Thảo luận Vì sao tên con gái thường có chữ Thị?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Despot, 11/11/17.

Moderators: amylee
  1. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Tôi ngày bé các cụ đặt tên là X Văn "Cuối", đến năm 2, 3 tuổi bị ốm (y như hai người anh trước đó, và đã mất vào tầm tuổi đó, đặt tôi là "Cuối" cũng có ý là sau cùng).

    Đã là sau cùng rồi mà lúc đó cũng vẫn lâm vào cảnh như hai người anh nên các cụ nhà tôi sợ hết hồn, đi xem bói nhiều nơi, có một bà đồng nói rằng (tôi không nhớ rõ lời các cụ kể, nhưng đại ý thế này): Nó (chỉ tôi) là con Trời, vợ chồng mày đặt tên vậy thì chẳng mấy mà nó về Trời. Bây giờ phải đặt lại tên là: X Đẹp Đẹp thì nó mới ở lại. Phải về đổi hết cả trên giấy tờ và khi gọi, không được gọi hay dùng tên cũ nữa.

    Lúc đó nguy cấp nên bà ấy bảo sao các cụ nhà tôi về làm y như vậy. Ngày bé tôi ở quê ngoại nên tới giờ vẫn có một số người nhớ tên cũ của tôi, sau lớn về quê nội ở nên giờ ở quê nội không có người biết tên cũ của tôi.

    Không biết có phải do đổi tên mà tôi vẫn còn sống đến giờ, trong khi hai anh trước tôi chỉ sống đến 2, 3 tuổi là mất. Tôi đã kiểm tra chéo nhiều người xem có đúng như các cụ nói không thì quả có thế thật. Hỏi đến bà đồng kia thì các cụ bảo chết lâu rồi, thành ra không có dịp chất vấn vụ tên X Đẹp Đẹp.

    Tôi thì không cho tôi sống được là do đổi tên (hai anh tôi không đổi), đó chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.


    Tên có Thị hay Văn cũng không có sao cả, các cụ sinh mình ra, phải đặt cái tên để gọi, để làm giấy tờ (lúc đó có hỏi thì đố đứa nào mở mồm ra bảo các cụ rằng đặt cho tôi tên Lọ, tên Chai đấy), các cụ ở trong cái thế phải đặt tên, lại không hỏi đứa con được vậy nên các cụ thích tên nào các cụ chơi tên đó, thích có chữ Thị cho con nó ra cái giống cái (khỏi nhầm với giống đực) hoặc không chơi Thị cho nó văn minh thành phố,... Chốt lại là tùy các cụ.

    Sau này lớn lên, chỉ có đứa dở hơi mới đi trách ông bà già, rằng ngày xưa sao đặt tên tôi có Thị, làm giờ tôi muối mặt với chúng bạn. Đấy ông bà xem, tí Hồng có tên đệm là Hoa này, tí Xuyến có tên đệm là Kim này,... biết bao tên hay tên đẹp vậy mà không đặt, lại cứ nhè tên Thị mà cho vào.
    Sinh ra cái loại con đấy thì cũng khó dạy lắm.

    Trong vấn đề tên người thì đừng có kiểu tiên trách kỷ, hậu trách nhân.
    Ở trong địa vị của một người con (tên Nguyễn Thị Mẹt) không có gì là phải trách mình cả (vì tên đó là do các cụ đặt cho, không phải lỗi do Mẹt); cũng không có gì trách các cụ cả (vì tầm nhìn, suy nghĩ, hoàn cảnh lịch sử nó vậy).
    Ngày xưa quê tôi nhiều người còn có tên gọi ở nhà là Cứt nữa đấy, hỏi ra mới biết các cụ đặt vậy cho dễ nuôi và tên xấu nên không sợ ma bắt. Các cụ yêu và lo cho con như vậy đấy.


