Tâm sự Vượt Lên Chính Mình

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi langtu, 27/4/15.

Moderators: amylee
  1. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Trong nỗi buồn mênh mông, chỉ một nụ cười cũng thành niềm vui lớn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/16
  2. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Cuộc đời sẽ làm cho ta gục ngã nhưng ta có quyền lựa chọn là sẽ đứng dậy hay không.

    Hãy đứng lên và chiến đấu tiếp ! Đừng nản chí khi thất bại.
     
    V-C thích bài này.
  3. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Đôi khi bạn có thể dừng lại nghĩ ngơi nhưng đừng quỳ xuống.

    Đừng đầu hàng trước mọi khó khăn trong cuộc sống, có thể đứng lại để suy nghĩ nhưng không được quỳ xuống đầu hàng.
     
  4. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    "Hãy bán cơ bắp và trí tuệ của mình với giá cao nhất nhưng không bao giờ được phép bán trái tim và linh hồn" - Abraham Lincoln.
     
    darkdragon28 thích bài này.
  5. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Trên cả... nghị lực

    Biết bao nghịch cảnh không xô đẩy hay hạ gục được nghị lực, khát vọng vươn lên của Trần Thị Kim Ngân (quận Lê Chân, Hải Phòng), tân sinh viên khoa thiết kế đồ họa Viện ĐH Mở Hà Nội.

    [​IMG]
    Ngân làm thêm tại một cửa hàng đồ cũ trên phố Đội Cấn (Hà Nội) để trang trải cuộc sống - Ảnh: Tiến Thắng.

    Nhiều người thân khuyên tôi nên dừng việc học vì hoàn cảnh, nhưng tôi nghĩ chẳng lẽ để 12 năm đèn sách lãng phí thế sao?

    Ngân là người đầu tiên gửi lá đơn xin xét duyệt học bổng tiếp sức đến trường đến văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Hải Phòng với hoàn cảnh cực kỳ éo le. Nhưng gặp em ở gần bến xe Lương Yên (Hà Nội), câu chuyện của Ngân còn bi đát, thê thảm hơn rất nhiều so với những gì Ngân đã viết trong đơn...

    Đời quá nhiều nỗi buồn

    Như đã quen gặm nhấm nỗi buồn trong suốt 17 năm qua, trong câu chuyện buồn về mình Ngân không hề tỏ thái độ buồn chán, bi quan. Thi thoảng cô bé vẫn cười nhưng tôi thấy ánh mắt long lanh, ngấn lệ trực chờ trào ra trên khóe mắt Ngân.

    Ngân chậm rãi kể: “Ngay từ khi ra đời, tôi đã thiếu tình yêu thương che chở của người cha. Mẹ không có nghề nghiệp gì, mắc nghiện ma túy, rồi dính vào buôn bán ma túy”. Khi Ngân được 2 tuổi thì mẹ phải vào tù lần đầu và Ngân nhớ đã ba lần như thế. Rồi mẹ ra đi vào năm 2010 vì căn bệnh thế kỷ.

    “Tôi chủ yếu sống ở nhà bác ruột cùng với ông bà ngoại. Vậy mà trong khoảng thời gian đó, năm 2006 bà ngoại bị ngã liệt người, năm 2010 ông ngoại cũng từ giã cuộc đời”.

    Ông mất, bà ngoại bị liệt, mẹ mất, bố và bác đều vướng vòng lao lý, ở nhà chỉ còn người bác dâu đang nuôi con nhỏ và Ngân. Vì thế, Ngân phải vừa học, vừa cùng bác dâu cáng đáng mọi việc chèo lái gia đình. Phải mãi sau này (từ năm 2010), khi bác ruột hoàn lương, tiếp nhận lại cửa hiệu cơ khí của ông nội thì Ngân mới đỡ vất vả hơn...

    Tránh vết xe đổ của bố mẹ

    “Từ nhỏ đến khi học hết cấp III, đi học tôi không có nhiều bạn bè. Đến trường, vào lớp là nhiều ánh mắt bạn bè soi mói, xa lánh. Không chỉ bạn bè đồng lứa, nhiều người lớn hẳn hoi cũng ngăn cấm con cháu họ không chơi với tôi. Tôi cũng từng tính bỏ học ra đường kiếm sống tự nuôi mình, nuôi ông bà. Nhưng nếu bỏ học, cuộc đời tôi chắc cũng chẳng khá hơn, biết đâu rồi lại không công ăn việc làm, lại sa đà vào tệ nạn, rồi lại bị người ta hắt hủi xa lánh hơn nữa. Nghĩ thế, tôi càng quyết tâm phải học, học để thoát khỏi vết xe đổ của bố mẹ” - Ngân thẳng thắn tâm sự.

