Tâm sự Vượt Lên Chính Mình

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi langtu, 27/4/15.

Moderators: amylee
  1. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Đừng Bao Giờ Từ Bỏ Ước Mơ !

    Đã bao lần bạn đối đầu với nỗi buồn, tuyệt vọng. Và đã bao lần bạn đã định từ bỏ ước mơ của mình?

    Dù không hề mong muốn, đôi khi, bạn phải đối mặt với tận cùng của khổ đau, thất bại. Khi đó, nếu bạn giữ mình đừng gục ngã, bạn sẽ bất chợt tìm lại được chính mình và nhận ra ý nghĩa sâu sắc của từng khoảnh khắc cuộc sống.

    Bạn nhận ra hạnh phúc không hẳn chỉ ở những gì mình có, mà còn ở cách nhìn, cảm nhận của bản thân về cuộc sống.

    Bạn nhận ra niềm vui thật sự là khi cho đi chứ không chỉ nhận, là khi biết nhìn nhận và tha thứ thay vì giử mãi những ghen ghét hận thù.

    Bạn biết ngừng than vãn thôi ân hận hay dằn vặt bản thân mình để bắt đầu chinh phục từng bước những khó khăn, thử thách bằng chính nghị lực và cố gắng từng ngày.

    Bạn biết rằng ước mơ về ngày mai dù to lớn đến đâu cũng đều bắt đầu bằng những công việc bé nhỏ của ngày hôm nay.

    Bạn chợt nhận ra giá trị của tình bạn không chỉ ở niềm vui gặp mặt mà ở sự sẽ chia chân thành lúc bạn đuối sức hay gục ngã.

    Bạn chợt nhận ra những giọt nước mắt chân thành có thể chữa lành những vết thương.

    Bạn chợt khám phá ra nét đẹp tâm hồn của những người bình dị xung quanh bạn.

    Bạn nhận ra giới hạn khả năng của mình là đều có thể thay đổi được nếu mình cố gắng và quyết tâm thay đổi.

    Bạn biết rằng lỗi lầm là đều nên tránh nhưng bạn cũng nhận ra một đều : người ta sẽ vững vàng hơn sau mỗi lần vấp ngã.

    Và bạn nhận ra ước mơ chính là sức sống của tâm hồn và là ngôi sao chỉ đường cho bạn.

    Sẽ có lúc ước mơ bị che mờ, bị vùi dập trong những thử thách của cuộc sống khiến bạn không còn muốn nghỉ về nó nữa – Nhưng bạn đừng bao giờ từ bỏ nó, vì đó chính là ý nghĩa thực sự của cuộc sống, là điều cần thiết để tạo nên sức mạnh của bạn!

    Trích từ "Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ" - Nhiều tác giả
     
    Rafa thích bài này.
  2. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Chàng trai trẻ Lưu Vĩ chơi piano điêu luyện bằng chân

    Xuất hiện trên sân khấu chương trình China's Got Talent 2010, Lưu Vĩ không có hai cánh tay như những thí sinh khác. Thế nhưng đôi bàn chân của anh vẫn trình diễn bản "Mariage d'amour" làm say đắm lòng người.

    Theo Shanghai Daily, Lưu Vĩ (Liu Wei) mất cả hai tay khi mới 10 tuổi vì chạm phải dây điện cao thế lúc đang chơi trốn tìm với các bạn. Mặc dù vậy, anh đã vượt qua hàng nghìn đối thủ đến từ nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc trong vòng loại China's Got Talent.

    Xuất hiện trên sân khấu tối 08/08/2010, Lưu Vĩ trình diễn bản "Mariage d'amour" bất hủ của của nghệ sĩ piano người Pháp Richard Clayderman, bằng những ngón chân của mình. Lúc bản nhạc kết thúc, cả ban giám khảo cùng toàn bộ khán giả trong trường quay đều đứng dậy vỗ tay. Nhưng chỉ có vài tiếng hét phấn khích ít ỏi, bởi nhiều người trong số họ vẫn đang lặng đi.

