Tâm sự Vượt Lên Chính Mình

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi langtu, 27/4/15.

Moderators: amylee
  1. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    10 cách vượt qua sự nhút nhát

    Nhiều người nghĩ rằng sự nhút nhát là lập trình tự nhiên của bạn, và vì thế không thể can thiệp được. Tuy nhiên, có rất nhiều thứ bạn có thể làm để giúp mình vượt qua sự nhút nhát. Dưới đây là 10 cách gợi ý.

    1. Hiểu được sự nhút nhát...

    Mỗi người có một nguyên nhân khác nhau. Điều gì làm cho bạn rụt rè? Có người, sự nhút nhát ấy tiềm ẩn bên trong? Một khi đã biết cái gì khiến bạn e dè, nhút nhát, bạn sẽ dễ dàng đối mặt với nó hơn!

    2. Học cách đấu tranh với sự không tự nhiên...

    Xấu hổ thường là một vấn đề lớn đối với những người nhút nhát, ngay cả những người thường thấy e ngại bởi cái gì khác. Nhận ra rằng thế giới luôn bận rộn, và hầu hết mọi người đang quá quan tâm đến bản thân hơn là nhìn vào bạn. Vận dụng sự tự ý thức của bạn để hiểu chính mình, một kỹ năng tuyệt vời.

    3. Tìm điểm mạnh của bạn...

    Mỗi người đều có những thế mạnh riêng và việc phát hiện ra chúng có thể làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái về chính mình. Hãy tìm một cái gì đó là sở trường của bạn, từ nấu ăn đến chạy bộ, và tập trung thực hiện nó cho tốt. Điều này sẽ thúc đẩy lòng tự trọng của bạn.

    4. Cũng giống như chính mình

    Học cách đánh giá cao bản thân, và những gì là điểm mạnh của bạn. Viết một danh sách các điểm tốt của bạn, làm những điều mà bạn thích, và học cách yêu chính mình. Một lần nữa, điều này sẽ thúc đẩy lòng tự trọng, và ngăn bạn cảm thấy mình vô dụng hoặc tệ hơn, cảm thấy như muốn trốn tránh.

    5. Không thích nghi...

    Cố gắng để được như người khác là công việc mệt mỏi, và tốn thời gian. Bây giờ bạn biết điều gì làm cho bạn hứng khởi, hiểu rõ rằng tất cả mọi người là khác nhau, và từ bỏ việc cố gắng để thích nghi. Vậy thì, bạn không phải là một người nhẹ dạ, ai quan tâm tới điều đó? Vấn đề là bạn có mọi thứ bạn cần!

    6. Nhìn vào những người khác...

    Thay vì nghĩ về bản thân và cảm thấy xấu hổ ra sao trong các tình huống xã hội, bạn nên nhìn vào những người khác. Bạn hãy để ý xem họ tự kiểm soát mình thế nào và những gì họ nói. Họ có thể cũng cảm thấy nhút nhát như bạn, nhưng biết cách che giấu.

    7. Hít thở...

    Thực hành một bài tập thở để giúp bạn giữ bình tĩnh. Bạn hãy hít thở sâu với mắt nhắm và tập trung hít vào, thở ra. Điều này sẽ làm bạn bình tĩnh, và giữ cho bạn cảm giác quyết đoán mà không thấy xấu hổ.

    8. Chạy!

    Sự lo lắng được tích trữ, làm cho các tình huống căng thẳng thậm chí còn tệ hơn. Bạn nên thử chạy, hoặc tập yoga, để giải phóng sự lo lắng bị chặn thông qua các chuyển động.

    9. Sự hình dung

    Hình dung mình là một người tự tin, một trong những kiểu người có thể giải quyết sự nhút nhát của họ. Nhắm mắt lại, ngồi ở đâu đó thư giãn, và tưởng tượng mình là người bạn muốn trở thành. Làm thế nào để bạn cảm nhận được? Hãy để các giác quan của bạn tham gia tạo nên điều ấy một cách thực tế nhất có thể, và sử dụng trực quan này như một sự hướng dẫn.

    10. Lời khẳng định

    Từ ngữ có tác động rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Nói với bản thân rằng bạn có thể vượt qua sự nhút nhát, và rằng bạn có khả năng, tự tin và hạnh phúc. Sự khẳng định tích cực này sẽ củng cố tư duy tích cực, và giúp bạn cảm thấy tự tin.

    Sự nhút nhát có thể khó vượt qua, nhưng việc áp dụng những lời khuyên này, bạn sẽ nhanh chóng có cảm giác tự tin và biết kiểm soát cho dù bạn ở đâu. Nếu bạn thực sự đấu tranh với tính nhút nhát của mình, hãy thử nói chuyện với bác sĩ để được kê đơn thuốc hoặc liệu pháp hỗ trợ.

    Bình Dương (VTV)
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/15
    anhmuonsongbenemtrondoi thích bài này.
  2. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Các bài hát tạo động lực, truyền cảm hứng cho cuộc sống

    Xin mời các bạn cùng thưởng thức những ca khúc sau đây:

    1. Niềm tin khát khao

    2. Xin chào ! Xin chào !

    3. Chào buổi sáng

    4. Cuộc sống muôn màu

    5. Chào ngày mới

    6. Nếu chỉ còn một ngày để sống

    7. Yêu đời

    8. Dòng thời gian

    9. Đường đến Vinh Quang

    10. Lột xác

    11. Khát vọng tuổi trẻ

    12. Quê hương Việt Nam

    13. Nhắn tuổi 20

    14. Tìm lại

    15. Nối vòng tay lớn



    Thân :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/15
  3. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Học từ thất bại

    Thất bại không có nghĩa tôi là người thất bại
    Nó có nghĩa là tôi chưa thành công.

    Thất bại không có nghĩa là tôi không đạt được gì
    Nó có nghĩa là tôi vừa học được điều gì đó.

    Thất bại không nói tôi là một kẻ ngốc
    Mà bảo rằng tôi có đủ lòng tin để thử những gì tôi chưa làm.

    Thất bại cũng chẳng bảo tôi phải hổ thẹn
    Mà nói rằng tôi đã dám để mình được thử thách.

    Thất bại không có nghĩa là tôi đã bỏ phí đời tôi
    Mà có nghĩa tôi có lí do để bắt đầu một cuộc hành trình mới.

    Thất bại không có nghĩa là tôi không có được thứ tôi cần
    Mà tôi có thứ khác, và phải đi theo một hướng khác.

    Thất bại không bảo rằng tôi kém
    Mà nói rằng tôi không hoàn hảo.

    Thất bại không có nghĩa là tôi nên bỏ cuộc
    Mà bảo tôi hãy cố hơn lên.

    Thất bại không có nghĩa là tôi không làm được
    Mà có nghĩa tôi cần luyện tập nhiều hơn.

    Miễn là những người thân yêu luôn ở bên tôi...
    Bởi thất bại còn cho tôi biết ai là người yêu thương tôi thật sự.


    Sưu tầm
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/5/15
    anhmuonsongbenemtrondoi thích bài này.
  4. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Điều ta có thể học được từ thất bại

    Thất bại là một người thầy vĩ đại của cuộc sống.

    Sau đây là những bài học hay nhất từ sự thất bại :

    Thất bại dạy chúng ta biết khiêm tốn

    Nó buộc chúng ta phải đương đầu bằng tất cả khả năng của mình để vượt qua.

    Thất bại dạy chúng ta biết điều chỉnh suy nghĩ và hành động của mình

    Nó thúc đẩy chúng ta phải nhìn vào điều chúng ta đang làm và cho chúng ta cơ hội để thử nghiệm theo một hướng mới.

    Thất bại dạy rằng không phải lúc nào chúng ta cũng có được những gì mình muốn

    Thỉnh thoảng, ngay cả khi ta làm toàn những điều đúng đắn cả, nhưng vẫn không đi đến một kết quả mong muốn nào.

    Thất bại dạy chúng ta về sức mạnh của cá tính

    Nó thách thức chúng ta đào sâu hơn nguồn lực nội tâm khi gặp phải thất bại.

    Thất bại dạy chúng ta về lòng kiên trì

    Nó buộc chúng ta hoặc sẽ phải từ bỏ hoặc phải quyết tâm hơn nữa và nỗ lực không ngừng.

    Thất bại dạy rằng chúng ta có thể vượt qua thất bại, không gục ngã, không bỏ cuộc

    Không hề có sự xấu hổ khi thất bại, chỉ xấu hổ khi sợ phải gượng đứng dậy và tiếp tục cố gắng.

    Và còn một bài học quý báu nhất, đó là:

    Thất bại sẽ giúp ta mạnh mẽ hơn

    Khi phỏng vấn hơn hai trăm người, phần đông là những người nổi tiếng và cũng đã từng trải qua nhiều lần thất bại để xem họ đương đầu với thất bại bằng cách nào, những câu trả lời của họ giúp tôi nhận thức rằng, tôi đã sai khi không ngừng tự dằn vặt về những lỗi lầm của mình trong quá khứ; thay vì thế, tôi cần phải tập trung rút tỉa những kinh nghiệm từ những lỗi lầm ấy.

    Với họ, thất bại không có gì đáng phải xấu hổ. Sức mạnh thực sự xuất phát từ sự nhận thức rằng chúng ta sẽ vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần thất bại.

    Một trong những người được phỏng vấn là Bác sĩ Keith Reemstma. Ông là một bác sĩ phẫu thuật, đã nhiều năm có công tìm kiếm phương pháp chữa bệnh tiểu đường. Nhưng ông vẫn chưa thành công. Điều gì khiến ông vẫn tiếp tục tìm kiếm?

    Ông nói :“Tôi chẳng bao giờ nghĩ điều tôi đang làm là thất bại. Đó chỉ là những kết quả chưa hoàn hảo mà thôi. Tôi luôn hình dung rất rõ điều tôi đang tìm tòi và hướng đến. Mỗi thí nghiệm đều mách bảo cho tôi biết thêm một ít về điều tôi đã làm sai”.

    Thật là một thái độ tuyệt với! Nó thắp trong chúng ta một niềm tin rằng chúng ta không bao giờ thất bại.

    Trích từ "Nhửng bài học cuộc sống" - Hal Urban
     
    anhmuonsongbenemtrondoi thích bài này.
  5. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Đối đầu với sự chán nản

    Trong chúng ta ai cũng từng trải qua những lúc khó khăn khôn cùng trong cuộc sống - cô đơn, nợ nần, mất việc, mất người yêu. Vào những thời điểm đó, chúng ta sẽ tự hỏi làm sao có thể vượt qua được. Thế nhưng chúng ta vẫn đã vượt qua.

    Có thể chúng ta mất đi viễn cảnh tốt đẹp về tương lai, và thường vẽ nó lên tối tăm hơn thực tế. Chúng ta sẽ trông vào một tương lai có ít vấn đề và không hiểu sao con người lại có thể vượt qua những gì mà họ đang đối mặt.

