LS-Thế giới Võ Kinh Thất Thư

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi alonekiller, 2/5/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    [​IMG]
    Bộ Võ Kinh Thất Thư gồm có 7 cuốn :
    1/ Tôn Tử Binh Pháp của Tôn Võ
    2/ Ngô Tử Binh Pháp của Ngô Khởi
    3/ Tư Mã Binh Pháp của Nhương Tư
    4/ Uất Liễu Tử Binh Pháp của Uất Liễu
    5/ Lục Thao của Khương Thượng
    6/ Tam Lược của Huỳnh Thạch Công
    7/ Đường Thái Tông – Lý Vệ Công vấn đối của Lý Tịnh
    Bộ Võ Kinh Thất Thư là kết tinh nghệ thuật điều binh, khiển tướng, là tinh hoa của võ học qua những kinh nghiệm chiến tranh mà ngày nay vẫn còn nhắc đến. Để giới thiệu những bộ vỏ kinh lừng danh nầy, người viết ghi lại một vài tư tưởng bất hủ để quý độc giả tường lãm trước khi đọc những bộ võ kinh như trên.

    Vào thế kỷ 11 đời nhà Tống, vua Tống Thần Tông đã cho ra lệnh tập hợp bộ Vũ kinh thất thư vào năm 1080, bắt đầu từ đó bảy tác phẩm này được đưa vào hầu hết các bộ bách khoa thư về quân sự. Đây là các tài liệu kinh điển mà quan võ Trung Quốc thời phong kiến phải nghiên cứu bên cạnh các tác phẩm Nho giáo. Trong cuộc Nội chiến Trung Quốc, các Đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nghiên cứu những tài liệu này, Vũ kinh thất thư còn được nhiều học giả quân sự của châu Âu và Hoa Kỳ tìm hiểu.

    Võ kinh thất thư, được tập hợp thành sách vào thời Bắc Tống, gồm 25 quyển và được lựa chọn từ hơn 340 bộ binh thư cổ đại đang được lưu truyền tại thời kỳ đó. Đây là một tổng tập về binh pháp quan phương của triều đình Bắc Tống, và cũng là bộ sách giáo khoa quân sự đầu tiên của Trung Quốc thời cổ. Triều đình Bắc Tống biên soạn và ban hành nhằm phục vụ cho nhu cầu quân sự và quốc phòng đương thời. Sau thời Tống Nhân Tông, vào năm Hy Ninh thứ 5 (1072), Tống Thần Tông đã lập lại "Võ học" (trường học quân sự), Võ kinh thất thư đã trở thành giáo trình của trường học này. Vào niên hiệu Nguyên Phong thứ 3 (1080), Tống Thần Tông ra lệnh cho quan Tư nghiệp Quốc tử giám (trường học cao cấp nhất thời bấy giờ) là Chu Phục tiến hành tổ chức thu thập, hiệu đính, xuất bản bảy cuốn binh thư trên. Bác sĩ võ học Hà Khứ Phi cũng tham gia vào công trình này. Công việc hiệu đính được tiến hành trong 3 năm, đến mùa đông năm Nguyên Phong thứ 6 (1083) mới hoàn tất các công tác chuẩn bị in ấn. Sau khi được ban hành, nó đã trở thành giáo trình cơ bản được sử dụng trong các trường học quân sự và trong thi tuyển võ cử (võ cử: người trúng tuyển trong các kỳ thi võ khoa) từ đời Tống trở về sau. Triều Nam Tống quy định, các học trò trong trường học quân sự (Võ học) đều phải học tập binh pháp. Hoàng đế khai quốc triều Minh là Chu Nguyên Chương từng ra lệnh cho bộ Binh khắc in Võ kinh thất thư phân phát cho các quan lại liên quan, các tướng lĩnh cao cấp và con cháu của họ.

