VHNN Khác Viễn vọng - Patrick Deville

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi Trúc Quỳnh Đặng, 14/6/19.

  1. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    VIỄN VỌNG
    Tác giả: Patrick Deville
    Đoàn Cầm Thi (dịch) và viết Lời Bạt
    Phát hành: Nhã Nam
    Nhà xuất bản: NXB Trẻ 11/2013

    [​IMG]
    —★—
    GIỚI THIỆU
    Tại một thành phố biển, nhà điểu học Körberg đi tìm dấu vết mối tình đầu xưa cũ với nữ ca sĩ bạc mệnh Stella. Jyl, đứa con gái nhỏ nàng để lại, giờ đã thành một Lolita xinh đẹp. Nhưng cha thật của Jyl là ai ? Körberg mở cuộc điều tra về cô bé, bên cạnh chàng gia sư Skoltz mê cờ vây, toán học và các trò cá ngựa.

    Có thể viết một cuốn tiểu thuyết trong đó các nhân vật luôn ở sát gần nhau, rình rập nhòm ngó nhau, nhưng không bao giờ gặp nhau và không hề biết là họ tham dự vào cùng một câu chuyện ? Viễn vọng là câu trả lời tài hoa của Patrick Deville.

    In năm 1988 tại nhà xuất bản danh tiếng Minuit và được dịch ra hơn mười ngoại ngữ, Viễn vọng là thành công đầu của Patrick Deville.

    Nhận định
    “Ngông cuồng và thung dung, Patrick Deville đưa vật lý lượng tử vào truyện tiểu thuyết Pháp, như Faulkner đã từng đưa bi kịch vào trinh thám Mỹ.” - Vincent Landel (Magazine littéraire, tháng mười 1988)
    —★—
    [VCTVEGROUP]
    SCAN: @Nhantinh, @V/C
    PDF & OCR & GÓI GHÉM: @Trúc Quỳnh Đặng
    SOÁT LỖI:
    @bongsungbmt, @Trúc Quỳnh Đặng
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 18/4/21
    quan286, QuangHai, Soledad11 and 33 others like this.
  2. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    P/S: Ngắn, khó đọc, nhưng cảm và thấu rồi thì lại thấy rất, rất, rất hay (ho) :D Ngay cả cái cấu trúc bố cục của nó đã là một cái gì đó rất đặc biệt rồi, "Gồm 3 phần 8 chương được xếp như sau: 1 (1.2.3), 2 (4.5.6), 3 (7.8), nó gợi đến quy tắc bộ tám (Octet) trong hóa học phân tử." Nếu cảm thấy khó hiểu thì có thể (và nhớ là) nên đọc cả phần Lời Bạt của dịch giả ở cuối truyện thật kỹ để nắm và hiểu rõ tác phẩm mang phong cách tiểu thuyết viết kiểu mới này của Văn Học Pháp hiện đại, nhé!

    Chúc mọi người có những phút giây đọc sách vui vẻ và thư giãn, thoải mái nhé! ^.^
     
  3. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Tặng mọi người một review lâu lắc của mình về cuốn này (có hơi spoiler tí, nhưng chắc không ảnh hưởng lắm):

    Mình không có nhiều điều để nói về cuốn sách này, bởi lẽ lời bạt của dịch giả đã nói lên hết ý nghĩa của cuốn sách. Dĩ nhiên là, mình có hơi hối hận một tí (một tí thôi) vì đọc lời bạt liền sau khi kết thúc, nên có thể những gì mình viết có chịu ảnh hưởng tí của nó. Tuy nhiên mình sẽ cố gắng viết đúng cảm nhận của bản thân. ^^
    Trở lại với cuốn sách, Viễn vọng khá mỏng, đọc một lèo là hết, nhưng mình đã phải ngắt quãng nó thành nhiều đợt. Khi thì trong giờ học đường lối, tư tưởng, khi thì chờ phòng học mở cửa :))) . Nói thế để bạn có thể thông cảm cho những thiếu sót trong quá trình review của mình. ^^ Sau này, mình nhận ra, sở dĩ không thể đọc một lèo như bao cuốn khác bởi mạch truyện nó khá khó nắm bắt. Có quá nhiều góc nhìn ở đây, và đúng như dịch giả đã viết, chính những góc nhìn đặc biệt ấy chính là nghệ thuật nổi bật của cuốn sách. Dĩ nhiên là bạn chẳng cần quan tâm cái quái gì đang diễn ra, nghệ thuật ra sao. Ừ, mình cũng là một người đọc ‘a-ma-tơ’ mà.

    Thế ngoài cái nghệ thuật rất-ư-quái-gở ấy, cuốn sách mỏng này có gì?

    Nhà điểu học Korberg tìm lại dấu vết của mối tình đầu Stella (yểu mệnh) thông qua việc quan sát đứa con gái Jyl. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của chàng gia sư thông thạo mọi thứ trên đời Skoltz. Họ cùng ở chung bên một bờ biển nào đó, dõi theo nhau, nhưng chưa từng gặp nhau. Cá nhân mình không xem đây là một tiểu thuyết hình sự, trinh thám hay đại loại kiểu giả trinh thám, mình xem nó như một câu chuyện dưới những góc nhìn khác nhau, với trục thời gian cách nhau một thế hệ.

    Ở cái cách Korberg nhìn Jyl qua chiếc kính viễn vọng, bằng đôi mắt của một người cả đời quan sát chim chóc, mình tin ông ấy nhìn thấy hình ảnh của chính Stella năm xưa. Và ở cậu gia sư mê toán học, cờ vây và đua ngựa kia, ắt hẳn phảng phất hình ảnh của ông ở quá khứ. Korberg thì lại xuất hiện trong suy nghĩ của Jyl, thông qua lời kể của Anton-Mokhtar (người đã nuôi Jyl) như một kẻ đã quyến rũ mẹ mình, và mang mọi điềm xui xẻo tới cho mẹ cô.

    Có lẽ, câu chuyện ở thế hệ sau đã có một bước ngoặt mới, khi cậu gia sư kia nhận được bức thư từ người tình cũ. Và câu chuyện chấm dứt. Một cái kết khá ư hụt hẫng, và dĩ nhiên là, có rất nhiều câu hỏi đã được tác giả bỏ ngỏ. Cũng như bao cuốn tiểu thuyết khác, mình chẳng lao tâm khổ tứ tìm hiểu điều gì thực sự đã xảy ra. Mình tin, bản thân câu chuyện, bằng cách này hay cách khác, thấm thấu vào lòng người đọc một cách tự nhiên nhất.
    Viễn vọng gợi lên cho mình truyện ngắn Trong rừng trúc của Akutagawa Ryunosuke, và phim Rashōmon . Dưới những góc nhìn khác nhau, một câu chuyện mới được hình thành. Và biết đâu được, câu chuyện của mỗi người cũng được thành hình theo cách đó.
     

Chia sẻ trang này