Viết sách là để buộc phải học thêm

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Foli, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    Viết sách là để buộc phải học thêm


    Trước khi mất, Nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê đã để lại cho đời trên một trăm đầu sách và mấy chục tập bản thảo còn buộc ngay ngắn trên bàn.
    Cái tên "Hiến Lê" mà ông nội của Nhà văn đặt cho có nghĩa là: đứa trẻ này mai sau lớn lên có nghĩa vụ phải dâng hiến cho đời những trái ngọt.

    "Chấp hành chỉ thị" ấy, lớn lên Nguyễn Hiến Lê không mê gì bằng mê sách.
    Có một mối quan hệ tương hỗ: Vì mê sách, muốn đọc, muốn hiểu sách đến nơi đến chốn, ông phải viết sách. Và để có thể viết sách, ông lại phải đọc sách, đọc hết sách này đến sách khác, để sắp xếp lại theo cách hiểu mới của mình (trên cơ sở sự phát triển của xã hội).

    Nguyễn Hiến Lê có hai chữ "phải": Muốn đọc sách “phải” ghi chép lại, phải viết sách; muốn viết lại buộc “phải” đọc.

    Trong quá trình Đọc - Viết - Đọc - Viết... ấy, có một cái “phải” thứ ba xuất hiện, đó là "phải" hiểu cho đúng và viết cho đúng.

    Chính cái yêu cầu "phải" thứ ba này là động lực buộc Nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê phải làm việc nghiêm túc.

    Theo Nguyễn Hiến Lê, tính lười thì ai cũng có thể có. Nhưng để khắc phục nó, mỗi người đều phải đặt cho mình những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch ngắn hạn được thể hiện qua thời gian biểu hằng ngày. Còn kế hoạch dài hạn là phải đem đến cho đời cái gì tốt đẹp nhất (như những trái lê ngọt lành).

    Mỗi ngày, Nguyễn Hiến Lê buộc mình phải làm việc theo thời gian biểu như sau:

    Sáng:

    - 6 giờ 30: Thức giấc.
    - 7 giờ: ăn sáng.
    - Từ 7giờ 15 đến 9 giờ: Đọc sách.
    - Từ 9 giờ đến 11 giờ: Viết sách.
    - 11 giờ: Ăn trưa, nghỉ ngơi.

    Chiều:

    - 13g30: Thức giấc.
    - Từ 13g30 đến 15 giờ: Đọc sách.
    - Từ 15 giờ đến 17g30: Viết sách.
    - Từ 17g30: Tắm rửa, nghỉ ngơi, ăn tối.

    Tối:

    - Vừa nghỉ ngơi vừa đọc sách tới 22g.
    - Từ 22 giờ đến 6g30 hôm sau: Ngủ.

    Mỗi ngày, Nguyễn Hiến Lê quyết tâm thực hiện cho đủ 6 tiếng đọc sách, 6 tiếng viết sách, và tối thiểu phải có sản phẩm một trang tác giả (320 từ).

    Nguyễn Hiến Lê có lối sống ít ham muốn. Đọc sách, theo ông, nếu không đem đến cho người khác niềm vui, thì, ít nhất cũng không làm hại ai.

    Ông luôn nói: Nếu tôi không tranh giành với ai thì cũng chẳng sợ có ai tranh giành với mình.

    Đọc sách và viết sách là công việc cần được khuyến
    khích đối với tất cả mọi người.


    Hoàng Sơn Cường
    (Sau những trang sách; NXB. Văn Hoá Thông Tin; 2004; trang 147)


    Posted by tovanhung
     
    vu thien vu and Fish like this.
  2. Foli

    Foli Lớp 11

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2"] Nguyên văn của Hoàng Sơn Cường Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nguyễn Hiến Lê có hai chữ "phải": Muốn đọc sách “phải” ghi chép lại, phải viết sách; muốn viết lại buộc “phải” đọc.

    Trong quá trình Đọc - Viết - Đọc - Viết... ấy, có một cái “phải” thứ ba xuất hiện, đó là "phải" hiểu cho đúng và viết cho đúng.

    Chính cái yêu cầu "phải" thứ ba này là động lực buộc Nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê phải làm việc nghiêm túc.

    [/TD]
    [/TABLE]

    Nghe tác giả Hoàng Sơn Cường giải thích về ba chữ phải ở học giả Nguyễn Hiến Lê, tự nhiên Thiên Nga lại nghĩ đến chữ phải thứ tư của ông. Đó là không chỉ viết đúng mà còn phải viết cho rõ ràng và dễ hiểu. Đây là điều mà TN thấy tâm đắc nhất khi đọc sách của cụ. TN nghĩ đó cũng là một trong những điểm chính yếu mà có nhiều người yêu kính và thích đọc sách của Nguyễn Hiến Lê.

    TN rất thích thú khi đọc câu chuyện nằm trong chú thích ở trang 22, tập 1 - Triết học - Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê do Nguyễn Q. Thắng (NQT) biên soạn và giới thiệu:

    "Nhân đây xin nhắc lại một giai thoại vui có thật 100%. Nhớ như hồi năm 1991 NXB Văn học đề nghị xuất bản bộ Kinh dịch, đạo của người quân tử của ông Nguyễn. NXB nhờ cụ Nguyễn Xuân Tảo - một nhà Hán học có Tây học - biên tập bộ sách này. Khi biên tập xong, cụ Tảo bảo tôi (tôi là NQT, vì NQT thay mặt tác giả làm việc với biên tập và NXB):

    - Viết Kinh dịch như ông Lê thì không nên viết.

    Tôi hơi phật ý hỏi lại cụ Tảo, cụ bảo "Phải viết tối om om như các tác giả khác, độc giả đọc không hiểu được mới in được nhiều. Đằng này ông Lê viết sáng sủa quá, in một lần là hết in nữa!" Tôi và cụ Tảo cùng cười vì cách đánh giá khoa học, khách quan và chân tình này".


    Rõ ràng là "cái phải thứ tư'' là viết cho sáng sủa, cho dễ hiểu có mối tương quan chặt chẽ với "cái phải thứ ba - là hiểu cho đúng, hiểu sâu, hiểu cặn kẽ... ". Bởi vì cũng có trường hợp viết sách mà trong đó có những đoạn, chính bản thân người viết cũng không biết họ viết gì. [​IMG]

    Thật lòng, TN chưa đọc hết những bài viết về học giả Nguyễn Hiến Lê trên TVE, nên không biêt suy nghĩ trên của TN có trùng với bài viết của ai không? Nếu có thì kính nhờ bác tovanhung xóa giúp suy nghĩ này vì TN chỉ có thể chỉnh sửa nội dung mình viết thôi, chứ không thể xóa hẳn bài.

    Kính chào và chúc sức khỏe tất cả mọi người.

    Posted by thienngavu
     
    Fish thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này