Tuổi hoa Vượt Côn Đảo - Phùng Quán

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi p2p12411, 1/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. p2p12411

    p2p12411 Lớp 8

    [​IMG]

    Tác giả: Phùng Quán
    Nhà xuất bản: NXB Lao Động

    Vượt Côn Đảo là tác phẩm đầu tay của nhà văn Việt Nam Phùng Quán, viết về ý chí kiên cường bất khuất của những con người bình thường và lớn lao trong cuộc chiến vì tương lai đất nước trên một mảnh đất thân yêu của Tổ Quốc - Côn Đảo, người vừa được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
    ..Phùng Quán không chỉ viết văn, mà chính Phùng Quán đã muốn vượt ngục cùng với cha mình và bè bạn. Phùng Quán không đứng tách mình ra ca ngợi những người anh hùng thất trận, Phùng Quán đã và đang tự sự. Tác phẩm Vượt Côn Đảo thành một nén hương của cõi lòng Phùng Quán khấn cha và khấn các chiến sĩ của đất nước!

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (prc)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (pdf)

    Nguồn: TVE; Người lập bài: hanhdb và haitn_12 (link prc). Link pdf của: Fm38
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/10/13
  2. p2p12411

    p2p12411 Lớp 8

    Anh hùng ca “Vượt Côn Đảo”
    và con người Phùng Quán

    CHÂU DIÊN


    Nếu không nhầm, thì đòn tấn công mở đầu vào tác phẩm Vượt Côn Đảo của Phùng Quán không từ các nhà phê bình chuyên nghiệp, mà từ bài báo in năm 1955 của một cậu giáo dạy Văn. Cậu giáo này sau thành nhà nghiên cứu Tâm lý học giáo dục, và còn thành nhiều thứ “nhà” khác nữa, trong đó có một “thứ” cực kỳ khủng khiếp, ông trở thành đại diện của Việt Nam trong khá nhiều tổ chức Giáo dục quốc tế. Sức nặng của bài báo phê bình văn học duy nhất trong đời ông không ở lập luận, mà ở chỗ, nhân danh một tập thể giáo viên và học sinh một trường lớn, đông hàng nghìn người, nó phản kháng, nó phê phán tác phẩm của Phùng Quán có nội dung phiêu lưu, anh hùng cá nhân, rồi nó kết luận đó là một tác phẩm độc hại vì không có tính tư tưởng cao.

    Kể từ bài báo (tạm coi là) đầu tiên đánh vào Vượt Côn Đảo cho tới nay đã năm mươi năm. Năm mươi năm… của một dân tộc với những đổi thay hào hùng và lắm khi cũng khó hiểu! Hào hùng thì ai cũng rõ rồi. Còn khó hiểu tới đâu, thì chỉ cần nếm một thìa “đổi thay” nho nhỏ này là đủ: cái sự nghiệp Giáo dục có phần công lao của ông giáo nổi tiếng một cách tăm tối bi đát kia – mượn tạm cách biểu đạt tristement célèbre của người Pháp – bây giờ đang đứng trước một phong trào chính thống nghe thật lạ tai, nói không với tiêu cực. Còn nhớ, nhà thơ châm biếm Thợ Rèn khi được khen và khi tự tổng kết cuộc đời sáng tạo, đã từng nói đại ý rằng, “châm ai thì châm, tôi không bao giờ nỡ châm những con người vô cùng trong sáng ở hai ngành Công an và Giáo dục”. Lý ra thì bác Thợ Rèn nên thêm ngành Y tế nữa, với những lương y như từ mẫu!

    Hôm nay đây viết về tác phẩm Vượt Côn Đảo, có lẽ nên nói ngay một lần và nói ngay từ đầu: cả thế giới này xuống xuống lên lên, đổi thay thay đổi, chỉ riêng Phùng Quán là cố định một chỗ, không thay đổi chút gì. Tiểu luận này sẽ chỉ nói về một điều bất biến đó qua Vượt Côn Đảo.


    – 1 –


    Khi Phùng Quán bắt tay viết Vượt Côn Đảo, đất nước yêu dấu của anh vừa trải qua ba việc lớn. Việc lớn thứ nhất là chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng, bộ đội ta tiến quân trở về giữa mùa hoa nở... Việc lớn thứ hai là đại thắng tại Geneva đem lại Hoà bình và triển vọng sau hai năm tổ quốc ta chắc là sẽ thống nhất, từ mục Nam quan tới mũi Cà Mau, trời ta chỉ một trên đầu, đất nước liền một dải... Còn việc lớn thứ ba, ít người bây giờ muốn nhắc lại, không ít người thực lòng hiểu nhầm hoặc cố ý hiểu nhầm nó, nhưng với một chút bình tâm trung thực là đủ thấy việc lớn thứ ba đó là sự thay đổi sâu xa trong nhận thức của con người. Một sự thay đổi căn bản – có nhiều khi như là một đảo lộn – cả trong tâm hồn lẫn trong lý trí những con người từng chỉ có hai bàn tay trắng hò reo mà giành lấy chính quyền cách mạng những ngày tháng Tám 1945, rồi cũng những người ấy lại lầm lũi một cuộc trường chinh suốt chín năm bắt đầu từ ngày 19-12-1946.

    Có được những thay đổi to tát trong nhận thức của lớp người như Phùng Quán, ấy là do họ thành tâm tiếp thu những nội dung chỉnh huấn vào giai đoạn chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước đó, họ ra đi chiến đấu vì những động cơ “cách mạng” mơ hồ, nay họ được trang bị “quan điểm dân tộc“, “quan điểm nhân dân”, “quan điểm giai cấp”, “quan điểm lao động”, “quan điểm quần chúng”. Trước đây họ chỉ biết sống chung trong một đơn vị chiến đấu, nay họ có nhận thức mới về “tính tập thể”, một tình cảm đồng đội trong một tình yêu nhân dân và giai cấp mà không tình cảm muôn thuở nào sánh nổi. Chỉnh huấn giúp họ thực lòng tin tưởng vào tập thể, tin vào sự chân thành của những con người cùng giai cấp, cùng chiến hào. Trong cái tập thể mênh mông, họ có cái nhóm ba người sống chết với nhau không khác anh em ruột thịt, cùng chiến đấu và cùng tu dưỡng trong những buổi sinh hoạt chính trị công khai hoặc những buổi chiều “tâm giao” còn hơn là của những cặp tình nhân, đó là những phương tiện cụ thể thực hiện cái tình đoàn kết chiến đấu mới mẻ đó.

    Một thay đổi nữa cần thấy ở lớp người như Phùng Quán: trong những cuộc chỉnh huấn giữa những năm 1950, ấy là không chỉ học về những tình yêu bao la, họ còn được học về lòng căm thù. Lòng căm thù như một nghệ thuật biết ghét, chứ không chỉ là cái thứ căm thù hời hợt, còn thiếu hẳn một nhận thức sâu xa, căm thù vì dân tộc, căm thù vì nhân dân và căm thù vì giai cấp (cần lao) chứ không vì một mối thù riêng tư. Vì thế mà họ có lòng căm thù theo chủ đích: đế quốc, thực dân, địa chủ phong kiến. Những bài học căm thù tiến hành đầy kỹ thuật tâm lý học qua những hình thức kể nghèo kể khổ, đủ sức “phát động” sự căm thù ở ngay cả những con người dửng dưng nhất. Chưa hết, họ còn có cả sự tự phê bình để biết căm thù cả những thói hư tật xấu nằm trong chính con người mình, rồi nhờ sự “phân tích” của những người hiểu biết hơn (trình độ chính trị cao hơn) nên càng thấy mỗi khuyết điểm, mỗi điều còn xấu xa trong từng con người, sẽ thành vũ khí nối dài bàn tay tội ác của đế quốc và phong kiến, mỗi khuyết điểm của ta đều gián tiếp hoặc trực tiếp làm hại cho cách mạng.

    Dựa trên lòng yêu và lòng căm thù “đúng đắn”, những bài học chỉnh huấn giúp cho những người như Phùng Quán mở rộng tầm “tứ hải giai huynh đệ”. Nhờ đó mà yêu Liên Xô và Trung Quốc cùng nhân dân các “nước dân chủ mới” như yêu người anh em thật. Cũng không nên quên cái không khí văn hoá mới lạ thổi từ đất nước ta đi ra và từ thế giới bè bạn thổi vào đất nước ta khi ấy. Từ bên trong là những lời và nhịp hào hứng đây Von-ga đây Dương Tử đây Sông Lô đây sóng căm hờn vút cao sóng lấp lánh vàng sao… Phim ư? Bộ phim hay nhất không có giải Oscar, mà là phim được quần chúng xem phim căm phẫn bắn thẳng vào kẻ thù trên màn hình có tên cụ thể là Hoàng Thế Nhân đang nhăn nhở trước cô gái sau rồi sẽ lưu lạc trong rừng thành cô gái tóc trắng. Câu chuyện người anh hùng Liên Xô được một anh chiến sĩ kể vào ngày Tết cho bạn tù trong Vượt Côn Đảo đúng là truyện ngắn vẫn được coi là người thật việc thật của nhà văn lớn Boris Polevoi. Còn người anh hùng phi công Meresseiev cũng thành quân ta tự bao giờ!

