Khảo cứu Văn hóa Chăm - Nghiên cứu và phê bình

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi machine, 2/8/20.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. machine

    machine Lớp 11

    Người Chăm là một trong các cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử, họ đã sáng tạo ra nền văn hoá mang nhiều bản sắc riêng thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như văn tự, kiến trúc, điêu khắc, kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo... Chính vì vậy, văn hóa Chăm được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm, đặc biệt từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc...

    Việc nghiên cứu văn hóa Chăm tiến triển theo từng giai đoạn khác nhau, tuy nhiên chỉ dừng lại trên cơ sở khai thác những tư liệu điền dã dân tộc học và ít chú ý quan tâm khai thác trực tiếp tư liệu văn bản Chăm. Cuốn sách này mạnh dạn tập trung vào chủ đề nghiên cứu mới và phê bình một số công trình tiêu biểu để giới thiệu và phê bình. Cuốn sách tập trung vào 8 phần theo các chủ đề khác nhau liên quan đến người Chăm như: Di tích - Lịch sử; Văn hoá xã hội; Tôn giáo; Lễ hội; Văn chương; Ngôn ngữ; Nghệ thuật biểu diễn truyền thống; Thi phẩm Paoh Catuai - Những bài học cần suy ngẫm...

    Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Bilbone, CanTay, pad and 6 others like this.
  2. machine

    machine Lớp 11

    Văn hóa Chăm là mảnh đất màu mỡ nên có rất nhiều nhà nghiên cứu với nhiều tác phẩm, chuyên đề.
    Cuốn sách này xen kẽ giữa những bài nghiên cứu của tác giả Sakaya và những bài viết tác giả Sakaya phê bình các cuốn sách khác.
    Nội dung phê bình chủ yếu tập trung vào việc một số nhà nghiên cứu văn hóa Chăm không hề biết tiếng Chăm (dẫn đến không trích dẫn được văn bản Chăm, đưa ra cách đọc phiên âm chữ Chăm sai, đưa ra một số từ ngữ Chăm mà tác giả Sakaya là người Chăm cho rằng không có nghĩa), không hiểu rõ về người Chăm - phong tục Chăm (không phân biệt được Chăm Bàni và Chăm Islam, cho rằng Chăm Ahier ăn thịt bò...).
    Một phát hiện khá bất ngờ (với người bên ngoài, có lẽ không bất ngờ với người Chăm) là người Chăm trước kia không hề có họ như quan điểm của người Kinh về họ tên.
    Chất lượng bản scan không cao, có quá nhiều ghi chú, ngôn ngữ trong sách có đủ Anh - Pháp - Việt - Rumi Chăm - Akhar Thrah, soát lỗi chính tả không nhanh nổi.
    Một phần cuốn sách được chuyển sang e-book trong file đính kèm.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 10/8/20
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này