Phật Giáo Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng - Janakabhivamsa - Thiện Nhựt dich

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi moreshare, 2/7/18.

Moderators: mopie
  1. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Vi Diệu Pháp Nhật Dụng
    Janakabhivamsa - Thiện Nhựt dich


    [​IMG]

    Rất khó mà tìm được một danh từ thích nghi để phiên dịch một cách chính xác Phạn ngữ Abhidhamma. Ở đây, xin tạm dịch là Vi Diệu Pháp.

    Trong Vi Diệu Pháp cũng có nhiều danh từ kỹ thuật không thể được phiên dịch sang một từ ngữ khác mà khỏi làm sai lệch ý nghĩa. Vài danh từ như: tâm, ý chí, tác ý, trí thức, trí giác v.v... được dùng trong triết học Tây Phương với những ý nghĩa đặc biệt. Nơi đây xin quý vị độc giả cố gắng hiểu các danh từ kỹ thuật ấy theo nghĩa của Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Ðể tránh hiểu lầm từ ngữ theo lối hiểu biết quen thuộc từ xưa, các danh từ Pàli được giải thích và giữ lại dùng ở đây, mặc dầu người không quen thuộc với Pàli đôi khi thấy phiền phức. Trong nhiều trường hợp các danh từ Pàli được chiết tự và giải thích theo ngữ nguyên để được hiểu rõ ràng và chính xác.

    Ðối với người minh mẫn sáng suốt thật sự muốn tìm chân lý, Vi Diệu Pháp là một hướng dẫn thiết yếu, vừa là một luận giải có tánh cách trí thức. Ở đây có thức ăn để bồi dưỡng tinh thần các tư tưởng gia chân chánh cũng như người hăng say nghiên cứu học hỏi nhằm tăng trưởng trí tuệ và sống cuộc sống lý tưởng của người Phật tử.

    Như danh từ hàm xúc ý nghĩa, Abhidhamma, Vi Diệu Pháp, là Giáo Huấn Cao Siêu, vi diệu, thù thắng, của Ðức Phật. Sách nầy trình bày phần tinh hoa của Giáo Pháp mà Ngài ban truyền.

    Giáo Pháp nằm trong tạng Kinh (Sutta Pitaka) là giáo huấn thông thường, có tánh cách quy ước, chế định (vohàra desanà). Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) là giáo huấn cùng tột (paramattha desanà) rốt ráo. Không thể đổi thay hay biến chuyển, không thể phân tách thêm được nữa.

    Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), cả Danh và Sắc, hai thành phần tâm linh và vật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ. Những diễn tiến chánh yếu liên quan đến tiến trình sanh và tử đều được giải thích tường tận. Những điểm phức tạp và khó hiểu trong Giáo Pháp đều được rọi sáng. Con Ðường Giải Thoát được chỉ vạch với những ngôn từ rành rẽ.

    Tâm lý học hiện đại, còn hạn định, vẫn nằm trong phạm vi của Vi Diệu Pháp khi đề cập đến tâm, tư tưởng, tiến trình tư tưởng và trạng thái tâm. Nhưng Vi Diệu Pháp không chấp nhận có một linh hồn, xem như một thực thể đơn thuần thường còn, không biến đổi. Phật Giáo dạy một tâm lý học trong đó không có linh hồn trường cửu.

    Tâm thức được định nghĩa. Tư tưởng được phân tách và được sắp xếp thành loại trên bình diện luân lý. Tất cả những trạng thái tâm, hay Tâm Sở, đều được ghi rõ từng khoản. Thành phần cấu hợp của mỗi loại tâm đều được trình bày tường tận với đầy đủ chi tiết. Những tiến trình tâm phát sanh qua năm cửa giác quan và cửa tâm (ý căn) được mô tả một cách vô cùng hứng thú. Không có bản khái yếu tâm lý học nào giảng giải tiến trình tâm được rõ ràng như vậy.

    Những chặp tư tưởng Bhavanga (Hộ Kiếp) và Javana (Tốc Hành) mà trong tâm lý học hiện đại không có gì tương đương, chỉ được giải thích trong Vi Diệu Pháp. Người tìm học hỏi và nghiên cứu khoa tâm lý sẽ đặc biệt thích thú với đoạn nầy.

    Người thông suốt Vi Diệu Pháp sẽ nhận thức một cách hết sức rành mạch rằng luồng tâm trôi chảy như một dòng suối, quan điểm mà vài tâm lý gia hiện đại như William James cũng trình bày tương tợ. Ta phải thêm rằng người học Vi Diệu Pháp có thể thấu hiểu đầy đủ lý Vô Ngã (Anattà), giáo lý nòng cốt của Phật Giáo. Giáo lý nầy rất quan trọng về cả hai phương diện: triết học và đạo đức.

    Hiện tượng chết, tiến trình tái sanh vào những cảnh giới khác nhau mà không có gì di chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác, giáo lý Nghiệp Báo và Tái Sanh mà ta có thể kiểm chứng bằng những sự kiện hiển nhiên, tất cả đều được giải thích đầy đủ.

    Chứa đựng một kho tàng quý báu những chi tiết liên quan đến phần tâm linh (nàma, danh), Vi Diệu Pháp cũng đề cập đến yếu tố thứ nhì cấu thành con người -- phần vật chất (rùpa, sắc). Những thành phần căn bản của vật chất, những năng lực vật chất, đặc tánh của vật chất, nguồn gốc của vật chất, sự liên quan giữa cơ thể vật chất và tâm, sắc và danh, đều được mô tả.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 2/7/18
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này