    “Ta” còn độ lượng thương cả những lính da đen đang bắn giết hãm hiếp cướp bóc ngay trên đất nước mình, thương vì họ cùng ta có chung kẻ thù, thương họ chưa giác ngộ nên vẫn mê muội trong vòng thao túng của quân thù tầm cỡ toàn cầu (nói theo ngôn từ hôm nay cho dễ hiểu). Vì thế mà càng yêu hơn biết bao nhiêu những anh em ta Issara, Issarak đang có mặt thực thụ hoặc ít ra cũng cảm thấy sự có mặt của những chiến sĩ Miên-Lào đó đâu đây ngay trong chiến hào với chúng ta…

    Phùng Quán đã đến với nhận thức mới vào cái thời con người thì trong sáng và xã hội thì hoàn toàn thiếu thông tin khiến niềm tin như thể hoàn toàn mang tính tôn giáo. Khi đó không ai có thể biết rằng Lưu Thiếu Kỳ dám nói hỗn chê Hồ Chí Minh là “tay hữu khuynh” (1), một họ Lưu cúc cung tận tuỵ với “bác Mao” đến thế, mà rồi cũng chết còng queo trong tù không mảnh quần che thân trước con mắt những Vệ Binh Đỏ do Mao lập ra; cũng chưa ai nghĩ và có biết cũng chẳng dám tin rằng có thể có một Chu Ân Lai đích thân ép Phạm Văn Đồng “đặt bút ký Hiệp nghị Geneva trong nước mắt” (2).

    Nếu không nhận ra được tâm trạng chân thành tuyệt đối của những nhà văn hoá như Trần Dần và Phùng Quán, ta sẽ không sao hiểu được toàn bộ tác phẩm Vượt Côn Đảo cũng như tác phẩm anh em của nó thời đó là Người người lớp lớp.

    Côn Đảo từ lâu đã là một “địa ngục trần gian”. Không ai dám nói ngược lại, báng bổ vong linh những người đã đổ máu ở đảo này mà phải tội! Ta kính cẩn tin vào chuyện đó, không cần lý lẽ nhiều lời, và sau này lại còn có cả những tư liệu thực chứng cho thấy niềm tin của ta không sai (3). Đến những năm 1950, cuộc sống ở hòn đảo đó càng khủng khiếp. Hơn hai trăm tù binh bị giặc bắt từ khắp các chiến trường đã bị đưa về giam trên hòn đảo “địa ngục trần gian” này. Cái gì đã đoàn kết họ lại, cái gì đã phả sức chiến đấu vào những bắp thịt bị hành hạ đến héo mòn, cái gì khiến họ yêu thương nhau hơn cả anh em ruột thịt? Những chuyện kể của những người sống sót khỏi chốn địa ngục đó mà Phùng Quán gặp và ghi được tại nơi trao đổi tù binh sau Hiệp nghị Geneva 1954, toàn bộ cái mãnh liệt tinh thần của họ và ngay cả toàn bộ cái mong manh thân xác họ mang được từ địa ngục trở về đã làm nên một Phùng Quán của Côn Đảo, đã nhào nặn một Phùng Quán nữa cho Côn Đảo, và sự cộng hưởng tài tình và ân tình nơi Phùng Quán đã tổ chức lại được một cuộc vượt Côn Đảo khác, có thể ít thật hơn hoặc còn rất xa mới gần được sự thật, nhưng lại thiêng liêng vô cùng và được lưu giữ đến mãi mãi, một chuyến vượt ngục bất thành nhưng là cả một hình hài nằm trong cuốn sách mỏng chưa đến 200 trang!

    Vượt Côn Đảo cần được nhìn nhận như đó chính là con người Phùng Quán; chính là Phùng Quán đã tham gia cuộc “vượt Côn Đảo”, cũng như Người người lớp lớp cần phải được nhìn nhận như đó chính là con người Trần Dần. Hai nhà thơ, hai cõi lòng chân thành, hai con người thật sự trong trắng, hai miếng đất màu để tự họ biến thành hai tác giả tạo ra hai tác phẩm suy cho cùng thì không “hiện thực” lắm, hoặc không hiện thực một cách nghiêm nhặt, nhưng là hai tác phẩm có đủ khuyết tật của mọi tác phẩm nghệ thuật thực thụ.

    Nhiều chục năm sau khi in Vượt Côn Đảo, trải biết bao thăng trầm, độc giả mới được hé lộ Phùng Quán có ngừoi cha đẻ tên là Phùng Văn Nguyện, học sinh trường Quốc học Huế, tham gia bãi khoá, bị bắt giam… rồi lại tiếp tục hoạt động và bị mật thám Pháp bắt giam, đánh đập tra tấn cho đến chết ở nhà lao Đà Nẵng. Phùng Quán gần suốt đời giữ riêng mấy điều ấy cho mình, nay ta biết thì cũng đủ lý giải cho ta vì sao vào năm 1954, trong cuộc trao đổi tù binh, trong số biết bao nhiêu nhà văn có mặt ở đó, chỉ riêng Phùng Quán lao vào mảng “đề tài” tù binh Côn Đảo. Ta hoàn toàn tin rằng đã có một Phùng Quán nhập thân vào cha mình và các đồng chí của cha mình trong bất kỳ một nhà lao nào khác song thảy đều giống hệt cái địa ngục trần gian Côn Đảo. Ta thấy rõ Phùng Quán không chỉ viết văn, mà chính Phùng Quán đã muốn vượt ngục cùng với cha mình và bè bạn. Phùng Quán không đứng tách mình ra ca ngợi những người anh hùng thất trận, Phùng Quán đã và đang tự sự. Tác phẩm Vượt Côn Đảo thành một nén hương của cõi lòng Phùng Quán khấn cha và khấn các chiến sĩ của đất nước!
     
  3. p2p12411

    p2p12411 Lớp 8

    [​IMG] vượt côn đảo - phùng quán
    [HR][/HR] Tác phẩm đầu tiên của cụ Quán trên văn đàn.
    Tác giả: Phùng Quán
    Nhà xuất bản Thuận Hóa - 1987
    Người thực hiện: Crawling0805 vnmilitary.net
    Vượt Côn Đảo, Tiểu thuyết, 1955 - Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007. mk 50 năm mới được trao cái giải thưởng ất ơ [​IMG](.
    ..Phùng Quán không chỉ viết văn, mà chính Phùng Quán đã muốn vượt ngục cùng với cha mình và bè bạn. Phùng Quán không đứng tách mình ra ca ngợi những người anh hùng thất trận, Phùng Quán đã và đang tự sự. Tác phẩm Vượt Côn Đảo thành một nén hương của cõi lòng Phùng Quán khấn cha và khấn các chiến sĩ của đất nước!


    Anh hùng ca “Vượt Côn Đảo”
    và con người Phùng Quán

    CHÂU DIÊN


    Nếu không nhầm, thì đòn tấn công mở đầu vào tác phẩm Vượt Côn Đảo của Phùng Quán không từ các nhà phê bình chuyên nghiệp, mà từ bài báo in năm 1955 của một cậu giáo dạy Văn. Cậu giáo này sau thành nhà nghiên cứu Tâm lý học giáo dục, và còn thành nhiều thứ “nhà” khác nữa, trong đó có một “thứ” cực kỳ khủng khiếp, ông trở thành đại diện của Việt Nam trong khá nhiều tổ chức Giáo dục quốc tế. Sức nặng của bài báo phê bình văn học duy nhất trong đời ông không ở lập luận, mà ở chỗ, nhân danh một tập thể giáo viên và học sinh một trường lớn, đông hàng nghìn người, nó phản kháng, nó phê phán tác phẩm của Phùng Quán có nội dung phiêu lưu, anh hùng cá nhân, rồi nó kết luận đó là một tác phẩm độc hại vì không có tính tư tưởng cao.

    Kể từ bài báo (tạm coi là) đầu tiên đánh vào Vượt Côn Đảo cho tới nay đã năm mươi năm. Năm mươi năm… của một dân tộc với những đổi thay hào hùng và lắm khi cũng khó hiểu! Hào hùng thì ai cũng rõ rồi. Còn khó hiểu tới đâu, thì chỉ cần nếm một thìa “đổi thay” nho nhỏ này là đủ: cái sự nghiệp Giáo dục có phần công lao của ông giáo nổi tiếng một cách tăm tối bi đát kia – mượn tạm cách biểu đạt tristement célèbre của người Pháp – bây giờ đang đứng trước một phong trào chính thống nghe thật lạ tai, nói không với tiêu cực. Còn nhớ, nhà thơ châm biếm Thợ Rèn khi được khen và khi tự tổng kết cuộc đời sáng tạo, đã từng nói đại ý rằng, “châm ai thì châm, tôi không bao giờ nỡ châm những con người vô cùng trong sáng ở hai ngành Công an và Giáo dục”. Lý ra thì bác Thợ Rèn nên thêm ngành Y tế nữa, với những lương y như từ mẫu!

    Hôm nay đây viết về tác phẩm Vượt Côn Đảo, có lẽ nên nói ngay một lần và nói ngay từ đầu: cả thế giới này xuống xuống lên lên, đổi thay thay đổi, chỉ riêng Phùng Quán là cố định một chỗ, không thay đổi chút gì. Tiểu luận này sẽ chỉ nói về một điều bất biến đó qua Vượt Côn Đảo.


