Sách scan Văn Học Việt Nam! Cổ Văn! ...

Thảo luận trong 'Thư Viện Sách Scan' bắt đầu bởi tducchau, 3/3/14.

Moderators: Zhiqiang
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...
    BiaThienNamMinhGiam.jpg
    THIÊN NAM MINH GIÁM
    (Cổ Văn)

    Nguyễn Thạch Giang
    PHIÊN ÂM – CHÚ GIẢI – GIỚI THIỆU
    Số trang: 196
    Khổ 13 x 19 cm
    NXB Thuận Hóa 1994


    Thiên Nam minh giám (TNMG) hay Gương sáng trời Nam như tác giả tự dịch là một tác phẩm sử ca bằng chữ Nôm đặc sắc trong kho tàng văn hoá của dân tộc ta. Cũng như Thiên Nam ngữ lục sau này, TNMG căn cứ vào bộ sử đương thời là Đại Việt sử ký toàn thư để ca vịnh lịch sử đất nước, đặc biệt là nêu cao những tấm gương anh hùng cứu nước của các thời đại. TNMG gồm 938 câu thơ song thất lục bát, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí có viết về sách này như sau: “TNMG, 1 quyển, tôn thất họ Trịnh là mỗ soạn. Dùng quốc ngữ chắp có vần, nói rõ quốc thống các đời, lúc chia lúc hợp, nhân tài tốt hay xấu, bắt đầu từ họ Hồng Bàng đến đời Lê Trung hưng, bao quát gần đủ”. Giống như một số sách Hán Nôm khác, TNMG không đề tên tác giả và thời điểm sáng tác, điều này đã gây ra khó khăn phức tạp trong quá trình nghiên cứu tác phẩm.

    Năm 1994, PGS.TS Hoàng Thị Ngọ trong khi khảo cứu, phiên âm sách này ra quốc ngữ đã căn cứ vào chính nội dung tác phẩm để đi đến nhận định: TNMG xuất hiện khoảng đầu thế kỷ XVII, thời Nghị vương Trịnh Tráng ở ngôi chúa, cụ thể là từ năm 1624 đến 1657. Tác giả lại nêu ra khá nhiều dẫn chứng để tỏ rằng người viết TNMG là một phụ nữ. Tuy chưa có thể đi đến kết luận một cách dứt khoát, nhưng những bằng chứng được người viết nêu ra thì không phải không có sức thuyết phục. Chính điều này đã gợi ý cho chúng tôi suy nghĩ rằng, nếu giả thiết ấy là đúng thì người phụ nữ đã viết TNMG có thể là ai?

    Phụ nữ có tài văn chương thì đời nào cũng có, nhưng ở vào thời điểm nêu trên, chúng tôi đặc biệt lưu ý đến bà họ Nguyễn ở xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, trấn Hải Dương. Hiện không rõ bà sinh và mất năm nào, nhưng chúng ta có thể biết được phần nào lai lịch, hành trạng của bà qua những sách truyện ký và địa phương chí như sau:

    - Danh thần danh nho truyện ký, sách viết tay, ký hiệu A.1309, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Nội dung sách ghi chép 28 truyện về các danh thần danh nho Việt Nam như: Mạc Đĩnh Chi, Đinh Lưu, Giáp Hải, Nguyễn Giản Thanh, Ức Trai… Trong đó có truyện về bà Lễ phi họ Nguyễn ở Chí Linh.

    - Danh thần truyện ký, sách viết tay, ký hiệu A.506, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Sách ghi chép truyện các danh thần danh nho nước ta như: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Đức Trinh, Ngô Hoán, Nguyễn Mậu, Trần Bảo, Nguyễn Doãn Khâm, Đồng Hãng, Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Duy Khôi, Nguyễn Phong, Dương Tôn, Nguyễn Quang Trạch, Nguyễn Đăng Cảo, Nguyễn Quý Đức, Lê Anh Tuấn, Lê Hy, Vũ Duy Đoán… Trong đó có truyện về bà Lễ phi họ Nguyễn ở Chí Linh.

    - Hải Dương phong vật chí. Hiện nay, tại các thư viện ở Hà Nội còn lưu giữ được 7 dị bản. Riêng Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 5 bản gồm các ký hiệu A.882 (bản in); Các bản A.2878, A.88, VHv.168, VHv.1367 đều là những sách chép tay. Ngoài ra, thư viện Viện Sử học có 1 bản, ký hiệu Hv.51 và Thư viện Quốc gia có một bản, ký hiệu R.42. Sách do Ân Quang hầu Trần Công Hiến5 tổ chức biên soạn và khắc in, Trợ giáo Trần Đạm Trai6 biên tập và viết tựa năm Gia Long thứ 10 (1811), Hải Thượng Đường Phong Bùi Dã Sĩ đề bạt. Đây là tập sách địa chí trấn Hải Dương vào đầu thời Nguyễn. Nội dung ghi chép các mục: núi sông, nhân vật, phong tục, thổ nghi, tứ dân kỹ nghệ. Trong mục Nhân vật có tiểu truyện về bà tài nữ họ Nguyễn ở xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh.

    - Chí Linh phong cảnh, sách viết tay, ký hiệu VHv.167, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Nội dung ghi chép về những núi non nổi tiếng như: Côn Sơn, Phượng Hoàng, Cổ Phao, Nhạn Loan… Các nhà khoa bảng như: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Doãn Khâm, Nguyễn Quang Trạch, Đồng Hãng. Cuối sách có chép truyện bà họ Nguyễn ở xã Kiệt Đặc giỏi thơ văn, trí tuệ hơn người, giả trai để đi học đi thi, đỗ Tiến sĩ triều Mạc, được ban tên Sao Sa và được vời vào triều dạy cung nữ.

    Trong các sách Danh thần danh nho truyện ký, Danh thần truyện ký, sau đề mục Tài nữ là tiểu truyện về bà “Lễ phi” ở huyện Chí Linh. Nội dung cả hai bản đều ghi chép tương tự như nhau, tên gọi các nhân vật trong hai văn bản cũng đều xuất hiện từ thời Lê trở về trước. Điều đó cho thấy có thể chúng được tham khảo từ một bản gốc có niên đại tương đối sớm, hoặc bản nọ chép ra từ bản kia nhưng có thêm bớt sửa chữa. Nhìn chung, các sách nêu trên đều ghi chép về bà họ Nguyễn theo một cốt truyện tương đối thống nhất, hết lời ca ngợi dung nhan, đức độ và học vấn khác thường của bà, chỉ có một đôi chỗ khác biệt không đáng kể.

    Để tiện theo dõi, dưới đây chúng tôi xin trích một đoạn trong sách Hải Dương phong vật chí như sau:

    Phiên âm: Tài nữ

    Chí Linh huyện, Kiệt Đặc xã Nguyễn Thị Du tiên phần tại Trì Ngư sơn, cựu truyền địa khóa vân: “Nhất kính chiếu tam vương”. Kỳ mẫu mộng tinh nhập hoài nhi sinh, tư dung tú lệ, minh tuệ quá nhân. Thập nhị tuế, thích Mạc triều mạt, phụ huề cư Cao Bằng trấn. Trang tác nam dạng y phục, tòng sư thụ nghiệp, bác học năng văn.

    Thời Đông Bắc do tòng Mạc, Mạc thị Hội thí vu Cao Bằng, đa ứng cử giả. Phi dự đệ nhất, kỳ sư thứ chi. Nhập yến nhật, Mạc thị kiến kỳ dung mạo, tuân chi kỳ thực, toại nạp chi. Mạc vong, ẩn cư sơn cốc trung. Trịnh chủ quân sĩ phù hoạch chi, vị quân sĩ viết: “Nhữ bối đương dĩ kiến kỳ chủ, bất đắc vô lễ!”. Chúng dị chi, toại dĩ tiến. Nghệ vãn niên xuất gia. Tân quân lập, phỏng cầu nữ học sĩ giáo cung nhân, tả hữu dĩ văn, nãi chiêu nhập cung, mệnh giáo cung trung, hiệu viết: “Lễ sư”. Lịch sự lưỡng triều, dĩ văn chương cung phụng. Đình Hội thí quyển diệc dự khảo định. Đức Long Tân Mùi khoa, Thám hoa Nguyễn Minh Triết đệ nhất, kỳ văn chương năng biến thức giả. Nghị vương dĩ vấn, tất vị chi phu trần. Kỳ yêm quán loại như thử.

    Dịch nghĩa:

    Xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh có bà Nguyễn Thị Du. Nguyên phần mộ tổ tiên bà ở núi Trì Ngư, xưa truyền thầy địa lý đã đoán đó là kiểu đất “nhất kính chiếu tam vương” (một mặt gương soi ba vua). Thế rồi người mẹ nằm mơ thấy ngôi sao rơi vào bụng mà sinh ra bà, dung nhan rất mỹ lệ, thông minh khác thường. Khi lên mười hai tuổi, gặp lúc nhà Mạc đang ở giai đoạn cuối, người cha đưa bà lên trấn Cao Bằng. Bà ăn mặc giả làm con trai để tìm thầy thụ nghiệp. Bà học rộng và văn chương hay.

    Thời bấy giờ vùng Đông Bắc còn theo nhà Mạc. Họ Mạc mở khoa thi Hội ở Cao Bằng, số người ra ứng thí khá đông. Khoa ấy bà đỗ thứ nhất, thầy dạy của bà đỗ thứ nhì. Ngày vào dự yến, vua nhà Mạc nhìn dung mạo, hỏi ra mới biết bà là con gái, bèn nạp vào cung. Sau nhà Mạc mất, bà vào ẩn cư trong hang núi. Khi bị quân chúa Trịnh bắt được, bà bảo rằng: “Các ngươi hãy đưa ta vào ra mắt chúa các ngươi, không được vô lễ!”. Bọn quân lính lấy làm lạ, bèn đưa bà về gặp chúa. Đến cuối đời, bà xuất gia. Tân vương lên ngôi, muốn tìm một nữ học sĩ để dạy cung nhân, các cận thần bèn giới thiệu bà, do đó bà được triệu vào cung dạy học, gọi là “Lễ sư”. Bà trải thờ hai triều, đem văn chương ra giúp rập, gặp kỳ thi Hội thi Đình, văn quyển cũng qua tay bà duyệt định. Khoa Tân Mùi niên hiệu Đức Long (1631), Thám hoa Nguyễn Minh Triết đỗ đầu, văn chương của ông được giới thức giả truyền tụng. Nghị vương [Trịnh Tráng] có lần hỏi về chuyện này, được bà trình bày rất cặn kẽ. Sự uyên bác của bà đại loại là như vậy.


    Ngoài những nội dung như trên, Danh thần danh nho truyện ký, Danh thần truyện ký còn cho biết thêm: Xưa người anh của bà bị người làng làm hại, đến khi được quý hiển bà vẫn thờ cúng rất kính cẩn. Suốt đời bà chưa từng kết oán với ai, mọi người đều phục là có đức độ. Bà sống đến tám mươi tuổi mới mất, trước sau phụng thờ ba đời vua, thế mới biết lời thầy địa lý quả có ứng nghiệm. Văn chương của bà rất nhiều mà nay không còn. Bà thường làm Gia ký quốc ngữ văn, kể chuyện gia sự, tự ví mình với Bạc thị, đại khái nói rằng: “Hiềm vì một chút đảo điên, song le Bạc thị vốn duyên Hán thần”. Lại có câu: “Nữ nhi dầu đặng có lề, ắt là tay thiếp kém gì Trạng nguyên”. Văn chương của bà thời gần đây hãy còn, sau vì loạn lạc bị mất. Đời truyền rằng bà khéo khuyến khích kẻ hậu học. Mỗi tháng bà sai tư văn bản huyện [Chí Linh] ra đề cho sĩ tử. Làm văn xong, các viên trong văn hội lập tức niêm phong quyển đệ nạp. Bà tự chấm rồi theo như kỳ hạn đề bảng. Hàng tháng, lấy đó làm lệ thường. Kể từ Trung hưng về sau, văn phong bản huyện lại được chấn hưng là nhờ công sức của bà.