    Một người chỉ thực hiện cuộc hành trình một ngày thì tại sao phải dự trữ cho cả cuộc đời. Thật không có gì lạ là nhiều người cứ lo cho cả hai mươi năm tới và thắc mắc tại sao cuộc sống lại quá khó khăn đến như vậy. Một ngày chúng ta sống 24 giờ, không hơn. Hôm nay lại lo cho những rắc rối của ngày mai phỏng có ích gì.

    Lần tới nếu bạn chán nản, hãy tự hỏi mình những câu hỏi như thế này:

    Tôi có đủ không khí để thở không? Có đủ thức ăn để ăn không? (Nếu câu trả lời là "Có" thì xem như tình hình đã sáng sủa rồi!)

    Chúng ta thường không thấy là những nhu cầu quan trọng nhất của chúng ta đã được đáp ứng rồi.

    Tôi thích câu chuyện về người đàn ông gọi điện cho tiến sĩ Robert Schuller. Cuộc đối thoại như sau:

    Người đàn ông nói: "Thế là hết! Tôi xong đời rồi. Tất cả tiền đã hết. Tôi đã mất tất cả".

    Tiến sĩ Schuller hỏi: "Anh vẫn còn nhìn thấy chứ?"

    Người đàn ông trả lời: "Vâng, tôi vẫn còn sáng mắt"

    Schuller hỏi: "Anh còn đi được không?"

    Người đàn ông trả lời: " Vâng, tôi vẫn còn đi được".

    Schuller nói: "Dĩ nhiên anh còn nghe được, nếu không anh đã không gọi điện cho tôi".

    "Vâng, tôi vẫn còn nghe được".

    "Vậy thì" Schuller nói. "Tôi cho là cái gì anh cũng còn. Chỉ có tiền là mất!"

    Một điều khác mà chúng ta nên tự nhắc mình là: "Điều tồi tệ nhất xảy ra sẽ rất khó chịu, nhưng không có nghĩa là đã đến ngày tận thế".

    Câu hỏi tiếp theo là: "Tôi có quan trọng hóa vấn đề quá không?" Bạn có thấy là bạn mất ngủ cả tuần chỉ vì điều mà người khác sẽ không thèm nghĩ đến? Thường là do chúng ta quá nghiêm khắc với chính mình. Chúng ta cứ nghĩ là cả thế giới đang nhìn mình. Điều đó không đúng. Nếu họ nhìn thì sao nào? Chúng ta sẽ sống theo cách tốt nhất mà mình có thể.

    Một câu hỏi nữa: "Tôi học được cái gì từ tình huống này?" Bằng sự nhận thức muộn màng, nhìn lại quá khứ, chúng ta có thể học được gì trong những giai đoạn khó khăn? Cái khó nhất là giữ được quân bình và biết là chúng ta đang chịu đựng và tại sao lại chịu đựng. Những người hạnh phúc nhất có xu hướng xem những lúc khó khăn là những lúc học hỏi kinh nghiệm quý giá. Họ gắng vui vẻ, mỉm cười. Họ biết rằng mọi việc sẽ tốt hơn và họ sẽ trở thành người tốt hơn từ những thử nghiệm đó. Cái này nói thì dễ nhưng làm khó hơn nhiều!

    Thêm một câu hỏi: Nếu mọi cái tồi tệ thật thì 5 phút tới mình còn ổn không? Khi đã qua được 5 phút đó, bạn nhắm đến 5 phút tiếp theo. Chia ra từng phần nhỏ, sẽ dễ xử trí hơn. Ngoài ra nên làm cho mình bận rộn, làm việc gì đó trong 5 phút ấy. Lúc bận rộn bạn thấy dễ chịu hơn nhiều.

    Còn làm gì nữa nhỉ?

    Có lẽ cách tốt nhất để cảm thấy dễ chịu là làm cái gì cho ai đó. Lo lắng thái quá hay thương hại mình sẽ trở thành nỗi ám ảnh. Ngay lúc bạn bắt đầu làm cho người khác hạnh phúc thì cũng là lúc bạn cảm thấy yêu đời hơn. Thật đơn giản, dễ dàng và tuyệt vời.

    Tai họa sẽ không lớn nếu chúng ta xử lý chúng từng bước một. Và chừng nào mà chúng ta thấy mình học được điều gì đó từ hoàn cảnh thì chúng ta càng dễ khắc phục nó.

    Trích từ ”Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi” - Andrew Matthews
     
    anhmuonsongbenemtrondoi thích bài này.
  6. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Bắt đầu từ ngày hôm nay

    Bắt đầu từ hôm nay, tôi sẽ không buồn vì chuyện hôm qua, bởi vì chuyện hôm qua đã thành quá khứ, vĩnh viễn sẽ không thay đổi được - Việc tôi có thể làm là để quá khứ thành quá khứ.

    Bắt đầu từ hôm nay, tôi sẽ không lo nghĩ chuyện của ngày mai, bởi vì chuyện ngày mai là do sự nổ lực của ngày hôm nay - Việc tôi có thể làm là nắm vững tốt ngày hôm nay.

    Bắt đầu từ hôm nay, tôi phải từng ngày yêu quý cuộc sống - Tôi sẽ sử dụng tốt tài năng để tạo hạnh phúc cho người khác.

    Bắt đầu từ hôm nay, tôi sẽ buông chậm nhịp đi mỗi ngày của cuộc sống - Không cần phải bận túi bụi để trôi qua ngày tháng, cũng không cần phải đè nén để cuộc sống qua đi.

    Bắt đầu từ hôm nay, tôi phải có lòng tin hoàn toàn mới - Không để quá khứ vướng bận tôi lần nữa, tôi tin tưởng tương lai của tôi tràn ngập vô hạn niềm hy vọng.

    Bắt đầu từ hôm nay, tôi phải học tập chấp nhận mình và chấp nhận người khác - Tôi không nên yêu cầu bản thân mình hoàn mỹ, và cũng không yêu cầu người khác toàn vẹn tốt đẹp.

    Bắt đầu từ hôm nay, tôi phải học tập những sự việc mới, để cho đời sống của tôi tăng thêm nhiều hơn nữa sắc thái mới - Tôi nên dùng cách nhìn mới, tầm nhìn mới để kinh doanh đời sống của tôi.

    Bắt đầu từ hôm nay, và từ hôm nay phải bắt đầu.

    Sưu tầm
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/15
  7. Cám ơn những bài viết của bạn @langtu, đây là những bài học rất có giá trị.
     
  8. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Chào bạn,

    Không có chi. Chỉ cần các bạn thấy hay và hữu ích, langtu cảm thấy rất vui và hạnh phúc và langtu sẻ cố gắng hơn nữa để sưu tầm những bài hay và hữu ích post lên TVE.

    Thân :)
     
    anhmuonsongbenemtrondoi thích bài này.
  9. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Học cách là chính mình

    Tôi gặp trở ngại trong công việc, khó khăn về tài chính, cô đơn khi đang sống giữa những người thân yêu và chông chênh trong tình cảm với một nửa của chính mình. Giữa lúc tất cả đều là một con số không tròn trĩnh thì tôi vẫn phải đối diện với vô số những áp lực vô hình, những sự thực đau lòng và những tổn thương, mất mát.

    Tôi vốn không phải người uỷ mị và yếu đuối nhưng sự thực tôi đã không vượt qua được chính mình. Tôi ngụp lặn trong chuỗi dài của thất bại và nỗi buồn. Tôi hoang mang, hoảng sợ, mất phương hướng và bi quan. Tôi không thể chia sẻ cùng ai, chỉ độc thoại với bóng mình và bóng đêm để mặc nước mắt lặng lẽ rơi.

    Những cơn đau đầu, stress khiến tôi trầm cảm, gục ngã và đổ bệnh. Tôi hiểu chính những nặng nề về tinh thần và những vết thương trong tâm hồn đã quật ngã mình... Trong những ngày ấy, một người bạn tới thăm đã mang đến cho tôi một cuốn sách. Và tôi đọc được những dòng chữ với sức mạnh động viên thật lớn lao như thế này: "Nhiều khi bạn phải vượt qua những thử thách trong đời mà không có người yêu thương bên cạnh. Bạn cảm thấy cô đơn trong những hoàn cảnh khắc nghiệt. Bạn thấy cần sự chia sẻ, nâng đỡ. Nhưng nếu trong lúc đó bạn nghĩ đến những gì mình nhận được từ người thân, từ cuộc đời, bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn để vượt qua khó khăn. Hãy nghĩ đến những gì bạn đã nhận được".

    Tôi hiểu chính tôi phải kéo mình thoát khỏi tình trạng này. Và lần đầu tiên sau nhiều ngày buồn rầu, héo hắt, tôi đã nở nụ cười. Đó cũng là lý do tại sao tôi thấy tự tin và nhẹ lòng khi chia sẻ cùng bạn những suy nghĩ rất thật này của mình. Bởi tôi nghĩ, bạn cũng như tôi, đang xoay vần cùng cuộc sống. Mà cuộc sống thì không phải lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, cũng suôn sẻ, thuận lợi như chúng ta mong muốn.

    Sẽ có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi với bao lo toan, tất bật của đời thường. Sẽ có lúc bạn thấy chán nản với những bon chen, đố kị. Sẽ có lúc bạn thấy bất công vì những nỗ lực của mình không được ghi nhận, những thành quả bị người khác giành giật. Hay sẽ có lúc bạn thấy mất lòng tin khi những người bạn hằng tin tưởng lại quay lưng phản bội bạn. Có những lúc bạn cảm thấy tim mình nhói đau khi ai đó làm bạn tổn thương... Những lúc như thế, bạn hãy dừng lại để nghỉ ngơi, tĩnh tâm, dặn mình hãy bước tiếp và tiến tiếp.

    Mọi người đều nói rằng: không căng thẳng, không phức tạp, không đớn đau, không hụt hẫng, không tuyệt vọng... đó không là cuộc sống. Thế nhưng, những âm thanh tươi vui, những sắc màu rực rỡ, những tiếng cười rộn rã, những khoảnh khắc bình yên, những phút giây hạnh phúc... cũng được tìm thấy trong cuộc sống đấy thôi. Vì vậy, sẽ tốt hơn nếu chúng ta biết đứng lên, khẳng định mình là ai, như thế nào và đang ở đâu trong cuộc sống bao la này.

    Bạn hãy lắng nghe những suy nghĩ của mình.

    Hãy trân trọng những cảm xúc đang ùa đến.

    Hãy phát huy những thế mạnh dù là nhỏ nhất mà bạn có.

    Hãy khám phá những năng lực tiềm tàng của chính bạn.

    Hãy mỉm cười đón nhận cả cơ hội và thách thức.

    Hãy kiên trì nuôi dưỡng những hoài bão, khát khao.