    Và để nuôi ước mơ, Ngân biết hoàn cảnh của mình nên ngay từ hồi cấp II, làm được việc gì có thể kiếm tiền là Ngân làm. Ngân giỏi văn, có năng khiếu vẽ, rất thích vẽ và vẽ đẹp nên giờ học nhiều bạn bè nhờ chỉ giúp, được “trả thù lao” 5.000 - 10.000 đồng về bỏ ống heo.

    Lên cấp III, Ngân tranh thủ ngoài giờ học đi phát tờ rơi rồi đi bán SIM, thẻ điện thoại. Thậm chí, khi học lớp 11, 12 Ngân còn nhận thêu tranh chữ thập thuê. Mỗi bức tranh nhỏ thêu trong một tuần em cũng kiếm được 300.000 đồng. Mỗi dịp nghỉ hè, những người quen biết hoàn cảnh của Ngân lại tạo điều kiện gọi Ngân đi làm, và Ngân thường xuyên đi bán hàng tại một cửa hàng vật liệu xây dựng.

    Lên Hà Nội chờ ngày nhập học, Ngân đã kiếm tiền đóng tiền nhập học bằng các “nghề”: đi thổi bóng bay, trang trí phòng tiệc cưới, phát tờ rơi, phục vụ bàn ở quán bida, nhân viên bưng bê tại quán bia. Mỗi nơi làm thử được 2 - 3 ngày thì đuối quá, sợ không theo nổi nên Ngân xin nghỉ. Rồi Ngân chuyển qua xin làm nhân viên bán hàng lưu niệm trên đường Đội Cấn.

    “Tôi đã xác định học ngành thiết kế đồ họa là phải có máy tính nên đã chủ động tiết kiệm và làm đủ mọi cách để kiếm tiền. Tuy nhiên hôm rồi nhập học tôi đã phải lấy tiền đó đóng tiền nhập học” - Ngân nói

    Đức Bình (tuoitre.com.vn)
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/16
  6. V-C

    V-C Lớp 4

    Tớ thì bao giờ cũng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
     
    langtu thích bài này.
  7. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Cô giáo trẻ vượt qua nghịch cảnh

    Bị tai nạn giao thông cướp đi một chân, nhưng cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm ngày ngày vẫn đến trường trên đôi chân bước thấp bước cao và nụ cười tươi rói.

    [​IMG]
    Nhận được sự quan tâm chia sẻ của học trò, cô Tâm đã vượt qua giai đoạn khó khăn - Ảnh: NGỌC TÀI

    Năm 2008, cô Nguyễn Thị Minh Tâm (30 tuổi, Trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) - tân cử nhân sư phạm toán - gói ghém đồ đạc về huyện biên giới Tân Hồng nhận nhiệm vụ tại Trường THPT Tân Thành A.

    Hành trang hôm ấy vỏn vẹn có ba bộ áo dài và vài thùng cactông đựng sách vở. Năm học đầu tiên, cô Tâm chiếm trọn tình cảm của học trò vùng biên với chiến thuật “vừa mềm vừa cứng”, nhất là luôn dành sự quan tâm đến các em.

    “Đứng dậy”

    Đầu năm học thứ 2, trên đường vận động học sinh ra lớp, tai nạn giao thông oái oăm đã ập đến. Tỉnh dậy sau ca phẫu thuật kéo dài, cô chạm vào ống quần bên trái nhưng thấy nó trống trơn. Như bao người khuyết tật khác, cô Tâm sốc nặng và suy sụp hoàn toàn.

    “Mới hôm qua mình còn là cô giáo hoàn chỉnh trong mắt học trò và đồng nghiệp. Nếu mình trở về trường, xuất hiện với hình ảnh tiều tụy thiếu một chân, tay chống nạng, liệu mọi người có chấp nhận mình không?” - suy nghĩ ấy giày xéo cô Tâm mấy tháng liền nằm viện.

    Ngày 20-11-2009, sau khi xuất viện, cô Tâm vào lại trường và bất ngờ được cả trường chào đón. Sự quan tâm ấy làm cô òa khóc.

    Trong vòng tay yêu thương của đồng nghiệp và học trò, cô quyết tâm tập luyện với chân giả để nhanh chóng đi dạy lại.