    – 1 –


    Khi Phùng Quán bắt tay viết Vượt Côn Đảo, đất nước yêu dấu của anh vừa trải qua ba việc lớn. Việc lớn thứ nhất là chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng, bộ đội ta tiến quân trở về giữa mùa hoa nở... Việc lớn thứ hai là đại thắng tại Geneva đem lại Hoà bình và triển vọng sau hai năm tổ quốc ta chắc là sẽ thống nhất, từ mục Nam quan tới mũi Cà Mau, trời ta chỉ một trên đầu, đất nước liền một dải... Còn việc lớn thứ ba, ít người bây giờ muốn nhắc lại, không ít người thực lòng hiểu nhầm hoặc cố ý hiểu nhầm nó, nhưng với một chút bình tâm trung thực là đủ thấy việc lớn thứ ba đó là sự thay đổi sâu xa trong nhận thức của con người. Một sự thay đổi căn bản – có nhiều khi như là một đảo lộn – cả trong tâm hồn lẫn trong lý trí những con người từng chỉ có hai bàn tay trắng hò reo mà giành lấy chính quyền cách mạng những ngày tháng Tám 1945, rồi cũng những người ấy lại lầm lũi một cuộc trường chinh suốt chín năm bắt đầu từ ngày 19-12-1946.

    Có được những thay đổi to tát trong nhận thức của lớp người như Phùng Quán, ấy là do họ thành tâm tiếp thu những nội dung chỉnh huấn vào giai đoạn chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước đó, họ ra đi chiến đấu vì những động cơ “cách mạng” mơ hồ, nay họ được trang bị “quan điểm dân tộc“, “quan điểm nhân dân”, “quan điểm giai cấp”, “quan điểm lao động”, “quan điểm quần chúng”. Trước đây họ chỉ biết sống chung trong một đơn vị chiến đấu, nay họ có nhận thức mới về “tính tập thể”, một tình cảm đồng đội trong một tình yêu nhân dân và giai cấp mà không tình cảm muôn thuở nào sánh nổi. Chỉnh huấn giúp họ thực lòng tin tưởng vào tập thể, tin vào sự chân thành của những con người cùng giai cấp, cùng chiến hào. Trong cái tập thể mênh mông, họ có cái nhóm ba người sống chết với nhau không khác anh em ruột thịt, cùng chiến đấu và cùng tu dưỡng trong những buổi sinh hoạt chính trị công khai hoặc những buổi chiều “tâm giao” còn hơn là của những cặp tình nhân, đó là những phương tiện cụ thể thực hiện cái tình đoàn kết chiến đấu mới mẻ đó.

    Một thay đổi nữa cần thấy ở lớp người như Phùng Quán: trong những cuộc chỉnh huấn giữa những năm 1950, ấy là không chỉ học về những tình yêu bao la, họ còn được học về lòng căm thù. Lòng căm thù như một nghệ thuật biết ghét, chứ không chỉ là cái thứ căm thù hời hợt, còn thiếu hẳn một nhận thức sâu xa, căm thù vì dân tộc, căm thù vì nhân dân và căm thù vì giai cấp (cần lao) chứ không vì một mối thù riêng tư. Vì thế mà họ có lòng căm thù theo chủ đích: đế quốc, thực dân, địa chủ phong kiến. Những bài học căm thù tiến hành đầy kỹ thuật tâm lý học qua những hình thức kể nghèo kể khổ, đủ sức “phát động” sự căm thù ở ngay cả những con người dửng dưng nhất. Chưa hết, họ còn có cả sự tự phê bình để biết căm thù cả những thói hư tật xấu nằm trong chính con người mình, rồi nhờ sự “phân tích” của những người hiểu biết hơn (trình độ chính trị cao hơn) nên càng thấy mỗi khuyết điểm, mỗi điều còn xấu xa trong từng con người, sẽ thành vũ khí nối dài bàn tay tội ác của đế quốc và phong kiến, mỗi khuyết điểm của ta đều gián tiếp hoặc trực tiếp làm hại cho cách mạng.

    Dựa trên lòng yêu và lòng căm thù “đúng đắn”, những bài học chỉnh huấn giúp cho những người như Phùng Quán mở rộng tầm “tứ hải giai huynh đệ”. Nhờ đó mà yêu Liên Xô và Trung Quốc cùng nhân dân các “nước dân chủ mới” như yêu người anh em thật. Cũng không nên quên cái không khí văn hoá mới lạ thổi từ đất nước ta đi ra và từ thế giới bè bạn thổi vào đất nước ta khi ấy. Từ bên trong là những lời và nhịp hào hứng đây Von-ga đây Dương Tử đây Sông Lô đây sóng căm hờn vút cao sóng lấp lánh vàng sao… Phim ư? Bộ phim hay nhất không có giải Oscar, mà là phim được quần chúng xem phim căm phẫn bắn thẳng vào kẻ thù trên màn hình có tên cụ thể là Hoàng Thế Nhân đang nhăn nhở trước cô gái sau rồi sẽ lưu lạc trong rừng thành cô gái tóc trắng. Câu chuyện người anh hùng Liên Xô được một anh chiến sĩ kể vào ngày Tết cho bạn tù trong Vượt Côn Đảo đúng là truyện ngắn vẫn được coi là người thật việc thật của nhà văn lớn Boris Polevoi. Còn người anh hùng phi công Meresseiev cũng thành quân ta tự bao giờ!

    “Ta” còn độ lượng thương cả những lính da đen đang bắn giết hãm hiếp cướp bóc ngay trên đất nước mình, thương vì họ cùng ta có chung kẻ thù, thương họ chưa giác ngộ nên vẫn mê muội trong vòng thao túng của quân thù tầm cỡ toàn cầu (nói theo ngôn từ hôm nay cho dễ hiểu). Vì thế mà càng yêu hơn biết bao nhiêu những anh em ta Issara, Issarak đang có mặt thực thụ hoặc ít ra cũng cảm thấy sự có mặt của những chiến sĩ Miên-Lào đó đâu đây ngay trong chiến hào với chúng ta…

    Phùng Quán đã đến với nhận thức mới vào cái thời con người thì trong sáng và xã hội thì hoàn toàn thiếu thông tin khiến niềm tin như thể hoàn toàn mang tính tôn giáo. Khi đó không ai có thể biết rằng Lưu Thiếu Kỳ dám nói hỗn chê Hồ Chí Minh là “tay hữu khuynh” (1), một họ Lưu cúc cung tận tuỵ với “bác Mao” đến thế, mà rồi cũng chết còng queo trong tù không mảnh quần che thân trước con mắt những Vệ Binh Đỏ do Mao lập ra; cũng chưa ai nghĩ và có biết cũng chẳng dám tin rằng có thể có một Chu Ân Lai đích thân ép Phạm Văn Đồng “đặt bút ký Hiệp nghị Geneva trong nước mắt” (2).

    Nếu không nhận ra được tâm trạng chân thành tuyệt đối của những nhà văn hoá như Trần Dần và Phùng Quán, ta sẽ không sao hiểu được toàn bộ tác phẩm Vượt Côn Đảo cũng như tác phẩm anh em của nó thời đó là Người người lớp lớp.

    Côn Đảo từ lâu đã là một “địa ngục trần gian”. Không ai dám nói ngược lại, báng bổ vong linh những người đã đổ máu ở đảo này mà phải tội! Ta kính cẩn tin vào chuyện đó, không cần lý lẽ nhiều lời, và sau này lại còn có cả những tư liệu thực chứng cho thấy niềm tin của ta không sai (3). Đến những năm 1950, cuộc sống ở hòn đảo đó càng khủng khiếp. Hơn hai trăm tù binh bị giặc bắt từ khắp các chiến trường đã bị đưa về giam trên hòn đảo “địa ngục trần gian” này. Cái gì đã đoàn kết họ lại, cái gì đã phả sức chiến đấu vào những bắp thịt bị hành hạ đến héo mòn, cái gì khiến họ yêu thương nhau hơn cả anh em ruột thịt? Những chuyện kể của những người sống sót khỏi chốn địa ngục đó mà Phùng Quán gặp và ghi được tại nơi trao đổi tù binh sau Hiệp nghị Geneva 1954, toàn bộ cái mãnh liệt tinh thần của họ và ngay cả toàn bộ cái mong manh thân xác họ mang được từ địa ngục trở về đã làm nên một Phùng Quán của Côn Đảo, đã nhào nặn một Phùng Quán nữa cho Côn Đảo, và sự cộng hưởng tài tình và ân tình nơi Phùng Quán đã tổ chức lại được một cuộc vượt Côn Đảo khác, có thể ít thật hơn hoặc còn rất xa mới gần được sự thật, nhưng lại thiêng liêng vô cùng và được lưu giữ đến mãi mãi, một chuyến vượt ngục bất thành nhưng là cả một hình hài nằm trong cuốn sách mỏng chưa đến 200 trang!

    Vượt Côn Đảo cần được nhìn nhận như đó chính là con người Phùng Quán; chính là Phùng Quán đã tham gia cuộc “vượt Côn Đảo”, cũng như Người người lớp lớp cần phải được nhìn nhận như đó chính là con người Trần Dần. Hai nhà thơ, hai cõi lòng chân thành, hai con người thật sự trong trắng, hai miếng đất màu để tự họ biến thành hai tác giả tạo ra hai tác phẩm suy cho cùng thì không “hiện thực” lắm, hoặc không hiện thực một cách nghiêm nhặt, nhưng là hai tác phẩm có đủ khuyết tật của mọi tác phẩm nghệ thuật thực thụ.