    Hãy không ngừng theo đuổi và chinh phục những ước mơ.

    Hãy đừng quên chăm lo cho sức khoẻ, yêu quý bản thân, tự tin và mở lòng mình nhân hậu.

    Hãy cứ là chính mình, dù bạn không xinh đẹp, không giỏi giang, không thông minh, không giàu có và cũng không phải là một người may mắn...


    Tôi từng mệt mỏi, buồn đau và thất vọng. Nhưng tôi đang tự tin, tích cực và sẵn sàng với cuộc sống. Và tôi tin mình sẽ vững vàng, thành công và hạnh phúc.

    Cảm ơn cuộc sống đã đem đến cho tôi những bài học thật giản dị, dạy tôi biết cách vượt qua nỗi đau, biết đương đầu với thử thách, dạy tôi biết tha thứ, yêu thương và tìm cho mình một chỗ trong trái tim mọi người.

    Và tôi, cảm ơn bạn, vì bạn đã lắng nghe tôi.

    Sưu tầm
     
    anhmuonsongbenemtrondoi thích bài này.
  10. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Khi Ý Chí làm nên sự hoàn mỹ

    Chàng và Nàng là 2 người kém may mắn : Trạch Hiếu Vỉ đả mất 1 chân và Mã Lệ đả mất đi 1 cánh tay , thế mà nhờ sự nổ lực tập dợt không ngừng, không nản chí và không lùi bước trước khó khăn ...rốt cuộc họ đả thành công.

    Đến ngày thi điệu vủ ballet "Tay Trong Tay", họ đả diển tả thật là sống động và làm rơi lệ các khán giả đến xem và họ múa quá hay và quá tuyệt vời khiến cho khán giả quên hẳn là chàng chỉ đi bằng 1 chân với cây nạn, còn nàng chỉ có 1 cánh tay !!

    Khi ý chí con người làm nên sự hoàn mỷ ...thật là quá tuyệt vời !!

    Mời các Bạn xem điệu múa "Tay Trong Tay" :



    Mã Lệ gặp Trạch Hiếu Vĩ tình cờ ở một trung tâm phục hồi sức khỏe vào năm 2005. Họ cảm thấy quí mến nhau. Lúc ấy Mã Lệ đang có ý tưởng tìm người múa cùng với mình để dự thi múa toàn quốc. Cô hỏi Trạch Hiếu Vỹ có thích múa không. Anh trả lời thành thật: "Tôi không múa được vì tôi không tự đi được. Tôi cũng không biết rõ là tôi có thích múa hay không". Mã Lệ phải gọi điện thuyết phục nhiều lần Trạch Hiếu Vĩ mới đồng ý.

    Cuối năm 2005, họ bắt tay vào luyện tập. Nhưng vì Hiếu Vĩ chưa từng học múa nên Mã Lệ phải hướng dẫn anh từ những động tác đầu tiên. Sự luyện tập căng thẳng chỉ với một chân khiến Vĩ cảm thấy chán nản. Anh đã toan bỏ cuộc nhưng rồi Mã Lệ kiên trì thuyết phục anh rằng làm việc gì cũng phải có quyết tâm cộng với sự kiên trì mới đạt kết quả, Vĩ đồng ý trở lại luyện tập. Họ nhờ một biên đạo múa giúp họ thực hiện ý tưởng. Không có tiền thuê sàn tập, mùa đông họ tập trong nhà, mùa hè họ ra công viên. Có ngày họ tập luyện từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối mới nghỉ.

    Hết lần này đến lần khác, Vĩ phải đỡ Mã Lệ trên một chân, khó nhất là động tác vừa tiến lên phía trước vừa ôm giữ cô vì toàn bộ sức nặng dồn lên chân anh, sau đó, anh phải thả cô xuống, lo giữ thăng bằng với chiếc nạng chống. Họ làm đi làm lại, vừa làm vừa điều chỉnh cho đến khi cảm thấy hoàn hảo.

    Ngày thi đã đến. Họ bước ra sân khấu và múa bằng tất cả tâm hồn mình, không hề nghĩ tới cuộc thi. Tác phẩm Tay trong tay kể lại chính câu chuyện về tình yêu múa của họ. Hai người gặp nhau, có lúc xung đột tới mức chia xa, rồi quay trở về với nhau nồng ấm và quyến luyến hơn trước .

    Điều đặc biệt là khi xem họ múa, những khiếm khuyết của cơ thể không còn hiện diện, chỉ còn tình yêu - sự nâng đỡ che chở trên nền nhạc da diết và mạnh mẽ còn đọng lại trong lòng khán giả. Tay trong tay đã làm lu mờ tất cả những tiết mục dự thi khác trong cuộc thi múa toàn quốc.

    Sưu tầm
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/15
    anhmuonsongbenemtrondoi thích bài này.
  11. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Bài học từ dải san hô

    Nhiều người biết đến dải đá ngầm san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef, trải dài 2000km từ bắc đến nam dọc theo bờ biển của Australia. Nhưng đã bao giờ bạn nghe kể về ý nghĩa của nó chưa?

    Du khách nọ một lần tới thăm vịnh san hô đã hỏi hướng dẫn viên du lịch của đoàn rằng: “Tại sao một bên phía đầm phá của dải đá ngầm trông thật thiếu sức sống trong khi đại dương bên kia lại đầy màu sắc và dữ dội vô cùng?”

    Và đây là lời lý giải: “San hô mọc ở quanh đầm phá vẫn còn ở dưới nước. Nó sớm chết dần vì không hề vượt qua thử thách nào để giữ được sự sống. Ngược lại san hô phía đại dương luôn phải đối đầu với sóng, gió và những cơn thịnh nộ bất chợt của biển cả. Nó đấu tranh từng ngày để sinh tồn. Nó sinh sôi, nảy nở trưởng thành mạnh mẽ để thích nghi với hoàn cảnh”.

    Đó cũng chính là cách tất cả các sinh vật, kể cả con người chúng ta có thể tồn tại và phát triển được.

    Nguồn: Báo SVVN
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/15
    anhmuonsongbenemtrondoi thích bài này.
  12. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Hảy can đảm đối diện với nghịch cảnh

    Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: Có một người nông dân nọ có một con lừa già. Một hôm, con lừa bị rơi xuống cái giếng khô cạn và đau đớn kêu la thảm thiết. Sau khi bình tĩnh đánh giá tình hình, vì thương cho con lừa , người nông dân đã quyết định nên nhanh chóng giúp nó kết thúc sự đau đớn.

    Anh gọi thêm mấy người hàng xóm để cùng lấp đất chôn con lừa tội nghiệp. Lúc đầu, con lừa thêm phần kinh hoàng vì những gì người ta đang làm đối với nó. Nhưng khi từng tảng đất được hất xuống giếng liên tiếp theo nhau ập trên vai nó, một ý nghĩ chợt lóe lên: Cứ mỗi lần một tảng đất rơi đè lên vai, nó lại lắc mình cho đất rơi xuống và ngoi lên trên ! Và nó đã làm như vậy, từng chút từng chút một, với một lời thầm tự nhủ và tự cổ vũ: “ Nào mình hãy hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống và bước lên trên...” .

    Mặc cho sự đau đớn ê ẩm phải chịu sau mỗi tảng đất ập xuống, mặc cho sự bi đát cùng cực của tình huống đang gánh chịu, con lừa tiếp tục chiến đấu chống lại sự hoang mang, hoảng sợ, tiếp tục theo đúng phương châm “hất nó xuống và bước lên trên”. Và không bao lâu sau, cuối cùng dù bị bầm dập và kiệt sức, con lừa già đã vui mừng đắc thắng bước lên khỏi miệng giếng. Những gì như sẽ đè bẹp và chôn sống nó, trên thực tế đã cứu sống nó. Tất cả đều nhờ vào cái cách mà con lừa đã can đảm đối diện với nghịch cảnh của mình.

    Cuộc sống là như vậy đó. Nếu ta đối mặt với các vấn đề của mình một cách tích cực và quả cảm, khước từ sự hoảng loạn, sự cay đắng và sự tự thương hại, thì những nghịch cảnh tưởng chừng có thể chôn vùi chúng ta, lại sẽ tiềm ẩn trong chính nó những phần thưởng không ngờ tới. Hất nó xuống và bước lên trên, hãy can đảm bước từng chút một ra khỏi cái giếng mà chúng ta đang gặp phải.

    Nguồn : Hoahoctro
     
    anhmuonsongbenemtrondoi thích bài này.
  13. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Hạnh phúc

    Hạnh phúc là thứ dễ tìm thấy thì có lẽ con người chẳng phải nếm mùi khổ đau nhiều như vậy?

    Nếu hạnh phúc là thứ ẩn nấp để cùng con người tham gia trò trốn tìm thì cuộc sống này liệu có còn thời gian tìm kiếm?

    1. Hạnh phúc ở nơi đâu ?

    - Hạnh phúc nằm ở đôi môi của bạn

    Một đôi môi biết mỉm cười và biết nói lời yêu thương chính là cửa ngõ dẫn đến hạnh phúc an nhiên của con người.

    Nếu bạn chỉ biết than vãn, chỉ biết oán trách những trớ trêu của cuộc đời, chỉ biết dùng lời nói để chê bai, mỉa mai, công kích người khác thì đừng hỏi “Vì sao tôi không thấy hạnh phúc ?”.

    Hãy nói về những yêu thương tốt đẹp, hãy mỉm cười với cuộc sống xung quanh, hãy dành những lời ngọt ngào cho những người bạn yêu quý và bạn sẽ thấy hạnh phúc nảy nở từ đôi môi.

    - Hạnh phúc nằm ở sự tha thứ

    Chẳng có ai ôm trong lòng mối hận thù mà cảm thấy vui vẻ và thoải mái cả ! Có thể, họ đã làm tổn thương bạn, họ đã phản bội lòng tin và hằn trong lòng bạn một vết thương sâu hoắm và nhức nhối nhưng hãy đặt tay lên ngực mình và dặn với chính mình “Cuộc đời này vốn không đủ dài để yêu thương sao lại chỉ phí hoài nó cho hận thù”.

    Vì thế, bằng cách này hay cách khác, hãy quên đi những vết thương và quên đi người để lại vết thương ấy, bạn cho đi sự tha thứ cũng chính là cách bạn tự cho chính mình một món quà chứa đầy hạnh phúc và an nhiên.

    Tôi không chắc chúng ta có thể lại tin, lại yêu người ấy như chưa có chuyện gì nhưng chỉ cần bản thân tha thứ được thì ta sẽ lại có thể mỉm cười khi giáp mặt nhau. Như vậy, không phải sẽ tốt hơn sao ?

    - Hạnh phúc nằm ở chỗ Cho chứ không phải ở chỗ Đòi

    Hãy cho đi những thứ bạn muốn, rồi cuộc đời sẽ trả lại cho bạn những gì mà bạn muốn, có thể nó không đến từ người bạn cần nhưng chắc chắn rằng trong dòng đời sau này, sẽ có người cho bạn lại những điều như thế.

