Tùy bút Việt Nam Danh Tác: Hà Nội Băm Sáu Phố Phường - Thạch Lam

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi nguyenthanh-cuibap, 5/8/16.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    Việt Nam Danh Tác: Hà Nội Băm Sáu Phố Phường
    Tác giả: Thạch Lam
    Công ty phát hành Nhã Nam
    Nhà xuất bản Hội Nhà Văn
    Ngày xuất bản 05-2014
    Nguồn: Ebookvie
    [​IMG]
    • Giới thiệu:
    Văn học Việt Nam thời xưa có nhiều tác phẩm có giá trị to lớn về mặt nhân văn và nghệ thuật, đã được công nhận và chứng thực qua thời gian. Bộ sách Việt Nam danh tác bao gồm loạt tác phẩm đi cùng năm tháng như: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Việc làng (Ngô Tất Tố), Gió đầu mùa, Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam), Miếng ngon Hà Nội (Vũ Bằng), Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân). Hy vọng bộ sách sau khi tái bản sẽ giúp đông đảo tầng lớp độc giả thêm hiểu, tự hào và nâng niu kho tàng văn học nước nhà.
    Trích đoạn
    “Có ai buổi trưa vắng hay buổi đêm khuya, đi qua các nhà cô đào, và các chị em thanh lâu, thấy họ ăn cái quà ấy một cách chăm chú và tha thiết đến đâu không? Nước ốc chua làm nhăn các nét mặt tàn phấn và mệt lả, miếng ớt cay làm xoa xuýt những cặp môi héo hắt, và khiến đôi khi rỏ những giọt lệ thật thà hơn cả những giọt lệ tình. Cô hàng ốc có một cái dụng cụ, một đầu là búa, một đầu là dùi nhọn. Một cái gõ nhẹ, và một cái trở tay, là con ốc nguyên cả ruột đã gọn gàng rơi mình vào bát nước. Cô thoăn thoắt rút ốc không kịp, trông thấy người ta ăn ngon lành, chính cô cũng sinh thèm.”
    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 24/9/16
  2. chumeo_di_hia

    chumeo_di_hia Lớp 3

    Sách rất hay, nhưng bìa của bác chủ thread bị khuyết chỗ mép dưới, em đã tải về và sửa lại bìa ạ.
     
  3. Thanchet92

    Thanchet92 Mầm non

    Bộ Việt Nam Danh Tác này có full ebook chưa nhỉ ?
     
  4. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bạn có biết bộ này NXB in gồm những cuốn nào không, chứ không ai biết được full hay chưa.

    Hồi trước tôi có làm một cuốn được in trong bộ này là Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
     
    teacher.anh thích bài này.
  5. chumeo_di_hia

    chumeo_di_hia Lớp 3

    Có bác nào biết sao có sách viết là 36 phố phường, có sách viết là "băm sáu phố phường" ạ?
     
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Do nhà xuất bản biên tập lại chứ sao nữa.
    Tôi có quyển "Giòng nước ngược" của Tú Mỡ, bây giờ toàn viết là "Dòng nước ngược"
    Truyện mà Nam Cao đặt tên là Cái lò gạch cũ, Vũ Bằng đổi là Đôi lứa xứng đôi, còn bây giờ toàn gọi là Chí Phèo.
    @chumeo_di_hia mà dạy văn chắc sẽ đặt những câu hỏi cắc cớ cho HS như cô giáo giảng bài trên TV vừa rồi.

    [​IMG]
     
    huyhanam1995 and chumeo_di_hia like this.
  7. chumeo_di_hia

    chumeo_di_hia Lớp 3

    Vậy tên gốc của truyện là "băm sáu phố phường" chứ ko phải 36 phố phường? nghe "Băm sáu" rõ ràng hay hơn 36, nó gợi được sự cổ xửa của các dãy phố cổ.

    Em tưởng Cái lò gạch cũ là tên ban đầu, sau Nam Cao mới đặt lại là Chí Phèo?
     
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chắc mấy ông biên tập lại thấy 36 hay hơn, nghe 'băm sáu' nó nôm na quá chăng?
    Cụ ND đặt tên tác phẩm là Đoạn trường tân thanh nhưng mà sau người ta cứ gọi là truyện Kiều thì cụ vẫn phải chịu chứ sao.
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  9. chumeo_di_hia

    chumeo_di_hia Lớp 3

    Đúng là Người chết rồi thì ko lên tiếng được. Người đời sau nhét chữ vào mồm cụ thì cụ cũng phải chịu. Giống như bài thơ câu cá, có lẽ cụ chỉ tả cảnh thôi, đời sau bảo là do cụ thương phận nước thì cũng phải chịu.
     
    gaumisa thích bài này.
  10. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Các bản in xưa là băm sáu, do vậy có lẽ bản gốc là băm sáu.