    Nhiều chục năm sau khi in Vượt Côn Đảo, trải biết bao thăng trầm, độc giả mới được hé lộ Phùng Quán có ngừoi cha đẻ tên là Phùng Văn Nguyện, học sinh trường Quốc học Huế, tham gia bãi khoá, bị bắt giam… rồi lại tiếp tục hoạt động và bị mật thám Pháp bắt giam, đánh đập tra tấn cho đến chết ở nhà lao Đà Nẵng. Phùng Quán gần suốt đời giữ riêng mấy điều ấy cho mình, nay ta biết thì cũng đủ lý giải cho ta vì sao vào năm 1954, trong cuộc trao đổi tù binh, trong số biết bao nhiêu nhà văn có mặt ở đó, chỉ riêng Phùng Quán lao vào mảng “đề tài” tù binh Côn Đảo. Ta hoàn toàn tin rằng đã có một Phùng Quán nhập thân vào cha mình và các đồng chí của cha mình trong bất kỳ một nhà lao nào khác song thảy đều giống hệt cái địa ngục trần gian Côn Đảo. Ta thấy rõ Phùng Quán không chỉ viết văn, mà chính Phùng Quán đã muốn vượt ngục cùng với cha mình và bè bạn. Phùng Quán không đứng tách mình ra ca ngợi những người anh hùng thất trận, Phùng Quán đã và đang tự sự. Tác phẩm Vượt Côn Đảo thành một nén hương của cõi lòng Phùng Quán khấn cha và khấn các chiến sĩ của đất nước!


    – 2 –


    Vượt Côn Đảo là một bản anh hùng ca. Phùng Quán đã gặp ở nơi trao đổi tù binh tại Sầm Sơn những con người hai lần vượt ngục thất bại. Phùng Quán không chỉ ghi chép những lời kể của họ, anh còn nghiền ngẫm những tâm tư kia. Và anh không làm công việc như một cán bộ tuyên huấn bình thường, anh tạo lại cho bản anh hùng ca đó một dáng dấp tiểu thuyết. Trong bài thơ dài bằng văn xuôi này, có những nhân vật để ta nhớ mãi, mặc dù nhân vật nào cũng chỉ được phác hoạ khá nhanh chứ chưa thành những miêu tả tỉ mỉ của cây tiểu thuyết nhà nghề. Lần giở tập tiểu thuyết gọn nhẹ này, ta gặp những tình huống đủ khiến ta hồi hộp, và không hề có một chút gì là “anh hùng cá nhân”, là “phiêu lưu chủ nghĩa”… Phải trong sáng lắm để có thể hiểu nổi cái hào hùng của một cảnh “phiêu lưu” như thế này:


    … Nước thấm qua lần vải ri rỉ chảy vào thuyền, ngang mắt cá, lút bàn chân. Chiếc thuyền này làm trước tiên, đã năm tháng liền dưới hầm, vải bị mục, sơn rã ra. Anh em lấy nón, lon đồ hộp tát tới tấp.

    Lão Học đổ nước ngọt xuống bể, lấy thùng tát nước. Mạn thuyền nước ép cong cong như một quãng đê sẵp vỡ. Một vài chỗ bục ra, nước trào vào thành một vòi dài…

    Anh Cả bảo:

    – Thuyền nặng quá, ném tất cả vũ khí xuống bể!

    Bằng từ từ thả khẩu tôm-sông xuống nước, ngồi ngẩn ra một giây như người mất hồn. Sức người đuối dần, nước vẫn nhiều.

    Mặt trời đi dần về phía chân trời. Nắng đổi sang màu vàng nhạt.

    Với tình hình này, một tiếng đồng hồ nữa sẽ chết hết. Không thể ôm nhau mà nhìn thần chết đến cướp cùng một lúc. Giờ phút này phải đòi hỏi sự hy sinh. Anh Cả hội ý với Du và cuối cùng quyết định.

    – Cần năm đồng chí hy sinh để cho thuyền nhẹ bớt.

    Mười đồng chí giơ tay cùng một lúc. Trong đó có Bằng, Chức, lão Học.

    Anh Cả nhìn mười đồng chí một lượt, ngồi lặng đi một phút. [ . . . ] Anh.nghĩ đến Bằng và Vịnh ngây thơ như hai đứa bé, nhường nhau manh áo rách, hẹn nhau cùng nhập Quyết tử quân, chiến đấu cho độc lập, thống nhất của đất nước, về quê ăn trái sầu riêng, vú sữa…

    Tất cả nghiến chặt răng lại, cố nuốt nỗi đau đớn đang trào lên chèn ngang cổ.

    Anh Cả tuyên bố:

    – Đồng chí Chức trước phạm khuyết điểm, đoàn thể đã đình chỉ sinh hoạt. Hôm nay tôi thay mặt Đảo uỷ tuyên bố để đồng chí được trở lại sinh hoạt.

    Chức nghẹn ngào:

    – Cám ơn đồng chí, cám ơn chi bộ, tôi chết không ân hận gì nữa.

    Anh Cả nói tiếp:

    – Đồng chí Bằng chiến sĩ chủ lực, lúc nào cũng tỏ ra anh dũng tận tuỵ. Tôi thaỵ mặt Đảo uỷ kết nạp đồng chí vào Đảng. Bắt đầu từ giờ phút này, đồng chí Bằng chính thức là một đảng viên Đảng Lao động Việt Nam.

    Nước mắt sung sướng tràn lên gò má 18 tuổi của Bằng.

    Lão Học xin có ý kiến, giòng trầm trầm bình tĩnh:

    – Thưa đồng chí, tôi già rồi, có về cũng không còn làm được việc cho Tổ quốc, cho Đảng bao nhiêu. Tôi xin thay một đồng chí còn trẻ ở lại phục vụ nhân dân.

    Đôi mắt lão nhìn anh Cả thiết tha khẩn khoản, mái tóc cằn cỗi lưa thưa bạc của lão bay bay trong gió. Tất cả lòng hy sinh khảng khái toả sáng trên khuôn mặt héo hon. Sóng bể đổ lên từng đợt hung dữ như thử thách những người con dũng cảm của Tổ quốc. Không thể chậm trễ thêm một phút nào nữa, anh Cả cắn chặt vành môi bật máu, cố hết sức nhưng giọng nói vẫn run run:

    – Tôi đồng ý để đồng chí Học hy sinh thay đồng chí Chức.

    Năm người lần lượt xuống bể. Bằng xuống đầu tiên:

    Bằng quay lại nói với Du:

    – Thôi em đi đây, anh được gặp chị Thơm, anh bảo em gửi lời thăm, em là em ruột của anh chị. Anh bảo Vịnh: em không thể về quê chơi với Vịnh được nữa…


    Một đoạn văn làm ta nhớ đến Kinh Kha trước khi sang Tần. Nhưng nói như thế sách vở quá, không xứng với Phùng Quán. Nhà thơ này không bao giờ dừng lại với văn chương sách vở. Lẩm nhẩm những lời chú Bằng nói với anh Du, ta tưởng như nghe tiếng nói giọng Huế nhẹ nhàng của chính Phùng Quán. Những lời lẽ đủ sức cho người đọc của tất cả các bên chiến tuyến ngồi lại cùng nhau, mong sao đất nước và nhân loại sẽ không bao giờ còn phải ném con đẻ của mình xuống dòng nước bạc như thế nữa.


    – 3 –


    Nói đến nhà thơ Phùng Quán nhân tác phẩm Tuổi thơ dữ dội, Nguyễn Khắc Viện thích nhắc nhớ tới Gavroche của Victor Hugo. Thực ra, nếu nhìn chưa kỹ, ta sẽ thấy một sự tương đồng bề ngoài giữa Phùng Quán với Gavroche, song nếu nhìn vào sâu xa bên trong, ta phải thấy sự giống nhau rất lớn giữa hai nhà thơ, một Phùng Quán và một người đã sinh ra Gavroche. Phải nhấn mạnh điều này nữa, rằng Phùng Quán không phải là người được tiếp cận sớm với Victor Hugo, nên nếu có chỗ nào giống nhau giữa hai nhà thơ sống cách nhau hơn trăm năm ấy, thì đó là do Trời phú chứ không do Phùng Quán được học hành.

    Victor Hugo thích được nói đến thời đại với những nét hào hùng


    Thế kỷ ấy dài những hai năm!
    Rôma văn vật thế chỗ cho Sparta võ công
    (V. Hugo - Lá thu)


    Ta biết rõ ta từ đâu tới,
    Cho dù ta chẳng biết rồi sẽ về đâu.
    (V. Hugo - Lá thu)


    Thì đây, Phùng Quán nào có chịu thua:


    Nếu tôi chết, xin các đồng chí đừng đưa tôi đi đâu hết cả
    Hãy chôn tôi nơi chính tôi đã ngã!
    Nếu mộ tôi là vị trí tốt để đánh mìn
    Xin các đồng chí đừng do dự gì hết cả
    Hãy đào mộ tôi lên!
    Quăng hài cốt tôi đi!
    Và thay vào đó cho tôi một trăm cân thuốc nổ!


    Những lời thơ này của Victor Hugo nào có khác gì chuyện Bản hùng ca bị mối xông và mười bảy bộ hài cốt do Phùng Quán kể:


    Một trăm nghìn người, nát tan vì đại bác và đạn ghém,
    Một trăm nghìn người ngã xuống chiến trường,
    Ngã xuống vì đất nước…
    Một trăm nghìn binh sĩ, anh hùng chứ đâu phải nạn nhân
    Chết trong cuồng phong sự kiện sáng ngần
    Nơi cất cánh Thần Tự do trắng trong và kiêu hãnh…

    (V. Hugo - Lộng gió tâm hồn)


    Và như để đáp lại, đây là thơ Phùng Quán:


    Đất nước ta đâu chừng ấy nghĩa trang!
    Đâu chừng ấy nấm mồ liệt sĩ!
    Hãy đi từ Ải Nam Quan
    Thẳng đến tận hàng dương Côn Đảo
    Nhặt lên từng hòn đất nếm xem
    Có hòn nào không hăng nồng vị máu?