    Lưu Vĩ rất gầy gò, mặc áo phông giản dị và đeo kính cận. Năm nay anh 23 tuổi. Nói về tai nạn thời thơ ấu, chàng trai mỉm cười: “Tôi vẫn hạnh phúc”. Anh gọi những gì đã xảy ra là “số phận”. “Đối với những người như tôi, có hai lựa chọn. Một là từ bỏ mọi giấc mơ, chọn cách đó thì nhanh chóng, có điều ngay lập tức người ta chết vì tuyệt vọng. Cách còn lại là chiến đấu, không phải bằng tay, để sống cho ra sống. Tôi không hiểu tại sao mọi người cứ nghĩ chắc hẳn tôi sống rất khổ vì không có tay. Tôi sống vui vẻ, một cuộc đời nhiều màu sắc, cũng như những người trẻ tuổi khác".

    Lưu Vĩ kể, hồi tai nạn mới xảy ra, anh khóc rất nhiều, luôn nghĩ đó là một "cơn ác mộng" và "cần phải tỉnh dậy". Nhưng rồi anh cũng nhận ra đó không phải là giấc mơ và khóc mãi chỉ khiến người ta mệt mỏi. Anh thay đổi thái độ, luôn tự nói với mình: "Mất tay, thì đã sao nào?".

    Năm 18 tuổi, Lưu Vĩ quyết định theo đuổi giấc mơ trở thành nhạc sĩ bằng cách bí mật tự học chơi piano. Người thầy đầu tiên của anh bỏ cuộc, nói rằng thật bất khả thi khi chơi piano bằng chân. Chàng trai Bắc Kinh cũng thừa nhận, anh không thể nào đánh những nốt ở quãng tám. Nhưng cuối cùng, Lưu Vĩ vẫn tìm ra cách chơi đàn với những ngón chân của mình.

    Màn biểu diễn của Lưu Vĩ được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Anh được chọn là một trong những thí sinh lọt vào vòng tiếp theo của China's Got Talent.

     
    Rafa thích bài này.
  3. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Đặt chân vào Google

    Một 9X Việt từng sớm trải qua nhiều thử thách trong cuộc sống nhưng vẫn kiên trì theo đuổi đam mê. Bạn nói: “Không có những thất bại, chẳng thể có tôi của ngày hôm nay”.

    Đó là Nguyễn Bùi Hữu Nghĩa (24 tuổi), hiện làm việc cho Google ở thung lũng Silicon, Mỹ.

    [​IMG]
    Nguyễn Bùi Hữu Nghĩa tại San Francisco

    Thất bại đầu đời

    “Rất thông minh, chịu khó và thường gây ấn tượng bởi những lời giải độc đáo, có thể nói Nghĩa là một trong những học trò xuất sắc nhất của tôi thời còn dạy ở đội tuyển Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng)” - tiến sĩ Nguyễn Duy Thái Sơn (khoa toán ĐH Sư phạm Đà Nẵng) nói về cậu học trò của mình.

    “Những năm cấp III, mỗi ngày tôi đều dành 10 tiếng bên sách toán dù trước đó sức học khá đều (giải nhất môn toán và tin, giải ba môn lý cấp thành phố). Môn này khó nhằn nhưng tôi lại mê mẩn tính logic trong sáng, coi nó như hơi thở...”, Nghĩa giải thích về việc thường chong đèn học toán tới 2-3g sáng.

    Vậy mà trái với mọi kỳ vọng, cả hai lần tham dự giải học sinh giỏi quốc gia năm 2007 và 2008, Nghĩa đều trở về trắng tay. Hụt hẫng và thất vọng. Thất bại ở kỳ thi học sinh giỏi quốc gia cũng kéo trôi cơ hội học bổng du học khỏi tầm tay Nghĩa.

    Tốt nghiệp cấp III, Nghĩa tiếp tục chọn học môn toán tại Trường cao đẳng cộng đồng Diablo Valley (Hoa Kỳ).

    Thắng

    Nghĩa học ngày đêm ngay khi vừa đặt chân sang Mỹ. Chỉ trong hai năm đầu, Nghĩa liên tiếp đạt được chuỗi dài giải thưởng: học bổng thành tích thi toán cao điểm nhất trường, học bổng sinh viên xuất sắc Alpha Gamma Sigma, xếp hạng 17 trong cuộc thi giải toán dành cho sinh viên khối trường cao đẳng cộng đồng toàn nước Mỹ...