    Những đoạn ký sự trên đây hết sức ngắn gọn, nhưng cũng đủ để cho ta hình dung bà họ Nguyễn là một trang kỳ nữ nổi tiếng, được các vua chúa đương thời rất kính trọng. Bà cũng là người sở trường về thơ Nôm, có ảnh hưởng sâu rộng đến giới trí thức trong vùng. Đầu đời Lê trung hưng, bà được hầu cận bên cạnh Trịnh Tráng, một vị chúa giỏi thời Lê - Trịnh. Trong 30 năm ở ngôi, “chúa trừ hết nạn nước, hoà hợp nhân dân. Khi trong nước đã định, chúa tín trọng nho thần, giảng cầu chính lý, kính cẩn, cần kiệm, khiêm tốn, nhún nhường, giữ phép tắc, công nghiệp hơn đời trước, nêu ở đời sau”. Xã hội Việt Nam thời này sau cuộc nội chiến Nam Bắc triều, vua Lê chúa Trịnh đã yên định vương nghiệp, nền kinh tế dần dần được phục hồi, đời sống nhân dân cũng có phần dễ chịu hơn trước. Muốn củng cố được địa vị thống trị của mình thì một trong những nhiệm vụ đối nội quan trọng mà chúa Trịnh rất quan tâm là làm cho lòng người quy phục, hướng cả về nhà chúa. Thiết nghĩ, bà họ Nguyễn là người “dung nhan rất mỹ lệ, thông minh khác thường”, “học giỏi và văn chương hay”, lại được chúa sủng ái nên cũng có khả năng là Trịnh Tráng đã uỷ thác cho bà soạn bản sử ca và TNMG đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Bên cạnh nhiệm vụ nêu rõ quốc thống các đời, lúc chia lúc hợp, nhân tài tốt hay xấu như Lịch triều hiến chương loại chí đã nêu, thì một trong những nội dung chủ yếu của tác phẩm là phải cực lực ca tụng các chúa Trịnh đã có công phò tá nhà Lê, xây dựng một xã hội thái bịnh thịnh trị, nhất là giai đoạn Trịnh Tráng đang cầm quyền:

    "Muôn dân nhà đủ người no,
    Cởi hờn vỗ dạ chẳng lo cửa cài".

    Tuy nhiên, cảnh tượng này diễn ra chưa được bao lâu thì những cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn lại diễn ra liên miên, kéo dài suốt gần nửa thế kỷ (1627-1672). Khi thì Nguyễn chủ động tấn công, khi thì Trịnh đem quân vượt sông Gianh đánh trước, gây ra thảm cảnh núi xương sông máu hết sức đau lòng. Chế độ phong kiến Việt Nam mau chóng lâm vào cảnh khủng hoảng trầm trọng, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt đã dẫn đến phong trào nông dân bùng nổ ở thế kỷ XVIII với các cuộc nổi dậy của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu, rồi đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vĩ đại... Tất cả những sự kiện ấy đều có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Những lý do làm thất thoát thư tịch thì có nhiều, nhưng phải nói rằng, chiến tranh loạn lạc là một trong những nhân tố có khả năng tàn phá sách vở một cách nghiêm trọng nhất. Chẳng thế mà ngay từ thế kỷ XV, Phan Phu Tiên trong lời đề tựa Việt âm thi tập, cuốn hợp tuyển sớm nhất của văn học Việt Nam đã phải than rằng: “Tiếc thay! Binh hỏa đã làm cho hầu hết không còn”. Trong dòng xoáy của những cơn lốc nội chiến thế kỷ XVII - XVIIII, chắc rằng di sản thơ văn của bà họ Nguyễn cũng không nằm ngoài số phận đó. Một tác phẩm như TNMG mà còn tồn tại đến ngày nay quả là một điều rất may mắn.

    Trên đây mới chỉ là những suy nghĩ ban đầu của tác giả bài viết này. Bà họ Nguyễn người xã Kiệt Đặc có phải là tác giả đích thực của TNMG hay không, điều này có lẽ cần được khảo cứu và cân nhắc thêm. Tuy nhiên, kể cả việc bà không phải là tác giả của sách chăng nữa, thì với tất cả những gì được tiền nhân ghi chép để lại, bà vẫn xứng đáng là một người phụ nữ kiệt xuất. Mới đây, sau khi Văn miếu Hưng Yên được tu sửa to đẹp đàng hoàng, nhân dân địa phương đã đưa bà vào tòng tự, thể hiện sự báo đáp và tấm lòng ngưỡng mộ của các thế hệ con cháu hôm nay đối với bậc tài nữ đã từng làm vẻ vang cho quê hương đất nước.


    (Trích “Suy nghĩ về vấn đề tác giả Thiên Nam Minh Giám”
    - Nguyễn Thị Lâm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm – TBHN 2008)​


    Trân trọng giới thiệu!

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Xấp xỉ 160 Mb)
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/8/14
    ai0ia, daovanhuy, hoangtuna and 7 others like this.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Từ Điển Việt-Bồ-La

    ...


    TuDienVietBoLa.jpg
    (Trang bìa Tự điển Việt-Bồ-La Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum ấn bản 1651. Lưu ý chữ Annamiticum 'in dư' 1 chữ "n")



    TỪ ĐIỂN VIỆT-BỒ-LA



    Tác giả Từ điển Việt-Bồ-La là linh mục người Pháp gốc Tây Ban Nha Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Pháp – mất năm 1660 tại Ba Tư) tu sĩ dòng Tên, nhà truyền đạo Thiên chúa tại Việt Nam. Năm 1619 Ông được cử sang Viễn Đông truyền giáo và dự định sẽ đến Nhật Bản. Nhưng do chính sách cấm đạo của Nhật vào thời bấy giờ nên Ông đến Đà Nẵng vào năm 1625. Ông sống và truyền đạo ở Việt Nam tổng cộng gần chín năm, nhiều lần sang Ma Cau và lần cuối cùng bị trục xuất khỏi Việt Nam vào năm 1645. Dựa vào tài liệu của các giáo sĩ tiền nhiệm và sự giúp đỡ của một số tín đồ người Việt, Ông hoàn thành một số công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hoá Việt Nam, trong đó có quyển giáo lý Phép giảng tám ngày và bộ Từ điển An Nam-Bồ Đào Nha-Latin (gọi tắt là Từ điển Việt Bồ La) được nhiều người biết đến nhất.

    Các nhà nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam cho rằng Alexandre de Rhodes tuy không phải là người đầu tiên sáng chế ra chữ quốc ngữ nhưng với có công đầu trong việc điển chế chữ quốc ngữ thông qua việc biên soạn, in ấn và phát hành cuốn Từ điển Việt Bồ La. Đánh giá tài năng và công lao của Alexandre de Rhodes, nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần đã viết: “Người có chí cả, có quyết tâm cao và tài năng xuất chúng này, sau đó không bao lâu đã có đóng góp rất lớn lao cho quá trình hoàn thiện và nâng cao hệ thống chữ Việt viết theo mẫu tự Latinh” (Đại cương lịch sử văn hoá Việt Nam tập 4-NXB Giáo dục; Hà Nội 2006).

    Lý giải vì sao cuốn từ điển được biên soạn đối chiếu ngôn ngữ Việt-Bồ, linh mục Đỗ Quang Chính (Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659 – Tủ sách Ra Khơi; Sài Gòn 1972) cho biết: “Hẳn bạn đọc hiểu rõ vai trò chính trị, thương mại của Bồ Đào Nha thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII tại Ba Tây, Ấn Độ, Mã Lai, Thái Lan, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản. Từ cuối thế kỷ XVI sang đầu thế kỷ XVII, tiếng Bồ Đào Nha được sử dụng ở những nơi trên thế giới do các đoàn thương gia Bồ Đào Nha và giáo sĩ Tây phương. Các nhà truyền giáo dầu là người Đức, Ý, Pháp, đã đến Việt Nam, Áo Môn, Nhật Bản... vào thế kỷ XVII thì cũng phải biết tiếng Bồ Đào Nha. Đó là tiếng châu Au quan trọng hơn cả ở các miền trên đây. Tại việt Nam thời đó, nếu có người Việt nào muốn học tiếng Châu Âu, thì sự thường cũng là tiếng Bồ Đào Nha”.

    Bộ Từ điển An Nam-Bồ Đào Nha-Latin (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Rome: Sacrae Congregationis de Propaganda Fide; 1651) do Alexandre de Rhodes biên soạn dựa trên 2 cuốn Tự vựng An Nam Latin của giáo sĩ Gaspar do Amaral và Latin An Nam của giáo sĩ Antonio Barbosa, nhằm giúp cho các giáo sĩ học tiếng Việt cũng nhưng giúp các tín đồ Công giáo người Việt học tiếng Latin, được Thánh bộ truyền giáo trợ cấp 200 quan tiền và chỉ thị cho Nhà in của Thánh bộ ngừng ngay mọi việc khác để tập trung in ấn bộ sách này.

    Về thời kỳ biên soạn Từ điển Việt Bồ La, lần theo hành trình truyền giáo của các giáo sĩ Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre de Rhodes, trong công trình Nguồn gốc chữ Quốc ngữ (tài liệu từ Internet) Ông Huỳnh Ai Tông cho rằng: “...Thời gian từ 03/7/1645 đến 20/12/1645 là thời gian cả 3 linh mục Đắc Lộ, Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa đều có mặt tại Thần học viện Ao Môn, chắc chắn họ đã có quyết định giao cho Đắc Lộ 2 quyển tự điển của họ về nhà in Bộ Truyền giáo ở La Mã để in, cho nên ngày nay bản gốc 2 quyển từ điển trên không tìm thấy ở Ao Môn, Manilia hay Tây Ban Nha.

    Linh mục Đắc Lộ rời Ao Môn ngày 20/12/1645, và đến La Mã ngày 27/6/1649, có lẽ thời gian này Ông bắt đầu soạn quyển Từ điển An Nam-Bồ Đào Nha-Latin, nhằm mục đích để cho Linh mục truyền giáo ở Việt Nam được dễ dàng hơn. Ý ấy đã được các Hồng y chấp thuận như Ông đã ghi ở bài tựa quyển Tự điển.

    Vậy thời điểm Đắc Lộ soạn quyển Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum là khoảng năm 1645-1649, và ngày 5/2/1651 quyển này được linh mục F. Piccolomineus Bề Trên Cả Dòng Tên cho phép xuất bả
    n”.

    Từ điển Việt-Bồ-La được biên soạn nghiêm túc, công phu theo lối từ điển Châu Âu thời Phục hưng, dày 645 trang, là quyển từ điển quý đánh dấu sự hiện diện chính thức của chữ quốc ngữ, đối dịch khoảng 9.000 mục từ tiếng Việt với tiếng nước ngoài (Bồ Đào Nha và Latin) cùng hơn một vạn từ Việt khác được dẫn ra trong các mục có liên quan. Bài tựa sách gồm 3 phần, phần đầu đề tặng các vị Hồng y bộ truyền giáo, phần thứ hai lời nói với độc giả, phần thứ ba rất quan trọng là Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (có thể xem là quyển ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên). Phần chính văn không đánh số trang mà đánh số cột (mỗi trang có 2 cột) bắt đầu từ chữ a, kết thúc bằng chữ xư. Cấu tạo mục từ gồm: từ tiếng Việt (ghi âm bằng chữ Latin, đây là chữ Quốc ngữ ở giai đoạn đầu nên có nhiều khác biệt với chữ quốc ngữ đang sử dụng ngày nay)-giải nghĩa bằng tiếng Bồ Đào Nha (in chữ nghiêng) và tiếng Latin (in chữ đứng), các từ ngữ khó được giải thích tỉ mỉ, kèm theo những thí dụ thuyết minh. Cuối sách có 181 trang bảng tra chữ Latin xếp theo a, b, c có chua số cột để tìm nghĩa tiếng Việt.

