Thảo luận Vì sao tên con gái thường có chữ Thị?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Despot, 11/11/17.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cũng như Vũ thị Thiết có từ thế kỷ 15 hay trước nữa. Tuy nhiên, như cụ An Chi nói:
    "Nguyễn Thị Mẹt là người đàn bà họ Nguyễn tên Mẹt, Trần Thị Nia là người đàn bà họ Trần tên Nia, còn Phạm Thị Cót là người đàn bà họ Phạm tên Cót, v.v... Cách hiểu nguyên thủy này đã phai mờ dần theo thời gian, làm cho về sau người ta tưởng rằng thị chỉ là một yếu tố có tính chất “trang trí” cho tên của phái nữ mà thôi. Chính vì đã không còn hiểu được công dụng ban đầu của “thị” nữa nên người ta mới dùng nó mà làm tiếng lót, nghĩa là tên đệm, cho các bé gái khi chúng chào đời. Người ta đã làm như thế mà không ngờ rằng ngày xửa ngày xưa, các cụ bà của chúng chỉ được dùng tiếng thị để chỉ định sau khi họ đã trưởng thành và rằng thị chỉ được dùng chủ yếu là trong lời nói, đặc biệt là trong ngôn ngữ hành chính, chứ không phải là cho việc đặt tên."
     
    123phat, Ngọc Sơn and Despot like this.
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Thái Văn Cơ (文姬). Có Văn lẫn Cơ.
    Nếu là Việt chắc giống pê đê quá.
    Từ xưa mấy anh Tàu đã đoán được Thái là vương quốc của pê đê rồi.
    :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/11/17
    deathshine thích bài này.
  3. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đấy, chính ngay trong phần trích này của bác đã nói rõ đấy, Thị là Họ, nhưng người Việt đâu chỉ đơn giản đặt tên có Thị chỉ vì là Họ, nó còn mang nhiều tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của cha mẹ đặt vào con cái.
     
    Đoàn Trọng and deathshine like this.
  4. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Không những nghe "quê" và "sến", từ "Thị" phân biệt giới tính con trẻ ngay trong cái tên từ khi vừa lọt lòng. Má sinh con xong hỏi ba nó đặt tên con là gì. Ba nói : uh thì trai Văn, nữ Thị, cứ thế mà đặt...nữ sinh ngoại tộc...lo gì !

    Có thể nói người Việt Nam ngày nay ít dùng chữ Văn và Thị trong tên gọi chứng tỏ xã hội đang có những bước tiến trong việc không phân biệt giới tính (trước nhất là với con cái của mình).

    Bạn Quang nhắc đến thủ tục hành chánh, làm mình nhớ câu chuyện được đồn đại ở một xứ xa xứ Annam ta : Ngày xửa ngày xưa, trong các văn bản thủ tục hành chánh ở xứ Phú Lang Sa, thành Balê đều bắt buộc khai báo giới tính F : féminin là đàn bà, M : masculin là đàn ông. Về sau, những người không thuộc F cũng như M, khi làm thủ tục hành chánh... cảm thấy quyền làm con người của mình bị xúc phạm nên ra sức phản đối. Còn nữa, các văn bản hành chánh còn bắt khai báo rõ Mme : Madame là quý bà, Mlle : Mademoiselle là quý cô (vì mặc định của xã hội xưa, cứ phụ nữ đã đi lấy chồng là thành quý bà). Về sau, các bà đầm tây lấy chồng rồi li dị như đi shopping, nên khi thì ghi là Mme, khi thì nhất quyết nói tui trở lại làm Mlle rồi và ra sức bảo vệ quyền được trở lại làm quý cô của mình.

    Ngày nảy ngày nay, chính phủ Phú Lang Sa đau đầu quá, quyết định xoá bỏ từ F, M, Mme, Mlle đó trong các văn bản hành chánh. Hết chuyện.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/11/17
    Đoàn Trọng and deathshine like this.
  5. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân


    Mình quen nhiều người tên 4 chữ mà có chữ Thị thì thường nếu gọi tên thì họ giấu mất chữ Thị, ví dụ Nguyễn Thị A B thì chỉ còn NAB, chừng nào phải khai giấy tờ đầy đủ thì mới có Thị, còn tên 3 chữ thì thua.
    :D
     
    deathshine and Thu VO like this.
  6. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Mình thấy thêm hiện tượng nữa là người Việt trẻ ngày nay thích để tên có hai chữ thôi và để tên gọi trước họ. Ngay như mình, tên có bốn chữ chỉ dùng ghi đầy đủ trong các thủ tục hành chánh, còn lại thì đề Thư Võ thấy nó ngắn mà có vẻ sang sang, bạn bè ngoại quốc nhớ và kêu tên cũng dễ. 3D_42