    Những tháng cuối năm 2009, hình ảnh cô Tâm bước chân tập tễnh, người gầy guộc nhưng miệng lúc nào cũng nở nụ cười đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí học trò và đội ngũ giáo viên nhà trường.

    Em Phan Thị Mỹ Duyên, học trò cũ của cô Tâm, chia sẻ: “Lúc cô mới về trường, trong mắt em và nhiều bạn học sinh cô mang vẻ đẹp trẻ trung.

    Sau khi cô phải chống nạng đến trường, với em, nét đẹp của cô cũng không hề suy giảm. Nhất là những giờ cô đứng lớp em biết cô rất mệt, nhưng cô vẫn đeo theo lớp đến cuối năm học”.

    Quyết tâm

    Thấy cô Tâm đi lại khó khăn, Sở GD-ĐT Đồng Tháp đã luân chuyển cô về Trường THPT Thiên Hộ Dương cho gần nhà.

    Mùa hè năm ấy, trong ngôi nhà lá trống trước hở sau bên dòng sông Tiền của cô giáo trẻ bỗng dưng có hơn chục học trò đến ở.

    Các em xin cha mẹ đến nhà cô ôn tập hè, nhưng thực chất muốn được ở cạnh người cô kính yêu của lớp.

    Bà Nguyễn Thị Bảy, mẹ cô Tâm, nhớ lại: “Tụi nhỏ quây quần như người trong nhà. Nhờ vậy mà con Tâm cũng khuây khỏa để bắt đầu sang trường mới dạy”.

    Lúc về trường mới, cô Tâm được phân công làm nhân viên văn phòng. Mấy tuần sau không chịu nổi cảm giác nhớ nghề, cô Tâm đến gặp ban giám hiệu xin được đi dạy dù chỉ là một lớp.

    Trước quyết tâm đó, nhà trường đã đồng ý cắt một lớp để cô dạy. Nhận lớp khi các em đã quen với giáo viên cũ nên cô vấp phải sự phản ứng quyết liệt.

    Một lá đơn gửi đến hiệu trưởng phản đối việc đổi giáo viên. Dù rất buồn, nhưng cô vẫn vào lớp rồi kể cho các em nghe về cô không hẳn để các em thương cảm cho một người khuyết tật, mà để các em hiểu rằng vượt qua tất cả cô muốn đi dạy như bao giáo viên bình thường khác.

    Hết tiết học hôm đó, một học sinh đã gửi cho cô bức thư em vừa viết xong, thay mặt lớp xin lỗi cô vì những gì mà lớp đã làm và mong muốn cô hãy tiếp tục đứng lớp.

    Đã sáu năm sau thời điểm khó khăn ấy, cô Tâm vẫn vững vàng trên bục giảng. Từ việc chỉ được phân công dạy một lớp, cô bắt đầu được tin tưởng và phân công dạy hai lớp của hai khối.

    Đời sống cũng được cải thiện khi công đoàn nhà trường hỗ trợ để cô có được ngôi nhà tươm tất hơn. Sự vui tươi yêu đời cũng như ý chí vượt qua nghịch cảnh của cô đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.

    Nhìn lại quãng đời đã qua, cô nói: “Sau tai nạn tưởng chừng tôi đã gục ngã, nhưng chính tình thương của đồng nghiệp, học trò đã vực dậy tôi”.

    Ngọc Tài (tuoitre)
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  8. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Sự ham học đã vượt lên tất cả

    Với những tân sinh viên này, sự khốn khó là điều phải đối mặt hằng ngày. Nhưng chính sự ham học đã là động lực khiến các bạn vượt lên trên mọi thử thách của số phận, để tiếp tục đến trường và thực hiện ước mơ của mình.

    Gà trống nuôi em

    [​IMG]
    Vũ Ngọc Hải dạy kèm môn toán lớp 9 cho em Nguyễn Đức Anh ở cách nhà gần 2km - Ảnh: Đức Hiếu

    Được tin Vũ Ngọc Hải (tổ 4, khu Dốc Thông, P.Cẩm Tây, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) đỗ Trường ĐH Giao thông vận tải, bà con khu dân phố nghèo ở mãi trên đỉnh dốc Thông ai cũng tìm đến chia vui với anh chàng “gà trống nuôi... em”.