    Cần lưu ý chữ quốc ngữ trong Từ điển Việt-Bồ-La có những phụ âm đầu như b nay đọc thành v (bua=vua), d nay đọc thành nh (dè dẹ=nhè nhẹ)...; còn khá nhiều phụ âm đôi như bl (blời=trời), ml (mlát=lát), tl (tlâu=trâu)...; cách viết một số vần theo tiếng Bồ Đào Nha như ão nay viết là ong (são=song), nay viết là ông (coũ=công)...


    Trích bài tựa của giáo sĩ A. de Rhodes:

    Tiếng Việt Nam là thứ tiếng không những chung cho hai xứ khá rộng lớn là Đàng Ngoài và Đàng Trong, thêm vào đó ta còn phải kể xứ Cau Bàng (tức Cao Bằng) là một xứ cũng dùng thuần tiếng An Nam, mà còn chung cho nhiều xứ lân cận như Ciampa, Cambodgia, Laorum và Siam” (bản dịch của linh mục Thanh Lãng)


    Vài ý kiến nhận xét về quyển Từ điển Việt-Bồ-La:

    Quyển Tự vị Nam Lạp Bồ của Ông...chính là một cái la kinh (tức la bàn-NQB) giúp cho các giáo sĩ vượt được biển học tiếng Nam trong buổi lạ lùng bỡ ngỡ. Đối với thời đại đó, quyển tự vị ấy thật là kiệt tác ! Nó làm căn cứ cho hết thảy các công trình trước tác bằng tiếng Nam cho các cố đạo sau này” (Hoa Bằng và Tiên Đàm-Tạp chí Tri Tân số 2/1941).

    Người ta được đọc trong cuốn sách này đời sống cá nhân của người Việt, chân dung thể xác của họ, như cách họ trang sức, ăn uống, danh tính, sự đào tạo tinh thần của họ, chân dung tâm hồn họ, đời sống gia đình như: nhà cửa, tổ chức gia đình, chế độ hôn nhân, sinh đẻ, kết hôn, tử vong, đời sống xã hội như: canh nông, kỹ nghệ, thương mãi, dụng cụ, chài lưới, săn bắn; các tổ chức cộng đồng như: kinh đô, làng mạc, chợ buá, y học, ngôn ngữ” (L. Cadière-Tập san Sudest số 5/1950-Hoàng Xuân Việt dịch).

    Cuốn tự điển của cố Alexandre de Rhodes không những là một bằng chứng để ta khảo cứu âm vận tiếng ta và hình thể chữ quốc ngữ về tiền bán thế kỷ thứ XVII, mà lại là một cuốn sách gốc để các nhà ngữ học về sau kê cứu mà làm các tự điển khác về tiếng ta” (Dương Quảng Hàm-Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Quốc gia Giáo dục; Hà Nội 1951).

    Cuốn tự điển của De Rhodes quý giá không nguyên ở chỗ nó cho chúng ta một tài liệu chắc chắn về hình thức chữ viết quốc ngữ của thời kỳ phôi thai này mà nó còn cho chúng ta có thể xác định sự biến hoá của ngôn ngữ Việt Nam qua ba thế kỷ. Nhờ vào cuốn tự điển này ta biết được tình hình tiếng nói Việt Nam ở trong dân chúng bình dân và sự thay đổi ý nghĩa của các tiếng từ thời đó cho đến ngày nay” (Thanh Lãng- Biểu nhất lãm văn học cận đại 1862-1945 tập I-Cơ sở xuất bản và báo chí Tự do; Sài Gòn 1958).

    Cuốn tự vị của Cha không phải chỉ là một cuốn ngữ vựng mà còn có giá trị như một cuốn bách khoa toàn thư trong đó chúng ta tìm được rất nhiều tài liệu về địa dư, sử ký, phong tục, tôn giáo, xã hội nước Việt thời đó. Về phương diện ngữ học, nó còn là một tài liệu quý giá về tiếng Việt thượng bán thế kỷ XVII” (Nguyễn Hồng-Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, NXB Hiện Tại; Sài Gòn 1959).

    Qua ba thế kỷ, đọc lại bộ Việt-Bồ-La, người ta biết không những các từ ngữ cổ xưa mà nay có khi không dùng hoặc bị xao lãng, nhưng còn biết được những phong tục hay thói quen một thời đã qua, những cơ sở cố cựu của dân tộc. Nó là chứng nhân của một thời đại mà ngày nay nhà chép sử hay học phong tục không thể bỏ qua được nếu muốn trung thành với phận sự một sử gia hay học giả” (Nguyễn Khắc Xuyên-Tạp chí Bách khoa số 78/1960).

    Cuốn Tự điển Việt Bồ La của giáo sĩ Alexandre de Rhodes không những là hoá thân của các tự điển của Gaspar d’ Amaral và Antoni Barbosa, mà còn là tài liệu chắc chắn về hình thức chữ quốc ngữ. Nhờ công trình san định và dịch nghĩa của Alexandre de Rhodes mà chúng ta có tài liệu để tìm hiểu sự tiến hoá của ngôn ngữ văn tự Việt Nam” (Võ Long Tê-Lịch sử văn học Công giáo Việt Nam, NXB Tư Duy; Sài Gòn 1965).

    Từ điển Việt-Bồ-La... là một cái cột mốc đánh dấu sự phát triển của chữ quốc ngữ. Các nhà nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ cho rằng từ đây chữ quốc ngữ xem như là được điển chế hoá. Sẽ còn chỉnh lý nhiều lần và lâu dài. Ngữ âm được định hình bằng một lối ghi chép, chữ viết dựa trên nguyên tắc ghi âm (có ưu thế hơn so với chữ Hán, chữ Nôm). Một hệ thống từ vựng hẳn là lưu hành phổ biến vào thời kỳ ấy được tập hợp thành một bộ ngữ vựng. Ngữ nghĩa của hệ thống ấy được xác định” (Trần Văn Giàu, Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt-Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh tập II, NXB thành phố Hồ Chí Minh 1988).

    Từ điển Việt-Bồ-La là một kho lưu trữ “bỏ túi” về hàng trăm, hàng ngàn di tích văn hoá thế kỷ XVII. Đó là những di tích về dạng chữ Việt la tinh hoá đầu tiên, về diện mạo ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng tiếng Việt thời ấy, về nhiều từ cổ - nay không còn sử dụng nữa, hoặc nghĩa đã biến đổi - về những vật cổ, phong tục tập quán cổ...được ghi chép mô tả trong hàng trăm trang từ điển” (trích lời giới thiệu của Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh-Từ điển Việt-Bồ-La, NXB Khoa học xã hội; Hà Nội 1991).

    Giá trị dễ nhận thấy của từ điển là củng cố, hoàn thiện một bước hệ thống văn tự ghi âm tiếng Việt được xây dựng trên cơ sở bộ chữ cái Latin gọi là chữ quốc ngữ” (Nguyễn Như Ý – Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ số 22/1997).

    Công trình điển chế Việt ngữ của Đắc Lộ chẳng những đã hệ thống hoá phương pháp ghi âm ngôn ngữ Việt Nam mà còn là một tác phẩm căn bản, để từ đó Việt ngữ được hợp lý hoá các âm thể như ngày nay. Dù sao thì công trình của Đắc Lộ cũng chỉ nhằm giúp những người biết chữ Latin hay Bồ Đào Nha học Việt ngữ, Đắc lộ không có công trình nào nhằm vào sự phổ biến chữ Quốc ngữ này cho người Việt, cũng vì thế mà từ 1651 đến 1866, hơn 2 thế kỷ chữ Quốc ngữ chỉ được phổ biến giữa các giáo sĩ và một ít giáo dân mà thôi” (Huỳnh Ai Tông-Nguồn gốc chữ Quốc ngữ; 2000, tài liệu từ Internet).

    Từ điển của A. de Rhodes là kho tàng vô giá về ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt về dấu vết các yếu tố cổ của tiếng Việt, nói khác đi là soi rõ về mặt từ nguyên của tiếng Việt, cũng như các mặt văn hoá xã hội khác. Nó giúp ích không ít đối với người làm công tác Hán Nôm, đặc biệt là trong việc giải mã các văn bản chữ Nôm cổ” (Lê Anh Hiền-Thơ ca, ngôn ngữ tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục; Hà Nội 2002).

    Từ điển của A. de Rhodes có thể được xem là công trình tiên khởi về nhiều mặt:

    1. Đó là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên.
    2. Đó là công trình phát khởi cho công cuộc từ vựng học tiếng Việt.
    3. Đó là công trình phản ánh khá trung thực hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở thế kỷ XVII. Vì đó cũng là công trình phân tích ngữ âm tiếng Việt đến những yếu tố ngữ âm nhỏ nhất là âm vị. Lần đầu tiên người ta thấy mỗi thanh điệu tiếng Việt được ghi bằng một dấu. Nên nhớ là chữ Nôm không có dấu riêng cho thanh điệu và đơn vị nhỏ nhất mà chữ Nôm sử dụng để xây dựng chữ viết là âm tiết chứ không phải âm vị
    ” (Nguyễn Phú Phong- Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội; 2005, tài liệu từ Internet).
    ...

    Đây là bộ sách quý hiếm, mọi người được nghe nhiều về nó, nhưng ít ai được xem...

    Trân trọng giới thiệu!

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    (Nguyên bản Từ điển Việt-Bồ-La được giới thiệu tại Rome, Italia, 1651).
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/4/14
  3. conguyen

    conguyen Sinh viên năm IV

    Vô chiêu mới là tuyệt chiêu chứ bác tducchau!:D
     
    tducchau thích bài này.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Muốn vô chiêu là tuyệt chiêu thì trước hết phải đạt được hữu chiêu ở bậc thượng thừa, bạn connguyen ạ!

    @ Thầy tducchau:
    - Sai chỗ này: Từ Điện Việt-Bồ-La
    - File jpeg ở bài 1 nên để vào 1 folder rồi nén lại cho dễ download, để từng hình thế khó download quá.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/3/14
    memco and tauvequehuong like this.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    @ 4DHN! &, congnguyen! :)!
    Cám ơn các bạn! @tducchau đã thực hiện 'tự xử' lỗi chính tả & upload lại file .zip cho quyển Thiên Nam Minh Giám! :)!

    Tuy nhiên cũng thêm một vài 'phàn nàn mong các bạn giúp đỡ:

    - Không hiểu sao mấy bữa nay thao tác trên TVE-4U rất cực?!? Khi thực hiện chỉnh sửa bài thì nguy cơ 'đứng hình' và bị 'mất khả năng truy cập' rất cao. Bài gởi lên, có khi phải thực hiện tới lui cả chục lần mới được, rất mất thời gian!

    - Gõ tiếng Việt trên TVE-4U với mình khá vất vả, cứ loay hoay hoài, lúc thì chữ được chữ mất, khi thì không gõ được chữ cái đầu in hoa, nhất là các chữ có thanh, có dấu... :(! Hiện tại mình phải cài trình duyệt Cờ Rôm + để có thể gõ tiếng Việt cho dễ chút (cũng mới cài thôi, do được người quen mách nước! - Máy hiệu Dell, CPU core i, chạy windows 8.1 Pro, bộ gõ Unikey 4.2,...)

    Trân trọng!
    tducchau,
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/5/19
    memco thích bài này.
  6. conguyen

    conguyen Sinh viên năm IV

    Em cũng dùng Cờ Rôm + như bác, bộ gõ của em là Unikey 4.0 thôi, còn hệ điều hành của em là Win 7. Em thấy vẫn bình thường!

