TG Khác Vai trò người phụ nữ trong các tôn giáo

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi Foli, 5/10/13.

Moderators: mopie
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    Năm năm trước, tôi đọc trong số báo Toronto Star ngày 03/07/1990 một bài tựa đề "Islam không phải duy nhất trong học thuyết gia trưởng" của Gwynne Dyer. Bài báo mô tả những phản ứng gay gắt của những người tham gia hội nghị về “phụ nữ và quyền lực” tổ chức ở Montreal trước nhận xét của một phụ nữ Ai Cập nổi tiếng Dr. Nawal Saadawi.
    Các câu nói "sai trong nguyên lý cơ bản" của bà gồm: "Các yếu tố hạn chế đối với phụ nữ được tìm thấy trong Do Thái giáo ở Kinh Cựu ước, sau đó là Thiên Chúa giáo và Qur'an", "tất cả các tôn giáo là gia trưởng vì chúng bắt nguồn từ các xã hội gia trưởng"; và "khăn choàng ở phụ nữ không chỉ dành riêng cho phụ nữ Islam mà là di sản văn hoá cổ xưa tồn tại trong các tôn giáo khác”.

    Những người tham dự trong hội nghị đã bức xúc về việc tôn giáo của họ đang bị so sánh cùng với Islam. Cho nên Dr. Saadawi đã bị số đông chỉ trích: Bernice Dubois của tổ chức “Đoàn kết các bà mẹ toàn cầu” tuyên bố: "Những nhận xét của Dr. Saadawi là không thể chấp nhận được, đó là các câu trả lời thiếu hiểu biết về đức tin của người khác”. Còn bà Alice Shalvi của trong tổ chức “Đoàn kết Phụ nữ Israel” nói: "Tôi phải phản đối, không có khái niệm trùm khăn trong Do Thái giáo". Bài báo cho rằng các phản đối gay gắt này là xu hướng mạnh mẽ của Tây phương đối với sự hành đạo của Islam vốn chỉ là một phần của di sản văn hoá Tây phương. Gwynne Dyer viết "Phụ nữ Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo sẽ không ngồi để bàn luận cùng vấn đề với những người muslim độc ác đó".
    Tôi không ngạc nhiên khi những người tham dự hội thảo giữ một quan điểm phủ nhận Islam, và đặc biệt là vấn đề liên quan đến của phụ nữ. Ở phương Tây, Islam được xem như biểu tượng của sự hạ thấp phụ nữ. Một bằng chứng rõ ràng, đó là: việc Bộ trưởng bộ Giáo dục Pháp gần đây đã ra lệnh đuổi tất cả phụ nữ Muslim trẻ tuổi trùm khăn ra khỏi các trường học Pháp. Một sinh viên muslim trẻ tuổi trùm khăn bị từ chối quyền được học ở Pháp trong khi một sinh viên Thiên Chúa giáo đeo cây thánh giá hay một sinh viên Do Thái giáo đội mũ chỏm thì vẫn được học. Không thể quên được hình ảnh cảnh sát Pháp ngăn không cho nữ sinh Muslim trùm khăn vào trường.
    Nó gợi nhớ về một hình ảnh hổ thẹn khác của thống đốc bang Alabama George Wallace năm 1962 đứng trước cổng trường để ngăn cản sinh viên da đen không cho vào trường. Sự khác nhau giữa hai hình ảnh này là các sinh viên da đen có được sự thông cảm của nhiều dân Mỹ và toàn thế giới. Tổng thống Kennedy đã gửi lệnh tới Ban An ninh quốc gia Mỹ cho phép sinh viên da đen vào trường. Các nữ sinh Muslim mặt khác không nhận được sự trợ giúp nào. Họ dường như có rất ít sự thông cảm cả bên trong và bên ngoài nước Pháp. Lý do là sự hiểu lầm về Islam đã lan rộng cùng với nỗi sợ hãi về bất cứ điều gì liên quan đến Islam.
    Điều làm tôi ngạc nhiên nhất về hội nghị Montreal là: trong các câu nói của Saadawi hay của bất kỳ người nào chỉ trích bà, đâu là sự thật? Nói cách khác, liệu Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Islam có cùng quan niệm về phụ nữ không? Hay là họ có quan niệm khác nhau? Liệu Do thái giáo và Thiên Chúa giáo có thực sự đối xử với phụ nữ tốt hơn Islam không? Đâu là sự thật?
    Quả thật, để tìm ra câu trả lời cho vấn đề này không phải là việc dễ làm. Khó khăn đầu tiên là ta phải nói ngay thẳng và khách quan hay ít ra phải cố gắng hết sức trong khả năng, có thể nói như vậy. Đây là những gì Islam giáo huấn. Qur’an chỉ dẫn người Muslim nói sự thật thậm chí khi những người thân thiết với họ không thích: “Bất cứ khi nào bạn nói, hãy nói sự thật, thậm chí liên quan tới họ hàng gần”:


    Tramy1987
     
    Last edited by a moderator: 13/8/17
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này