    Cùng với điểm số luôn duy trì ở mức tuyệt đối (GPA 4.0/4.0), đầu năm thứ ba Nghĩa được chuyển tiếp vào ĐH Berkeley, một trong những ngôi trường hàng đầu nước Mỹ.

    Dù vậy, Nghĩa không khỏi... ớn lạnh khi nhớ về thời gian xin đi thực tập: “Tôi nộp hồ sơ cho rất nhiều công ty, có 15 nơi gọi đi phỏng vấn và họ lần lượt từ chối, lắc đầu! Không nản lòng, tôi làm lại hồ sơ, tham khảo thông tin từ người đi trước, đúc kết kinh nghiệm từ những lần phỏng vấn thất bại và tiếp tục... xông pha. Cuối cùng cũng có hai công ty nhận tôi vào thực tập, trong đó có Google!”.

    Rồi Nghĩa tốt nghiệp thủ khoa toàn khóa 2013 (khoa khoa học vi tính) với điểm GPA 4.0/4.0, được nhận vào vị trí kỹ sư phần mềm ở Google (trụ sở chính ở thung lũng Silicon, San Francisco) mùa hè 2013.

    “Tôi có dịp làm việc chung với Nghĩa vào năm 2012 và đặc biệt ấn tượng về anh. Nghĩa đã vượt qua nhiều ứng viên sáng giá để được chọn tham gia một dự án khoa học lớn của trường. Chưa dừng lại ở đó, Nghĩa còn được Google tuyển dụng trước khi tốt nghiệp, thành quả đó rất ấn tượng. Tôi tin Nghĩa hoàn toàn đủ khả năng để vươn xa” - tiến sĩ Sergio Guadarrama (khoa điện tử và khoa học vi tính ĐH Berkeley) nói về Nghĩa.

    Hàm ơn thất bại

    Nói về quyết định chọn Google và lắc đầu trước một số công ty khác, Nghĩa giải thích: “Google rất mạnh tay chi tiền cho những nghiên cứu công nghệ rất mạo hiểm như: kính Google, xe không người lái, dự án Internet qua khinh khí cầu... dù họ từng có những dự án lớn thất bại (ví dụ Google Wave) và tiêu tốn rất nhiều kinh phí, công sức. Thái độ dám chấp nhận thất bại để vươn lên của họ khiến tôi đồng cảm, đặt niềm tin và chọn nơi này để đầu quân”.

    Ngược lại với nhiều người, Nghĩa luôn hàm ơn những thất bại mà bản thân từng va vấp. Với Nghĩa, sau mỗi thất bại bạn lại hiểu rõ hơn về bản thân cũng như có thêm một trải nghiệm sống giá trị. Và cũng chỉ qua thất bại, Nghĩa mới “thử lửa” được đam mê để kiên định, tự tin hơn với con đường của mình.

    Công Nhật (Tuổi Trẻ)
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/5/15
  4. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Hãy sống như người bình thường

    Từng bị liệt nửa người nhưng Trần Mạnh Huy (41 tuổi, tổng giám đốc Công ty CP VBPO Đà Nẵng) tự đề ra cho mình phương châm sống phải đẩy hòn đá lên dốc, hay chấp nhận bị đá đè.

    [​IMG]
    Anh Huy (phải) chỉ bảo kỹ thuật cho nhân viên trong công ty mình

    Huy đã tự đứng vững trên đôi chân của mình, không đầu hàng số phận, trở thành chủ của một doanh nghiệp. Không chỉ vậy, anh còn là chỗ dựa của gần 100 người khuyết tật làm việc trong công ty của mình.

    Đẩy đá lên dốc

    Dù hai chân của Huy đi cà nhắc, hai bàn tay “cà khoeo” nhưng anh vẫn đi đi lại lại trong công ty như con thoi, không hề nghỉ ngơi. Sinh ra ở Buôn Ma Thuột, mới lọt lòng mẹ thì anh đã bị liệt nửa người bên trái.