    Đừng đòi hỏi điều gì khi bản thân không làm được. Sự hụt hẫng khi điều mình muốn không được đáp lại rất dễ đẩy bạn vào hố sâu của thất vọng.

    Vì thế, đừng tự giết cảm xúc của mình chỉ vì những đòi hỏi cho thỏa mãn cảm xúc của bản thân, hãy học cách cho đi thật nhiều, cuộc sống này không để bạn chịu thiệt thòi đâu !

    2. Hạnh phúc vào lúc nào ?

    - Hạnh phúc là khi bạn biết Đủ

    Nói theo Đạo học là “Thái quá hay Bất cập đều là dở cả” (thái độ cực đoan là không tốt).

    Yêu thương quá sinh ra gò bó, quan tâm quá sẽ khiến mất tự do, ghen tuông quá cũng mất vị tình yêu và cái gì cũng thế, chạm đến chữ Đủ sẽ chạm được hạnh phúc tròn vị.

    Đừng chạy theo cái gì quá hoàn chỉnh và cũng đừng ép bản thân phải trở nên quá hoàn hảo, yêu thương vừa đủ, ấm áp vừa đủ, quan tâm vừa đủ và bên nhau vừa đủ có lẽ sẽ hạnh phúc hơn.

    Do đó, chúng ta thấy hạnh phúc chẳng nằm ở đâu xa, mà nằm ngay nơi chính ta, và hạnh phúc cũng chẳng phải là cái đích đặt ra để chúng ta đi đến, mà là thứ luôn hiện hữu song hành bên ta trong cuộc sống, chỉ vì ta quá hướng ngoại mà không quan tâm quên mất nó đi thôi.

    Vì thế, hạnh phúc của chúng ta hẳn phải do tự chúng ta xây lấy, chứ chẳng phải chạy theo một ai đó để xin ban. Thứ hạnh phúc xin ban chỉ là thứ hạnh phúc ảo, nó sẽ dần chết theo thời gian.

    Sưu tầm
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/15
    anhmuonsongbenemtrondoi thích bài này.
  14. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    9 bài học làm Người

    1. Trên đường đời, con sẽ gặp những người đối xử tệ với mình. Không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con, trừ bố mẹ. Đối với những người đối xử tử tế với con, hãy trân trọng và biết ơn, nhưng cũng hãy đề phòng họ. Họ có thể đối tốt với con vì mục đích nào đó. Hãy tìm hiểu động cơ thực sự. Đừng vội kết luận một người là tốt chỉ đơn giản vì họ ưu ái con.

    2. Không ai là không thể thay thế. Không có thứ gì trên thế giới này con phải bám chặt lấy hay cố sở hữu bằng mọi giá. Nếu con hiểu điều này, thì về sau, dù mất bất cứ điều gì trong đời, con vẫn có thể đứng vững.

    3. Cuộc đời rất ngắn ngủi. Đừng phí thời gian và năng lượng vào những người, việc, thứ không cần thiết. Nếu con làm vậy, sau này con sẽ nhận ra rằng con đã lãng phí tất cả những ngày tháng qua.

    4. Không có gì trên thế giới là mãi mãi, kể cả tình yêu. Tình cảm có thể thay đổi theo thời gian. Nếu một ngày nào đó con mất đi người con từng yêu tha thiết, hãy nhẫn nại. Đừng cố níu kéo những gì đã mất hay phóng đại cảm xúc của mình. Thời gian sẽ làm dịu nỗi đau. Thời gian sẽ hàn gắn tất cả.

    5. Không phải tất cả những người thành công đều học hành đến nơi đến chốn, nhưng điều này không có nghĩa là con có thể bỏ bê việc học của mình. Kiến thức con có được là tài sản lớn nhất của con.

    6. Bố không mong đợi con sẽ chăm lo cho bố khi bố về già. Cũng vậy, bố không có trách nhiệm phải bao bọc con khi con đã trưởng thành. Con có thể đi xe bus hay lái xe Benz đắt tiền. Tương tự, con có thể ăn mì gói hay bào ngư. Lựa chọn đó thực sự do con.

    7. Con có thể đối xử tốt với người ta nhưng đừng hy vọng họ đáp lại con như vậy. Nếu con không thể nhìn thấu điều này, về sau con sẽ chỉ có thêm nhiều đau khổ, thất vọng.

    8. Rất nhiều người mua vé số suốt nhiều năm nhưng cuối cùng họ vẫn trắng tay, nghèo đói. Để thành công hay giàu có, con đều phải nỗ lực hết mình. Có một điều đơn giản cần nhớ là: Trên thế giới này không có gì là miễn phí.

    9. Chúng ta ở bên nhau như một gia đình chỉ trong cuộc đời này thôi, dù con thích hay không. Vì thế, hãy trân trọng và nâng niu khi chúng ta bên nhau, chia sẻ, gắn bó. Dù muốn hay không, chúng ta sẽ không thể gặp nhau ở kiếp sau…

    Sưu Tầm
     
    anhmuonsongbenemtrondoi thích bài này.
  15. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Võ Thị Hoàng Yến

    "Tôi nghĩ sống quan trọng là phải có niềm tin và biết nắm giữ lấy cơ hội. Người khuyết tật hay không khuyết tật cũng như nhau thôi, sẽ phải gặp những khó khăn buộc mình đương đầu. Tôi không nghĩ mình khuyết tật, những gì muốn làm thì sẽ cố gắng làm" - Võ Thị Hoàng Yến.

    Chị nói dù là con nhà nghèo, dù là đứa trẻ tật nguyền nhưng lúc nào chị cũng là một người tự tin vào năng lực của mình. Nhờ thế suốt những năm cắp sách đến trường, dù gặp không ít những khó khăn nhưng chị đều vượt qua.

    Thế nhưng, ngay lần đầu tiên bước ra đời, vác đơn đi xin việc làm sau khi tốt nghiệp ĐH Kinh tế năm 1990, chị đã bị một cú sốc kinh khủng đầu đời.

    Gõ cửa nơi nào chị cũng nhận được những cái lắc đầu đầy thương hại, có những nơi sau khi kiểm tra năng lực của chị người ta đã đồng ý nhận ngay, nhưng rồi sau đó lại từ chối thẳng thừng khi phát hiện chị là người khuyết tật (NKT).

    Cả một thời gian dài dù cố gắng nhưng chị không xin được việc làm ở đâu : “Người ta không nói ra nhưng mình thừa biết mình không được nhận vào làm việc không phải là vì năng lực kém, mà chỉ vì là NKT” - chị Yến bùi ngùi nhớ lại. Lặng thinh hồi lâu, chị lại tiếp : “Lúc đó mình thấy đau lắm, lo lắng cho mình và cho cả những NKT”.

    Không chịu đầu hàng trước nghịch cảnh, chị nghĩ phải đi học thêm ngoại ngữ với ý nghĩ sau này có cơ hội thì xin dạy kèm, tự kiếm sống.

    Nỗ lực học tập và năng lực của chị rồi cũng được công nhận, tháng 6-2003 chị đoạt được học bổng toàn phần của Quĩ Ford. Chị theo học ngành phát triển con người tại ĐH Kansas (Mỹ).

    Để theo kịp những SV khác buộc những SV VN như chị phải nỗ lực vượt bậc. Ấy vậy mà ngay học kỳ đầu chị đã đoạt được ba điểm A. Không những thế chị còn là người trợ giảng cho một giáo sư người Mỹ tên Glen White.

    Trong thời gian du học tại Mỹ (do Quỹ Ford tài trợ), đề tài khoa học “Giúp phát triển kỹ năng vận động và biện hộ cho sinh viên khuyết tật ở các trường đại học Mỹ” của chị được hội đồng khoa học đánh giá cao và được đích thân cố vấn các vấn đề phát triển cho người khuyết tật của Ngân hàng thế giới (WB), bà Judith E. Heumann, mời báo cáo tại trụ sở chính của WB ở Washington D.C vào mùa hè năm 2004.

    Võ Thị Hoàng Yến ít khi mặc cảm, tự ti về bản thân từ khi nhận ra đôi chân mình không thể chạy nhảy, đi lại dễ dàng như các bạn sau một cơn sốt bại liệt thời ấu thơ.

    Chị vừa từ Nhật trở về sau chuyến đi nhận Giải Kazuo Itoga (Kazuo Itoga Memorial Prize) - giải thưởng tôn vinh những cá nhân ở châu Á - Thái Bình Dương có những đóng góp nổi bật cho cuộc sống của người khuyết tật - hôm 19-11-2009, chị vẫn vậy, ngồn ngộn công việc với lịch thời gian xếp kín mít, vẫn ấp đầy trong kế hoạch là những dự định về người khuyết tật.

    [​IMG]
    Chị Hoàng Yến hát giao lưu tại buổi lễ nhận giải thưởng Kazuo Itoga

    Khi hỏi về giải thưởng 1 triệu yen, chị Yến cười bảo ngay : “Bạn bè nói phải khao mà Yến chối hoài vì Yến định dùng giải thưởng đó góp vào dự án tạo việc làm cho người khuyết tật. Mà như vậy thì 200 triệu đồng này có thấm tháp vào đâu”…

    Vậy rồi chị lại hăng say chia sẻ về công việc của DRD (Disability Resource and Development - chương trình Khuyết tật và phát triển) - do chị sáng lập và điều hành từ năm 2005 về công việc giảng dạy môn hành vi khoa xã hội học ĐH Mở - bán công TP.HCM.

    Tính tự lập mạnh mẽ theo chị từ bé, đến khi chị đi học tấm bằng ĐH đầu tiên - tấm bằng thứ hai, đến những ngày tự mình xoay xở trên đất Mỹ để học cao học và đến khi chị tưởng rằng cuộc sống mình chỉ còn đếm được bằng ngày.

    “Lúc ấy Yến nghĩ mình chỉ còn sống vài ba tháng thì làm việc sao được nữa, cái gì cũng sẽ dở dang. Nhưng nếu mình không tiếp tục viết dự án thì DRD khó có thể tiếp tục hoạt động, chưa kể đâu có ai hay biết chuyện Yến bệnh. Thế là đánh liều Yến tiếp tục viết dự án và cũng không nghĩ nhiều đến căn bệnh. Thấy bình thản lắm! Có lẽ nhờ vậy mà cái nốt ấy mờ dần rồi biến mất chăng”, hơn một năm tự mình đấu tranh với bệnh tật chỉ còn là một kỷ niệm vui khi chị nhớ về một nốt đơn độc ở phổi…

    Câu hát chị thích và thường hát "Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư" (ca khúc Khát vọng - Phạm Minh Tuấn) đả cho chúng ta càng hiểu rằng nếu gần 20 năm trước chị "đầu hàng" các nhà tuyển dụng khi họ từ chối một cô cử nhân kinh tế khuyết tật, thì có lẽ giờ này sẽ không ai biết đến cái tên Hoàng Yến. Chị đã chọn một thái độ sống "không khuyết tật" và đi lên từ thái độ ấy...