    Năm 1997 bão Linda vào Nam Việt Nam, sau khi nó tan, trong số những gia đình có người đi biển, có đứa trẻ sinh ra được đặt tên là Hận Biển. Có thể nhiều người chỉ biết tên nó là Biển nhưng lại không biết chữ trước đó là gì.
     
    Despot thích bài này.
  2. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Truyện ma à, có ngay có ngay, thật trăm phần trăm luôn, cũng cây thị luôn. Nhưng chờ chút, chiều hoặc tối nhé, giờ bận mất rồi.
     
    Despot thích bài này.
  3. V/C

    V/C Mầm non

    Tấm cũng chả ác, chỉ ăn miếng trả miếng: “Mày chơi tao, thì tao chọt mày”. Vả lại Tấm đâu phải là “Phật”, ông Bụt cho Tấm sống lại để có cơ hội đòi lại hai chữ: Công bằng và gieo gió thì gặt bão. Thế thôi.
    Còn “Tấm độc ác” xưa nay chẳng ai biết, sau vụ một bài văn của học sinh thì các bậc tri thức mới nhao cả lên: “À, ra thế, mà cũng đúng thế thật”.
    Sau “Bài văn cô Tấm” lại đến “Trí khôn của tao đây” - Toàn tuổi Tin phát hiện ra. Sau này toàn “nói leo” mà thôi.
     
    Despot thích bài này.
  4. V/C

    V/C Mầm non

    Giờ hoa quả đầy ra mới chê Thị, ngày trước ngửi hay ăn Thị đã là hạnh phúc. Con cháu bây giờ vừa mất dạy lại mất gốc: “Có mới nới cũ”.
     
    Despot thích bài này.
  5. NQK

    NQK Lớp 10

    Chả có cái gì là mặc định 'thị' với 'văn' cả. Mấy ông thánh cứ phán nào là chữ tàu với khựa từ xưa. Ai quan tâm tàu với khựa chứ. Tên là bố mẹ đặt cho. Bố mẹ có biết khựa đâu mà so. Nhà nào bố mẹ đặt tên có thị thì là có thị, có văn thì là có văn. Không có thì là không có. Muốn biết tại sao thì hỏi bố mẹ mình chứ nhỉ.

    Nhà tôi có mấy chị gái, người có 'thị' người không có. Người tên bốn chữ, người tên ba chữ. Đó là do bố mẹ tôi đặt.
     
    Despot thích bài này.
  6. Despot

    Despot Lớp 11

    Quan điểm của Bạn không ác, quan điểm của mình là ác vậy thôi :D :D .
    Mình cũng không rành chuyện ai phát hiện ra vì mình không thích đọc báo thời nay lắm, cũng không cần họ phát hiện ra mình mới nói, từ hồi đọc truyện cổ tích (lớp 5 thì phải) mình đã thấy bả ác rồi :D, từ đó đã ghét chữ Thị.

    Xưa nay mình không thích ăn thị, không cần có trái khác mới không thích nó, đó là sở thích cá nhân, không phải tất cả mọi người cho đó là hay thì mình cũng cho đó là hay.
    Mình thích gì thì mình lắng nghe bản thân mình nói, không cần phải nghe người khác nói, họ nói chi mặc xác họ.

    Người dạy không phải ai cũng đủ khả năng dạy, dạy mà bắt người ta cứ theo mình, cãi thầy núi đè thì người đó nên coi lại có đủ khả năng đi dạy người khác hay không :).

    Ba Mẹ nói tất cả không phải là đúng hết, cái gì có lý thì nghe không thì thôi đừng có cái câu: "Tao đẻ mày ra, mày phải nghe tao", với mình người đó chưa được dạy kỹ năng làm cha làm mẹ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/11/17
  7. Despot

    Despot Lớp 11

    Mình hỏi rồi, Ba Mẹ mình nói: "Xưa bày, nay làm" :D :D.
    Nên mình mới đi hỏi coi thời xưa bày sao đó :D
     
  8. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Chính là tiên trách kỷ hậu trách nhân! Em đang nghĩ là bác không hiểu được câu này. Có cần phải trích dẫn từ điển rồi viết một bài dài 5000 từ ra để lý luận vụ này không hè???
    Bản thân ta thành kiến, không có lập trường mà bỏ hoặc giấu đi chữ thị? Rứa thì không trách kỷ rứa trách thằng nào hả bác?
     