    Bác thử gõ vào Word xong rồi copy sang diễn đàn!
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    @Bác tuducchau:

    Để hết lỗi đó thì bấm chuột vào chữ A/A ở góc trên bên trái khung soạn thảo:

    Loi font.JPG

    sao cho nó chuyển sang màu xanh là được:

    Loi font2.JPG

    Lỗi này thì có lẽ là do win8, khi dùng máy tính bảng chạy android soạn cũng bị y hệt. Còn trình duyệt Cờ rôm + đúng là rất tốt, nhiều tính năng hay.

    Bác tham Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link này để có hình minh họa bài viết lớn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/3/14
    tducchau thích bài này.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Luân Lý Giáo Khoa Thư – Vốn quí của chúng ta...

    ...


    LuanLyGKT_(Bia).jpg

    Ngày 21-12-1917 Toàn Quyền Ðông Dương ban hành qui chế Cải Cách Giáo Dục, theo đó giáo dục Tiểu Học chia ra 3 cấp: cấp Sơ Học mở ra ở làng/gọi là trường làng, cấp Tiểu Học mở ra ở tỉnh gọi là trường Tỉnh, và cấp Cao đẳng Tiểu học chỉ mở ra ở trung tâm lớn.

    Trường Làng có 3 cấp lớp là Lớp Ðồng Ấu quen gọi là Lớp Chót (Cours Enfantin), Lớp Dự Bị/gọi là lớp Nhì trường Làng (Cours Préparatoire) và Lớp Sơ Ðẳng/gọi là lớp Nhứt trường Làng (Cours Elémantaire); tương đương lớp Năm, Lớp Tư và Lớp Ba ngày nay.

    Trường Làng dạy bằng chữ Quốc Ngữ, chữ Tây và chữ Hán là môn nhiệm ý.

    Nha Học Chánh Ðông Pháp giao cho bốn ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Ðặng Ðình Phúc và Ðỗ Thận soạn ra bộ sách giáo khoa đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ở cấp Sơ Học dùng chung cho 3 xứ Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Ðó là bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư (QVGKT).


    Quốc Văn Giáo Khoa Thư gồm ba cuốn là:
    1. QVGKT cho Lớp Sơ Ðẳng, Lecture Cours Elémantaire;

    2. QVGKT cho Lớp Dự Bị, Lecture Cours Préparatoire;

    3. và Luân Lý Giáo Khoa Thư cho lớp Ðồng Ấu, Morale Cours Enfantin.​

    Luân Lý Giáo Khoa Thư là sách vỡ lòng tập đọc và tập viết chữ quốc ngữ, gồm những câu chuyện kể về đời thường trong gia đình, ở trường học và ngoài xã hội, nội dung giáo dục luân lý đạo đức trẻ con.

    Bài học luân lý trong sách LLGKT thể hiện những “điều lý, lề lối làm mức để tránh điều xấu và theo điều tốt”, là “hệ thống các qui tắc đạo đức trong xã hội” vào thời bấy giờ.

    *
    * *​

    Trong “Lời Tựa” sách LLGKT các tác giả viết:

    “Sách Luân lý này (LLGKT) làm theo chương trình lớp đồng ấu các trường sơ đẳng. Trong sách có ba chương. Chương thứ nhất nói về bổn phận của đứa trẻ trong gia đình; chương thứ nhì nói về bổn phận của đứa trẻ trong học đường; chương thứ ba nói về những tính tốt, tính xấu của đứa trẻ.

    Mỗi bài học có năm phần:
    1. Mấy câu đại cương về bài học;
    2. Một bài “tiểu dẫn” lấy những chuyện thật mà giải cho rõ nghĩa những câu đại cương ở trên;
    3. Một cái tranh vẽ;
    4. Một vài chữ khó, cần phải giải nghĩa và những câu hỏi về bài tiểu dẫn;
    5. Một câu cách ngôn tóm cả ý trong bài học...​

    “...Nói rút lại, bất cứ dạy những bổn phận đối với gia tộc, hay đối với học đường, ông thầy phải giảng giải cho minh bạch và kỹ càng, mà dạy cho trẻ biết rằng các bổn phận ấy tuy chia ra như thế, nhưng thật có liên hệ với nhau. Ðứa con có hiếu trong nhà, ra trường tất là đứa học trò tốt, ra đường tức là đứa bé nết na.”


    Những bài học luân lý cụ thể là gì?

    - Phần Ðối Với Gia Tộc, gồm mấy bài như: Gia tộc (là gì), Yêu mến cha mẹ, Kính trọng cha mẹ, Vâng lời cha mẹ, Biết ơn cha mẹ, Giúp đỡ cha mẹ, Phải thật thà với cha mẹ, Anh em chị em, Ðối với ông bà, Ðối với tổ tiên, Người trong họ, Tôi tớ trong nhà, Người quen thuộc với nhà mình, Một nhà hòa hợp, Nghĩa gia tộc, Một nhà sum họp.

    Ví dụ bài Một Nhà Sum Họp các tác giả viết:

    Những ngày đông đủ cả ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh em, chị em là những ngày vui hơn cả. Cái cảnh một nhà già trẻ xa gần được sum họp với nhau thật là sung sướng.

    Cuối bài thầy giáo kể cho học trò nghe câu chuyên Cảnh nhà anh Xuân:

    Anh Xuân mới thi đậu bằng Tiểu học Pháp Việt về nhà nghỉ hè. Ông bà, cha mẹ, anh em, chị em, đón rước anh rất là vui vẻ. Họ hàng bà con được tin anh về tấp nập đến chơi, kẻ mừng người hỏi, ân cần vồn vã. Còn anh Xuân đằng đẵng mấy tháng trời ở tỉnh, nay được về nhà, gặp cha mẹ họ hàng thì trong bụng cũng lấy làm hớn hở... Thật là chẳng gì bằng cái cảnh một nhà sum họp”.


    - Phần Ðối Với Học Ðường có mấy bài như: Trường học (Phải đi học), Phải yêu mến thầy, Phải tôn kính thầy, Phải vâng lời thầy, Phải thật thà với thầy, (Phải) Chuyên cần, Ði học phải đúng giờ, Lòng tốt đối với bạn, Phải biết chiều bạn, Phải biết bênh vực kẻ yếu, Giúp đỡ lẫn nhau, Nghĩa hợp quần, Phải biết ơn thầy.

    Ví dụ bài Phải Vâng Lời Thầy vỏn vẹn có 18 chữ:

    Thầy dạy cho ta, là mong cho ta hay. Vậy ta phải vui lòng mà vâng lời thầy”.

    Rồi thầy giáo kể cho cả lớp nghe câu chuyện nói về Người Học Trò Vâng Lời:

    Thu có thói quen dậy trưa (sáng thức dậy trễ). Cha mẹ chiều anh, vì anh là con một, nên không quở mắng gì. Song có người nói đến tai thầy giáo biết, một hôm thầy bảo anh Thu rằng: ‘Dậy trưa là một một nết xấu. Nếu con dậy trưa, thì con đi học muộn, mất thì giờ mà lại làm ngăn trở cả việc học hành của bạn con nữa. Từ rày con phải tập dậy sớm mới được.

    Từ hôm ấy trở đi, sáng nào anh Thu cũng dậy sớm và trước giờ học anh đã đến trường rồi. Thu là học trò biết vâng lời thầy.


    Cuối giờ thầy giáo đọc cho học trò nghe hai câu cách ngôn: “Nào là những kẻ học trò/Phải nghe thầy dạy mà lo sửa mình.


    - Phần Học Trò Tốt, Học Trò Xấu gồm những bài như: Chọn bạn mà chơi, Phải sạch sẽ, Có thứ tự, Phải chú ý, Phải làm lụng, Phải chăm học, Ðứa học trò xấu, Lười biếng, Không có thứ tự, Tính khoe khoang và hợm hỉnh, Tính nhát sợ, Tính nói dối, Tính nói xấu, Tính mách lẻo, Tính hay chế nhạo, Tính ghen, Tính tức giận, (Tính) Tàn bạo, Tính độc ác, Tính ương ngạnh.

    Ví dụ bài Tánh Ương Ngạnh dạy rằng:

    Ðứa trẻ ương ngạnh là đứa trẻ làm cái gì cũng tự ý mình, ai nói thế nào cũng không được. Ương ngạnh thì ai cũng ghét. Ta nên nghe lời những bậc phụ huynh dạy bảo, thì rồi mới nên người được ngay lành.

    Cuối giờ thầy giáo đọc hai câu cách ngôn: “Cá không ăn muối cá ươn/Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

    *
    * *​

    Xin trích thêm mấy bài tiêu biểu trong LLGKT:

    Bài, Chọn Bạn Mà Chơi

    “Thói thường gần mực thì đen,
    Anh em bạn hữu phải nên chọn người.
    Những người lêu lổng chơi bời,
    Cũng là lười biếng ta thời tránh xa.”


    Bài, Gia Tộc Là Gì

    “Người ta ai cũng có gia tộc, nghĩa là có ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh em, chị em. Ta khôn lớn lên, ta học tập được thành người, cũng là nhờ có gia tộc...

    Nhà tôi có ông bà, cha mẹ, anh em và chị em tôi...

    ... Cha tôi thì đi làm để nuôi cả nhà. Mẹ tôi thì trông nom dạy bảo chúng tôi, và coi sóc mọi việc trong nhà. Chúng tôi lúc nào cũng nết na dễ bảo, để cho ông bà cha mẹ được vui lòng.

    Kể cả người trong họ thì còn có chú bác, cô dì, anh em, chị em họ, là những người cùng máu mủ với tôi.”



    Bài, Tại Sao Phải Thờ Phụng Tổ Tiên

    “Tổ tiên là những bậc sanh ra ông bà cha mẹ mình. Vậy mình là dòng dõi của tổ tiên, phải thờ phụng tổ tiên để tỏ lòng biết ơn...

    ... Ngày Tết Nguyên Ðán mọi người trong họ đều đến nhà thờ để lễ tổ tiên.

    Hôm ấy ông Lý và các con cũng đi lễ tổ. Khi đến nhà thờ ông Lý giảng cho các con nghe rằng: Ðây là nhà thờ của họ ta, để thờ cúng tổ tiên, vậy nay nhân ngày Mồng Một Tết, chúng ta cháu chắt, phải đến lễ để tỏ lòng kính nhớ. Chim có tổ, người có tông”.



    Bài, Phải Biết Ơn Thầy

    “Thầy cũng như cha. Cha mẹ thì có công sanh thành, mà thầy thì có công giáo hóa. Ta phải biết ơn thầy cũng như ơn cha mẹ...

    Tục ta thuở trước, cứ mồng Năm ngày Tết là học trò phải đến Tết thầy. Không những khi còn đang học, mà khi đã thôi học rồi, có khi đã làm nên danh phận, cũng phải giữ lệ ấy. Học trò trọng thầy như cha vậy. Khi thầy mất thì học trò phải tống táng, phải trông nom phần mộ, và đến ngày giỗ thì phải cúng tế.


    Ấy cái tục của ta ngày xưa trọng thầy như vậy.

    Không thầy đố mầy làm nên.”



    Bài, Viết Thơ Mừng Thầy

    “Thưa thầy,

    Năm mới, con ở nhà được chúc mùng cha mẹ con. Con tiếc không được gần thầy để chúc mừng thầy.

    Con còn bé dại chưa biết viết thơ thế nào cho hay. Con chỉ biết chúc thầy được mạnh khỏe, sống lâu cũng như con đã chúc cho cha mẹ con vậy. Nhân dịp con lại xin hứa cùng thầy rằng: năm nay con hết sức học hành và không bao giờ dám quên công phu khổ nhọc thầy dạy dỗ chúng con.

    Học trò kính lạy.”

    *
    * *​

    Ðọc lại mấy bài trong LLGKT, có điều không áp dụng được trong xã hội ngày nay.

