Trà phiếm Về kinh điển các tôn giáo

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi machine, 18/4/23.

Moderators: amylee
  1. machine

    machine Lớp 12

    Họ học để đọc kinh Qu'ran là chính. Do giáo luật quy đinh hay sao đó, kinh Qu'ran chỉ có nguyên bản tiếng Ả rập, không dịch kinh Qu'ran sang ngôn ngữ khác, chắc để tránh làm sai lệch lời dạy của Allah.
     
  2. machine

    machine Lớp 12

    Nhân tiện, trong tiếng Chăm, Hà Nội là Hanuai, Sài Gòn là Baigor.
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
  3. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    Hình như có cái gì sai sai ở đây. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Theo tôi nghĩ, học một ngoại ngữ mà không thông suốt tường tận thì hiểu sai còn nhiều hơn là để chuyên gia dịch.
     
  4. machine

    machine Lớp 12

    Vậy đoạn này mình nhầm lẫn. Sorry :p
    Mình nhớ láng máng có đọc ở quyển Con đường hồi giáo hay ở đâu đó có chi tiết là tín đồ Islam phải đọc hay phải làm cái gì đó chỉ bằng tiếng Ả Rập thôi, không được dùng ngôn ngữ khác, vì thế họ phải học tiếng Ả Rập.
    Update: đã tìm thấy, theo như bài viết ở tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 2 (218) năm 2022 ở link này: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trích trang 4/12:
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/4/23
    amylee and tran ngoc anh like this.
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Về chuyện đọc kinh thì nhiều khi chẳng cần hiểu, như nhiều người vẫn tụng đọc kinh Phật bằng tiếng Phạn phiên âm ra quốc ngữ mà có hiểu gì đâu. Nhưng không biết kinh Koran có được phép phiên âm ra hay không và người Chăm họ có chấp nhận đọc phiên âm không.
     
    tran ngoc anh and amylee like this.
  6. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    Khác bạn ạ và không đơn giản như bạn nghĩ.
    Kinh Koran không được phiên âm mà được dịch, kinh Thánh (Bible) cũng vậy.

    Như bạn cũng viết ở trên, nhiều người vẫn tụng đọc kinh Phật bằng tiếng Phạn phiên âm ra quốc ngữ mà không hiểu gì hết, cũng không sao. Nhưng kinh Koran hay kinh Thánh tín đồ đọc và nghiền ngẫm để thực hành theo từng chữ từng câu, do đó cần phải hiểu tường tận. Nhiều quốc gia còn dùng kinh Koran hay kinh Thánh làm quốc luật (ăn cắp bị xử chặt tay, phụ nữ ngoại tình bị xử ném đá hiện vẫn được một số thể chế áp dụng).

    Thêm một ý nữa, ngay cả kinh Koran viết bằng tiếng Ả Rập gốc hay kinh thánh viết bằng tiếng Hy Lạp, vẫn có nhiều nhà thần học diễn giải khác nhau, do đó mà Hồi giáo hay Thiên Chúa giáo chia ra nhiều nhánh khác nhau, thỉnh thoảng họ choảng nhau ì xèo.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/4/23
    machine, tran ngoc anh and quang3456 like this.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thì ra là vậy. Nhưng tôi tưởng kinh thánh viết bằng tiếng Hebrew chứ.
    Chuyện diễn giải khác nhau là tất nhiên, như ngũ kinh của TQ chỉ sau vài trăm năm đã mỗi nhà diễn giải một phách.
     
    Nga Hoang thích bài này.
  8. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    Thực ra các nhà nghiên cứu cho rằng bản kinh Thánh cổ nhất được viết bằng tiếng Paleo-Hebrew (một loại chữ tượng hình), sau này mới được viết lại bằng tiếng Hebrew.

    "Các sách Kinh Thánh ban đầu được viết và sao chép bằng tay trên các cuộn giấy cói. Không có bản gốc tồn tại. Do đó, tuổi tác của các văn bản ban đầu rất khó xác định và gây nhiều tranh cãi. Sử dụng cách tiếp cận ngôn ngữ và lịch sử kết hợp, Hendel và Joosten xác định niên đại của những phần cổ nhất của Kinh thánh tiếng Do Thái (Bài ca của Deborah trong Các quan tòa 5 và câu chuyện về Samson của Các quan 16 và 1 Sa-mu-ên) được sáng tác vào thời kỳ đầu của thời đại đồ sắt ( 1200 TCN). Các Cuộn sách Biển Chết, được phát hiện trong các hang động ở Qumran vào năm 1947, là những bản sao có thể có niên đại từ 250 TCN đến 100 CE. Chúng là những bản sao cổ nhất hiện có của các sách trong Kinh thánh tiếng Do Thái có độ dài bất kỳ mà không phải là các mảnh." Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tuy nhiên Kinh Thánh hiện được giáo hội Công giáo sử dụng dựa trên bản dịch tiếng Hy Lạp.