    Vừa thi đại học xong, cậu học trò đất mỏ đã quay lại công việc gia sư hằng ngày để kiếm sống, nuôi em gái và nuôi cả giấc mơ đại học. Ánh mắt dõi về phía bàn thờ, nơi có di ảnh của bố, giọng Hải buồn bã: “Năm em lớp 9, mẹ vì thua bạc nên phải bỏ nhà đi tránh nợ, bố em khi đó chỉ làm bảo vệ cho một công ty tư nhân nên gia cảnh càng thêm khó”. 15 tuổi, được sự giới thiệu của Đoàn phường, Hải vào làm bưng bê tại quán cà phê gần nhà phụ giúp bố.

    Bi kịch tiếp tục đổ ập xuống gia đình nhỏ khi người bố đột ngột qua đời trong những ngày giáp tết năm 2012, khi Hải đang học lớp 10. “Chiều 27 tết, bố vẫn còn gọi điện hồ hởi bảo sẽ về đưa hai anh em đi sắm đồ, em không ngờ đó là lần cuối cùng được nghe giọng bố...” - Hải nhớ lại. Bố mất, mẹ chỉ về chớp nhoáng chịu tang rồi lại trốn đi miết cùng những khoản vay chưa trả, Hải vừa học, vừa đi dạy thêm kiếm tiền trả nợ cho mẹ, nuôi em: “Nhiều lúc thấy em gái (năm nay 9 tuổi) khóc thầm gọi bố, gọi mẹ cũng tủi thân lắm” - Hải tâm sự.

    Cô Nguyễn Thu Thủy, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A9 (Trường THPT Lương Thế Vinh - Cẩm Phả), kể Hải vốn sống nội tâm nên sau khi bố mất, có một thời gian Hải thu mình lại. Có bạn bè, thầy cô giúp đỡ, Hải dần trở lại vui vẻ và giữ vững phong độ ba năm là học sinh giỏi.

    Ngoài giờ học ở lớp, cứ hàng tối Hải lại tất tả gửi em rồi ăn vội hộp cơm mua sẵn trước khi đi dạy kèm thêm cho mấy học sinh gần nhà, đến tối mịt mới về. Gương mặt đăm chiêu như già trước tuổi, Hải chi li: “Mỗi tuần em dạy năm buổi, mỗi buổi được 100.000 đồng. Chi tiêu ăn uống hết hơn nửa, còn lại tiết kiệm đề phòng lúc anh em ốm đau và để cuối tháng nộp tiền học tiếng Anh cho em gái”.

    Hỏi Hải vì sao chọn ngành kỹ thuật công trình giao thông, phải đi lại nhiều công trình vất vả, Hải chỉ cười hiền: “Khoa đấy dễ xin việc, có việc làm thì mới có tiền gửi về cho em gái”.

    Chuyện của chị em Tơ - Lụa

    [​IMG]
    Chị em Tơ - Lụa háo hức chờ ngày chính thức trở thành tân sinh viên - Ảnh: Việt Dũng

    Chúng tôi gặp hai chị em sinh đôi Nguyễn Thị Tơ và Nguyễn Thị Lụa (18 tuổi, xã Phú Hòa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Tơ, Lụa ở tại nhà cậu ruột tại quận Long Biên, TP Hà Nội khi đang chờ ngày nhập học. Hai chị em nhỏ nhắn, hiền lành, mặc bộ đồng phục cũ của trường cấp III ngồi khép nép. Hỏi chuyện gia đình, Lụa rơi nước mắt, nghẹn ngào không nói nên lời...

    Trong bức thư xúc động gửi về cho ban tổ chức học bổng “Tiếp sức đến trường”, Tơ - Lụa kể nhiều về người mẹ tảo tần, đầy hi sinh của mình. Để nuôi con khôn lớn, người mẹ ấy không từ bất cứ công việc nặng nhọc nào. Bà còn bỏ quê vào Sài Gòn kiếm sống bằng nghề bán hoa quả, mua ve chai... Tuổi thơ của Tơ và Lụa ngoài sự thiếu vắng tình cảm của người cha, còn là những trận đòn tàn khốc mà người cha thô bạo trút xuống những đứa con gái...

    Ký ức về những trận đòi roi ấy làm câu chuyện của hai chị em thỉnh thoảng bị gián đoạn bởi những phút trầm ngâm. Suốt câu chuyện, Tơ, Lụa kể về người mẹ ngày lam lũ ngoài ruộng, đêm thức quá nửa khuya để may rèm cửa kiếm tiền nuôi bốn đứa con. Lụa bảo: “Lúc bố đánh, hai chị em phải bó bột nửa tháng trời. Sau đó bố mẹ bỏ nhau, em thấy mẹ vất vả quá tính bỏ học đi làm giúp mẹ”. Còn Tơ kể: “Năm học lớp 11, mẹ phải theo người ta sang tận Bắc Ninh đi gánh gạch, chở đất, lấp ao. Nhìn mẹ đi làm đêm hôm vất vả như thế em không đành lòng...”. Nhưng rồi sự ham học đã vượt lên tất cả. Hai chị em vẫn một buổi tới trường, một buổi ra đồng làm ruộng hay giúp mẹ may rèm kiếm thêm tiền.