    Tuy các tác phẩm thuộc Vũ kinh thất thư là không thay đổi kể từ đời Tống nhưng nội dung của từng tác phẩm lại được biên soạn và bổ sung theo thời gian, ví dụ vào năm 1972 với việc người ta tìm ra bộ thẻ tre Ngân Tước sơn, Tôn Tử binh pháp đã được bổ sung thêm 5 chương mới trước đó chưa từng được biết tới.

    Sau khi Võ kinh thất thư ban hành, đã thu hút được sự chú ý của đông đảo dân chúng, bởi vậy, các nhà bình chú cũng đua nhau xuất hiện, trước sau đã xuất hiện đến vài chục bản chú thích. Bản dịch sớm nhất còn lưu truyền đến ngày nay là Võ kinh thất thư giảng nghĩa của Thi Tử Mỹ đời nhà Tống, mang ý nghĩa khởi đầy cho các nhà chú giải đời sau. Bản Võ kinh thất thư trực giải của Lưu Dần đời nhà Minh do chú sớ tường tận, dẫn chứng xác đáng, nên được người đời sau xem trọng nhất. Ngoài ra còn có Võ kinh khai tông của Hoàng Hiến Thần, Võ kinh thất thư lối giải của Chu Đường đời nhà Thanh, Võ kinh thất thư toàn giải của Đinh Hồng Chương cũng thuộc đời nhà Thanh. Những cuốn sách chú giải này đã có tác dụng tích cực trong việc nghiên cứu và học tập Võ kinh thất thư

    Võ kinh thất thư giảng nghĩa của Thi Tử Mỹ đời Tống đã coi bảy tác phẩm binh thư là một chỉnh thể để tiến hành chú thích một cách thống nhất. Các bản chú thích xuất hiện sau đó đều học tập theo mô thức này. Bản chú giải của Thi Tử Mỹ vừa có kiến giải riêng của tác giả, lại viện dẫn rất nhiều sử, truyện làm luận chứng, nội dung phong phú, rất giàu sức thuyết phục. Trong những tác phẩm chú giải xuất hiện sau, nổi bật nhất là Võ kinh thất thư trực giải của Lưu Dần. Bản chú giải này dễ hiểu, ngôn từ giản dị nhưng ý tứ sâu sắc, kết hợp giữa chú thích từ ngữ và giải thích nghĩa lý, đôi chỗ dùng thực tế lịch sử làm dẫn chứng tham khảo, đây chính là bản chú giải xuất sắc nhất. Phong trào chú giải Võ kinh thất thư rất thịnh hành trong giới học giả, du sĩ đời Minh, Thanh, nhưng rất ít sáng kiến, đều không vượt qua được Võ kinh thất thư trực giải.

    Link (pdf scan): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    luuhuan, ai0ia, sky_tiger and 14 others like this.
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Ông nào làm bìa cuốn này nhìn chán quá. Thay vì tìm hình Tôn Tử hay Khương Tử Nha gì đó cho nó oai, lại đi lấy hình Lữ Bố tìm Trương Phi đòi ngựa và Lưu Bị ra xin lỗi...:lmao:
     
  3. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Trước có 'thập nhị binh thư' - 12, giờ có 'thất' - 7 binh thư...cute_smiley20
     
    Thai232 thích bài này.
  4. Văn.Cường

    Văn.Cường Banned

    He he...
     
  5. tiendungtmv

    tiendungtmv Lớp 5

    Bộ thập nhị binh thư bao gồm cả 7 cuốn trong "võ kinh thất thư", thêm 2 cuốn binh thư của Việt Nam (Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo và hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ) và binh pháp của Khổng Minh...
     
  6. hut_mit

    hut_mit Lớp 3

    không có Gia cát vũ hầu binh pháp nhỉ :D
     
  7. tiendungtmv

    tiendungtmv Lớp 5

    Trong thập nhị binh thư có 2 tác phẩm được coi là của Gia Cát Lượng, mặc dù nhiều học giả nghi ngờ là trước tác của người đời sau.
    Đó là: BINH PHÁP KHỔNG MINH
    và TƯỚNG UYỂN NGŨ THẬP THIÊN.
     