    Sơ lược là như trên, tuy nhiên các bạn cần tra cứu kỹ nếu muốn hiểu rõ hơn.
     
    machine and quang3456 like this.
  9. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Trong số kinh điển của mấy tôn giáo quen tai, Công Giáo và Phật Giáo kinh sách đều chỉ còn lại các bản dịch thôi bác. Chỉ riêng có Hồi giáo là kinh sách ngôn ngữ gốc. Tiên tri Mohammed chết một cái là Kinh Koran lập tức được biên soạn và bảo tồn (gần như?) nguyên vẹn cho đến ngày nay. Người Hồi Giáo coi kinh Koran huyền diệu từ mặt ngôn ngữ trở đi rồi, nên chỉ bản gốc mới có giá trị, các bản dịch vẫn được dùng nhưng chỉ để cho người nước ngoài nhập đạo tham khảo nghĩa từ ngữ bên ngoài.
     
    machine, tran ngoc anh and amylee like this.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Ý tôi muốn nói đến ngũ kinh của Nho giáo, cũng viết bằng ngôn ngữ gốc và được chính vị lập giáo biên tập ra (từ nguyên gọi là san định, thuật nhi bất tác...)
     
    nhan van thích bài này.
  11. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Kinh điển Phật giáo nguyên thủy vẫn còn giữ nguyên tiếng Pali - ngôn ngữ mà rất nhiều tài liệu đã chứng minh chính Phật Thích Ca đã dùng khi thuyết pháp 2500 năm trước bạn ạ.
    Chỉ Phật giáo phát triển mới dịch sang tiếng Phạn và các ngôn ngữ khác mà thôi.
    Tuy hiện giờ đã có các bản dịch kinh tiếng Pali, nhưng đấy là để cho đại chúng cùng dễ tìm hiểu Phật pháp, chứ trong các giờ đọc tụng, các sư vẫn tiếp tục đọc bằng tiếng Pali.
    Hiện giờ bên Miến Điện vẫn còn các ngài Tam tạng có thể đọc tụng làu làu 3 tạng kinh như lần kết tập gần đây nhất.
     
    amylee thích bài này.
  12. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Không biết bạn có thể dẫn tài liệu này ra được không? Chứ theo những tài liệu khác mình đọc thì tiếng Pali dùng để chép kinh không phải loại tiếng mà Phật khi xưa dùng để thuyết pháp. Phật thuyết pháp bằng nhiều thứ tiếng và có vẻ như có 1 loại tiếng đc dùng nhiều hơn, nhưng cũng không phải là tiếng Pali chép kinh.
     
    nhan van and amylee like this.
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Không biết Phật Thích ca thuyết pháp bằng tiếng gì nhưng kinh sách Phật giáo đều được kết tập sau khi Phật tổ nhập niết bàn, đa số do ông Anan nhớ và chép lại (nên ông còn được gọi là đức thánh hiền). Nhưng trình độ của ông cũng có hạn nên không tránh khỏi sai lệch.
     
    nhan van and tran ngoc anh like this.
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hebrew chỉ liên quan đến Do Thái thôi bạn.
     
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy thì sao bác, chúa Jesus là người Do thái mà. Cựu ước cũng dựa theo kinh thánh của Do thái, có lẽ vì lý do tôn giáo nên kinh thánh công giáo không dùng tiếng Hebrew thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/4/23
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Văn tự Pali để chép kinh Nikaya chỉ được biên soạn vào thời Asoka sau thời Đức Phật gần 300 năm lận. Rồi được truyền bá đến Sri Lanka và được giữ nguyên đến nay. Gọi bộ kinh đó là nguyên thủy mình nghĩ chắc vì xa trung tâm Ấn Độ, ít chịu những biến động về chiến tranh (sự xâm nhập của Islam), văn hoá nên ít tam sao thất bản nhất thôi, chỉ gần nhất chứ cũng không phải là nguyên bản được vì Đức Phật nói một thứ tiếng khác và ngài không tự biên soạn kinh.

    Có thể là tiếng Magadha không nhỉ? Được cho là tiếng mà Đức Phật nói khi thuyết giảng, cũng là ngôn ngữ chính thức của đế quốc Maurya của Asoka sau này. Từ đó làm cơ sở để Asoka cho biên soạn Nikaya để truyền sang Sri Lanka.