    Dầu được hay không, chúng ta ai cũng phải công nhân rằng tinh thần LLGKT mãi mãi là niềm khao khát của các bậc cha mẹ Việt Nam.

    Những thế hệ học trò của LLGKT giờ đây không biết có ai còn nhớ chút gì những bài học trong sách LLGKT không? Dầu đã quên rồi, nhưng tin rằng mỗi khi được nhắc lại, những kỷ niệm thuở ấu thơ trong mỗi người chúng ta như vụt sống lại! Bởi tinh thần LLGKT đã nhập tâm vào trong mỗi con người của chúng ta rồi!

    Luân Lý Giáo Khoa Thư là vốn quí của chúng ta vậy...


    Trân trọng giới thiệu!...
    - link tải nguyên bản in 1941 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (File .pdf & Chỉ bao gồm 38 bài)
    - Link tải bản bản 'recover' .PDF Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link! :)! (Bản đủ)​


    (nt: tducchau sẽ thực hiện lại Tổng tập về Quốc Văn Giáo Khoa Thư, 3 cuốn, theo các định dạng .DOC & .PDF; riêng .PRC, thì bạn tauvequehuong sẽ thực hiện! :)!)
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/4/14
    An05, hoangtuna, camapkss and 8 others like this.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn - Nguyễn Đình Đầu

    ...

    NghienCuuDiaBaTrieuNguyen.jpg

    Trải qua mấy ngàn năm, nước ta vẫn là một xứ nông nghiệp và lấy xã thôn làm đơn vị cơ sở. Tới đầu thế kỷ 19, cương vực nước ta mới ổn định và thống nhất về mặt hành chính suốt đi từ ải Nam Quan tới mũi Cà mau, gồm khoảng 18.000 làng với các tên gọi khác nhau như xa, thôn, phường, giáp, điếm, ấp, lân, trang, trại, man, sách … Làng nước gắn bó xương thịt với nhau, vì nước là thân thể, còn làng là chi thể. Cả làng và nước đều sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước.

    Cho nên, hai vấn đề nông nghiệp và xã thôn là vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong và lớn mạnh của dân tộc ta. Chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề ấy một cách sâu sắc và toàn diện, không chỉ để ôn cố tri tân, mà còn nhằm mục đích góp phần xây dựng một chiến lược phát triển hài hòa cho khắp nước và mỗi người dân, từ thể chất đến tinh thần, từ thành thị đến thôn quê.

    Nhưng dựa trên những sử liệu, những tư liệu nào đó có thể nghiên cứu đề tài đó cho nghiêm túc, khách quan và khoa học? May mắn thay, sau bao tang thương khói lửa, lưu trữ triều đình Huế còn bảo tồn được 10.044 tập Địa bạ, gồm khoảng 18000 quyển cho 16000 xã thôn trong tổng số 18.000 xã thôn toàn quốc đương thời (có lẽ 1 hay 2 ngàn quyển đã bị thất lạc hoặc mối mọt tiêu hủy). Đây là những tài liệu viết tay, không in ấn, nếu mất là mất hẳn.

    Trong kho tàng di sản văn hóa và lịch sử hán nôm, sưu tập Địa bạ là phần đồ sộ nhất còn lưu lại. Nếu bộ Hội điển sự lệ kể hàng ngàn trang, bộ Đại Nam thực lục kể hàng vạn trang, thì bộ sưu tập Địa bạ phải kể hàng triệu trang. Lại nữa, các bộ sử địa chính yếu như Thực lục, Hội điển, Việt sử (Khâm định Việt sử thông giám cương mục), Nhất thống (Đại Nam nhất thống chí) … đã được in ấn thành nhiều bản, mất bản này còn bản khác. Cho nên những tài liệu viết tay như Châu bản hoặc Địa bạ thì càng cần phải bảo vệ kỹ lưỡng hơn. Bảo vệ đây không có nghĩa là bó chặt rồi chất vào kho (làm thế, vi khuẩn cũng sẽ đục mủn ra hết), mà phải cấp tốc đem ra kiểm kê, ghi phiếu, nhân bản và nghiên cứu. Nếu chưa kịp xây kho hay nhân bản thì cũng nên để các nhà nghiên cứu tiếp tục hoặc tiến hành ngay những công trình tìm hiểu đất nước và con người Việt Nam qua những tư liệu cơ bản đó, vì người đọc được hán nôm và văn bản cổ không còn bao nhiêu.

    Các nhà nghiên cứu sử Việt Nam trong cũng như ngoài nước luôn đánh giá cao phần tư liệu mệnh danh Châu bản bao gồm tất cả những sớ tấu có ghi lời phê bằng son của nhà vua. Điều đó rất chí lý. Các bộ sử địa của triều Nguyễn đều căn cứ trên tài liệu Châu bản này. Tiếc thay, Châu bản chỉ còn lưu giữ được 1 phần 5, nghĩa là còn 602 tập trên tổng số 3000 tập (theo sắp xếp năm 1942). Mội tập Châu bản dày độ 500 tờ, tức 1000 trang; tổng cộng số trang của 602 tập còn lại sũng đã lên tới 602000 trang giấy bản viết chữ chân phương rất đẹp. Trong khoảng 1200000 trang bị mất, chắc có những văn bản trọng yếu liên quan đến mọi lãnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị đối nội cũng như đối ngoại của triều đình Huế. Người ta thấy thiếu đặc biệt những văn bản nói tới sách lược chống Pháp (suốt từ 1858 đế 1885), sách lược đối phó với Trung Hoa, và cả những bản điều trần canh tân của Nguyễn Trường Tộ (nay mới thu thập lại được một phần), cùng nhiều văn bản quan trọng khác. Những mất mát trên không có gì thay thế được. Thật đáng tiếc! Trọng tội này chỉ còn đổ trên đầu chiến tranh, mối mọt và – không chừng – một số kẻ đánh cắp vô danh nữa.

    Còn về sưu tập Địa bạ, hầu như bị bỏ quên và không được đánh giá cao lắm. Người ta chỉ nói mơ hồ là trước thế chiến thứ 2, trong Tàng Thư Lâu ở Huế có chất đống nhiều sổ ruộng đất (gọi chung là Điền bộ) đang bị mối mọt làm hư nát. Từ khi Nhật đảo chính tháng 3/1945 đến lúc ký kết Hiệp định Gennève 1954, không ai nói đến số phận của sưu tập Địa bạ. Chính trong thời gian này, Châu bản bị hủy hoại và đánh cắp. Sau đó, trên phần còn lại, nhà nghiên cứu Trần Kinh Hòa đã làm được hai bản Mục lục Châu bản: thời Gia Long và thời Minh Mạng. Năm 1959, người ta chuyển toàn bộ Văn khố hoàng triều từ Huế vào Đà Lạt gồm cả 4 phần: Châu bản, Địa bạ, Mộc bản và thư viện ngự lãm. Tại đây, một số công tác kiểm kê, lên danh mục và dập bản đã được thực hiện khá tốt. Đến tháng 3/1975, văn khố hoàng gia được đưa vội vã về Sài Gòn, ngoại trừ phần Mộc bản gồm khoảng 42000 tấm khắc chữ trên gỗ thị hay gỗ mít.

    *
    * *
    Từ đó, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu mới có điều kiện đi sâu vào công trình nghiên cứu sưu tập Địa bạ vĩ đại và phức tạp này. Vĩ đại vì toàn bộ sưu tập gồm trên một triệu trang viết chữ hán kèm theo địa danh nôm. Phức tạp vì mỗi quyển trong số 16000 quyển Địa bạ là do một nho sĩ tả bạ có nhiều nét viết khác nhau và do mỗi địa phương có những đặc điểm ruộng đất riêng biệt. Cái vĩ đại và phức tạp ấy đã làm nản lòng nhiều nhà nghiên cứu, nhiều viện khoa học trong cũng như ngoài nước.

    Còn nhớ ngày 15 tháng 12 năm 1986 tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia (17 đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM), tôi rất vui mừng và vinh dự chủ trì một buổi thông báo khoa học để nghe anh bạn già trình bày kết quả nghiên cứu Địa bạ Nam kỳ Lục tỉnh. Ai ngờ từ nhiều năm trước, anh đã âm thầm đem hết công sức và phương tiện đi sâu vào lãnh vực nghiên cứu vừa khô khan vừa bạc bẽo này, nhưng cũng cực kỳ ích lợi cho chúng ta và mai sau.

    Trước hết anh phân biệt minh bạch hai sổ Địa bạĐiền bạ khác nhau như thế nào: Địa bạ là sổ mô tả và ghi nhận quyền sở hữu từng mảnh ruộng đất, còn Điền bạ chỉ là sổ tính thuế. Địa bạ làm một lần khi đo đạc, Điền bạ thì mỗi năm làm một lần. Diện tích ruộng đất ghi theo mẫu sào thước tấc. Nhà Nguyễn đã lấy lại thước đo ruông (điền xích) của triều Lê làm chuẩn. Từ năm 1978, anh đã công bố những biểu định chuẩn đo đong đếm của ta xưa với sự chuyển đổi theo hệ thống mét (trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế học, Hà Nội), ngõ hầu làm cơ sở định lượng cho việc nghiên cứu Địa bạ và, nói chung, cho những gì có liên quan ở thời đại mà hệ thống mét chưa được sử dụng. Đến nay, hầu như các nhà nghiên cứu Việt Nam trong và ngoài nước đều chấp nhận những biểu đó.

    Công cuộc đạc điền và lập Địa bạ cho toàn thể 18000 xã thôn phải làm suốt 31 năm, từ năm 1805 đến 1836, mới hoàn thành. Nếu xếp đứng các sổ Địa bạ chặt nhau, thì phải để trên ngăn kệ dài tới 100 mét. Nếu trải dài từng tờ sát nhau thì toàn bộ sưu tập dài gần 300 km. Sau khi được trang bị khá đầy đủ những kiến thức cơ bản về lịch sử và địa lý Việt Nam xưa, con mọt sách Nguyễn Đình Đầu đáng thương đã bò được trên 200 km, tức đã từ Hà Tiên ra tới Thăng Long rồi. Những thành quả của công trình nghiên cứu đồ sộ này là rất đáng kể, cả về lượng lẫn chất: một bộ sách Nghiên cứu Địa bạ - từng tỉnh một – dày trên 1 vạn trang sẽ được xuất bản, và một số vấn đề quan trọng liên hện tới toàn xã hội Việt Nam truyền thống sẽ được nêu lên và lý giải. Qua số liệu chắc chắn và cụ thể của Địa bạ, người ta biết được nhiều điều bổ ích:

    – Có thể vẽ lại bức sơ đồ về cơ cấu sử dụng đất đai, trên toàn quốc cũng như mỗi địa phương. Có thể tính được tỷ lệ giữa diện tích canh tác với diện tích cư trú và mộ địa (người xưa rất trọng nghĩa trang và nơi cư trú để an cư lạc nghiệp). Sẽ thấy rõ địa bàn hai huyện Thọ Xương và Vĩnh thuận thuộc phủ Hoài Đức (Hà Nội) cũng như hai huyện Bình Dương và Tân Long thuộc phủ Tân Bình (Gia Định) đã có mức độ đô thị hóa khá cao, vì ở đây có nhiều phố thị và dân cư thổ hơn là ruộng đất canh tác.

    – Các diện tích của cơ cấu cây trồng sẽ cho ta biết mức sống và nếp sống của dân ta xưa: ruộng lúa (có thể tính bình quân đầu người) nhiều hơn đất trồng. Ta sẽ thấy trên các bãi phù sa vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vườn cau bạt ngàn. Trên địa bàn Hóc Môn có 18 thôn vườn trầu. Ở Hà Tiên có nhiều vườn tiêu.