    Sao mà họ giống nhau! Họ còn giống nhau cả trong cách chịu đựng cảnh lưu đầy. Hai nhà thơ hình như đều mệnh Thuỷ. Một người bị lưu đầy ở đảo, một người ở bán đảo Nghi Tàm nhìn ra đại dương Hồ Tây. Cuộc sống chật vật, song lúc nào cũng tuyệt đối lạc quan. Sau này, hết hạn lưu đày, vẫn có cái “chòi ngắm sóng” để nhớ mình người Hương Thuỷ, mang mệnh Thuỷ. Vì thế, nên chăng dùng chính những vần thơ tuyệt đối yêu đời của Phùng Quán làm ở ngôi “nhà” quá hẹp của vợ chồng Tuân Nguyễn – một bạn chiến đấu từ thời ở Huế, và cũng là một nhà thơ – để kết thúc tiểu luận này:


    Có nơi nào trên trái đất này
    Mật độ nhà thơ như ở đây?
    Ba thước vuông sáu nhà thơ ngồi
    Hai phải đứng vì không đủ chỗ…

    Có nơi nào trên trái đất này
    Mật độ cô đơn hơn ở đây?
    Một đám trẻ bơ vơ không nhà cửa
    Sống bằng thơ đau với rượu cay…

    Có nơi nào trên trái đất này
    Mật độ yêu thương như ở đây?
    Mỗi tấc đất có một người quỳ gối
    Dâng trái tim và nước mắt
    Cho nỗi đau của cả loài người…

    Có nơi nào trên trái đất này!…
    Có nơi nào trên trái đất này!…
    Có nơi nào trên trái đất này!…


    Có một nơi ấy, ở đó chắc là có thêm một chỗ đứng cho Victor Hugo bên cạnh Phùng Quán! Một nơi chính là cõi lòng chân thành và mơ mộng bất biến của những nhà thơ đích thực.

    Cảm nhận và chấp nhận điều đó, ta sẽ đọc lại Vượt Côn Đảo như đọc Thơ, không đọc nó ngặt nghèo như đọc tiểu thuyết, và đọc nó như là Thơ viết hoa.


    Hà Nội, 15 tháng 5-2007
    CHÂU DIÊN




    (1) Dẫn theo Đặng Tiến,
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    (2) Jung Chang và Jon Halliday, Mao the Unknown Story (“Mao, câu chuyện chưa nghe kể”), nhà xuất bản Jonathan Cape, London, 2005, trang 596.

    (3) Trong nhiều tư liệu dùng cho luận án tiến sĩ của Peter Zinnoman (hiện là giáo sư Đại học Cornell, Hoa Kỳ) tôi từng đọc thấy bút tích của những người Pháp tử tế đòi cải thiện cuộc sống ở chốn địa ngục Côn Đảo khiến họ xấu hổ đó. (Ch.D.)
     
  4. thiensu_mattroi

    thiensu_mattroi Lớp 10

    Tác phẩm đầu tiên của cụ Quán trên văn đàn.
    Tác giả: Phùng Quán
    Nhà xuất bản Thuận Hóa - 1987
    Người thực hiện: Crawling0805 vnmilitary.net
    Vượt Côn Đảo, Tiểu thuyết, 1955 - Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007. mk 50 năm mới được trao cái giải thưởng ất ơ [​IMG](.
    ..Phùng Quán không chỉ viết văn, mà chính Phùng Quán đã muốn vượt ngục cùng với cha mình và bè bạn. Phùng Quán không đứng tách mình ra ca ngợi những người anh hùng thất trận, Phùng Quán đã và đang tự sự. Tác phẩm Vượt Côn Đảo thành một nén hương của cõi lòng Phùng Quán khấn cha và khấn các chiến sĩ của đất nước!


    Anh hùng ca “Vượt Côn Đảo”
    và con người Phùng Quán

    CHÂU DIÊN


    Nếu không nhầm, thì đòn tấn công mở đầu vào tác phẩm Vượt Côn Đảo của Phùng Quán không từ các nhà phê bình chuyên nghiệp, mà từ bài báo in năm 1955 của một cậu giáo dạy Văn. Cậu giáo này sau thành nhà nghiên cứu Tâm lý học giáo dục, và còn thành nhiều thứ “nhà” khác nữa, trong đó có một “thứ” cực kỳ khủng khiếp, ông trở thành đại diện của Việt Nam trong khá nhiều tổ chức Giáo dục quốc tế. Sức nặng của bài báo phê bình văn học duy nhất trong đời ông không ở lập luận, mà ở chỗ, nhân danh một tập thể giáo viên và học sinh một trường lớn, đông hàng nghìn người, nó phản kháng, nó phê phán tác phẩm của Phùng Quán có nội dung phiêu lưu, anh hùng cá nhân, rồi nó kết luận đó là một tác phẩm độc hại vì không có tính tư tưởng cao.

    Kể từ bài báo (tạm coi là) đầu tiên đánh vào Vượt Côn Đảo cho tới nay đã năm mươi năm. Năm mươi năm… của một dân tộc với những đổi thay hào hùng và lắm khi cũng khó hiểu! Hào hùng thì ai cũng rõ rồi. Còn khó hiểu tới đâu, thì chỉ cần nếm một thìa “đổi thay” nho nhỏ này là đủ: cái sự nghiệp Giáo dục có phần công lao của ông giáo nổi tiếng một cách tăm tối bi đát kia – mượn tạm cách biểu đạt tristement célèbre của người Pháp – bây giờ đang đứng trước một phong trào chính thống nghe thật lạ tai, nói không với tiêu cực. Còn nhớ, nhà thơ châm biếm Thợ Rèn khi được khen và khi tự tổng kết cuộc đời sáng tạo, đã từng nói đại ý rằng, “châm ai thì châm, tôi không bao giờ nỡ châm những con người vô cùng trong sáng ở hai ngành Công an và Giáo dục”. Lý ra thì bác Thợ Rèn nên thêm ngành Y tế nữa, với những lương y như từ mẫu!

    Hôm nay đây viết về tác phẩm Vượt Côn Đảo, có lẽ nên nói ngay một lần và nói ngay từ đầu: cả thế giới này xuống xuống lên lên, đổi thay thay đổi, chỉ riêng Phùng Quán là cố định một chỗ, không thay đổi chút gì. Tiểu luận này sẽ chỉ nói về một điều bất biến đó qua Vượt Côn Đảo.


    – 1 –


    Khi Phùng Quán bắt tay viết Vượt Côn Đảo, đất nước yêu dấu của anh vừa trải qua ba việc lớn. Việc lớn thứ nhất là chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng, bộ đội ta tiến quân trở về giữa mùa hoa nở... Việc lớn thứ hai là đại thắng tại Geneva đem lại Hoà bình và triển vọng sau hai năm tổ quốc ta chắc là sẽ thống nhất, từ mục Nam quan tới mũi Cà Mau, trời ta chỉ một trên đầu, đất nước liền một dải... Còn việc lớn thứ ba, ít người bây giờ muốn nhắc lại, không ít người thực lòng hiểu nhầm hoặc cố ý hiểu nhầm nó, nhưng với một chút bình tâm trung thực là đủ thấy việc lớn thứ ba đó là sự thay đổi sâu xa trong nhận thức của con người. Một sự thay đổi căn bản – có nhiều khi như là một đảo lộn – cả trong tâm hồn lẫn trong lý trí những con người từng chỉ có hai bàn tay trắng hò reo mà giành lấy chính quyền cách mạng những ngày tháng Tám 1945, rồi cũng những người ấy lại lầm lũi một cuộc trường chinh suốt chín năm bắt đầu từ ngày 19-12-1946.

    Có được những thay đổi to tát trong nhận thức của lớp người như Phùng Quán, ấy là do họ thành tâm tiếp thu những nội dung chỉnh huấn vào giai đoạn chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước đó, họ ra đi chiến đấu vì những động cơ “cách mạng” mơ hồ, nay họ được trang bị “quan điểm dân tộc“, “quan điểm nhân dân”, “quan điểm giai cấp”, “quan điểm lao động”, “quan điểm quần chúng”. Trước đây họ chỉ biết sống chung trong một đơn vị chiến đấu, nay họ có nhận thức mới về “tính tập thể”, một tình cảm đồng đội trong một tình yêu nhân dân và giai cấp mà không tình cảm muôn thuở nào sánh nổi. Chỉnh huấn giúp họ thực lòng tin tưởng vào tập thể, tin vào sự chân thành của những con người cùng giai cấp, cùng chiến hào. Trong cái tập thể mênh mông, họ có cái nhóm ba người sống chết với nhau không khác anh em ruột thịt, cùng chiến đấu và cùng tu dưỡng trong những buổi sinh hoạt chính trị công khai hoặc những buổi chiều “tâm giao” còn hơn là của những cặp tình nhân, đó là những phương tiện cụ thể thực hiện cái tình đoàn kết chiến đấu mới mẻ đó.