    Với lại A-nan chỉ theo hầu Đức Thích Ca và còn bị Ma-ha-ca-diếp khiển trách về một số lỗi lầm ở lần kết tập kinh điển thứ nhất, tuy không nhận lỗi nhưng vị nể Ma-ha-ca-diếp mà sám hối.
     
    quang3456, amylee and nhan van like this.
  17. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Có thể thấy Cựu ước - giao ước cũ của người Do Thái với Thiên chúa - được lấy từ Tanakh để làm phần đầu của kinh thánh Kitô. Tanakh của Do Thái giáo viết bằng tiếng Hebrew gồm Torah sách ngũ thư, Nevi'im sách ngôn sứ, Ketuvim sách văn chương. Nên dùng tiếng Hebrew cũng hợp lý vì chẳng lẽ thiên chúa giao ước với người Do Thái lại bằng tiếng Hy Lạp hay tiếng Latin được sao :D

    Tân ước viết về cuộc đời Jesus cũng như giao ước mới của tín đồ Kitô với Thiên chúa bằng tiếng Hy Lạp. Mình thấy chủ yếu vì Kitô khởi phát từ vùng phía đông La Mã khi ấy tiếng Hy Lạp là lingua franca mà thôi, mục đích để tiếp cận nhiều người nhất có thể. Và cũng vì toan tính chính trị nữa, tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ của đế chế, nếu muốn tôn giáo non trẻ này được công nhận và lớn mạnh thì tiếng Hy Lạp là lựa chọn duy nhất.
     
    Đoàn Trọng, amylee and quang3456 like this.
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nghe nói ông A nan đẹp trai, đương thời hay bị ma nữ quyến rũ. May nhờ có đức bổn sư dẫn dắt trở về chánh đạo...
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
  19. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    Chỗ này có lẽ cô giáo lầm lẫn gì đó (có lẽ cô giáo rối trí với Cựu ước và Tân ước. Tóm lại là như thế này, Cựu ước là do Thiên chúa giao ước với người Do Thái (chứ không phải người Do Thái giao ước với Thiên chúa), còn Tân ước là do Giêsu Kitô giao ước với tất cả loài người (kể cả không phải Do Thái). Còn giao ước điều gì thì cô giáo tìm trên mạng vì rất dài dòng. Tôi mà chép ra đây thì mọi người lại bảo là tôi thuyết giáo thì bỏ đời.). Còn ‘Kitô’ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Χριστός Khristós, nghĩa là ‘đấng được xức dầu’, chuyển sang tiếng Latinh là Christus, tự dạng tiếng Pháp và tiếng Anh là Christ.
    Trong Kinh Thánh Septuaginta, χριστός là từ mượn dịch nghĩa của từ מָשִׁיחַ māšîaḥ trong tiếng Hebrew, nghĩa là ‘(đấng) được xức dầu’. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.) Kitô là người lập ra giao ước mới (Tân ước). Và Tân ước được viết bằng tiếng Hy Lạp (chứ không phải được dịch từ tiếng Hebrew) và một văn bản nguồn tiếng Aram đã được sử dụng cho các phần của Tân Ước, đặc biệt là các sách phúc âm.

    Kinh Thánh Septuaginta: là Cựu Ước tiếng Hy Lạp, thường gọi là Bản Bảy Mươi, Septuaginta (tiếng Latinh nghĩa là "bảy mươi") hay Bản LXX (theo số La Mã), là bản dịch tiếng Hy Lạp Koine lâu đời nhất của Kinh Thánh Hebrew và các sách thứ kinh liên quan. Năm sách đầu tiên của Kinh Thánh Hebrew, gọi là Torah hay Ngũ Thư, được dịch vào giữa thế kỷ 3 TCN. Các sách còn lại được dịch từ khoảng 200 TCN tới 50 TCN.
    Truyền thống cho rằng 70 hoặc 72 học giả Do Thái đã dịch bản này, trở thành bản dịch Kinh Thánh thông dụng nhất của cộng đồng Do Thái nói tiếng Hy Lạp tại Alexandria. (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.)

    Và như tôi đã thưa ở trên Kinh Thánh hiện được giáo hội Công giáo sử dụng dựa trên bản dịch tiếng Hy Lạp này. Thực ra những chuyện này các bạn có thể tự tra cứu từ hàng tỷ nguồn trên mạng và tự rút ra một kết luận mà mình thấy hợp lý nhất.
     
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có lẽ Jesus là nhà cải cách tôn giáo, không được người Do thái chấp nhận, nên sau này công giáo cũng không muốn dùng tiếng Hebrew thôi. Hình như người công giáo vẫn kết tội người Do thái mượn tay La mã để giết Chúa Jesus, về sau này người Do thái bị xua đuổi, truy sát ở châu Âu cũng vì cái tội tổ tông ấy, như thời Hitler WWII... Còn nguyên nhân sâu xa về kinh tế thì chưa bàn đến.
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này