LS-Việt Nam Vài nét về vai trò của hoạn quan trong ngoại thương thế kỷ XVII

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Heoconmtv, 7/7/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Vài nét về vai trò của hoạn quan trong ngoại thương thế kỷ XVII
    Tác giả: Hasuda Takashi

    Tháng 4, Vĩnh Hựu năm thứ 5 (1739), chúa Trịnh Giang thiết lập ban Giám 監班, là một tổ chức của hoạn quan. Sự kiện này cho thấy hoạn quan chiếm vị trí chính thức với Văn thần (ban Văn) và Vũ thần (ban Vũ). Theo quan niệm Nho giáo, hoạn quan không bao giờ được coi là con người mà là một tồn tại kém hơn bình dân và kẻ vô hiếu. Nếu hoạn quan nắm quyền hành và đóng vai trò quan trọng thì đó bị coi là một kết quả thối nát của triều đình. Mặc dù ban Giám bị thủ tiêu năm sau nhưng sự thiết lập này là một sự kiện rất đặc biệt từ góc độ quan niệm Nho giáo nói riêng, hệ tư tưởng Đông Á nói chung.

    Khoảng một trăm năm trước sự kiện này, Franois Jacobsen Visscher, một lái thương người Hà Lan báo cáo rằng: “Nước này (Đàng Ngoài) hầu hết được cai trị bằng hoạn quan”, tháng Giêng năm 1533, tức một trăm năm trước đấy, khi nhà Lê được trung hưng lại tại nước Lào, một hoạn quan là Đinh Công chiếm vị trí cao trong triều đình, mang quan tước Thiếu uý Hưng quốc công bằng với những con cháu công thần khai quốc như Nguyễn Kim. Đây có nghĩa là hoạn quan có căn cứ vững bền ở trong chính phủ.

    Vậy hoạn quan chiếm vị trí và vai trò cụ thể như thế nào? Nghiên cứu chính trị thời Lê Trung hưng chưa được tiến hành sâu. Mặc dù những công trình nghiên cứu trước đây nhận định rằng hoạn quan đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ở ngoại thương, nhưng chưa được thành công cho vị trí và vai trò của họ trong cấu trúc chính quyền.

    Download:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    haist, Mary, tranthanhkiet and 6 others like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này