Biên khảo Việt Nam và Nhật Bản - Giao lưu Văn hóa - Vĩnh Sính (2001)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi cuoicaisudoi, 28/7/17.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. cuoicaisudoi

    cuoicaisudoi Lớp 12

    Việt Nam Và Nhật Bản Giao Lưu Văn Hóa

    Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa của Giáo sư Vĩnh Sính in lần đầu năm 2001. Tháng 9/2015, cuốn sách được Giải thưởng Sách Hay vinh danh ở hạng mục sách Nghiên cứu.

    Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa được chia làm ba phần:

    Phần 1 gồm những tiểu luận về giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản

    Phần 2 gồm hai công trình dịch thuật và khảo cứu của Vĩnh Sính: 1) An Nam cung dịch kỷ sự của di thần nhà Minh Chu Thuấn Thủy, đến Đại Việt (cụ thể là Đàng Trong) vào thế kỷ XVII và 2) Lối lên miền Oku của thi hào Nhật Bản Matsuo Basho (Tùng Vĩ Ba Tiêu; 1644-1694) - người có công định hình thơ haiku.

    Phần 3 là Phụ lục nguyên bản chữ Hán tập An Nam cung dịch kỷ sự, Di cảo của Bùi Mộng Hùng đọc bản dịch Lối lên miền Oku của Vĩnh Sính và hình ảnh.

    Ở một số nội dung tiểu luận, tác giả nêu bật lên những điểm tương đồng và dị biệt trong cách nhìn, cũng như trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đối với Trung Quốc. Trong trật tự thế giới Đông Á truyền thống Trung Quốc là trung tâm, là thiên triều, coi các nước nằm trên ngoại vi của mình là “man di mọi rợ. “Đối với Trung Quốc, văn hóa Trung Hoa - với trọng điểm là Nho giáo và chữ Hán - là tiêu chuẩn duy nhất để đo lường trình độ văn minh của các nước lân bang”. Nhìn chung, cái nhìn của Trung Quốc đối với Việt Nam và Nhật Bản về cơ bản không có nhiều khác biệt; tuy nhiên, thái độ của Việt Nam và Nhật Bản đối với Trung Quốc có những khác biệt lớn: 1) Thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc: Đề kháng xâm lăng quân sự và chấp nhận khuôn mẫu văn hóa. Nằm sát với Trung Quốc, lịch sử dựng nước và giữ nước qua nhiều đời tóm gọn trong hai phương án: a) triệt để chống trả mọi xâm lăng quân sự, nhưng đồng thời b) chấp nhận và tiếp thu các khuôn mẫu văn hóa của Trung Quốc. Chấp nhận “bất tốn Trung Quốc, bất dị Trung Quốc” (không thua Trung Quốc, không khác Trung Quốc) chứ không chịu bị Trung Quốc cai trị. Việt Nam chấp nhận và đứng trong khuôn khổ của văn hóa Trung Hoa. 2) Nhật Bản ở ngoài trật tự thế giới Trung Hoa với thái độ kính nể hoặc phủ nhận văn hóa Trung Hoa. Tiếp thu văn hóa là một lẽ nhưng ý thức dân tộc của người Nhật giúp họ có hướng đi riêng, Nhật Bản không chịu áp lực quân sự của Trung Quốc nên cũng không bị ràng buộc bởi thể chế triều cống với Trung Quốc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/1/22
  2. Bilbone

    Bilbone Mầm non

    Bạn ơi, cấp quyền truy cập cho mình với :-(
     
  3. cuoicaisudoi

    cuoicaisudoi Lớp 12

    Done
     
    Bilbone thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này