    Từ đó tôi bắt đầu chiến đấu. Tôi không muốn mình giống với nhiều người khuyết tật có ý định buông xuôi, tự nhiên mặc định cho mình gắn liền với chiếc xe lăn để làm những nghề như bán vé số, bán tăm. Muốn vậy tôi phải tự tập luyện, phục hồi chức năng. Có những lúc bị té u đầu, tứa máu nhưng không được cho phép mình chán nản, bỏ cuộc. Tôi thực hiện nguyên tắc cứng rắn với bản thân và nhận thấy mình cũng rất lì đòn” - Huy nói.

    Ngày Huy thi đậu khoa công nghệ thông tin (CNTT) của một trường ĐH tại TP.HCM, đó không phải là một kỷ niệm đẹp. Thấy Huy nhỏ tong teo, chân tay quều quào, nhà trường không nhận vì sợ Huy không đảm bảo sức khỏe. “Lúc đó ba mẹ tôi phải kêu la dữ lắm nhà trường mới chịu gật đầu cho học” - Huy nhớ lại.

    Ra trường, anh tự tạo lập công việc cho mình và với năng lực khá, Huy đã làm việc cho nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam. Lúc bấy giờ anh cũng bắt đầu sống với ước mơ bấy lâu của mình là giải quyết việc làm cho người khuyết tật, những người yếu thế như mình.

    Tuy nhiên, Huy nhận ra khả năng của mình còn giúp được nhiều người hơn nữa nếu anh chọn một con đường khác, đó là tự lập một công ty chuyên về CNTT để dạy nghề miễn phí và nhận người khuyết tật vào làm việc.

    Cuộc đua công bằng

    Năm 2010, Công ty CP VBPO Đà Nẵng (chuyên về dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp) được thành lập và Huy làm giám đốc. Huy nghĩ nếu anh tận dụng tốt thì CNTT sẽ là việc làm thích hợp nhất cho người khuyết tật.

    Việc đầu tiên anh làm là tuyển chọn những người cùng cảnh ngộ khuyết tật, kém may mắn như anh vào làm việc. “Tôi khuyên họ hãy quên đi mình là người khuyết tật. Các bạn phải sống và chiến đấu như những người bình thường khác” - Huy tâm sự.

    Công ty của Huy mở lớp đầu tiên dạy nghiệp vụ CNTT cho 30 người khuyết tật, kém may mắn. Nguyễn Phúc Quỳnh Loan (32 tuổi, Đà Nẵng) đã có hơn bốn năm làm việc tại công ty chia sẻ: “Ngày trước tôi làm phiên dịch cho một công ty của Trung Quốc nhưng mình bị khuyết tật mà đi lại nhiều cực quá. Thấy VBPO tuyển dụng người khuyết tật, tôi nghĩ sao mình không thử và đến nay tôi thấy mình đã chọn đúng con đường”.

    Loan được công ty đào tạo miễn phí ba tháng nghiệp vụ và giờ làm việc tại đây với mức lương mà theo Loan chia sẻ là khá thoải mái. Nhưng điều đó không phải là quan trọng nhất với một người khuyết tật như Loan.

    Chị chia sẻ: “Ai ở trong trường hợp khuyết tật như tụi tôi cũng dễ có sự bi quan, tự ti. Nhưng làm việc với anh Huy, chúng tôi đã biết tự hào, tự tin vào bản thân mình, tự làm công việc mình yêu thích như bao người khác”.

    Còn Nguyễn Văn Nhân, sau khi tốt nghiệp một trường cao đẳng CNTT, Nhân còn bối rối, sợ sệt chưa biết sẽ xin việc như thế nào bởi anh bị khuyết tật và cũng mới cầm tấm bằng ra trường. Rồi Nhân về đầu quân cho VBPO sau hai tháng học nghiệp vụ xử lý hình ảnh thiết kế miễn phí do công ty tổ chức.

    “Trong môi trường làm việc này chúng tôi được truyền sự hứng khởi, nghiêm túc, thậm chí là nghiêm khắc hơn người bình thường nên trưởng thành nhanh chóng. Chúng tôi có thể tự tin đảm nhận các dự án do công ty giao phó” - Nhân nói. Không chỉ tự tin với công việc, Nhân còn tự tin trong cả tình yêu nên anh đã cưới được một cô gái xinh xắn trong công ty làm vợ.