    Dẩu rằng còn độc thân ở tuổi 40 nhưng chị không cảm thấy cô đơn : trái tim nhân hậu của chị đả được lấp đầy bởi tình thương yêu các cháu, các học trò, ...và khát vọng "làm cái gì đó" cho nhửng người đồng cảnh ngộ và chị đả thực hiện được ước mơ đem lại niềm vui, tiếng cười và hạnh phúc cho NKT.

    “Người ta lắm khi quá nhạy cảm với sự khuyết tật mà quên rằng phía sau đó là một đời người” - chị bức xúc.

    Tất cả những bức xúc đó, chị dồn hết vào đề án xin tài trợ gửi đến Tổ chức Ford Foundation, không lâu sau đó chương trình “Khuyết tật & phát triển” (DRD-Disability resource and development) đã ra đời (trực thuộc khoa xã hội học, ĐH Mở - bán công TP.HCM).

    Chị Võ Thị Hoàng Yến tốt nghiệp hai bằng cử nhân kinh tế và sư phạm Anh văn; tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành phát triển con người (ĐH Kansas, Mỹ 2004); là người điều hành chương trình Khuyết tật và phát triển từ năm 2005 (Disability Resource and Development - DRD - Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Với thông điệp: "Đời rất đẹp khi trái tim đến với trái tim", chương trình Khuyết tật và phát triển mở ra cánh cửa mới cho người khuyết tật. Đến nay, bên cạnh hoạt động tư vấn, trang bị kỹ năng sống, đồng hành cùng người khuyết tật để hướng đến sự độc lập, tự tin, biết cách lập ra kế hoạch cuộc đời và làm chủ cuộc sống; dự án DRD của chị còn dạy nghề, giới thiệu việc làm cho hàng trăm người khuyết tật. Và khi thực hiện, những hoạt động mà chị ấp ủ đã nhận được sự đồng hành của rất nhiều người. Chị nhận ra được một điều, khi người ta thực sự hiểu nhau, người ta mở lòng ra để chấp nhận sự khác biệt của nhau thì lúc đó cuộc đời rất đẹp. Chị nói, mỗi người có một cách tiếp cận để giải quyết vấn đề. Và chị chọn cách tiếp cận mang tính cộng đồng từ gốc của vấn đề có tính khoa học giúp người khuyết tật có những kỹ năng xã hội thay đổi chính con người của mình, đồng thời mong muốn thay đổi hoàn cảnh xung quanh.

    Bên cạnh DRD, chị còn sáng lập và điều hành thư viện điện tử (có tính tiếp cận cho người khuyết tật) về lĩnh vực khuyết tật (2008), sáng lập và điều hành chương trình học bổng "Người bạn đồng hành" cho sinh viên khuyết tật và trẻ khuyết tật nặng không thể đến trường (2008).

    Hiện chị còn là giảng viên môn hành vi khoa xã hội học, ĐH Mở - bán công TP.HCM

    Nguồn : Tuổi Trẻ Online
     
    anhmuonsongbenemtrondoi thích bài này.
  16. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Để sống có hạnh phúc

    Bất cứ giây phút nào bạn phải đối mặt với khó khăn hay những thất bại đang gần kề, bạn hãy nhớ rằng; cho dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, cuộc sống của bạn vẫn luôn tươi đẹp. Bởi vì, chuyện gì rồi cũng sẽ qua, chuyện gì rồi cũng sẽ trở thành quá khứ. Chỉ có hiện tại với những điều tươi đẹp nhất, ý nghĩa nhất luôn hiện hữu bên bạn.

    Nhiều người nuối tiếc quá khứ, họ cho rằng, những điều hạnh phúc nhất, đẹp đẽ nhất của họ đều nằm trong thời gian đã qua. Nhưng họ có biết điều này không nhỉ? Dù đẹp nhất đấy, hạnh phúc nhất đấy thì giờ đây điều đó đã không còn nữa. Chỉ có thể tạo ra hạnh phúc ở hiện tại chứ không thể sống với hạnh phúc ảo trong quá khứ cũng như trong tương lai còn chưa biết đến.

    Đôi lúc thật khó nhận ra hạnh phúc vẫn tồn tại trong cuộc sống của mình. Những khó khăn, những vất vả và buồn chán bủa vây cuộc sống của mình, khiến chúng ta không còn lạc quan tin tưởng vào hạnh phúc thật sự.

    Khi phải gồng mình vượt qua mọi khó khăn và thử thách, bạn hãy nhớ về những khoảnh khắc hạnh phúc trước đây của mình. Những lúc ấy, hạnh phúc đã qua sẽ thôi thúc chúng ta cố gắng hơn nữa, phấn đấu hơn nữa để tìm thấy hạnh phúc thực sự cho mình.

    Đừng bao giờ bi quan hay chán nản tuyệt vọng, bởi cuộc sống còn rất nhiều những điều tốt đẹp mà bạn chưa biết hết được.

    Phải mạnh mẽ và tự tin vượt qua mọi khó khăn, thử thách để cuộc sống hạnh phúc hơn, tuyệt vời hơn.

    Hãy nhớ rằng, cuộc đời của mình phải do mình quyết định và định đoạt nó. Dù ai có mang đến cho bạn cả núi vàng nhưng không phải bạn làm ra chúng, tìm thấy chúng, bạn sẽ chẳng bao giờ có được khoảnh khắc được hét lên sung sướng đâu ! Đó là sự hạnh phúc tuyệt đỉnh mà chỉ có những ai làm ra hạnh phúc mới tận hưởng được nó.

    Hãy biết ơn cuộc sống vì nó đã cho bạn rất nhiều cơ hội được trải nghiệm và sống thực sự với những gì bạn khao khát.

    Bạn hãy nhớ rằng, dù ngày mai có ra sao đi nữa thì cuộc đời vẫn luôn tươi đẹp. Hãy ghi nhớ những hạnh phúc đã qua để nuôi dưỡng tâm hồn bạn thêm mạnh mẽ và ý chí thêm quyết tâm và kiên nhẫn. Chỉ có chính mình mới làm nên hạnh phúc cho mình mà thôi.

    Thế nên hãy biết ơn cuộc sống của mình, bạn nhé!

    Sưu tầm
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/15
    anhmuonsongbenemtrondoi thích bài này.
  17. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Amelia Earhart - Người phụ nữ tiền phong trong ngành hàng không

    "Can đảm là cái giá cuộc đời đòi hỏi cho sự bình yên trong tâm hồn"

    [​IMG]
    Amelia Earhart sinh ngày 24 tháng bảy năm 1897 tại Atchison, tiểu bang Kansas. Sự nghiệp bay bổng của bà bắt đầu tại Los Angeles năm 1921 khi ở vào tuổi 24, bà bắt đầu học bay với một nữ phi công tiền phong khác của Hoa Kỳ là Neta Snook và mua chiếc phi cơ đầu tiên của mình.

    Bốn năm sau đó, Amelia trở thành người phụ nữ đầu tiên một mình bay xuyên lục địa Hoa Kỳ. Từ đó trở đi, bà thường xuyên tham gia các cuộc tranh tài, đạt kỷ lục và phá kỷ lục về vận tốc và phi trình. Năm 1929, bà lập gia đình với George Putnam, chủ một nhà xuất bản và cũng là người yêu thích ngành hàng không, lúc đó vẫn còn ở vào giai đoạn sơ khai. Trước ngày cưới, trong một bức thư gửi người chồng tương lai, bà Amelia đã giao hẹn với ông Putnam là hai người sẽ không bao giờ ngăn trở những ước muốn của nhau và nếu trong vòng một năm mà thấy không hợp với nhau thì xin được chia tay. Có hiểu được vai trò của người phụ nữ trong xã hội đầu thế kỷ 20, ta mới thấy được tính tự tin, thẳng thắn và can đảm của bà Amelia Earhart.

    Earhart được cả nước Mỹ biết đến và trở thành thần tượng của bao người, nhất là các cô gái trẻ, khi năm 1932 bà trở thành người phụ nữ đầu tiên - và là người thứ nhì - một mình bay ngang qua Đại Tây Dương, nhân dịp kỷ niệm chuyến bay lịch sử của phi công Charles Lindbergh 5 năm trước đó. Bà bay chiếc phi cơ cánh quạt loại Lockheed Vega từ Harbor Grace, Newfoundland sang Londonderry, Ái Nhĩ Lan. Năm đó, bà nhận lãnh huy chương cao quý Distinguished Flying Cross do Quốc hội Hoa Kỳ trao tặng cùng huy chương của chính phủ Pháp cũng như huy chương vàng của National Geographic Society do tổng thống Hoover trao tặng. Báo chí khắp thế giới viết về bà nhưng cũng chưa bỏ được thói “trọng nam khinh nữ”. Báo chí Pháp sau khi đã hết lời khen ngợi về thành quả của bà đã kết thúc bài viết bằng câu hỏi “nhưng liệu Earhart có biết làm bánh không?” Và khi nhận giải thưởng “Phụ Nữ Nổi Bật Nhất Trong Năm” bà trả lời “tôi nhận giải thưởng này cho những phụ nữ ở nhà làm bánh và những phụ nữ khác cũng làm được những việc quan trọng tương tự như lái phi cơ...”

    Tháng Giêng năm 1935, Earhart trở thành người đầu tiên một mình bay qua biển Thái Bình Dương, từ Honolulu đến Oakland, California. Cuối năm đó, bay một mình từ Los Angeles đến Mexico City và trở về Newark, New Jersey. Tháng Sáu năm 1936, bà chuẩn bị cho chuyến bay vòng quanh thế giới của mình....

    Đến nay đã hơn 70 năm kể từ ngày Amelia Earhart, người phụ nữ tiền phong trong ngành hàng không, cất cánh để bắt đầu chuyến bay vòng quanh thế giới, chuyến bay định mạng kết thúc trong một khu vực hoang sơ trong vùng Thái Bình Dương và mãi cho đến nay vẫn là đề tài tranh cãi, huyền thoại hóa của bao người thuộc thế hệ sau. Một cuộc tìm kiếm do lực lượng tuần duyên và hải quân Hoa Kỳ tổ chức đã không đem lại kết quả nào. Sự mất tích này của bà Amelia Earhart đã là đề tài bàn tán xôn xao và tin đồn về số phận của bà...

    Nhưng có một điều chắc chắn là cuộc đời và lối sống của bà Amelia Earhart đã là nguồn khích lệ cho nhiều thế hệ về sau này.

    Nguồn : Viettidemagazine
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/15
  18. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Người biến địa ngục thành thiên đường

    “Để làm nên những điều vĩ đại, chúng ta phải sống như không còn có ngày mai.”- Vauvenargues.