    Không biết rồi đây các bạn trẻ có kèm thêm tên tiếng Anh để nghe cho tây ? (như Hồng Kông và Đài Loan) kiểu Philippe Hùng Trần, Henry Văn Nguyễn...
     
    deathshine thích bài này.
  7. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Xin phép phản biện.
    1. Về từ ngữ hay nghĩa dụng. Chữ Thị của tiếng hán có nhiều nghĩa. Cái này quá rõ.
    2. Nam Văn nữ thị của An Chi chưa phải là căn cứ nào có trong pháp chế hay Luật tục chỉ là ông khảo và suy. Tôi chưa từng đọc thư tịch cổ nào quy định.
    3. Phụ nữ Trung Quốc cổ đại và Hiện đại không hề lót chữ Thị.
    - Châu Tấn, Lưu Diệc Phi, Lâm Y Thần, ...
    - Triệu Phi Yến, Võ Tắc Thiên, Võ Mỵ Nương, Lý Sư Sư....
    Trong ý niệm, Thị của Trung Hoa là thị tộc. Đường Thị, Tống Thị, Đoàn Thị... Chứ không phải riêng chỉ là chỉ nữ nhân.
    - Không có bằng chứng khẳng định là ai thành lập ra cách đặt tên có yếu tố "thị". Nhưng yếu tố thị trong tên của con gái việt rất rõ nét.
     
    deathshine and IronMan like this.
  8. Lan Giao

    Lan Giao Lớp 7

    Nhớ đọc đâu đó người ta giải thích đại khái như sau:
    - Văn là nghe: ý nói người con trai (mà sau này là người đàn ông trong gia đình phải học cách lắng nghe -kể cả những lời càm ràm, càu nhàu nhiều hơn để giữ hạnh phúc gia đình).
    Thị là nhìn: Ý chỉ người phụ nữ phải học cách quan sát, quan tâm tới mọi người nhiều hơn, nói ít đi. Cũng nhằm mục đích giữ hạnh phúc cho gia đình của mình.
     
    Đoàn Trọng and deathshine like this.
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bạn Thư nhắc đến chuyện này, làm tôi nhớ cũng như trong tiếng Anh, khi giao tiếp phải gọi 1 người là Miss hay Mrs nhưng đôi khi không biết họ thuộc loại nào hay thích thế nào nên đành gọi là Ms. Tuy nhiên bây giờ cũng vẫn không xong vì không biết 1 người là Ms hay Mrs hay loại khác nên chẳng biết gọi sao cho đúng.
    Còn có những tổ chức ra sức đấu tranh để thay đổi những từ như woman, chairman... vì cho rằng đó là thể hiện sự bất bình đẳng giới.
     
    deathshine and Thu VO like this.
  10. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân


    Đúng, đó chỉ là 1 trong nhiều giả thuyết thôi. Chúng ta cứ tạm chấp nhận "những" giả thuyết đó vì chẳng có thư tịch nào quy định cả.:)
     
    deathshine thích bài này.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nhân chữ 'thị' này lại nhớ đến 1 vị trong lịch sử được chép rằng: "Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê"
    Thế là người đời sau gọi ông này là Thi Sách
     
    deathshine thích bài này.
  12. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Hổng biết sau này, trong sách học đàm thoại tiếng Anh, sau câu học chào How are you có đính kèm theo câu hỏi kiểu : You like tui kêu you how ?

    Mới đây đài radô France.culture của xứ Balê có mở hội đàm về cách viết mới (hông biết từ ai và từ khi nào) làm nổi bật giới tính nữ trong con chữ. Hiện tượng này đang trở nên phổ biến trên báo, văn bản hành chánh và đang nhen nhúm lọt vào cả tiểu thuyết, viết như sau : Chers(ères) lecteurs(trices), các bạn đọc nam và nữ thân mến.

    Chúng ta đã biết văn phạm Pháp cũng như vài ngôn ngữ khác phân biệt giống cái và giống đực, viết gì liên quan đến giống cái thì cũng phải có accord (hông biết dịch tiếng Việt từ này ra sao). Nếu hiện tượng trên phổ biến và thành quy định thì mai mốt viết cái gì cũng phải ghi rõ ra như thế thì tốn mực tốn giấy chết.

