởi sau khi soi chụp họ chỉ định phải tiếp tục đi chụp cộng hưởng từ, sinh thiết và các xét nghiệm khác. Nhưng tôi đã không làm và trở về nhà để thực hiện nhịn ăn trị liệu. Để huấn luyện cho cơ thể quen dần, tôi bắt đầu với các đợt nhịn ăn 3 ngày , 5 ngày, 7 ngày mỗi đợt cách nhau khoảng từ 1, 2 đến 3 tháng. Sau đợt nhịn ăn 7 ngày tôi đã đi soi lại Bs nói “ khối u không giảm đi, nhưng cũng không to lên”. Gần đây nhất là đợt nhịn ăn 15 ngày.Từ ngày 19/2/2024 đến ngày 04/3/2024. Chiều ngày 5/4/2024 sau khi kết thúc đợt nhịn ăn . Tôi đạp xe ra viện An Phú (Thái Nguyên) để soi chụp khối u tuy vẫn còn nhưng kích thước đã giảm xuống chỉ còn khoảng ¼ so với ban đầu (như hình ảnh đăng kèm bài viết). Các chỉ số khác của cơ thể như : Huyết áp, nhịp tim, Đường huyết, mỡ máu, axit uric… hoàn toàn bình thường. Trọng lượng trước đợt nhịn ăn ngày là 60kg. Sau khi nhịn 15 ngày còn : 54 kg. Tuy nhiên tới hôm nay (20/3/2024) đã trở lại 60 kg. Trong thời gian nhịn ăn tôi vẫn tham gia những hoạt động cơ thể vừa phải như : làm vườn, nấu ăn, đạp xe ( khoảng 15 - 20km). Thực ra cũng chưa có ý định chia sẻ, khuyên bảo hay “truyền cảm hứng” cho ai về vấn đề này.

    Vì cơ thể mỗi người là một cỗ máy sinh học. sự vận hành của mỗi cơ thể tuy có nhiều điểm chung nhưng cũng có không ít những khác biệt, mà dân gian hay gọi là “ cơ địa mỗi người mỗi khác”. Chính vì thế mỗi người phải biết lắng nghe cơ thể mình để có cách điều chỉnh phù hợp. Thiết nghĩ một phương pháp dù ưu việt đến đâu cũng có thể thất bại với những người hoặc “nhắm mắt làm liều” hoặc “vừa làm, vừa run”. Có thắc mắc thường được mọi người nêu ra là “ Sao nhịn ăn 1 bữa đã run tay, hoa mắt làm thế nào mà nhịn được 15 ngày?!”. Nếu đã đọc các tác phẩm về nhịn ăn , mọi người sẽ thấy các Nhà Khoa học đã phân tích kỹ về 2 khái niệm “ đói” . Đói tâm lý là phản xạ có điều kiện của cơ thể khi không nhận được thức ăn (còn gọi là dinh dưỡng ngoài) 3 đến 5 ngày đầu nếu cơ thể tiếp tục bị bỏ đói thì nó sẽ chuyển sang giai đoạn “ sử dụng dinh dưỡng trong”, hay còn gọi là “tự thực” tự thực” là quá trình cơ thể “ tự ăn chính mình”. Trước tiên như một “ lập trình kỳ diệu “ nó sẽ “xơi” những tế bào lỗi, những khối u, khối áp xe, mỡ thừa và những loại “rác rưởi” khác và biến chúng thành năng lượng để vận hành cỗ máy sinh học cơ thể. Vì thế các nhà khoa học gọi “ nhịn ăn trị liệu” “ là “ cuộc giải phẫu không có dao mổ” là vậy. Chỉ khi đã “ ăn” hết “rác rến “ mà vẫn tiếp tục bị bỏ đói thì cơ thể mới chuyển sang giai đoạn “đói sinh lý”. Các nghiên cứu đưa ra con số khác nhau nhưng tựu lại “đói sinh lý” thường bắt đầu sau khoảng từ 35 đến 55 ngày sau khi cơ thể bị bỏ đói. Thường thì mọi người sẽ bắt đầu với những kỳ nhịn ăn ngắn ngày. Nhưng theo kinh nghiệm, nếu muốn có những kết quả triệt để thì nên tiến tới những đợt nhịn ăn 15- 20 ngày. Tất nhiên trước đó phải huấn luyện để cơ thể quen dần với những đợt 3-5-7 ngày đã.

    Có người hỏi : Cảm giác nhịn đói có khó chịu không?

    Câu trả lời là : rất khó chịu, đặc biệt là 3 đến 5 ngày đầu (giai đoạn chuyển tiếp)

    Vượt qua giai đoạn này sự khó chịu sẽ giảm xuống rất rất nhiều. Nhưng cũng không thể nói là dễ chịu được. Tuy nhiên nhất định nó cũng không thể khó chịu hơn cảm giác xếp hàng chờ khám ở viện K hay nằm trên bàn mổ chờ giải phẫu được.

    Nên nhớ “thèm ăn” là bản năng “nhịn ăn” mới là bản lĩnh.Cơ thể vốn là một cỗ máy vận hành theo bản năng, mà bản năng thì vốn ngu ngốc, dân gian có câu “đói thèm ăn, no thèm đ..” là vậy. Xuôi theo bản năng hay làm chủ nó luôn là quyết định của riêng mỗi người.

    TS
     
    sentenced18, amylee and tducchau like this.
Moderators: thichankem, Zhiqiang

Chia sẻ trang này