    “Tôi không cho phép trở ngại cản bước tôi và tôi luôn tập trung tìm cách vượt qua nó. Bạn có thể xoay xở với bất kỳ chướng ngại nào, bạn có thể khom người bước qua nếu chướng ngại quá cao, hoặc leo lên trên nếu nó quá thấp. Hãy vững tin rằng luôn luôn có ít nhất một giải pháp cho bất cứ vấn đề nào!” - James "Rocky" Robinson (hình dưới).

    [​IMG]
    Đó chính là James Robinson, nhưng mọi người thích gọi anh là “Rocky”. Anh có thân hình to cao, vạm vỡ và sẵn sàng “rắn như đá” khi cần thiết. James Robinson “tảng đá” sống và làm việc tại quận Bedford-Stuyvesant, New York - một trong những khu ổ chuột và nhiều tội phạm nhất nước Mỹ. Nhưng chính anh đã cứu được nhiều sinh mạng và phục hồi sự lương thiện ở một cộng đồng mà trước đó không ai có thể làm được.

    Vào năm 1966, khi Rocky 26 tuổi, đứa cháu gái bảy tuổi của anh bị xe tải tông phải trên đường phố khu Bedford-Stuyvesant này. Nếu lúc đó có người biết sơ về cứu cấp thì cô bé đã không phải vĩnh viễn ra đi. Lúc được đưa đến bệnh viện thì cô bé đã ngừng thở.

    Cái chết vô lý của đứa cháu gái là một trong những lý do đưa Rocky vào làm việc trong ngành y tế. Tại Trung tâm Cấp cứu Thành phố New York, anh nhận thấy hầu như hơn năm mươi phần trăm các cuộc gọi đến xuất phát từ những khu phố có tỉ lệ tội phạm cao. Theo Rocky, cư dân sinh sống tại những nơi phức tạp như Bedford-Stuyvesant đôi khi phải chờ lâu đến gần nửa giờ sau khi đã quay số 911 để yêu cầu xe cấp cứu; trong khi đó, những cuộc gọi đến từ những khu dân cư của người da trắng thường được đáp ứng rất nhanh. Rất nhiều người bị chết một cách oan uổng – những người như cháu của Rocky, chỉ vì phải chờ quá lâu một chiếc xe cứu thương.

    Rocky quyết định tìm hiểu rõ hơn về chuyện này. Qua điều tra nghiên cứu, anh nhận thấy các khu dân cư giàu có đã thu xếp đội xe cứu thương cho riêng họ bởi vì cả thành phố hầu như quá tải bởi các ca cấp cứu. “Nếu đó là lời giải”, Rocky nói với người bạn và cũng là người phụ trách về cứu thương, Joe Perez “chúng ta sẽ trang bị những đội cứu thương của riêng chúng ta ở Bedford-Stuyvesant này!”.

    Vào năm 1988, Rocky không hề biết rằng anh và Joe là những người đầu tiên trong cả nước Mỹ mở dịch vụ cứu thương được điều hành bởi chính cộng đồng dân cư địa phương. Rocky không hề tiên liệu được những khó khăn phía trước. Thử thách đầu tiên là tìm nơi đặt trụ sở. Họ sử dụng một tòa nhà bị bỏ hoang vốn là nơi lui tới của những tay mua bán ma túy. “Nếu bọn nghiện ma túy sử dụng tòa nhà đó để cướp đi sinh mạng của bao người thì chúng tôi sẽ dùng tòa nhà đó để cứu người”, Rocky quyết định. Do không có điện, nước (ngoại trừ chút ít nước nhỏ giọt từ mái nhà cũ kỹ), hai người họ chỉ làm việc được vào ban ngày. Họ dùng máy bộ đàm để nhận những cuộc gọi cấp cứu.

    Mặc dù có thể làm việc trong điều kiện thiếu thốn của tòa nhà, nhưng một trong những thứ quan trọng nhất dùng trong dịch vụ cứu thương thì họ lại không có, đó là xe cứu thương. Họ dùng một chiếc xe Chevrolet cũ kỹ để đến hiện trường mỗi khi nhận được tin báo có tai nạn, hỏa hoạn, nổ súng hoặc đâm chém. Nhưng chiếc xe ấy không phải lúc nào cũng khởi động được. Có những lúc họ phải chạy bộ đến hiện trường với những phương tiện cấp cứu và bình ô-xy trên lưng. Để cứu người, họ thường phải chạy ngang qua đám buôn ma túy đang cười giễu cợt họ, những viên cảnh sát biến chất, và cả những người bàng quan khó chịu. Ai cũng cười nhạo, ngoại trừ các nạn nhân vẫn còn sống sót khi Joe và Rocky tới nơi.

    Sau đó họ được tặng một chiếc xe có rờ-moọc - loại xe kéo có thể dùng làm nhà ở và họ đã ngang dọc khắp các phố với chiếc rờ-moọc này. Tòa nhà cũ kỹ trở nên lạnh giá vào mùa đông. Họ san bằng hai cái lều của bọn bán ma túy và dựng nơi làm việc của họ ở đó. Đối với những kẻ tội phạm này thì chiếc xe rờ-moọc của họ giống như một lời tuyên chiến. Trong tám tháng ròng, bọn buôn ma túy liên tục dọa dẫm Rocky. Chúng bắn vỡ kiếng và dọa sẽ đốt xe. Chúng còn nổ súng vào Rocky và Joe khi họ đang trên đường tới hiện trường, khiến hai người vừa lái xe vừa phải cúi thấp người tránh đạn. Bọn buôn ma túy chỉ để họ yên khi chúng chứng kiến cảnh Rocky và Joe cứu một trong số đồng bọn của chúng bị thương sau một vụ thanh toán đẫm máu trên đường phố.

    Rocky và Joe còn bị gièm pha và đả kích bởi các đồng nghiệp vốn coi họ là đối thủ cạnh tranh lớn. Cả hai trở thành mục tiêu cho những trò đùa độc ác, quấy rối, và cả những tin đồn thất thiệt. Rocky biết rằng cách duy nhất để dặp tắt những lời gièm pha kia là anh và Joe phải chuyển đổi hoạt động nhỏ bé của mình lên tầm cao mới, chuyên nghiệp hơn và đáp ứng được nhiều nhu cầu hơn.

    Để làm được điều này, Rocky cần phải có một nhóm tình nguyện viên, một quân đoàn thực thụ. Để xây dựng đội binh cứu hộ này, anh kêu gọi mọi người từ cộng đồng dân cư tại chỗ tham gia. Beđfor-Stuyvesant có hai trăm năm mươi mái nhà xập xệ, hầu hết cư dân thuộc tầng lớp lao động cấp thấp với hàng trăm con buôn ma túy và gái điếm hoạt động trên khắp các đường phố, số lượng người vô gia cư và trẻ thất học chiếm tỉ lệ cao. Vì lẽ đó, nhiều người ở đây tin rằng Joe và Rocky chẳng làm nên trò trống gì nên họ không muốn tham gia đội quân tình nguyện này.

    Thế là Rocky và Joe đi phát động quảng cáo cho dịch vụ mới của họ. Dần dần các cư dân trong vùng thấy hai anh chàng này hối hả chạy tới hiện trường, khi thì bằng xe, lúc lại chạy bộ để cứu những người hàng xóm của họ, thì họ mới bắt đầu thức tỉnh.

    Rocky thu nhận những tình nguyện viên trong số nhửng người đang cai rượu, thất nghiệp, hoặc ngay cả những người mua bán ma túy muốn sống lương thiện trở lại. Trong vài tháng, Rocky và Joe chọn được hơn chục người trẻ tuổi và huấn luyện họ kỹ năng sơ cứu và cứu thương. Sau khi được huấn luyện, các tình nguyện viên sẽ nhận nhiệm vụ khi được gọi. Trong quá trình làm việc, các tình nguyện viên được dạy nhiều kỹ năng mới và việc tìm ra mục đích sống đã cứu họ khỏi sự tuyệt vọng chán chường. Một số người sau đó tiếp tục học y tá và rồi trở thành bác sĩ. Rocky không chỉ cứu sống sinh mạng những người bị nạn, mà anh còn cứu rỗi cuộc đời của những người đang sống.

    Đến khi tờ Daily News đăng một bài báo nói về “những anh chàng chạy vòng quanh trên các phố, đeo bình ô-xy sau lưng”, họ được một nhà hảo tâm biết đến và tặng cho một chiếc xe cứu thương đã sử dụng qua. Vậy là Rocky đã có đội cấp cứu của riêng mình. Trong ngày đầu tiên đưa vào sử dụng, chiếc xe đã đưa đội cấp cứu đến hiện trường một vụ hỏa hoạn và cứu sống mười người từ tòa nhà đang bốc cháy. Sang hôm sau, họ thành công trong một ca sinh đẻ. Hết lần này đến lần khác, Rocky, Joe và nhân viên của mình là những người đầu tiên có mặt tại hiện trường, ngay cả những người làm việc tại Trung tâm Cấp cứu Thành phố cũng phải công nhận giá trị của họ.

    Tiền và hiện vật từ các nhà hảo tâm bắt đầu đổ về. Có một băng đảng ở Montana viết thơ cho Rocky “Chúng tôi là những người thô lỗ ở đây, nhưng chúng tôi vô cùng xúc động với những gì các bạn đã thực hiện và chúng tôi muốn giúp các bạn”. Vào những lúc khó khăn về tài chính, Rocky tìm cách xoay xở như làm dịch vụ rửa xe, quyên góp ngoài đường phố. Anh làm bất cứ việc gì để trang trải chi phí thuê mặt bằng, huấn luyện nhân viên, và mua thêm trang thiết bị – bất kể việc gì để duy trì việc cứu sống người bị nạn.

    Ngày nay, Tổ chức Cấp cứu Tình nguyện Bedford-Stuyvesant là tổ chức cứu hộ đầu tiên của Mỹ với 350 tình nguyện viên. Trung bình mỗi tháng họ nhận khoảng ba trăm cuộc gọi đến – có cuộc gọi từ cảnh sát, có cuộc gọi từ Trung tâm Cấp cứu Thành phố mỗi khi ở đó quá tải, và phần lớn là từ những cư dân luôn biết rằng họ có thể trông cậy vào dịch vụ đáng tin cậy và nhanh chóng của Rocky.

    Thông thường giá trị của sinh mạng là không thể đo đếm được, nhưng trong công việc của Rocky Robinson và Joe Perez, họ đã giữ được sinh mạng cho rất nhiều người nhờ “Giá trị của hai mươi sáu phút” – khoảng thời gian đủ để tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết của con người trong một cộng đồng chỉ gồm những khu nhà bỏ hoang và những tâm hồn bị bỏ rơi.