    – Cơ cấu sở hữu ruộng đất xưa có lẽ là phần mà tác giả đã dành nhiều công sức để mô tả và phân tích bằng các bảng thống kê chi tiết. Các hình thức sở hữu gồm có:

    Quan điền quan thổ là những loại ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước và do quan chức quản lý, như tịch điền, quan xá thổ, quân trại thổ, quan trại điền, quan đồn điền, quan tiêu viên … Đối với những loại ruộng đất đó, quan chức quản lý theo những quy chế mà triều đình đã định riêng cho mỗi loại. Tựu trung về mặt sử dụng, thường chia làm hai phần: phần công dụng như quan xá thổ và phần dân dụng như quan trại điền. Phần công dụng thì phải đóng thuế, thuế này cao hơn thuế các loại công điền công thổ hay tư điền tư thổ.

    Công điền công thổ là những loại ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước và để cho xã thôn quản lý theo quy định của triều đình như cách chia ra khẩu phần và thời gian phân chia lại. Một phần công điền ưu tiên dành cho người trong làng phải đi lính, gọi là lương điền. Ở Đàng Ngoài, thuế đánh trên người sử dụng công điền công thổ cao hơn thuế tư điền tư thổ. Từ giữa thề kỳ 19, thuế công tư điền thổ như nhau. Trong thời gian lập Địa bạ, các tỉnh Nam Kỳ có khoảng trên 8% công điền công thổ, các tỉnh miền Trung có khoảng 35% công điền công thổ, các tỉnh miền Bắc có khoảng 30% công điền công thổ. Người xưa muốn lấy công điền để chế ngự tư điền, muốn cho ai cũng có ruộng cày cấy, để khỏi làm lưu dân xiêu bạt. Vô hình dung thế là ngăn chặc nền sản xuất hàng hóa và nền kinh tế thị trường.

    Tư điền tư thổ là những loại ruộng đất thuộc quyền sở hữu và sử dụng của tư nhân. Trong Địa bạ, mỗi sở ruộng đất đều ghi rõ diện tích bao nhiêu, tứ cận thế nào, sử dụng vào việc gì, trồng lúa hay thứ cây nào, thuộc quyền sở hữu của ai, tên gì (người trong xã gọi là phân canh, người ngoài xã gọi là phụ canh). Mỗi mục ghi như vậy được coi như một “bằng khoán” chứng minh quyền sở hữu. Trong 16000 quyển Địa bạ đã ghi ít nhất 1 triệu tên sở hữu chủ (chỉ những xã thôn nào có toàn công điền công thổ mới không có sở hữu chủ).
    Mỗi chúng ta ngày nay, nếu truy cứu kỹ Địa bạ, thế nào cũng thấy tên các cụ cao tằng tổ của mình. Về phương diện gia phả học, Địa bạ cũng là một kho tư liệu vô cùng quý giá. Qua nghiên cứu Địa bạ, chúng ta cũng thấy nam nữ bình quyền trên sở hữu ruộng đất: mỗi khi cha mẹ chia sản nghiệp cho con, bao giờ cũng chia đồng đều cho cả nam lẫn nữ, chia đều đến từng phân ruộng đất, chỉ trừ một sở làm ruộng hương hỏa để cho con trưởng. Trung bình, phụ nữ làm chủ khoảng 20% - 30% tư điền tư thổ. Đó là một tỷ lệ rất cao đối với cả thế giới vào thời đó, thời của trọng nam khinh nữ.

    Nói chung, tỷ lệ sở hữu ruộng đất rất cách biệt nhau: người có 1 hay 2 thước đất (mỗi thước đất là nền một nhà chòi) bên cạnh những người có hàng trăm hàng ngàn mẫu ruộng, đúng là thẳng cánh cò bay. Tỷ lệ cách biệt nhau xa nhất là ỡ Nam Kỳ lục tỉnh. Chế độ công điền nhằm mục đích san bằng phần nào sự cách biệt đó. Nhờ có khối lượng lớn, chế độ công điền ở miền Trung đã bình quân hóa việc sử dụng ruộng đất rất hữu hiệu.

    Những ruộng đất do tập thể làm chủ như ruộng nhà chùa, ruộng gia tộc, ruộng hàng giáp, bản xã điền (trong Nam họi bổn thôn điền) … đều là hạng tư điền, vì không thuộc sở hữu Nhà nước. Ngoài Bắc có nhiều ruộng đất thuộc tập thể, đó là bản xã điền, yến lão điền, cô quả điền, tư văn điền, đồng môn điền, v.v… Trong Nam có ít bổn thôn điền, song nhiều chùa có hàng trăm mẫu ruộng để “tự tăng đồng canh”.

    Cho đến nay, một số học giả thường suy diễn: tầng lớp quan lại và tổng lý là những kẻ chiếm hữu ruộng đất nhiều nhất. Qua nghiên cứu Địa bạ, tác giả đã đính chính lại dư luận sai nhầm đó bằng những bảng thống kê chi tiết từng tên quan lại và tổng lý với số ruộng đất sở hữu của họ. Thống kê cho biết: riêng huyện Bình Dương (nay là địa bàn TP.HCM) có 368 quan lại và tổng lý, thì 272 người (gần 74%) không có đất cắm dùi, 86 người có từ 1 sào đến dưới 10 mẫu, chỉ có 9 người có trên 10 mẫu, người có nhiều nhất là thôn trưởng Trần Văn Đạo ở Bình Khánh (Cần Giờ, TP. HCM) có trên 61 mẫu. Lê Văn Duyệt có trên 50 mẫu, nhưng sau khi chết và bị xử án thì bị tịch thu và chuyển vào hạng công điền cho dân làng chia nhau canh tác. Trong khi đó, con số phú nông rất đông đúc, nhiều người có hàng trăm mẫu ruộng, thậm chí một số đại điền chủ có trên cả nghìn mẫu ruộng. Sử đã kết tội những tên “cường hào ác bá chiếm công vi tư, cậy mạnh bá chiếm” ruộng đất của bà con, song đó là những tên không ra mặt làm tổng lý mà chỉ ẩn nấp trong các hội đồng kỳ mục hay ban hội tề. Tổng lý thường là con cháu hay tay sai của họ. Tóm lại, qua nghiên cứu Địa bạ, xã hội truyền thống Việt Nam xưa vẫn hành xử theo bậc thang giá trị Sĩ, Nông, Công, Thương.

    Có thể nói nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã phát hiện ra trong sưu tập Địa bạ toàn quốc chỉ riêng có Bình Định được làm Địa bạ hai lần: lần thứ nhất vào năm 1815, lần thứ hai vào năm 1839. Ngoại trừ trường hợp Nam Kỳ là đất mới khai khẩn, Minh Mạng và triều đình Huế thấy không đâu có ít công điền như ờ Bình Định (6 – 7000 mẫu công điền, trên 70000 mẫu tư điền), nên đã quyết định làm việc quân điền, nghĩa là cắt một nửa tư điền cho vào công điền, sau một thời gian do dự và bàn bạc khá lâu. Năm 1839, Minh Mạng phái Võ Xuân Cẩn vào Bình Định thi hành phép Quân điền. Trước hết, Cẩn dùng cách thuyết phục điền chủ rồi mới làm lại sổ Địa bạ. Sưu tập Địa bạ trấn Bình Định năm 1815 và tỉnh Bình Định năm 1939 còn lưu lại giúp ta hiểu được một kinh nghiệm “cải cách ruộng đất” rất triệt để và duy nhất trong lịch sử Việt Nam.

    Nhân đây, tôi cũng đề nghị chúng ta hãy đánh giá đúng mức các công trình tập hợp và trước tác trên quy mô lớn những tác phẩm về sử học, văn học của nhà Nguyễn, đó là những công trình rất đồ sộ so với các triều đại trước. Chúng ta cũng nên ghi công các “nhà khoa học” vô danh, từ đạc điền quan đến nho sĩ tả bạ, đã vắt óc và đổ mồ hôi trên từng mảnh ruộng đất ở khắp miền đất nước, để thực hiện được bộ sưu tập Địa bạ vô cùng quý giá này cho dân tộc ta.

    *
    * *
    Với tầm nhìn khái quát và sâu sắc qua nhiều nghiên cứu Địa bạ, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu đã làm nổi bật những nét chính yếu của chế độ sở hữu ruộng đất nói riêng và của nền hành chính nói chung. Như các chính sách: quân cấp công điền cho người thiếu ruộng, ngụ binh ư nông, cấm quan chức tậu ruộng ở nơi trị nhậm, thuế khóa biệt đãi dân cư thổ và nghĩa trang, v.v… Chế độ sở hữu ruộng đất, được chia ra 3 quyền: a) Quyền sở hữu tối thượng của nhà vua (tức Nhà nước); b) Quyền sở hữu tư nhân và tập thể; c) Quyền sử dụng (trong thời gian nhất định và không được mua đi bán lại). Nhà nước xưa luôn khuyến điền, và còn lập ra các dinh điền, đồn điền và trang trại (khi ấy quen gọi là quan điền). Sau khi thành tựu, Nhà nước đem quan điền chia cho dân có công khai phá làm tư điền và giữ lại một phần làm công điền. Nhà nước quan tâm đến hoạt động chính trị, cai trị, quốc phòng và thu thuế, còn kinh tế thì để dân làm.

    Phải chăng tất cả những chính sách trên cùng với dẫn chứng Địa bạ sẽ cho ta thấy đạo lý và tư tưởng truyền thống Việt Nam đã được pháp chế hóa và cụ thể hóa thế nào trong đời sống nhân dân ta. Tư tưởng yêu đất nước quê hương, hiếu thảo trong gia đình, thương đồng bào ruột thịt đã được biện minh hùng hồn qua những phần mô tả, thống kê, phân tích Địa bạ.

    Đê đánh giá công trình Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn, tôi xin nhắc lại lời của sử gia Phan Huy Lê: “Anh Nguyễn Đình Đầu là người đi đầu trong việc khai thác kho tư liệu (Địa bạ) cực kỳ phong phú này… Kế quả nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu đã đặt lại một số vấn đề buộc các nhà khoa học phải kiểm tra lại nhận thức cũ của mình”. Thật vậy, công trình này sẽ khỏa lấp được một phần, phần đặc biệt quan trọng trong sự tìm hiểu đất nước và dân tốc Việt Nam. Có lẽ đây là một trong những công trình lớn nhất về khoa học lịch sử ở cuối thế kỷ 20 của chúng ta.

    Vậy, tôi xin trân trọng giới thiệu với các học giả, các bạn đọc, công trình Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu. Tôi hy vọng công trình sẽ được đón nhận một cách thiện cảm. Tôi cũng mong rằng các Hội – Viện chuyên khoa và các cơ quan chức năng – chủ yếu là Tổng cục Địa chính và Cục Lưu trữ Quốc gia – sẽ giúp đỡ hơn nữa, để công trình được mau chóng hoàn thành. Với anh bạn già, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu luôn kiên gan bền chí với sử học và có một tấm lòng nặng tình quê hương, mà chúng tôi thường gọi vui là “Tả Ao của thành phố” và nay là “Tả Ao của Việt Nam”. Tôi cầu chúc anh luôn giữ được sức khỏe và tinh thần minh mẫn để hoàn thành công trình – có thể nói trọng đại này – trước năm 2000.



    Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 1993
    Nhà Giáo Nhân Dân
    TRẦN VĂN GIÀU

    Chủ Tịch
    HỘI ĐỒNG KHOA HỌC XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    Chủ tịch Danh Dự
    HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM



    Đây là bộ sách quý hiếm, có thể mọi người đã được nghe nhiều về nó, ...