    Despot thích bài này.
  9. NQK

    NQK Lớp 10

    :D.

    Mình hỏi bố mẹ thì bố mẹ bảo "thích thì đặt thôi".
     
    Despot thích bài này.
  10. Despot

    Despot Lớp 11

    Nếu Ba Mẹ mình trả lời vậy mình sẽ hỏi tiếp: Tại sao Ba Mẹ lại thích chữ Thị?
    Nếu Ba Mẹ giải thích mình nghĩ mình sẽ có câu hỏi tiếp, hỏi tiếp nên để đối phó với cái tật hay hỏi là Ba Mẹ mình hay nói câu: "Xưa bày, nay làm" -> muốn hỏi thì kiếm mấy người xưa mà hỏi, mà mấy người xưa thì chết từ đời nào rồi nên mình mới hết hỏi.

    Mà mình không bỏ được cái tật đó cho đến tận bây giờ.
    Bạn bè mình cứ hay nói: "Trời ơi tui đau đầu quá, bả hỏi miết, hỏi miết thôi", cơ mà không biết thì mình hỏi câu khác, hỏi người khác :D.
     
  11. Despot

    Despot Lớp 11

    Thấy thương Ba Mẹ mình quá nè, Ba Mẹ mình cũng đâu có dạy mình gì nhiều đâu, lo kiếm tiền rồi tống khứ mình bay cái vèo lăn lông lốc ra ngoài đời để đời nó dạy cho khỏe xác :D :D.
     
    Thu VO thích bài này.
  12. NQK

    NQK Lớp 10

    @Despot đúng là phụ nữ, luôn thích đi tìm câu trả lời cho bằng được, cho dù nhiều lúc câu trả lời mang lại niềm vui mà cũng mang lại nỗi đau. :D.

    Nhưng mà thế mới đáng yêu chứ nhỉ.
     
    Despot thích bài này.
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Ngày xưa người ta đặt tên cho con là có suy nghĩ cẩn thận kỹ càng, nếu không biết thì nhờ những người có học hành đặt cho, đó là tên húy. Lớn lên cha mẹ lại đặt tên 1 lần nữa là tên tự. Rồi tự mình đặt tên là tên hiệu, nhưng thường cũng liên quan đến húy và tự. Khi chết lại có con cái đặt tên cho gọi là thụy hiệu hay tên cúng cơm, người quan to chức lớn thì được vua ban thụy hiệu. Đấy mới chỉ là mấy tên chính, còn nhũ danh, biệt hiệu... nữa.
    Đặt tên ngày xưa hơi giống chọn nick name bây giờ, có mang ý nghĩa nào đó. VD nick của bác Ngọc Sơn chắc lấy ý nghĩa từ câu của Nhan Xúc.
    Bây giờ nhiều người cứ thấy chữ gì hay hay là đặt tên cho con, hỏi ý nghĩa ra sao không trả lời được, chỉ bảo nghe hay hay thì đặt thôi.
    Bây giờ nhiều khi tên ở nhà lại gọi là tên cúng cơm như trong hình sau đây, thật là buồn cười.
    upload_2017-11-13_15-4-58.png
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/11/17
    IronMan and Despot like this.
  14. Despot

    Despot Lớp 11

    Mình đang uống nước mà đọc thấy comment này đúng là sặc nước luôn =)).
    Xong rồi lục lại suy nghĩ coi mấy chục năm qua coi có khi nào tìm câu trả lời mà bị đời quăng lại cho 1 nỗi đau to đùng ná thở đi không nỗi không?
    Có khi nào đời chưa quăng cục nào bự zô mình nên mình vẫn cười hihi vui vẻ đi hỏi cái này cái kia không ta?