    Một thay đổi nữa cần thấy ở lớp người như Phùng Quán: trong những cuộc chỉnh huấn giữa những năm 1950, ấy là không chỉ học về những tình yêu bao la, họ còn được học về lòng căm thù. Lòng căm thù như một nghệ thuật biết ghét, chứ không chỉ là cái thứ căm thù hời hợt, còn thiếu hẳn một nhận thức sâu xa, căm thù vì dân tộc, căm thù vì nhân dân và căm thù vì giai cấp (cần lao) chứ không vì một mối thù riêng tư. Vì thế mà họ có lòng căm thù theo chủ đích: đế quốc, thực dân, địa chủ phong kiến. Những bài học căm thù tiến hành đầy kỹ thuật tâm lý học qua những hình thức kể nghèo kể khổ, đủ sức “phát động” sự căm thù ở ngay cả những con người dửng dưng nhất. Chưa hết, họ còn có cả sự tự phê bình để biết căm thù cả những thói hư tật xấu nằm trong chính con người mình, rồi nhờ sự “phân tích” của những người hiểu biết hơn (trình độ chính trị cao hơn) nên càng thấy mỗi khuyết điểm, mỗi điều còn xấu xa trong từng con người, sẽ thành vũ khí nối dài bàn tay tội ác của đế quốc và phong kiến, mỗi khuyết điểm của ta đều gián tiếp hoặc trực tiếp làm hại cho cách mạng.

    Dựa trên lòng yêu và lòng căm thù “đúng đắn”, những bài học chỉnh huấn giúp cho những người như Phùng Quán mở rộng tầm “tứ hải giai huynh đệ”. Nhờ đó mà yêu Liên Xô và Trung Quốc cùng nhân dân các “nước dân chủ mới” như yêu người anh em thật. Cũng không nên quên cái không khí văn hoá mới lạ thổi từ đất nước ta đi ra và từ thế giới bè bạn thổi vào đất nước ta khi ấy. Từ bên trong là những lời và nhịp hào hứng đây Von-ga đây Dương Tử đây Sông Lô đây sóng căm hờn vút cao sóng lấp lánh vàng sao… Phim ư? Bộ phim hay nhất không có giải Oscar, mà là phim được quần chúng xem phim căm phẫn bắn thẳng vào kẻ thù trên màn hình có tên cụ thể là Hoàng Thế Nhân đang nhăn nhở trước cô gái sau rồi sẽ lưu lạc trong rừng thành cô gái tóc trắng. Câu chuyện người anh hùng Liên Xô được một anh chiến sĩ kể vào ngày Tết cho bạn tù trong Vượt Côn Đảo đúng là truyện ngắn vẫn được coi là người thật việc thật của nhà văn lớn Boris Polevoi. Còn người anh hùng phi công Meresseiev cũng thành quân ta tự bao giờ!

    “Ta” còn độ lượng thương cả những lính da đen đang bắn giết hãm hiếp cướp bóc ngay trên đất nước mình, thương vì họ cùng ta có chung kẻ thù, thương họ chưa giác ngộ nên vẫn mê muội trong vòng thao túng của quân thù tầm cỡ toàn cầu (nói theo ngôn từ hôm nay cho dễ hiểu). Vì thế mà càng yêu hơn biết bao nhiêu những anh em ta Issara, Issarak đang có mặt thực thụ hoặc ít ra cũng cảm thấy sự có mặt của những chiến sĩ Miên-Lào đó đâu đây ngay trong chiến hào với chúng ta…

    Phùng Quán đã đến với nhận thức mới vào cái thời con người thì trong sáng và xã hội thì hoàn toàn thiếu thông tin khiến niềm tin như thể hoàn toàn mang tính tôn giáo. Khi đó không ai có thể biết rằng Lưu Thiếu Kỳ dám nói hỗn chê Hồ Chí Minh là “tay hữu khuynh” (1), một họ Lưu cúc cung tận tuỵ với “bác Mao” đến thế, mà rồi cũng chết còng queo trong tù không mảnh quần che thân trước con mắt những Vệ Binh Đỏ do Mao lập ra; cũng chưa ai nghĩ và có biết cũng chẳng dám tin rằng có thể có một Chu Ân Lai đích thân ép Phạm Văn Đồng “đặt bút ký Hiệp nghị Geneva trong nước mắt” (2).

    Nếu không nhận ra được tâm trạng chân thành tuyệt đối của những nhà văn hoá như Trần Dần và Phùng Quán, ta sẽ không sao hiểu được toàn bộ tác phẩm Vượt Côn Đảo cũng như tác phẩm anh em của nó thời đó là Người người lớp lớp.

    Côn Đảo từ lâu đã là một “địa ngục trần gian”. Không ai dám nói ngược lại, báng bổ vong linh những người đã đổ máu ở đảo này mà phải tội! Ta kính cẩn tin vào chuyện đó, không cần lý lẽ nhiều lời, và sau này lại còn có cả những tư liệu thực chứng cho thấy niềm tin của ta không sai (3). Đến những năm 1950, cuộc sống ở hòn đảo đó càng khủng khiếp. Hơn hai trăm tù binh bị giặc bắt từ khắp các chiến trường đã bị đưa về giam trên hòn đảo “địa ngục trần gian” này. Cái gì đã đoàn kết họ lại, cái gì đã phả sức chiến đấu vào những bắp thịt bị hành hạ đến héo mòn, cái gì khiến họ yêu thương nhau hơn cả anh em ruột thịt? Những chuyện kể của những người sống sót khỏi chốn địa ngục đó mà Phùng Quán gặp và ghi được tại nơi trao đổi tù binh sau Hiệp nghị Geneva 1954, toàn bộ cái mãnh liệt tinh thần của họ và ngay cả toàn bộ cái mong manh thân xác họ mang được từ địa ngục trở về đã làm nên một Phùng Quán của Côn Đảo, đã nhào nặn một Phùng Quán nữa cho Côn Đảo, và sự cộng hưởng tài tình và ân tình nơi Phùng Quán đã tổ chức lại được một cuộc vượt Côn Đảo khác, có thể ít thật hơn hoặc còn rất xa mới gần được sự thật, nhưng lại thiêng liêng vô cùng và được lưu giữ đến mãi mãi, một chuyến vượt ngục bất thành nhưng là cả một hình hài nằm trong cuốn sách mỏng chưa đến 200 trang!

    Vượt Côn Đảo cần được nhìn nhận như đó chính là con người Phùng Quán; chính là Phùng Quán đã tham gia cuộc “vượt Côn Đảo”, cũng như Người người lớp lớp cần phải được nhìn nhận như đó chính là con người Trần Dần. Hai nhà thơ, hai cõi lòng chân thành, hai con người thật sự trong trắng, hai miếng đất màu để tự họ biến thành hai tác giả tạo ra hai tác phẩm suy cho cùng thì không “hiện thực” lắm, hoặc không hiện thực một cách nghiêm nhặt, nhưng là hai tác phẩm có đủ khuyết tật của mọi tác phẩm nghệ thuật thực thụ.

    Nhiều chục năm sau khi in Vượt Côn Đảo, trải biết bao thăng trầm, độc giả mới được hé lộ Phùng Quán có ngừoi cha đẻ tên là Phùng Văn Nguyện, học sinh trường Quốc học Huế, tham gia bãi khoá, bị bắt giam… rồi lại tiếp tục hoạt động và bị mật thám Pháp bắt giam, đánh đập tra tấn cho đến chết ở nhà lao Đà Nẵng. Phùng Quán gần suốt đời giữ riêng mấy điều ấy cho mình, nay ta biết thì cũng đủ lý giải cho ta vì sao vào năm 1954, trong cuộc trao đổi tù binh, trong số biết bao nhiêu nhà văn có mặt ở đó, chỉ riêng Phùng Quán lao vào mảng “đề tài” tù binh Côn Đảo. Ta hoàn toàn tin rằng đã có một Phùng Quán nhập thân vào cha mình và các đồng chí của cha mình trong bất kỳ một nhà lao nào khác song thảy đều giống hệt cái địa ngục trần gian Côn Đảo. Ta thấy rõ Phùng Quán không chỉ viết văn, mà chính Phùng Quán đã muốn vượt ngục cùng với cha mình và bè bạn. Phùng Quán không đứng tách mình ra ca ngợi những người anh hùng thất trận, Phùng Quán đã và đang tự sự. Tác phẩm Vượt Côn Đảo thành một nén hương của cõi lòng Phùng Quán khấn cha và khấn các chiến sĩ của đất nước!


    – 2 –


    Vượt Côn Đảo là một bản anh hùng ca. Phùng Quán đã gặp ở nơi trao đổi tù binh tại Sầm Sơn những con người hai lần vượt ngục thất bại. Phùng Quán không chỉ ghi chép những lời kể của họ, anh còn nghiền ngẫm những tâm tư kia. Và anh không làm công việc như một cán bộ tuyên huấn bình thường, anh tạo lại cho bản anh hùng ca đó một dáng dấp tiểu thuyết. Trong bài thơ dài bằng văn xuôi này, có những nhân vật để ta nhớ mãi, mặc dù nhân vật nào cũng chỉ được phác hoạ khá nhanh chứ chưa thành những miêu tả tỉ mỉ của cây tiểu thuyết nhà nghề. Lần giở tập tiểu thuyết gọn nhẹ này, ta gặp những tình huống đủ khiến ta hồi hộp, và không hề có một chút gì là “anh hùng cá nhân”, là “phiêu lưu chủ nghĩa”… Phải trong sáng lắm để có thể hiểu nổi cái hào hùng của một cảnh “phiêu lưu” như thế này:


    … Nước thấm qua lần vải ri rỉ chảy vào thuyền, ngang mắt cá, lút bàn chân. Chiếc thuyền này làm trước tiên, đã năm tháng liền dưới hầm, vải bị mục, sơn rã ra. Anh em lấy nón, lon đồ hộp tát tới tấp.