    Xin trân trọng giới thiệu! ... (File .pdf)

    - Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn - Địa bạ An Giang; Link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn - Địa bạ Hà Tiên; Link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn - Địa bạ Tiền Giang + Đồng Tháp + Long An; Link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn - Địa bạ Vĩnh Long; Link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn - Địa bạ Gia Định; Link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn - Địa bạ Biên Hòa; Link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn - Tổng kết Địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh; Link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn - Địa bạ Khánh Hòa; Link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn - Địa bạ Bình Định; Link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/4/14
    mrfly911, ai0ia, Wanderman and 6 others like this.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    100NamPhatTrienTiengViet_PN.jpg ...​

    "Quyển 100 năm phát triển tiếng Việt đã được in lần thứ nhất tại Sài Gòn vào năm 1993. Nay xem lại, chúng tôi đã hiệu đính một vài thiếu sót và bổ sung một vài chi tiết mới.

    Lần in thứ nhì này nhằm mục đích phản ảnh đúng theo trạng thái của tiếng Việt vào thời điểm hiện tại. Do đó, ngoài việc thêm một số chi tiết để cập nhựt, quyển sách này còn có thêm hai chương mới nói về
    “Câu đối trong tiếng Việt” “Sự khác biệt của tiếng Việt giữa trong nước và ở hải ngoại”.

    Trong phần Phụ Lục, chúng tôi có thêm một bài nhận xét của Giáo sư Hoàng Như Mai, một nhà giáo tại Sài Gòn và hai mẩu giới thiệu của hai tờ báo “Tuổi Trẻ” và “Người Lao Động” tại Sài Gòn về ấn bản lần thứ nhứ của cuốn sách này năm 1993, vào thời điểm 6 năm trước.

    Sách này được tái bản ở Hoa Kì với ước mong phục vụ quí vị độc giả ở hải ngọai và đặc biệt là để giúp giới trẻ, đã xa quê hương từ trên hai thập niên nay – rành ngoại ngữ hơn tiếng mẹ đẻ – hiểu thêm về tiếng Việt mến yêu của Tổ quốc Việt Nam.

    Cuối cùng, chúng tôi xin chép lại câu kết trong
    “Lời Tựa” của bản in lần thứ nhứt: “Những nhận định chủ quan của chúng tôi đối với một vấn đề quá lớn không tránh khỏi sơ sót, mong quí độc giả lượng thứ. Và cũng mong quí vị góp ý để cho tiếng Việt ngày càng hoàn hảo”.


    Năm 1999"​


    Trân trọng giới thiệu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    (nt: Bạn nào rảnh rang chút mà mở DA cho quyển nầy, tducchau xin được phụ giúp! :)!
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/4/14
    ai0ia, hoangtuna, camapkss and 7 others like this.
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620 - 1659

    ...

    LichSuChuQuocNgu1620-1659_DoQuangChinh.jpg
    "Lịch sử chữ viết người Việt Nam đang dùng là một vấn đề rộng lớn. Trên mười năm nay, mấy nhà nghiên cứu đã trình bày một số tài liệu liên quan đến nó trên báo chí, sách vở. Tuy nhiên, còn nhiều tài liệu quan trọng vẫn chưa được khai thác. Lợi dụng thời gian ở Âu châu, chúng tôi đã đến một số Văn khố, Thư viện ở La Mã, Madrid, Lisboa, Ba Lê, Lyon, Avignon, để tìm nhiều tài liệu khác hầu làm sáng tỏ lịch sử chữ viết của chúng ta ngày nay.

    Vấn đề chúng tôi bàn ở đây được hạn định từ năm 1620 – 1559 và hầu hết căn cứ trên các tài liệu viết tay. Trong thời gian trên, phần khám phá mới mẻ nhất mà chúng tôi được hân hạnh trình bày với bạn đọc là từ năm 1620 – 1637, và tập “Lịch sử nước Annam” do Bento Thiện viết năm 1659. Đọc qua những phần đó, nhờ chứng cứ cụ thể, bạn đọc sẽ thấy rõ, linh mục Gaspar d’Amaral viết chữ Việt ngày nay giỏi hơn linh mục Đắc lộ nhiều. Ngoài ra, tài liệu viết tay của Bento Thiện là một kho tàng quý báu, chứng minh vào giữa thế kỷ 17 đã có người Việt Nam viết chữ quốc ngữ khá thành thạo.

    Mục đích của chúng tôi khi soạn cuốn sách này, chỉ là bổ túc vào công việc nghiên cứu của những người đi trước, Thiết tưởng còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi chưa tìm thấy, nhưng hy vọng các nhà khảo cứu sẽ dần dần đưa ra ánh sáng, hầu hoàn thành công việc quan trọng này.



    Sài Gòn, ngày 1 tháng 5 năm 1972.
    ĐỖ QUANG CHÍNH



    "Để thực hiện công cuộc truyền đạo của họ tại Đại Việt, các giáo sĩ Dòng tên ngay từ khoảng đầu thế kỷ thứ XVII đã cố gắng tạo nên một lối chữ viết căn cứ trên mẫu tự La tinh, nhờ đó có thể diễn tả ngôn ngữ Việt. Từ những sự dò dẫm phiên âm các nhân danh và địa danh lúc ban đầu, cho đến lúc Đắc Lộ cho xuất bản hai cuốn sách quốc ngữ đầu tiên vào năm 1651, các cố gắng tập thể của các nhà truyền đạo Tây phương cho phép thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay.

    Linh mục Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVIII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các Văn khố và Thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa.

    Mặc dầu tác giả đã khiêm tốn công bố là chỉ nhìn vấn đề theo khía cạnh lịch sử mà thôi. Quyển Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ (1620 – 1659) này chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành Ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII.



    G.S NGUYỄN THẾ ANH
    Trưởng Ban Sử Học
    Đại Học Văn Khoa Sài Gòn

    Đây là một quyển sách quý! Có thể mọi người đã được nghe nhiều về nó, ...

    Xin trân trọng giới thiệu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    (
    nt:
    - File .JPG, nén .RAR, 240 Mb - In lại Nguyên văn theo ấn bản của Tủ sách Ra Khơi - Saigon 1972, có sửa chữa của tác giả Đỗ Quang Chính, SJ.
    - Bạn nào rảnh rang chút mà mở DA cho quyển nầy, tducchau xin được phụ giúp!
    :)!)
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 22/4/14
    ai0ia, hoangtuna, camapkss and 10 others like this.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    "... Chiều cuối năm, tôi nhẩn nha bước qua những con phố của Hà Nội, để cảm nhận rõ ràng từng centimet của những cơn gió mang hơi thở của mùa xuân về giữa những góc phố, hàng cây của Hà Nội. Chợt thấy mình như bước chậm lại, tâm hồn nhẹ tênh. Chỉ còn lại những khoảnh khắc ngắn ngủi như thể để tôi có thể gặp lại một Hà Nội của riêng tôi, khuất lấp đâu đó giữa bộn bề cuộc sống.

    [​IMG]

    Bước chân vẫn quen thuộc đã đưa tôi bước vào hiệu sách ngay gần bờ hồ. Đi lại vài vòng, ngắm nhìn những cuốn sách mới, đẹp lung linh, và rồi giữa những mê cung sách ấy, tôi tìm thấy mộtChuyện cũ Hà Nội”, nằm khiêm nhường trên kệ sách. Lật giở vài trang, để rồi ngay lập tức tôi đã bị cuốn hút bởi những trang viết hóm hỉnh, thông minh, nhẹ tênh, có phần tưng tửng của Tô Hoài, nhưng càng đọc càng ngấm, và cũng ngấm luôn cả cái tha thiết, cái tình yêu đến ngọt ngào, ý nhị, và sâu sắc của nhà văn Tô Hoài với một Hà Nội ngàn năm xưa cũ.

    [​IMG]

    Tôi cảm giác như có lúc mình đã đọc cuốn sách đó thật vội vàng, rồi có khi lại chậm chạp như muốn cắt nghĩa từng câu từng chữ của nhà văn. Tô Hoài viết những câu chuyện nhỏ nhặt thôi, đời thường thôi, vậy mà lại quyến rũ được tất cả những ai đã từng đọc cuốn sách ấy. Nhà văn Băng Sơn đã có nhận xét rằng “Là người thuộc lớp trên 70, đọc bộ sách "Chuyện cũ Hà Nội" của Tô Hoài càng thấy đây là bộ sách giá trị, đầy chất lịch sử và nhân văn, nhân ái, mỗi người đều có thể kiểm chứng được bằng chính bản thân cuộc sống của mình”.

    [​IMG]

    Ông cũng không cố gắng để khoe cái tài văn chương của mình mà chỉ nhẹ nhàng, giản dị như ghi lại, kể lại, thuật lại những cảnh, những người, những việc hoàn toàn có thật của một Hà Nội xa xưa, và hình như đã chìm khuất ở đâu mất rồi giữa một Hà Nội đang chuyển mình đau đớn với những con phố mới rộng thênh thang nhưng lại quá đỗi chật hẹp cho những bước chân lang thang.

    Một Hà Nội tràn ngập nhà cao tầng, và thiếu hụt những tình thương mến gần gụi. Hà Nội như trôi dạt vào thời quá vãng xa xôi. Những người cao tuổi đọc cuốn sách này để ngậm ngùi, thương nhớ về một thời đã xa, những người trẻ tuổi lại càng cần phải đọc Chuyện cũ Hà Nội để biết Hà Nội đã sống một thời gian khó khăn, nhọc nhằn nhưng thân ái, thanh lịch, trầm lắng và nhân hậu đến thế nào.

    [​IMG]

    Một người thầy dạy Đại học của tôi, mỗi lần nhắc về Hà Nội thì đôi mắt lại trầm xuống như muốn khóc. Và rồi nói rất nhỏ một lời thôi “Hà Nội ngày xưa của tôi đẹp lắm”, những khi ấy là biết bao nhiêu câu chuyện cũ gợi về. Hà Nội với dọc dài những con phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Giấy, Hàng Buồm…. là một chiều mùa thu sương mờ tìm Tây Hồ, một buổi sáng Hoàn Kiếm xanh vời vợi… Hà Nội vẫn còn những triền đê, những ngô khoai xanh rờn…. Đọc Chuyện cũ Hà Nội để tìm lại một Hà Nội đẹp đến tinh khôi và ấm áp.

    Tô Hoài đã viết cuốn sách ấy không chỉ bằng một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chắt lọc, mà ở đó còn là cả một cuộc đời yêu thương đến sâu sắc từng ngôi nhà, mái phố, hàng cây, và thấm đẫm cả những nụ cười, những giọt mồ hôi, nước mắt của cả một thế hệ Hà Nội thời ấy. Đó không chỉ là món quà ý nghĩa nhất mà ông giành tặng cho Hà Nội thương yêu, mà còn là cho tất cả những người con sống giữa mảnh đất ấy, cũng là cho chính ông để rồi yêu thương đến tận cùng.

    Tô Hoài đã viết Chuyện cũ Hà Nộibằng cuộc đời ông. Một Hà Nội hiện ra đến say mê như chút men rượu nồng, và như ông đã nói đại ý rằng, hết cuộc đời cũng sẽ còn viết về một Hà Nội xưa thế thôi

    Nếu ai không yêu Hà Nôi, có thể chỉ đọc để biết, nhưng với những người yêu mảnh đất này, bạn đừng ngần ngại gì nữa, đó là cuốn sách giành cho chính bạn, bởi đó không phải chỉ là biết, mà hơn tất cả đó là tình yêu. Một tình yêu sâu sắc đến vẹn nguyên."