    Mà chấp luôn kết quả mang lại nỗi đau đấy, mình nghĩ mình đủ mạnh để đập tan nỗi đau, nếu mình không cho phép thì đời cũng không được phép làm mình đau nhá :D

    P/S: Đừng gọi tui là phụ nữ, cái từ phụ là tui ghét lắm, gọi con gái, đờn bà, đờn ông, cái chi cũng được chớ nghe từ phụ là thấy hổng ưa rầu :D

    @quang3456 : Đọc cúng cơm làm mình nhớ tới chỉ có cúng cơm cho người đã mất hoặc là mấy ngày tết khi mời tổ tiên về là cần cúng cơm ngày 3 bữa. Quê mình zị đó.
     
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đây mới là tên cúng cơm này. Tên này khi cúng cơm sẽ khấn lên.
    upload_2017-11-13_19-23-23.png
     
    Despot thích bài này.
  16. Despot

    Despot Lớp 11

    Mình chỉ nhớ tới cúng cơm thôi còn tên cúng cơm mình cũng không biết xài trong trường hợp nào.
    Vậy tên cúng cơm là tên khấn lên khi cúng cơm cho người đã mất?

    Hình như tục lệ này mình không có biết. Nó có liên quan tới chuyện cúng cơm cho người mới mất không Bạn?
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có nhiều tục lệ bây giờ đã mất rồi. Bạn đọc thêm ở đây sẽ rõ
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    deathshine thích bài này.
  18. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Đó, đó, bạn trích thêm câu của bạn De vào thì mọi thứ sáng như ban ngày luôn.
    Hihi... tôi thuộc dạng "cà rốt" nên các bạn cứ mạnh dạn chỉ bảo nhé.


    Khi gọi ai đó là phụ nữ thì trong tôi không có ý coi họ là phụ đâu, giờ nghe bạn De nói về phụ nữ mà cười quá 3D_423D_42

    Bạn Sơn nhiều chữ xem hộ tôi trong số chữ đó có chữ nào là chính nữ không nhỉ?
    Tình hình là tôi mới chỉ biết có: đàn bà >< đàn ông, con gái >< con trai, nữ giới >< nam giới, còn phụ nữ >< ... (tôi chưa biết).
     
    Despot thích bài này.
  19. Despot

    Despot Lớp 11

    Đấy, hồi xưa mình nghe thầy dạy văn của mình nói chữ phụ nữ bắt nguồn từ Trung Quốc, cái gì mà con người ngồi trong cái nhà, nghe vậy thôi. Mình thì thích ra ngoài bay lượn, chớ ngồi trong nhà hoài mốc meo thì chết!
    Cơ mà mình nói chung là nghe từ phụ nữ là hổng ưa, nghe kiểu như phụ thuộc ấy chớ không biết từ phụ là từ gì ngoài từ phụ thuộc cả mà mình nghe phụ thuộc là thấy không đúng rầu.

    Cớ gì mà phải đi phụ thuộc vô người khác, mình có sức, mình có kỹ năng thì mình tự nuôi sống bản thân mình như những người khác, nếu thế thì phụ thuộc vô cộng đồng giống tất cả mọi người chớ đâu mình đờn bà mới là phụ nữ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/11/17
  20. ceon

    ceon Lớp 1

    Phụ nữ và phụ thuộc trong tiếng Trung không có giống nhau đâu. Phụ nữ trong tiếng Trung được viết là 妇女, còn phụ thuộc được viết là 附属. Trong tiếng Trung, 2 chữ phụ trên tuy cách đọc gần giống nhưng khác xa nhau về nghĩa. Một chữ phụ thì chỉ người đàn bà đã trưởng thành, một chữ phụ đi kèm chữ thuộc thì chỉ việc lệ thuộc. Cộng thêm nó lại 2 chữ Hán Việt nữa nên dựa vào tiếng Trung để phân tích.:)
     
    Despot thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này