    Trích từ "Nơi nào có ý chí - Nơi đó có con đường"
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/15
    anhmuonsongbenemtrondoi thích bài này.
  19. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Giành giật sự sống

    "Ung thư vú" - Những từ mà người ta đã lạnh lùng chẩn đoán đã khiến cho cuộc sống của tôi đảo lộn và thay đổi hẳn. Những từ đó dấy lên trong tôi biết bao cảm xúc lẫn lộn: giận dữ, sợ hãi, và cả hận thù.

    Giờ đây dường như điều đó đã qua lâu rồi - từ thời điểm năm 1982 khi bác sĩ thông báo cho tôi biết tình trạng bệnh của mình, đến nay cũng đã chuyển sang một thế kỷ khác. Tôi có thể nhớ về cái ngày và giây phút khủng khiếp đó rõ mồn một như thể nó vừa mới xảy ra hôm qua vậy. Cảm giác sợ hãi vẫn còn hằn sâu trong ký ức tôi.

    Năm 1982, lúc đó tôi 47 tuổi. Tôi thường xuyên chạy bộ và tôi cũng đã từ bỏ rượu bia, thuốc lá và các loại thịt đỏ từ rất lâu rồi. Vậy thì làm sao tôi lại có thể mắc căn bệnh ung thư vú? Chắc hẳn phải có một sự nhầm lẫn ở đây. Người khác mắc căn bệnh này còn có thể hiểu được vì họ không quan tâm đến bản thân chứ tôi thì không thể. Thật không công bằng!

    Tôi cảm thấy thương hại cho bản thân mình và tôi ghét cảm giác đó vô cùng. Tôi là một phụ nữ khỏe mạnh, tự tin _ những đức tính thường thấy ở một trung úy trong lực lượng không quân Hoa Kỳ. Tôi là người đã phá vỡ những định kiến trước khi mọi người thực sự nhận ra điều đó. Sau hai cuộc hôn nhân đổ vỡ, tôi hầu như tự mình nuôi dạy hai đứa con năng động, thông minh của mình. Tôi đã hoàn tất chương trình đại học và thậm chí đã lấy được bằng tiến sĩ. “Tôi là phụ nữ. Tôi có sức khỏe. Ăn nói lại mạnh mẽ.”. Tôi thuộc mẫu người cứng rắn thế thì tại sao tôi phải sợ, tại sao phải khóc? Nước mắt chỉ dành cho những kẻ yếu đuối. Hệ giá trị, bản sắc và cả thế giới quan của tôi đang bị lung lay trước một sự thật phũ phàng. Mọi thứ đều đảo ngược, và tôi thực sự sợ hãi. Tôi còn bao nhiêu thời gian nữa? Tôi đã phải tự chăm sóc bản thân mình từ năm mười bốn tuổi mà chưa hề cầu xin sự giúp đỡ của ai cũng như chưa bao giờ cần đến điều đó. Nhưng bây giờ tôi đang rất cần sự cứu giúp của một ai đó, nhưng tôi phải cầu xin ai và xin như thế nào đây?

    Giận dữ, điên loạn rồi than thân trách phận – tất cả như những lưỡi dao cứa vào tâm hồn tôi bằng những vết cắt sâu và sắc bén, như thể có một con quái vật đang lồng lộn cào xé tâm can tôi. Cảm giác bấn loạn, hoang mang lẫn lộn luôn trỗi dậy trong tôi _ đó cũng là khởi đầu cho một cảm giác quay cuồng điên loạn. Để làm dịu bớt những cảm giác có tính hủy diệt như thế, tôi quyết định trở lại với bác sĩ lâm sàng của mình. Như một cách để phủ nhận, kiềm nén, lảng tránh sự thật, tôi đã bấu víu vào bất kỳ thứ gì, miễn là nó có thể giúp tôi tạm lắng bớt nỗi đau đớn đó.

    Sự thâm nhiễm các ung thư biểu mô là một dạng ung thư di căn nhanh chóng nhưng diễn ra rất thầm lặng. Các bác sĩ đã theo dõi căn bệnh trong vòng ba năm kể từ khi tôi thông báo về khối u khả nghi trong ngực phải của mình. Bây giờ thì kích cỡ của khối u đó đã phát triển lớn bằng một quả bóng chơi gôn. Tôi biết bởi vì tôi đã nhìn thấy nó. Tôi đã yêu cầu được quan sát ca phẫu thuật, và tôi đã tận mắt chứng kiến họ cắt bỏ một khối mô đã chết, có kích thước lớn, màu đỏ trông rất gớm ghiếc. Nhưng do các tế bào ung thư đã lan khắp ngực nên các bác sĩ bảo rằng họ cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một bên ngực để có thể triệt tiêu các tế bào ung thư gốc. Ngay khi tôi bình phục sau ca phẫu thuật ấy, họ lại phải cắt bỏ cả phần ngực còn lại của tôi vì nó cũng có nguy cơ ung thư rất cao. Tuy nhiên, điều tệ hại hơn là trong suốt thời gian ba năm các bác sĩ “theo dõi” khối u, họ lại để nó ăn vào xương và phổi trái của tôi.

    Suy sụp vì cảm giác bị phản bội bởi hệ thống y tế và bởi chính cơ thể mình, tôi tình nguyện tham gia vào một nghiên cứu chữa trị bệnh ung thư vú được tiến hành bởi bác sĩ kiêm nhà văn John McDougall. Tôi phải tuân thủ một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt (hoàn toàn không sử dụng đến các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật). Tôi sẽ thử mọi cách để cứu lấy cuộc sống của chính mình. Trở ngại duy nhất ở đây là tôi không được làm hóa trị liệu hay xạ trị bởi các bác sĩ muốn biết liệu một người chỉ ăn kiêng không thôi thì có thể chống lại căn bệnh ung thư được hay không. Tôi có kể chuyện này với người chồng lúc đó của tôi. Anh ta cho rằng tôi thật không bình thường khi nghĩ rằng ăn kiêng sẽ có tác dụng tốt đối với căn bệnh ung thư vú, và anh ta cũng nghĩ rằng tôi đã rơi vào tay của một ông lang băm. Hơn nữa, chồng tôi còn nói rằng anh ta rất đỗi ngạc nhiên khi tôi lại cả tin vào những “chuyện rác rưởi” như thế. Tất cả bạn bè cũng như gia đình của tôi đều không biết nên khuyên can tôi như thế nào. Vì vậy tôi quyết định đi theo con đường mà mình đã chọn.

    Vào thời điểm phải thực hiện những cuộc chẩn đoán, tôi tình cờ xem được một sự kiện thể thao trên truyền hình với tên gọi là “Cuộc thi thể thao 3 môn phối hợp dành cho những người có ý chí bằng thép”. Tôi thực sự bị lôi cuốn khi xem những vận động viên trẻ tuổi xuất sắc trổ tài. Sau khi bơi được 2,4 dặm, họ tiếp tục đạp xe qua 112 dặm rồi cuối cùng là chạy thêm 26,2 dặm đường. “Mình cũng muốn làm được điều đó.” Rồi tôi chợt nhớ: “Mình là một bệnh nhân ung thư, và 47 tuổi đã là quá già để tham gia cuộc thi này”. Nhưng đó không phải là một suy nghĩ tiêu cực mà là sự mách bảo của lý trí. Xét kỹ ra thì không một phụ nữ nào ở độ tuổi này lại tham gia cuộc thi dành cho “Những người thép”. Nhưng ý định đó vẫn không biến mất khỏi đầu tôi. Với chế độ ăn kiêng mới, tôi thấy mình mạnh mẽ hơn, sung sức hơn, nhanh nhẹn hơn và khỏe mạnh hơn. Tôi quyết định sẽ tham gia vào cuộc thi ấy. Tôi tăng cường tập chạy và tập thêm các môn bơi lội, đạp xe và thậm chí cả cử tạ nữa.

    Tất nhiên, các bác sĩ bảo tôi là người hoàn toàn mất trí. Họ nói: “Cô nên nghỉ ngơi đi thì hơn. Những động tác gắng sức như thế đều không tốt cho sức khỏe của cô. Chạy bộ (đòi hỏi ít sức chịu đựng hơn bơi lội và đạp xe 100 dặm) sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cô.” Đó cũng chính là lúc tôi thôi không còn lệ thuộc hoàn toàn vào lời khuyên của bác sĩ.

    Nhớ lại những ngày đó, trước khi mọi người biết đến cuộc thi này thì hầu như không có nhiều sự hướng dẫn rằng phải tập như thế nào cho những cuộc đua đòi hỏi nhiều sức chịu đựng như vậy. Vì thế tôi chỉ biết cố sức tập bơi cho đến khi không thể nhấc nổi cánh tay lên được nữa, đạp xe cho đến khi không thể nhấn bàn đạp được nữa, ra sức chạy cho đến khi không thể lê thêm một bước nào nữa và cố nâng tạ có trọng lượng càng nặng càng tốt mà vẫn giữ cho bản thân không bị thương tổn. Để thích nghi với các điều kiện của cuộc tranh tài chính thức, tôi đã tham gia tất cả các cuộc thi mà tôi biết. Nếu trong cùng một ngày mà có đến hai cuộc thi thì càng tốt bởi nó buộc tôi phải thi đấu ngay cả khi tôi đã mệt nhoài, và tôi biết đó là điều mà tôi sẽ đối mặt trong cuộc thi dành cho “Những người thép”. Tôi đã tham gia cuộc thi “Cuộc hành trình đến mặt trời”. Chúng tôi phải chạy một quãng đường dài 37 dặm để lên được đỉnh núi Haleakala cao trên 3000 mét nằm trên đảo Maui, Hawaï. Tôi còn nhớ lúc leo lên được 26 dặm và ngoái lại nhìn đại dương bao la xa tít phía dưới, tôi không thể tin được rằng đôi chân này đã đưa tôi vượt qua chặng đường dài như một cuộc đua marathon thật sự. Rồi tôi quay lại nhìn đỉnh núi trước mặt, còn những hơn 10 dặm. Phản ứng đầu tiên trong tôi là “Chắc mình không thể hoàn thành chặng đường này”. Tiếp đó tôi lại nghĩ “Này, nếu mới như thế này mà đã nghĩ là gian nan thì khó khăn gấp bội đang chờ đón ngươi trong cuộc thi “Những người thép””. Suy nghĩ đó đã giúp tôi tiếp tục. Nếu bỏ ngang đây, làm sao tôi có thể đối mặt với cuộc thi sắp tới? Vận dụng cách suy nghĩ như thế đã giúp tôi rất nhiều trong những tháng ngày sau đó. Thi đấu và giành được những thứ hạng cao trong những cuộc thi được tổ chức dành cho lứa tuổi của tôi giúp tôi tự tin hơn.