    Theo Trần Mạnh Huy, VBPO Đà Nẵng hiện có 30 người khuyết tật làm việc. Tại các chi nhánh của công ty ở các tỉnh thành khác như Huế, Phú Yên, Đắk Lắk có thêm cả 100 nhân viên người khuyết tật. “Hằng tháng chúng tôi đều thông báo tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc và luôn mở cửa chào đón họ” - Huy tự tin cho biết.

    Đoàn Cường (Tuổi Trẻ)
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/5/15
    Rafa thích bài này.
  5. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Sống cho đáng sống ...

    Tôi cảm thấy sợ khi lần đầu tiên nhận biết được thân phận nhỏ nhoi của mình trước sự vô biên của thời gian, tôi chẳng là gì cả, chỉ là một hạt bụi trên mặt đất này thôi. Và trước tôi đã có biết bao nhiêu hạt bụi rơi rớt trên mặt đất này, để một ngày kia, khi cơn gió số mệnh thổi đến, họ cũng đã biến mất như chưa bao giờ tồn tại.

    Cái ý nghĩ đó làm tôi sợ, tôi tự hỏi :Vậy tôi được sinh ra để làm gì? Chẳng lẽ tôi được trao cho một mạng sống chỉ để cố sức giữ gìn nó cho đến khi nó rời bỏ tôi? Mọi thứ đều trở nên vô nghĩa ! Tôi không biết mình đang cố gắng vì điều gì, khi một ngày kia, cái chết sẽ đến và xoá sạch mọi thứ. Vô nghĩa, cõi đời như một giấc mộng phù du. Tôi không biết tại sao tôi phải chết!

    Tôi đã khóc và ôm lấy mẹ tôi mà hỏi : Tại sao khi mẹ già đi mẹ sẽ phải chết?

    Mẹ dỗ dành tôi và nói : "Con người sống ở đời, ai mà chẳng phải chết, cái chết là một phần của cuộc sống. Nhưng cái chết không quan trọng, cái quan trọng là sự sống, ta phải sống làm sao để khi chết đi, ta không cảm thấy áy náy, cảm thấy hối tiếc".

    Lúc ấy tôi không hiểu lắm những điều mẹ dạy, nhưng giọng nói của mẹ làm tôi cảm thấy yên lòng.

    Đến khi đã lớn hơn. Tôi hiểu ra rằng : Mọi sinh vật khi được sinh ra đều có mục đích sống. Hãy quan sát những con kiến, chúng chỉ sống được 6 tháng, nhưng chúng có than phiền gì về đời sống ngắn ngủi của chúng đâu. Chúng chăm chỉ hoàn thành công việc của mình : xây dựng tổ kiến. Và khi chúng chết đi, cái tổ kiến kia vẫn còn, chắc hẳn khi một con kiến chết đi, nó sẽ không có gì để phải vương vấn, vì nó đã hoàn thành mục đích sống của mình.

    Tôi hiểu ra rằng, tôi được sinh ra không chỉ đơn thuần để sống, mà còn để hoàn thành mục đích sống của mình, để khi thời gian có xoá sạch mọi thứ thì sẽ vẫn còn một tí gì của tôi rơi rớt lại trên cõi đời này. Phải chọn cho mình một mục đích sống thôi.

    Con người ai mà chẳng phải chết, sớm muộn chỉ còn là vấn đề thời gian. Có những người cả đời an phận, cuối cùng cũng chết, cả một đời người tan biến như mây khói. Có những người sống có lí tưởng, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ những gì mình cho là đúng, dù phải đánh đổi bằng mạng sống, mạng sống của họ không mất đi một cách vô nghĩa, một cái chết đẹp.

    Sưu tầm
     
    Rafa thích bài này.
  6. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Sự giàu có của tâm hồn

    Có người nói rằng kể từ khi lọt lòng, còn là một đứa bé nằm ngửa cố đưa chân lên miệng cắn thì cuộc sống con người đã là những chuổi ngày chiến đấu cực nhọc. Những người đang phải ngày đêm làm việc vất vả để kiếm miếng ăn có thể cảm thông điều này. Nhưng tôi cũng biết rằng việc theo đuổi tiền bạc, xem nó như mục đích cuối cùng, là một việc hoàn toàn vô nghĩa.

