Biên khảo VĂN HỌC MIỀN NAM 1954_1975_HUỲNH ÁI TÔNG

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi sadec1, 4/7/14.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. sadec1

    sadec1 Sinh viên năm IV

    Lời Tựa Sách
    Khi tôi viết quyển Văn Học Miền Nam (từ khởi nguyên cho đến 1954), tôi nghĩ sẽ không viết tiếp nữa vì nhiều lý do như:
    - Tôi ở một nơi không có Thư viện sách Việt Nam, do vậy việc tra cứu sẽ gặp khó khăn, nếu không tra cứu đối chiếu được, tôi e tài liệu không chính xác, đã không chính xác thì không có giá trị.
    - Đọc qua Văn Học Miền Nam Tổng Quan của Võ Phiến, ông cho biết có vô vàn khó khăn khi viết về đề tài này, cho nên không có điều kiện, nhất là tài liệu, kiến thức chuyên môn, tưởng đừng nên đi vào việc viết Văn Học Miền Nam. Tôi cũng biết vậy, nhưng thích muốn tìm hiểu về nền văn học miền Nam sau 1954, bởi vì thời gian đó tôi có đọc, có biết, có mến yêu một số nhà văn, nay thử tìm hiểu thêm về họ, âu cũng là điều học hỏi, học thì có người thông minh, cũng không thiếu người học kém.
    Có những nhà văn vì chánh kiến, hoặc thiếu tài liệu, tên tuổi họ bị khiếm khuyết trong những tập sách văn học, những nhà văn đó thuộc phạm vi trong tập sách này, đương nhiên chúng tôi sẽ đề cập tới, để người sau có thể tra cứu.
    Về việc nghiên cứu, có người nghiên cứu sâu, kẻ cạn, tôi nghĩ tùy sức của mình, tùy điều kiện của mình, làm cho được vừa ý mình thế là tốt. Con người ai cũng có tình cảm nên có kẻ này mình thương, kẻ kia mình ghét là điều khó tránh, chúng tôi muốn và cố tránh để cho được bình đẳng, nhưng biết trước sẽ không sao tránh hết được.
    Sống trong một thời kỳ đầy nhiễu nhương, ai cũng muốn đem tài hèn đóng góp cho đất nước để làm cho đất nước được thoát vòng nô lệ, mọi người được sống bình đẳng, cơm no áo ấm, nhưng người có chí thấp chỉ làm được việc nhỏ, người có chí cao mới làm được việc lớn. Hoài bảo đó nhà văn thể hiện trong những tác phẩm của mình, chẳng phải chỉ để giải cảm nghĩ của mình mà còn muốn cảm hóa được người khác noi theo.
    Từ 1945 đến 1954 là một thời kỳ nhà văn dùng văn chương để ca ngợi tấm gương tranh đấu hay nung ý chi tranh đấu, vừa để giành độc lập vừa để san bằng bất công, lại chống những hủ tục để khai mở dân trí, cho nên có người gọi đó là thời kỳ “văn chương tranh đấu”, cũng có thể gọi là “văn chương dấn thân”, bởi vì những nhà văn tuy không cầm súng nhưng cầm ngòi bút chung sống với những người kháng chiến, cũng có nhà văn hy sinh ở trận địa, thân xác được vùi lấp bên vệ đường….

    LINK
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này