    Nói vậy để biết rằng, cái sự phân biệt giới tính nó hằn sâu vào lòng đất rồi, Âu, Á, Tây, Đông, Kim, Cổ gì cũng thế. Hãy xem các hiện tượng xã hội dắt chúng ta đi đâu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/11/17
    deathshine thích bài này.
  13. Ebolic

    Ebolic Lớp 7

    Bạn này viết nhịu, mong @teacher.anh vào tặng điểm cảnh cáo cho công chính.
     
    Despot thích bài này.
  14. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Mình có đọc một thông tin:
    Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại thì chữ Thị trong Thị tộc được đặt cho con gái với ý nghĩa: mãi mãi ở vị trí phụ.
    Mình từng rất kỵ vì trong văn học người ta hay dùng từ Thị chỉ đàn bà với ý miệt thị.
    Mình cũng từng rất ghét chữ Thị trong tên của mình...
    Kèm theo cách dùng từ phổ biến:
    Thằng đó có tính đàn bà, "chị kia", "chị nọ" mà mình thường xuyên được nghe, trong diễn đàn cũng có mấy bạn xài từ này nữa.
    Mình cũng thường nghe: Tu đi rồi sau này được làm con trai...

    Không biết mọi người có thể giúp mình kiểm chứng các thông tin trên được không?

    Quy định Bàn Trà cho phép viết:D :D.

     
  15. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Cám ơn bạn đã vạch lá tìm sâu giúp, công ơn to lớn như thiên địa hải hà khó đáp đền. 3D_42
    Tiếc là diễn đàn không có chức năng tặ̣ng điểm "méc" cho bạn
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/11/17
    Despot thích bài này.
  16. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Lót Thị xuất hiện với mật độ rất ít trước thế kỷ 15 thì phải nên thuyết này không thuyết phục lắm.
     
    Despot thích bài này.
  17. V/C

    V/C Mầm non

    Chữ Văn như bác Quang chắc cũng đúng phần nào, nhưng chữ Văn theo em biết thì cũng có nghĩa là họa tiết, tức cái đẹp.
     
    Despot thích bài này.
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đúng rồi, 'văn' là 1 chữ tượng hình, nghĩa ban đầu là hoa văn, cái vằn trên mình con thú (chắc là chữ 'vằn' của VN do chữ 'văn' mà ra hoặc ngược lại). Rồi nghĩa phái sinh mới là 'đẹp'
     
    IronMan, Despot and Đoàn Trọng like this.
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Suy diễn thì sao chả được nhưng suy diễn trên là vô căn cứ. Dùng từ ngữ sai cũng nhiều, sai mãi thành đúng, nên cũng chả có gì phải kỵ và ghét chữ 'thị' trong tên mình cả.
    Nhân đây lại nhớ chuyện 1 người Nhật gửi hình ảnh chiếc bình gốm cổ VN có dòng chữ ...Bùi thị hý bút. Phần lớn học giả ở Hà Nội trong đó có một giáo sư sử học họ Trần nổi tiếng, dịch là: Ông họ Bùi vẽ chơi. Lại có nhiều học giả lập luận rằng thời phong kiến nhất là ở thế kỷ XV nạn trọng nam khinh nữ vô cùng khắc nghiệt nên phụ nữ không có tên tục mà chỉ có tên hiệu, cũng chẳng ai là phụ nữ mà dám "ký tên" lưu danh mình trên những sản phẩm buôn bán cả. Nhưng sau này đã xác định rằng đó là sản phẩm của bà Bùi thị Hý- một nhà sản xuất, doanh nhân kiêm nhà hàng hải xuất sắc của VN.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Despot thích bài này.
  20. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Nói chân thành thì nguồn thông tin loạn xà ngầu. Chán quá! À. Nhắc đến mới nhớ còn cái nợ thông tin về quốc kỳ. Rõ ràng kiểu thông tin này đa số là do người đời sau gán ghép chứ tuyệt nhiên không hề có căn cứ. So với Trung Hoa thì yếu tố Cái - Nữ - Mẹ trong dân gian hay cung đình đều rất xem trọng. Cái suy diễn thiên vị đó chỉ là do mấy tay nhàn hơi lấy cái danh đẻ trai nối dõi mà ra. Chứ không phải đa số bộ phận dân mình.
    Đức Từ Dũ, Châu Thị Vĩnh Tế??? là những điển hình.
     
    Despot thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này