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Lan Giao and chumeo_di_hia like this.
  11. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Hồi xưa thì nói là băm tức là ba mươi ấy mà. Hàng băm là tuổi đã hơn 30, những tuổi có số 3 ở đầu :D
    Từ hàng băm này trong Nam vẫn xài.
    Vd như trong nội dung thì viết lại thành số được, chứ ai lại biên tập cả cái tiêu đề tác phẩm, cũng như có ai sửa lại tên khai sinh vì nó sai chính tả đâu?
     
    gaumisa and chumeo_di_hia like this.
  12. chumeo_di_hia

    chumeo_di_hia Lớp 3

    Giờ em mới nhớ ra thỉnh thoảng trên tv có nói "đã ngoài tuổi băm", thì có nghĩa là đã ngoài tuổi 30.
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Khi bạn nói "băm" là đã theo ngữ âm TQ (phối âm với 'tam' - 'sám'...)
    Khi bạn nói "ba" là theo ngữ âm Mon-Khmer (tiếng Khmer là "bây")
    Cũng như vậy "bốn" là từ tiếng Khmer "buôn" còn "tư" là từ tiếng TQ "tứ".
    Vì sao chúng ta nói "thứ tư" mà không nói "thứ bốn"?
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nếu cả “bốn” và “tứ - tư” đều là từ tiếng nước ngoài thì từ thuần Việt đâu bác? Bác đừng nói em là trước khi biết hai từ đó tiếng Việt chưa có khái niệm số 4 nha, :D
    Vì chỉ khi nhập khái niệm ta mới nhập từ, ví dụ midan, pitong chẳng hạn.
    Chứ nếu khái niệm số 4 đã có trong tiếng Việt trước khi biết các từ chỉ số 4 trong tiếng khác thì tiếng Việt phải có từ thuần Việt chỉ số 4.
    Bác lại đừng nói với em là Tàu đã xoá sổ từ chỉ số 4 trong tiếng Việt nha :D
     
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thật khó hiểu khi 3 bằng “bây”, bốn bằng “buôn” trong khi 2 lại không bằng “bi”. Bác giải thích giúp em cái sao mình lại mượn từ 3 trở đi mà lại tự có 1 và 2, hay trước đó mình mới chỉ biết đếm tới 2 rồi thì biết được “bây” và “buôn” nhỉ? :D
     
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tiếng Việt là sự tích hợp 2 ngữ hệ lớn Việt Mường Chứt và Môn Khmer ngoài ra còn các ngữ hệ khác như Tày Thái, Hán... Riêng ngữ hệ Hán cũng rất phức tạp với các phát âm của nhiều địa phương và nhiều thời kỳ khác nhau.
    VD như từ chỉ số 2, âm Hán Việt là "nhị", âm phổ thông là "pi", "pì" (chính là "bi" trong tiếng Khmer) nhưng trong ngôn ngữ nói lại dùng 1 âm khác, âm Hán Việt là "á", âm phổ thông là "yà". Trong truyện Hồng lâu mộng, Tương Vân gọi Bảo Ngọc là "á ca" nhưng vì nói ngọng thành "ái ca" và bị mọi người trêu là gọi "anh yêu". Chính âm này sang tiếng Việt thành "hai"- như chúng ta biết 'h' trong nhiều trường hợp là một âm gió.
    Con đường biến đổi của ngữ âm nhiều khi rất phức tạp. VD trong tiếng Khmer "muôi" là 1 nhưng sang tiếng Việt lại thành "mười". Còn "một" lại là phối âm của "muôi" và "nhất".
    Trong tiếng Khmer thì từ 30 trở đi hoàn toàn là âm Hán, phải chăng hồi đó họ chỉ biết đếm đến 20?
    30: Sam sấp - tam thập
    40: Se sấp - tứ thập
    50: Ha sấp - ngũ thập
    60: Hốc sấp - lục thập
    70: Chet sấp - thất thập
    80: Pết sấp - bát thập
    90: Cau sấp - cửu thập
    Còn 10 trong tiếng Khmer là "đốp" nghe đâu cũng là 1 từ ngoại lai nghĩa là gấp đôi lên, phải chăng họ không biết đếm đến 10 mà phải dùng từ nước ngoài?
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/4/20
    gaumisa thích bài này.
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Người ta dùng tiếng nước ngoài, hay tiếng địa phương khác vì nhiều lý do: để cho trang trọng, để cho vui, vì quen miệng... chứ chẳng phải chỉ vì nơi họ không có tiếng riêng chỉ sự vật ấy. Chuyện này có nhiều người giải thích rồi.
    VD trước kia ở HN viết là 'cửa hàng ăn uống' nhưng bây giờ đều gọi là 'quán nhậu'. Đi ra quán phở gọi 1 tô xí quách, thế tại sao không bảo cho tôi 1 tô xương bỏ đi.
     
    gaumisa thích bài này.
  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    À ý bác là tiếng Việt vốn chỉ là người Việt mượn từ hai thứ tiếng khác pha trộn lại để nói. Em thấy khó hiểu một chỗ là dân Việt có DNA cổ hơn 2 dân kia vậy thì trước khi có 2 dân kia mình nói bằng gì nhỉ?
     
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đây này bạn. Đây không phải là 2 thứ tiếng khác nhé.
     
    minhnghenhac thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này