    Lão Học đổ nước ngọt xuống bể, lấy thùng tát nước. Mạn thuyền nước ép cong cong như một quãng đê sẵp vỡ. Một vài chỗ bục ra, nước trào vào thành một vòi dài…

    Anh Cả bảo:

    – Thuyền nặng quá, ném tất cả vũ khí xuống bể!

    Bằng từ từ thả khẩu tôm-sông xuống nước, ngồi ngẩn ra một giây như người mất hồn. Sức người đuối dần, nước vẫn nhiều.

    Mặt trời đi dần về phía chân trời. Nắng đổi sang màu vàng nhạt.

    Với tình hình này, một tiếng đồng hồ nữa sẽ chết hết. Không thể ôm nhau mà nhìn thần chết đến cướp cùng một lúc. Giờ phút này phải đòi hỏi sự hy sinh. Anh Cả hội ý với Du và cuối cùng quyết định.

    – Cần năm đồng chí hy sinh để cho thuyền nhẹ bớt.

    Mười đồng chí giơ tay cùng một lúc. Trong đó có Bằng, Chức, lão Học.

    Anh Cả nhìn mười đồng chí một lượt, ngồi lặng đi một phút. [ . . . ] Anh.nghĩ đến Bằng và Vịnh ngây thơ như hai đứa bé, nhường nhau manh áo rách, hẹn nhau cùng nhập Quyết tử quân, chiến đấu cho độc lập, thống nhất của đất nước, về quê ăn trái sầu riêng, vú sữa…

    Tất cả nghiến chặt răng lại, cố nuốt nỗi đau đớn đang trào lên chèn ngang cổ.

    Anh Cả tuyên bố:

    – Đồng chí Chức trước phạm khuyết điểm, đoàn thể đã đình chỉ sinh hoạt. Hôm nay tôi thay mặt Đảo uỷ tuyên bố để đồng chí được trở lại sinh hoạt.

    Chức nghẹn ngào:

    – Cám ơn đồng chí, cám ơn chi bộ, tôi chết không ân hận gì nữa.

    Anh Cả nói tiếp:

    – Đồng chí Bằng chiến sĩ chủ lực, lúc nào cũng tỏ ra anh dũng tận tuỵ. Tôi thaỵ mặt Đảo uỷ kết nạp đồng chí vào Đảng. Bắt đầu từ giờ phút này, đồng chí Bằng chính thức là một đảng viên Đảng Lao động Việt Nam.

    Nước mắt sung sướng tràn lên gò má 18 tuổi của Bằng.

    Lão Học xin có ý kiến, giòng trầm trầm bình tĩnh:

    – Thưa đồng chí, tôi già rồi, có về cũng không còn làm được việc cho Tổ quốc, cho Đảng bao nhiêu. Tôi xin thay một đồng chí còn trẻ ở lại phục vụ nhân dân.

    Đôi mắt lão nhìn anh Cả thiết tha khẩn khoản, mái tóc cằn cỗi lưa thưa bạc của lão bay bay trong gió. Tất cả lòng hy sinh khảng khái toả sáng trên khuôn mặt héo hon. Sóng bể đổ lên từng đợt hung dữ như thử thách những người con dũng cảm của Tổ quốc. Không thể chậm trễ thêm một phút nào nữa, anh Cả cắn chặt vành môi bật máu, cố hết sức nhưng giọng nói vẫn run run:

    – Tôi đồng ý để đồng chí Học hy sinh thay đồng chí Chức.

    Năm người lần lượt xuống bể. Bằng xuống đầu tiên:

    Bằng quay lại nói với Du:

    – Thôi em đi đây, anh được gặp chị Thơm, anh bảo em gửi lời thăm, em là em ruột của anh chị. Anh bảo Vịnh: em không thể về quê chơi với Vịnh được nữa…


    Một đoạn văn làm ta nhớ đến Kinh Kha trước khi sang Tần. Nhưng nói như thế sách vở quá, không xứng với Phùng Quán. Nhà thơ này không bao giờ dừng lại với văn chương sách vở. Lẩm nhẩm những lời chú Bằng nói với anh Du, ta tưởng như nghe tiếng nói giọng Huế nhẹ nhàng của chính Phùng Quán. Những lời lẽ đủ sức cho người đọc của tất cả các bên chiến tuyến ngồi lại cùng nhau, mong sao đất nước và nhân loại sẽ không bao giờ còn phải ném con đẻ của mình xuống dòng nước bạc như thế nữa.


    – 3 –


    Nói đến nhà thơ Phùng Quán nhân tác phẩm Tuổi thơ dữ dội, Nguyễn Khắc Viện thích nhắc nhớ tới Gavroche của Victor Hugo. Thực ra, nếu nhìn chưa kỹ, ta sẽ thấy một sự tương đồng bề ngoài giữa Phùng Quán với Gavroche, song nếu nhìn vào sâu xa bên trong, ta phải thấy sự giống nhau rất lớn giữa hai nhà thơ, một Phùng Quán và một người đã sinh ra Gavroche. Phải nhấn mạnh điều này nữa, rằng Phùng Quán không phải là người được tiếp cận sớm với Victor Hugo, nên nếu có chỗ nào giống nhau giữa hai nhà thơ sống cách nhau hơn trăm năm ấy, thì đó là do Trời phú chứ không do Phùng Quán được học hành.

    Victor Hugo thích được nói đến thời đại với những nét hào hùng


    Thế kỷ ấy dài những hai năm!
    Rôma văn vật thế chỗ cho Sparta võ công
    (V. Hugo - Lá thu)


    Ta biết rõ ta từ đâu tới,
    Cho dù ta chẳng biết rồi sẽ về đâu.
    (V. Hugo - Lá thu)


    Thì đây, Phùng Quán nào có chịu thua:


    Nếu tôi chết, xin các đồng chí đừng đưa tôi đi đâu hết cả
    Hãy chôn tôi nơi chính tôi đã ngã!
    Nếu mộ tôi là vị trí tốt để đánh mìn
    Xin các đồng chí đừng do dự gì hết cả
    Hãy đào mộ tôi lên!
    Quăng hài cốt tôi đi!
    Và thay vào đó cho tôi một trăm cân thuốc nổ!


    Những lời thơ này của Victor Hugo nào có khác gì chuyện Bản hùng ca bị mối xông và mười bảy bộ hài cốt do Phùng Quán kể:


    Một trăm nghìn người, nát tan vì đại bác và đạn ghém,
    Một trăm nghìn người ngã xuống chiến trường,
    Ngã xuống vì đất nước…
    Một trăm nghìn binh sĩ, anh hùng chứ đâu phải nạn nhân
    Chết trong cuồng phong sự kiện sáng ngần
    Nơi cất cánh Thần Tự do trắng trong và kiêu hãnh…

    (V. Hugo - Lộng gió tâm hồn)


    Và như để đáp lại, đây là thơ Phùng Quán:


    Đất nước ta đâu chừng ấy nghĩa trang!
    Đâu chừng ấy nấm mồ liệt sĩ!
    Hãy đi từ Ải Nam Quan
    Thẳng đến tận hàng dương Côn Đảo
    Nhặt lên từng hòn đất nếm xem
    Có hòn nào không hăng nồng vị máu?


    Sao mà họ giống nhau! Họ còn giống nhau cả trong cách chịu đựng cảnh lưu đầy. Hai nhà thơ hình như đều mệnh Thuỷ. Một người bị lưu đầy ở đảo, một người ở bán đảo Nghi Tàm nhìn ra đại dương Hồ Tây. Cuộc sống chật vật, song lúc nào cũng tuyệt đối lạc quan. Sau này, hết hạn lưu đày, vẫn có cái “chòi ngắm sóng” để nhớ mình người Hương Thuỷ, mang mệnh Thuỷ. Vì thế, nên chăng dùng chính những vần thơ tuyệt đối yêu đời của Phùng Quán làm ở ngôi “nhà” quá hẹp của vợ chồng Tuân Nguyễn – một bạn chiến đấu từ thời ở Huế, và cũng là một nhà thơ – để kết thúc tiểu luận này:


    Có nơi nào trên trái đất này
    Mật độ nhà thơ như ở đây?
    Ba thước vuông sáu nhà thơ ngồi
    Hai phải đứng vì không đủ chỗ…

    Có nơi nào trên trái đất này
    Mật độ cô đơn hơn ở đây?
    Một đám trẻ bơ vơ không nhà cửa
    Sống bằng thơ đau với rượu cay…

    Có nơi nào trên trái đất này
    Mật độ yêu thương như ở đây?
    Mỗi tấc đất có một người quỳ gối
    Dâng trái tim và nước mắt
    Cho nỗi đau của cả loài người…

    Có nơi nào trên trái đất này!…
    Có nơi nào trên trái đất này!…
    Có nơi nào trên trái đất này!…


    Có một nơi ấy, ở đó chắc là có thêm một chỗ đứng cho Victor Hugo bên cạnh Phùng Quán! Một nơi chính là cõi lòng chân thành và mơ mộng bất biến của những nhà thơ đích thực.

    Cảm nhận và chấp nhận điều đó, ta sẽ đọc lại Vượt Côn Đảo như đọc Thơ, không đọc nó ngặt nghèo như đọc tiểu thuyết, và đọc nó như là Thơ viết hoa.