    Các file đính kèm:

    ai0ia, horungcn, haist and 1 other person like this.
  8. tiendungtmv

    tiendungtmv Lớp 5

    THẬP NHỊ BINH THƯ

    1. LỤC THAO

    2. TAM LƯỢC

    Hai bộ này tương truyền là do Khương Tử Nha (được người Trung Quốc gọi là thuỷ tổ mưu lược gia) biên soạn.


    3. TƯ MÃ BINH PHÁP

    Tác giả là Tư Mã (chức quan chỉ huy quân đội) Điền Nhương Thư (có chép trong Sử ký của Tư Mã Thiên).


    4. TÔN TỬ BINH PHÁP

    Tác giả là Tôn Vũ.


    5. NGÔ TỬ BINH PHÁP

    Tác giả là Ngô Khởi


    6. UẤT LIỄU TỬ BINH PHÁP

    Hay UÝ LIÊU TỬ BINH PHÁP. Tác giả tương truyền là Uý Liêu từng hiến mưu lược cho Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc.


    7. TỐ THƯ HOÀNG THẠCH CÔNG

    Bộ này tương truyền là do Hoàng Thạch Công soạn và trao cho Trương Lương giúp xây dựng nhà Hán 400 năm.


    8. BINH PHÁP KHỔNG MINH

    9. TƯỚNG UYỂN

    Hai bộ này do Khổng Minh biên soạn.


    10. ĐƯỜNG THÁI TÔNG LÝ VỆ CÔNG VẤN ĐỐI

    Do Lý Tĩnh, một danh tướng đời Đường biên soạn.


    Các nhà nghiên cứu cho ràng chỉ có 4 bộ: TƯ MÃ BINH PHÁP, TÔN TỬ BINH PHÁP, NGÔ TỬ BINH PHÁP, ĐƯỜNG THÁI TÔNG LÝ VỆ CÔNG VẤN ĐỐI có thể coi là đáng tin cậy vì tác giả của 4 bộ đều là các danh tướng, đã có cống hiến về mặt quân sự giúp cho các vị vua xưng vương, xưng bá. Các bộ còn lại đều do người sau nguỵ tạo.



    11. BINH THƯ YẾU LƯỢC

    Tác giả là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn


    12. HỔ TRƯỚNG KHU CƠ

    Tác giả là Lộc Khê hầu Đào Duy từ.

    Hai bộ cuối là binh pháp “made in Viet Nam” tuy nhiên, bộ Binh Thư Yếu lược do người đời sau nguỵ tạo khá nhiều, chắc không phải bản gốc do Trần Quốc Tuấn soạn.

    Bộ Võ kinh thất thư là 7 bộ binh pháp nổi tiếng nhất của Trung Quốc, đó là bộ Lục Thao, Tam Lược, Tôn Tử, Ngô tử, Tư Mã, Uất Liễu Tử binh pháp và cuối cùng là Đường Thái Tông Lý Vệ công vấn đối.


    Bạn nào muốn tìm hiểu về các bộ này thì tôi gửi kèm theo đây.
     

    Các file đính kèm:

    luuhuan, ai0ia, sky_tiger and 8 others like this.
  9. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

  10. hellospace88

    hellospace88 Lớp 5

    Tuyệt vời, thanks bác Khicon và các bạn đã có công sưu tầm nhiều lắm.
     
  11. HHK410

    HHK410 Mầm non

    Bác nào có "Võ Kinh Thất Thư" bản mobi hoặc prc cho em xin, tks !
     
    swordman thích bài này.
  12. nghiabros

    nghiabros Mầm non

    Bác tìm được chưa ạ? Cho em xin với ^^
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này