    Tôi thấy mình trở nên mạnh mẽ hơn và cơ bắp cũng săn chắc hơn trước rất nhiều _ một điều mà tôi không nghĩ là mình sẽ đạt được. Tôi cũng vượt qua được đợt kiểm tra ung thư sau đó: những đốm nhỏ trong xương _ từng là nguyên nhân khiến tôi vô cùng tuyệt vọng vì nghĩ rằng đó là dấu hiệu ung thư nay đang dần biến mất và khối u trong phổi cũng không phát triển thêm nữa. Tất cả những điều này đã giúp tôi tránh được những đợt hóa trị liệu và xạ trị đồng thời cho phép tôi được tiếp tục tham gia cuộc nghiên cứu tính hiệu quả của chế độ ăn kiêng. Dấu vết duy nhất khiến tôi nhớ rằng mình đang mắc chứng bệnh ung thư chính là hai vết mổ còn tấy đỏ, sâu và dài hằn in nơi vùng ngực của tôi - giờ đã phẳng lì như ngực của đàn ông. Vì phải luyện tập thường xuyên, phải tắm và thay áo quần vài lần mỗi ngày nên vết tích ấy cứ luôn xoáy thẳng vào mắt tôi. Tôi rất muốn có một cơ thể bình thường như trước kia. Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình đã mang lại cho tôi một sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời: Giờ đây tôi có thể có được một bộ ngực mới với kích cỡ tùy thích. Họ hỏi tôi: “Cô có muốn một bộ ngực với kích cỡ C không? Chúng tôi có thể giúp cô thực hiện điều đó”. Tôi trả lời rằng tôi không quá tham lam như thế đâu, “tôi chỉ muốn những gì trước đây tôi đã có, một bộ ngực trung bình, cỡ B thôi”. Đã thế, họ còn giúp tôi có được điều mà trước giờ tôi vẫn nghĩ là không thể: một bộ ngực không bao giờ bị... lõm xuống.

    Tôi tin rằng chúng ta nên luôn nhìn vào mặt tích cực của cuộc sống và giờ đây ở độ tuổi 68, tôi thật sự hiểu rõ giá trị của điều này.

    Hiện giờ, trên cơ thể tôi chẳng còn một dấu vết nào của căn bệnh ung thư nữa. Tôi vẫn tiếp tục chế độ ăn kiêng, tôi ăn rất ít chất béo trong vòng hơn 20 năm qua; tôi chưa bao giờ cảm thấy mình khỏe mạnh, săn chắc như thế này. Tính đến hôm nay, tôi đã tham gia cuộc thi “các môn thể thao phối hợp dành cho những người thép” được 6 lần, hơn 100 cuộc thi nhỏ khác, tổng cộng 67 cuộc chạy marathon và hàng trăm cuộc chạy có cự ly ngắn hơn khác. Năm 1999, tôi được tạp chí “Sống Khỏe” bầu chọn là một trong mười phụ nữ khỏe nhất nước Mỹ. Tháng hai năm 2000, trong cuộc thi “ Thời đại khỏe mạnh”, số điểm của tôi tương đương với số điểm của một cô gái 32 tuổi khỏe mạnh khác. Điểm thi aerobic của tôi tương đương điểm của một cô gái 16 tuổi.

    Mật độ xương của tôi đã tăng trong suốt những năm khi tôi ở độ tuổi 50-60, điều mà ai cũng nghĩ rằng là không thể vì hầu hết mọi người đều cho rằng mật độ xương sẽ giảm đi bởi quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Huyết áp của tôi là 90/60, lượng cholesterol dưới 150. Cơ thể tôi chỉ có 15% là mỡ, và lượng sắt trong máu thì xếp trên cùng trong các thang biểu đồ.

    Tôi chia sẻ những thông tin về tình trạng sức khỏe của mình không phải để khoe khoang (mặc dù tôi rất tự hào về điều đó), nhưng tôi chỉ muốn nói rằng những gì mà tôi đạt được là nhờ vào sự nỗ lực tập luyện và tính kỷ luật của bản thân mình.

    Từ khi ăn kiêng, tôi không còn dùng đến thịt hay các sản phẩm làm từ bơ, sữa nữa. Chính vì điều này, nhiều người nghĩ rằng tôi sẽ bị thiếu protein, canxi và sắt nhưng có lẽ tôi là một trường hợp đặc biệt trong y học. Có thể chế độ ăn kiêng và sự luyện tập thể dục thường xuyên chưa phải là một giải pháp kỳ diệu cho tất cả mọi người nhưng tôi nghĩ mình là một ví dụ điển hình cho sự thay đổi phong cách sống và điều này cũng đáng được mọi người khám phá lắm chứ. Và đâu phải chỉ có mình tôi. Hầu hết mọi người đều biết rằng Lance Amstrong _ một nhà vô địch trong giải đua “Vòng quanh nước Pháp” _ đã thể hiện sức mạnh trên đường đua như thế nào sau những lần vật lộn để chiến thắng căn bệnh ung thư.

    Khi nào cuộc hành trình kinh hoàng này mới kết thúc? Liệu tôi có buộc phải giảm dần và chuyển sang tập luyện như những người cao tuổi? Tôi thực sự không biết trước được nhưng tôi chỉ biết một điều rằng: Tôi đã từng mắc bệnh ung thư và bệnh đã di căn, lẽ ra lúc đó tôi đã buông xuôi nhưng sau cùng tôi quyết định phải sống. Tôi sẽ sống thật lâu, và chạy thật khỏe trong quãng đời còn lại của mình. Có thể sẽ rất ít người đi theo con đường mà tôi đã chọn, nhưng nếu việc chia sẻ kinh nghiệm của tôi có thể giúp một vài người tiếp tục tiến bước trong cuộc đấu tranh giành giật sự sống, thì điều này cũng đáng giá lắm chứ.

    - Tiến sĩ Ruth Heidrich

    "Chịu đựng được những xáo trộn là bước đầu tiên trong việc điều trị. Nỗi đau đớn từ những mâu thuẫn rồi sẽ trở thành điều bí ẩn của những nghịch lý. Khả năng chấp nhận những nghịch lý sẽ là thước đo sức mạnh tinh thần của mỗi con người." - Robert Johnson

    Trích từ "Condensed chicken soup to inspire the body soul" - Jack Canfield & Mark Victor Hansen
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/15
    anhmuonsongbenemtrondoi thích bài này.
  20. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Gương vượt lên chính mình của W. Mitchell

    Bạn sẽ làm gì nếu vào tuổi 46 bạn bị phỏng đến độ không còn nhận ra nổi vì một vụ tai nạn xe hơi khủng khiếp, và 4 năm sau bạn lại bị liệt nửa thân dưới sau một vụ rớt máy bay ? Và rồi bạn có tưởng tượng rằng trong tình trạng đó bạn có thể trở thành nhà triệu phú, một nhà diễn thuyết được nhiều người kính trọng, thành một người chồng hạnh phúc và một nhà kinh doanh thành công ? Bạn có hình dung bạn có thể đi bè ? Nhảy rơi tự do từ máy bay ? Hoạt động chính trị ?

    [​IMG]
    W. Mitchell (hình trên) đã làm được tất cả những điều trên và còn hơn nữa là sau hai tai nạn khủng khiếp đã khiến mặt của ông trở thành một mảng các miếng da đắp vá nhiều màu, bàn tay mất ngón và đôi chân teo liệt trên một xe đẩy.

    Sau một loạt 16 cuộc giải phẫu ngay sau khi ông bị tai nạn xe hơi làm cho ông có một cơ thể bị phỏng hơn 65%, không thể nhấc dù chỉ là muỗng thức ăn, không thể quay số điện thoại hay đi vào nhà tắm mà không có người giúp. Nhưng Mitchell, nguyên là lính thủy, không bao giờ tin là ông đã bị đánh bại. "Tôi phải chịu trách nhiệm về con tàu của mình," ông nói. "Nó là sự thành bại của tôi. Tôi có thể nhìn tình thế như là sự khởi đầu lại từ điểm xuất phát." Sáu tháng sau ông đã lái máy bay được.

    Mitchell mua một căn nhà lớn tại Colorado, vài mảnh đất, một chiếc máy bay và một quán bar. Sau đó kết hợp với 2 người bạn, ông mở một công ty sản xuất đồ gốm với số nhân công lớn thứ nhì Vermont.

    Và 4 năm sau ngày bị tai nạn xe hơi, cái máy bay mà Mitchell lái đã bị rớt xuống đường băng khi vừa cất cánh, làm gãy 12 đốt xương sống vùng ngực và làm ông liệt hẳn nửa người bên dưới. "Tôi không hiểu chuyện quái quỉ gì đã xảy ra. Tôi đã làm gì mà phải lãnh kết quả như vậy ?"

    Nhưng rồi, không nản lòng, Mitchell làm việc ngày và đêm để có thể lấy lại được sự độc lập cho mình càng nhiều càng tốt. Ông được bầu làm thị trưởng của Crested Butte, Colorado, để đấu tranh giữ cho thành phố thoát khỏi nguy cơ bị ô nhiễm và bị tàn phá vẻ đẹp bởi một mỏ quặng sắp được xây dựng. Mitchell còn ứng cử vào Quốc hội, chuyển cái vẻ bề ngoài khó coi của ông thành một sức mạnh qua câu khẩu hiệu "Not just another pretty face" - Không chỉ là một khuôn mặt đẹp nữa (vào Quốc hội).

    Mặc cho vẻ bề ngoài khó coi và khả năng hoạt động giới hạn, Mitchell vẫn tham gia đi bè, yêu và lập gia đình, lấy được bằng cao học về công tác xã hội (public administration) và tiếp tục bay, tích cực bảo vệ môi trường và diễn thuyết.

    Tinh thần mạnh mẽ tích cực đập vào mắt mọi người của Mitchell đã làm ông được mời vào các chương trình "Chương trình hôm nay" và "Chào nước Mỹ" cũng như nhiều bài viết về ông đã được đăng trong các báo, tạp chí Parade, Time, The New York Times...

    "Trước khi tôi bị tai nạn, tôi có thể làm được 10,000 việc," Mitchell nói. "Bây giờ chỉ còn là 9,000. Tôi có thể cứ nghĩ đến 1,000 điều bị mất hay tập trung vào 9,000 điều tôi còn? tôi biết mình phải làm gì. Tôi vẫn nói với người ta rằng tôi có 2 cú đập của số phận. Tôi đã chọn việc không dùng điều đó như là lời bào chữa cho đào ngũ, thì những kinh nghiệm đau đớn có thể được nhìn với một góc độ mới. Bạn có thể dừng lại, nhìn một cách toàn diện hơn và có thể nói rằng "Có cũng không tệ lắm."

    Xin nhớ rằng "Quan trọng không phải điều gì xảy ra với bạn, mà là điều gì bạn làm sau đó."

    Thật là đáng kính phục ý chí kiên cường và bất khuất của W. Mitchell đả thay đổi cuộc đời của ông ta .

    Jack Canfield & Mark V. Hansen
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này