    Hà Nội, 15 tháng 5-2007
    CHÂU DIÊN




    (1) Dẫn theo Đặng Tiến,
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    (2) Jung Chang và Jon Halliday, Mao the Unknown Story (“Mao, câu chuyện chưa nghe kể”), nhà xuất bản Jonathan Cape, London, 2005, trang 596.

    (3) Trong nhiều tư liệu dùng cho luận án tiến sĩ của Peter Zinnoman (hiện là giáo sư Đại học Cornell, Hoa Kỳ) tôi từng đọc thấy bút tích của những người Pháp tử tế đòi cải thiện cuộc sống ở chốn địa ngục Côn Đảo khiến họ xấu hổ đó. (Ch.D.)

    Download

    Các bạn thử lại link này xem, đây là file pdf mình làm:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    _______________

    nguoi post: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    nguồn TVE
     
  5. msktvu

    msktvu Mầm non

    Vui lòng cho mình xin file prc hoặc mobi. Cảm ơn nhiều.
     
    c0nyeub0me thích bài này.
  6. thienmac

    thienmac Mầm non

    Bạn ơi linh PRC bị chết rồi. Bạn up lại đi nhé. Thanks bạn.
     
  7. tieungunhi3868

    tieungunhi3868 Mầm non

    mình đang đọc đến đoạn 200 người vượt biển . thật là xót xa.

    Vui lòng viết hoa đầu dòng trên diễn đàn Bạn nhé!
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 28/2/14
  8. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    29/03/2015
    Check : link die
     
  9. Cải

    Cải Cử nhân

    Reup .
     

    Các file đính kèm:

  10. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Sách hay lắm bạn
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/3/19
    hoangtuna, p04ttmt and meetdak like this.
  11. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Nhân tiện bạn nào có ebook cuốn "Ngàn cánh hạc giấy " của Phùng Quán không share mình với...
     
  12. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Tổng hợp các tác phẩm của Phùng Quán:

    Tác phẩm chính đã xuất bản :

    [​IMG]

    1-Vượt Côn Đảo – Tiểu thuyết , 1954 : Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 1954, tái bản 13 lần; Nhà xuất bản văn học Thiếu nhi Liên Xô dịch 1956 ; Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam ( 1954- 1955)

    2- Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo – trường ca về anh hùng Võ Thị Sáu, 1955. Tái bản 3 lần. Giải nhất cuộc thi sáng tác hưởng ứng Đại hội liên hoan thanh niên, sinh viên thế gtới ở Vác-xa-va ( Ba Lan) . Nhà Xuất bản phụ nữ Việt Nam 1955

    [​IMG]

    3-Tôi muốn mời đến Tổ quốc tôi – thơ , 1955. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân , 1955 ; Báo Phụ Nữ Liên Xô dịch và in, 1957

    4-Cuộc đời một đôi dép cao su – Truyện thiếu nhi, NXB Thanh niên, 1956

    5-Thạch Sanh cháu Bác Hồ – Truyện thiếu nhi . NXB Thanh niên, 1955 Nhà xuất bản Thượng Hải ( Trung Quốc) dịch và in năm 1956.

    6-Bên bờ Hiền Lương– Bút ký . Nhà xuất bản Văn nghệ , 1955 ; Nhà xuất bản Thượng Hải ( Trung Quốc) dịch và in năm 1956.

    [​IMG]

    7- Như con cò vàng trong cổ tích, Tập truyện thiếu nhi ; Tác phẩm ký bút danh Vũ Quang Khải ( em trai vợ) lúc đang làm cán bộ ở Diễn Châu, Nghệ An; Giải nhất cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật kỷ niệm 100 năm ngày sinh Lê-Nin, do hãng Thông tấn Nôvôxti ( Liên Xô ) tổ chức năm 1970 ; Sở Văn hóa -TT Bình Trị Thiên tái bản, 1987.

    9-Vĩnh Linh , lịch sử văn hóa, ký tên tác giả là Nguyễn Huy , Nhà xuất bản Văn hóa , năm 1982. In 6.100 bản.

    [​IMG]

    10-Dũng sĩ chép còm , Truyện thiếu nhi; Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1987 , đang in với bút danh Trần Vỹ Dạ ( do nhà văn Thanh Tịnh chuyển) Phùng Quán được phục hồi hội tịch mới đổi lại tên Phùng Quán ( in 40.000 cuốn) , tái bản tại NXB Kim Đồng.


    11-Tuổi thơ dữ dội , Tiểu thuyết; Nhà Xuất bản Thuận Hóa in lần đầu 1983 , với tên sách Buổi đầu thử thách , tập 1, ký tên Đào Phương, in 5.150 bản. In lần thứ 2 năm 1988 đổi lại tên Tuổi thơ dữ dội thành 3 tập , 800 trang, số lượng in mỗi tập 20.000 bản. Tái bản hơn 10 lần. Giải thưởng ( giải A) Hội nhà văn Việt Nam 1987 ; Xưởng phim Giải phóng dựng thành phim Tuổi thơ dữ dội do đạo diễn Vinh Sơn thực hiện . Phim được Huy chương Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam tại Nha Trang, năm 1990 và được Tổng cục Chính Trị Bộ Quốc phòng tặng giải thưởng nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 1994.

    12-Người du kích hói đầu , Truyện thiếu nhi , 1990 ;

    13-Tiếng đàn trong rừng thẳm , Truyện thiếu nhi , 1991 ;

    14-Đôi bạn tật nguyền kỳ lạ, truyện thiếu nhi, NXB Thuận Hóa,1991.in 4000 cuốn ;

    [​IMG]

    15-Trăng Hoàng cung, tiểu thuyết thơ Thanh Vân xuất bản, Tiếng Việt, California, Mỹ, 1993

    16- Bản hùng ca về 17 Vệ quốc đoàn, Tủ sách tuổi hồng, NXB Trẻ, 1993;

    17-Năm 2007, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh tái bản Trăng hoàng cung & Phùng Quán viết Trăng hoàng cung (tiểu thuyết tình 13 chương của Phùng Quán & Hồi ức của nhà văn Hà Khánh Linh) kể về những giai thoại xung quanh thi phẩm này


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    18-Thơ Phùng Quán, tập thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1995 – Tái bản có bổ sung phần di cảo ( 300 trang) , NXB Văn học , năm 2003 do vợ bỏ vốn ra in ;

    18-Ngàn cánh hạc giấy, Truyện tranh .lời Phùng Quán, tranh màu Lê Anh Vân, NXB Văn hóa dân tộc in 10.000 bản năm 1992, được sự tài trợ của tổ chức The Japan Foundation. Đây là truyện tranh duy nhất Phùng Quán ký tên mình. ;

    19-Chiếc cối giã trầu bằng thép, 1984 ,Truyện tranh, tranh Huy Toàn, truyện Phùng Quán, ký tên Thanh Tịnh, NXBVăn hóa dân tộc 1988.;

    20- Thần hổ Chăm Pa, Truyện tranh, ký tên Thanh Tịnh, tranh Trương Hiếu , NXB Văn hóa Dân tộc 1986 ;

    21- Tượng A Vooc Hồ bằng gỗ trầm hương, Truyện tranh ,ký tên Thanh Tịnh, tranh Đỗ Xuân Doãn. NXB VHDT 1986 ;

    22-Tiếng đàn đá , truyện tranh , ký tên Thanh Tịnh, tranh Huy Toàn, NXB VHDT1986 ;

    23- Chuyện Tây Nguyên bên bờ Đanuyp xanh, truyện tranh ,ký tên Thanh Tịnh, tranh Huy Toàn, NXB Văn hóa 1986.

    24- Pắc Bó đón Bác về . Truyện tranh .Ký tên Thanh Tịnh, tranh Nguyễn Bích, NXB Văn hóa dân tộc .

    [​IMG]

    25-Ba phút sự thật, NXB Văn nghệ 2006, đã tái bản bổ sung 2009

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    26-Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào? (Hồi ký, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2007
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/12/18
  13. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Mình ko thấy văn của Phùng Quán có điểm gì thu hút, chắc là do hồi nhỏ ko có khiếu thơ văn, lớn lại dần dần tìm đọc lịch sử qua mạng thấy đủ khách quan ko mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc nên văn của Phùng Quán thấy nhạt nhạt.

    Chưa đọc quyển này mà mới đọc cuốn, có lẽ nỗi tiếng nhất của Phùng Quán là : Tuổi thơ dữ dội, mà thấy dù cũng rất trẻ thơ nhưng cũng chắc do bạo lực hới hướng làm méo mó trong miêu tả, trẻ con cầm súng cứ thế nào ấy dù thời đó như thế.

    Văn Phùng Quán khá là chuẩn "đường lối" lại đậm chất tuyên truyền lòng yêu nước theo sự phân công nhiệm vụ đc giao mà theo Nhân Văn Giai Phẩm cũng bị túm, mình đoán là giống như CCRĐ, do đen thôi.

    PS: Xin lỗi đọc bài giới thiệu ở trên đến đoạn này mà phải thốt nên wtf :))

    "...– Cần năm đồng chí hy sinh để cho thuyền nhẹ bớt.

    Mười đồng chí giơ tay cùng một lúc. Trong đó có Bằng, Chức, lão Học...."
     
    123phat thích bài này.
  14. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Bản chỉnh sửa
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 30/4/19
  15. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    đã sửa thêm chính tả
     
Moderators: Bọ Cạp
: Phùng Quán

Chia sẻ trang này