    Trân trọng giới thiệu

    [​IMG]

    Tác phẩm: CHUYỆN CŨ HÀ NỘI _ Tập I
    Tác giả: Tô Hoài
    Khổ sách: 14 * 20 cm
    Số trang: 376
    Nhà xuất bản Trẻ TP Hồ Chí Minh
    Năm xuất bản: 2004
    Giá bìa: 42000 (VNĐ)​

    - Link tải file .PDF 'CHUYỆN CŨ HÀ NỘI - Tập I' Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [​IMG]

    Tác phẩm: CHUYỆN CŨ HÀ NỘI _ Tập II
    Tác giả: Tô Hoài
    Khổ sách: 14 * 20 cm
    Số trang: 366
    Nhà xuất bản Trẻ TP Hồ Chí Minh
    Năm xuất bản: 2004
    Giá bìa: 42000 (VNĐ)​

    - Link tải file .PDF 'CHUYỆN CŨ HÀ NỘI - Tập II' Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    (nt: Chỉnh bài và ảnh thật là vất vả trên giao diện mới của TVE-4U! :(! - Giúp với 4DHN a!)
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 20/4/14
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    "Học Sử là tìm cho biết hiền-nhơn cổ-tích, những việc đã xảy-ra các đời trước: trị loạn, đắc thật, hư thật, lành dữ là thể nào; ngõ đều (điều) lành việc tốt, thì đua-ben bắt-chước, sự dữ thói hư thì cải-trừ xa-lánh.

    Vậy khuyên anh em đồng-bang chuyên việc học-hành cho mở-mang tri-hóa, mà đừng bỏ tự-tích nước Việt-nam mình, mới khỏi hổ-ngươi với người nước khác; vì thấy nhiều người ngoại-quốc lịch-lãm Sử nước ta, còn ta là dân trong nước mà chẳng biết gốc-tích nước mình.

    Vã nếu rõ sử Tàu, sử Vạn-quốc, mà mù-tịt sử nước mình, e chẳng khác gì thầy-bói khoe mình biết những việc kín-nhiệm của người-ta, mà nhà-cửa của mình ở hướng nào, không biết ngõ mà về, ấy là đều (điều) đáng hổ.


    Nay tựa.
    E. Quyển.​

    Hãy nhớ: – Những bài có dấu hoa-thị (*), thì để coi chơi giải trí, chẳng buộc học-trò trong ba lớp: ấu-học sơ-giai, ấu-học thứ-giai, ấu-học chung-giai, phải học."


    Trân trọng giới thiệu...

    SuKyNuocAnnamKeTat.jpg

    - Link tải file .PDF Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    ai0ia, hoangtuna, camapkss and 6 others like this.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    "Vào năm 1974, Nguyễn Khắc Ngữ và Nhóm nghiên cứu sử Địa cho in cuốn Sử ký Đại Nam Việt tại Sài Gòn. Trong lời nói đầu viết ngày 12-12-1973, Nguyễn Khắc Ngữ cho biết rằng cuốn sách Sử ký Đại Nam Việt này là môt cuốn biên niên sử (bìa phụ của sách ghi rõ là Annales Anamites) chưa rõ được viết từ năm nào và do ai viết, chỉ tìm được bản in do nhà in nhà dồng Tân Định (Imprimerie de la mission à Tân Định) in năm 1909 và ghi rõ là in lần thứ năm.

    Sách Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (Tập 4: Tư tưởng và tín ngưỡng), xuất bản năm 1988 tại TP. Hồ Chí Minh) trong bài Thiên Chúa giáo tại Nam bộ các tác giả Nguyễn Nghị, Nguyễn Văn Trung, Trân Văn Giàu, Trần Công Thạch, đã cho biết như sau: “Đại Nam Việt quốc triều sử ký (Vô danh), tác phẩm sử ký này do nhà in Tân Định ấn hành đầu năm 1879, tái bản lần thứ 5 vào năm 1909. Qua những lần tái bản tác phẩm được bổ sung, sửa đổi nên đây là công trình tập thể (tr. 450)

    Sách Sử ký Đại Nam Việt (bìa phụ ghi là Sử ký Đại Nam Việt quốc triều - Annales Annamites) do Nguyễn Khắc Ngữ và Nhóm nghiên cứu sử Địa cho xuất bản và sách Đại Nam Việt quốc triều sử ký mà các tác giả bài viết Thiên Chúa giảo tại Nam bộ nói đến hẳn chỉ là một mà thôi.

    Đã có mấy nhận xét về sách Sử ký Đại Nam Việt:

    1. “Đây là một cuốn biên niên sử” (Nguyễn Khắc Ngữ)

    2. “ Cuốn sách này có một số” tài liệu sử hỏi lạ so với các cuốn sử khác” (Nguyễn Khắc Ngữ)

    3. “Sách làm rõ bức tranh lịch sử từ thời Tây Sơn và Nguyễn Ánh” (Nguyễn Nhã)

    4. “Cái mới lạ và giá trị chính là những chi tiết cụ thể mà ta không hề thấy ở các nguồn tư liệu khác” (Nguyễn Nhã)

    5. “Cái giá trị nhất là bức tranh lịch sử ấy được diễn đạt bằng chính cái ngôn ngữ vào cuối thế kỷ XIX trở về trước” (Nguyễn Nhã)

    6. Hoàng Xuân Việt khi biên soạn sách Lịch sử chữ Quốc ngữ đã sử dụng sách Sử ký Đại Nam Việt làm một trong những tài liệu gốc quan trọng.

    Những nhận xét đánh giá sơ bộ trên đây của một vài nhà nghiên cứu đã chỉ ra những điểm đáng lưu ý về sách Sử ký Đại Nam Việt.

    Để giới thiệu rõ thêm về cuốn sách khá đặc sắc này, chúng tôi xin nêu một số điểm sau đây:

    1. Ngoài phần Tiếu dẫn để tóm lược lịch sử nước ta từ thời tiền Lê đến thời Trịnh Nguyễn dưới hình thức một bảng niên biểu, chỉ rõ năm tháng các vị vua chúa liên tiếp thay nhau lên ngôi trị vì, nội dung chính của cuốn sách nêu lên, kể lại đầu cuối các sự việc ở Đàng Trong từ khi Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi chúa cho đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế.

    2. - Khi chọn lựa những sự việc để kể lại, để giảng giải, tuy không quên phía bên kia của cuộc chiến, nhưng các tác giả tập trung về phía Nguyễn Ánh và dành nhiều sự quan tâm đến những sự việc liên quan đến giám mục Pigneau de Behaine và tình trạng bị o ép cùng những khó khăn mà các giáo sĩ và giáo dân phải chịu đựng.

    3. - Về những sự việc liên quan đến diễn biến của cuộc nội chiến, tác giả sách Sử ký Đại Nam Việt tỏ ra tương đối khách quan. Tuy đứng hắn về phía Nguyễn Ánh, nhưng tác giả sách này không tô hồng và cũng không bôi đen cho bất cứ bên nào. Người đọc có thể thấy rõ cả mặt mạnh lẫn mặt yếu của cả hai bên. Nhờ vậy, người đọc có thể qua sách này mà tự giải đáp cho mình vì sao mà Tây Sơn mất dần sự ủng hộ của dân chúng Đàng Trong để đến nỗi thất bại hoàn toàn trong cuộc nội chiến này.

    4. - Về phương pháp tiếp cận, các tác giả không phân chia thành “kỷ”, “quyển” như sử học trước đó mà phân chia thành “phần”, “đoạn”:

    Từ Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi chúa cho đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế (1736 đến 1802) được phân chia làm 2 phần. Mốc thời gian phân chia là năm 1786- năm mà giám mục Pigeau de Behaine đưa hoàng tử Cảnh đi Pháp cầu viện (lên đường năm 1783,tới Pháp 1786).

    Phần thứ nhất (1736-1786) được chia làm 4 đoạn, phần thứ hai (1786-1802) được chia làm 2 đoạn, mỗi đoạn có nhiều “mục”, mỗi mục là một sự việc. Tất cả là 124 mục.

    Phân chia lịch sử từ 1736 đến 1802 thành các phần. Đoạn như trên tuy không hợp lý và không chấp nhận được, nhưng đây là một dấu hiệu của sự phủ định phương pháp sử học truyền thống và chấp nhận phương pháp phân kỳ của sử học phương Tây.

    5. - Cũng về mặt phương pháp, các tác giả sách Sử ký Đại Nam Việt đã không sử dụng phương pháp biên niên như sử học truyền thống nữa. Phương pháp biên niên bao giờ cũng lây trục thời gian làm trụ cột đế tiếp cận và trình bày các sự kiện lịch sử mà không tính đến sự liên quan giữa các sự kiện, ở đây, các tác giả tuy vẫn tôn trọng thời gian xảy ra trước sau của các sự kiện, tức là vẫn giữ nghiêm “nguyên tắc biên niên” nhưng vẫn xuất phát từ ý nghĩa của các sự kiện để lần lượt kể lại, giảng giải cho rõ ràng, có đầu có cuối. Đây cũng là một dấu hiệu nữa cho thấy các tác giả sách Sử ký Đại Nam Việt từ bỏ phương pháp sử học cũ và theo đuổi phương pháp sử học Tây phương.

    Sử ký Đại Nam Việt, nhìn một cách khái quát trên cả hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện, nó đích thực là một tập bài giảng lịch sử được dùng như sách giáo khoa môn lịch sử cho hoc sinh trường nhà dòng Thiên Chúa giáo, cho nữa không lạ gì trong với 30 năm nó đã được tái bản đến lần thứ 6 và liên tục được bổ sung cập nhật. Trên phương diện sử học, sách này có ít nhiêu giá trị về tư liệu lịch sử và cả về phương pháp tiếp cận,phương pháp trình bày. Nó đúng là một tác phẩm sử học nằm ở giai đoạn đang chuyển biến từ sử học truyền thống phương Đông sang một nền sử học khác chịu ảnh hưởng của sử học phương Tây.

    Sử Ký Đại Nam Việt còn là tác phẩm sử học được viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta. Tiếc rằng sách này không được lưu hành rộng rãi nên tầm ảnh hưởng của nó bị hạn chế.

    Tuy vậy, Sử ký Đại Nam Việt vẫn xứng đáng có một vị trí đáng lưu ý trong lịch sử sử học và trong lịch sử tiếng Việt.


    Đặng Đức Thi
    (Tạp chí XƯA & NAY, Số 444 tháng 2 năm 2014)"​


    Trân trọng giới thiệu...

    SuKyDaiNamViet-1903.jpg

    - Link tải file .PDF Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  15. motsach102

    motsach102 Lớp 1

    Bạn cho mình hỏi, link file dạng .jpg thiếu mất một số hình như là IMG_0031, IMG_0033... thành ra cũng thiếu mất nội dung mấy trang sách của mấy hình đó. Bạn có thể bổ sung giúp mình được không ạ?

    Cảm ơn bạn :)
     
    tducchau thích bài này.
  16. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Bác 4DHN nói chuẩn, đúng vậy.
    Muốn vô chiêu là tuyệt chiêu thì trước hết phải đạt được hữu chiêu ở bậc thượng thừa.
     
    tducchau thích bài này.
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    @motsach102 !
    Cám ơn bạn đã quan tâm!
    Thành thực xin lỗi vì những thiếu sót như bạn đã nêu!
    tducchau đã bổ sung lại các trang bị mất (dạng .JPG)!
    &, có cập nhật thêm 2 filles nén: ThienNamMinhGiam.7z Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và, ThienNamMinhGiam.rar Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Bạn vui lòng download lại nha!

    Trân trọng.
    tducchau,
     
  18. Bạn có thể nén các file thiếu của Thiên Nam Minh Giám rồi Post lên cho mình được không ? Mình dùng mạng yếu quá đã tải 1 lần mà mất rất nhiều thời gian. Giờ mà phải tải lại toàn bộ thì mất thời gian quá. Vì mạng mình dùng yếu quá, có khi tải 2 hoặc 3 lần mới được mà file lại nặng nữa. Nếu bạn chỉ Post những file nào thiếu thì mình sẽ tải nhanh hơn. Rất mong sự giúp đỡ của bạn. Xin cảm ơn!
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/8/14
  19. conguyen

    conguyen Sinh viên năm IV

    @Sát Thủ Giấu Mặt: Bạn sai lỗi chính tả rồi phải là file chứ không là five!
     
  20. Vâng. Cảm ơn bạn đã nhắc nhở. Mình sẽ sửa lại.
     
Moderators: Zhiqiang

Chia sẻ trang này