    Không phụ lòng mẹ, lên THPT cả hai chị em đều đỗ vào lớp chuyên toán của Trường THPT Lương Tài. Ngày biết mình trúng tuyển vào khoa quản trị kinh doanh Trường đại học Kinh tế quốc dân với cùng số điểm 21,5, hai chị em mừng đến chảy nước mắt.

    Ngày hai con nhập học, bà Huệ đã bán đi đàn gà vịt 20 con và mấy tạ thóc mà vẫn chỉ đủ tiền để mua sắm cho con đồ dùng cá nhân và dư một khoản để hai con ăn uống, thuê phòng trọ. Tiền nhập trường của hai chị em mất gần 8 triệu đồng, cậu ruột đã cho vay. Tơ, Lụa xuống Hà Nội kèm nỗi lo trĩu nặng và lời dặn dò của mẹ: “Mỗi ngày hai chị em chỉ được ăn 20.000 đồng thôi con nhé!”. 20.000 đồng làm sao hai chị em đủ ăn một ngày? Người nghe lo lắng nhưng với Tơ, Lụa dường như đó không thành vấn đề.

    Lụa vui vẻ khoe đã đăng ký chuyên ngành quản trị kinh doanh thương mại, còn Tơ đăng ký học ngành thương mại quốc tế. Lụa bảo: “Chúng em còn thật nhiều ước mơ: học thật giỏi để trở thành nhà kinh doanh giỏi, báo đáp công ơn nuôi dạy của mẹ...”. Ước mơ, hoài bão đẹp đẽ ấy là thử thách của hai chị em và hẳn nhiên là nỗi lo trĩu nặng của người mẹ nghèo trong những ngày sắp tới.

    Đức Hiếu - Tâm Lụa (Tuoitre)
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/16
  9. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    "20 năm nữa, bạn sẽ thấy nuối tiếc về những điều bạn không làm hôm nay hơn là những điều bạn đã làm. Vậy nên, hãy gỡ sợi dây buộc cánh buồm ra, dong thuyền ra khỏi vùng vịnh an toàn, đón lấy cơn gió và ra khơi. Khám Phá, Mơ Ước, Kiếm Tìm" - Mark Twain.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/8/16
  10. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Khi cuộc đời đẩy ngã bạn, hãy cố hạ cánh bằng lưng. Bởi vì nếu bạn có thể nhìn lên, bạn có thể đứng dậy.
    Hãy để lý trí kéo bạn dậy.
     
  11. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Yes ... I Can !
     
  12. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Bạn sẽ không biết mình có thể bay bao xa nếu bạn không tung cánh.
     
  13. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Mọi thứ tiêu cực, áp lực, thử thách đều là cơ hội để tôi vươn lên.
     
  14. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Không có thành công thực sự nào mà không bị phản đối, bạn càng tiến bộ hơn, học hỏi được nhiều hơn và càng tiến gần hơn đến thành quả của mình.
     
  15. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Niềm vui lớn nhất trong cuộc sống là làm được những gì mà người đời cho rằng ta không làm được.
     
  16. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Có 2 sai lầm lớn trong cuộc sống :

    1. Sống cho người khác xem

    2. Xem người khác mà sống

    Thật ra chỉ cần bản thân cảm thấy hạnh phúc là đủ.
    Đừng mãi nhìn vào người khác mà đi sai con đường dưới chân mình.
     
  17. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    3 điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được : thời gian, lời nói, cơ hội.
     
  18. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Nghịch cảnh là một phần của cuộc sống. Nó không thể bị kiểm soát. Cái có thể kiểm soát chính là cách chúng ta phản ứng trước nghịch cảnh.
     
  19. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Bước đầu tiên để Thành Công là phải Tin Tưởng Bản Thân có thể làm được.
     
  20. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Tất cả chúng ta đều có cuộc đời riêng để theo đuổi và dệt nên giấc mơ riêng, và tất cả chúng ta đều có sức mạnh để biến mơ ước trở thành hiện thực, miễn là chúng ta giữ vững niềm tin.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này