    Trong cuộc sống chúng ta có thể bỏ qua rất nhiều niềm vui, nhiều cơ hội khi cứ mong chờ vào những điều không bao giờ xảy đến. Có quá nhiều người trên đời này đã sống một cuộc đời vô nghĩa. Họ dường như bị mê hoặc bởi ánh hào quang của tiền tài, danh vọng. Họ lao vào tiềm kiếm những giá trị không có thực như những con thiêu thân để rồi bị chính ngọn lửa của những đam mê u tối này thiêu cháy.

    Nhà văn Rudyard Kipling đã nói rất đúng khi khuyên các sinh viên ở đại học McGill rằng khi ra đời, đừng nên phí thời gian chiến đấu để kiếm tiền vì một ngày nào đó họ có thể sẽ gặp được những con người giàu có thật sự - những người không bao giờ màng đến cuộc sống tiền tài vật chất hay truy đuổi theo những phù hoa, giả tạo của lợi lộc, công danh - đến lúc đó họ mới biết rằng mình "nghèo" đến mức nào.

    Hạnh phúc chính là sự giàu có trong tâm hồn, là niềm vui của sự ban cho và trao tặng, những thứ không thể đo đếm được bằng tài khoản ngân hàng hay của cải vật chất. Những người hạnh phúc và giàu có thật sự luôn biết làm cho trái tim mình tràn đầy, và khi san sẻ tình yêu thương cho người khác họ lại càng làm cho nó trở nên lai láng, ấm nồng hơn, họ không bao giờ biết đến "sự nghèo nàn" dù sống một cuộc đời thanh đạm.

    Sự giàu có của trái tim mới chính là nguồn tài sản quý giá mà mỗi chúng ta nên trang bị cho mình - và đó cũng là con đường dẫn ta đến bến cảng an lành của sự bình yên và hạnh phúc.

    Steve Goodier ( "Riches of the heart")
     
    Rafa thích bài này.
  7. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Nghệ thuật sống

    - Không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng ta cần phải biết cứ 1 kẻ vô loại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẻ có 1 con người chính trực. Cứ mỗi 1 chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có 1 nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian.

    - Ta phải biết rằng 1 đồng tiền kiếm được do công sức lao động còn quý giá hơn nhiều so với 5 đồng ta nhặt được trên hè phố.

    - Ta phải biết cách chấp nhận thất bại và tận hưởng niềm vui chiến thắng. Ta phải biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dể đánh bại nhất.

    - Ở trường học ta phải biết rằng:chấp nhận thi trượt còn hơn gian lận trong kỳ thi.

    - Phải có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân dù tất cả mọi người xung quanh cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm.

    - Phải biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Ta phải tạo cho mình sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

    - Ta phải biết lắng nghe tất cả mọi người nhưng phải biết sàng lọc tất cả những gì nghe được qua tấm lưới chân lý để đón nhận những gì tốt đẹp.

    - Ta phải biết cách mĩm cười khi buồn bã...Phải biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Phải biết cận trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

    - Ta phải biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

    Sưu tầm
     
  8. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Thành công là một cuộc hành trình

    Bạn đã khởi hành như thế nào trong cuộc hành trình tìm kiếm thành công? Bạn cần trang bị những gì để đi đến thành công? Có hai điều bạn cần phải có đó là: một quan niệm đúng đắn và các nguyên tắc thích hợp để thực hiện.

    Vua Salomon thời cổ đại - Vị vua nổi tiếng thông thái và giàu có - từng nói: “Những ai ham thích tiền bạc sẽ không bao giờ cảm thấy đủ, và những ai khao khát sự giàu có sẽ không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với những gì mình kiếm được”. Vậy thành công đích thực là gì?

    Quan niệm về thành công của mỗi người mỗi khác bởi chúng ta là những cá thể đặc biệt. Có nhiều quan niệm sai lầm về thành công, chẳng hạn như: Thành công là phải giàu có, Thành công là một cảm giác đặc biệt, Thành công là phải có những tài sản đáng giá, Thành công là quyền lực, Thành công là thành tích....

    Sau hơn 25 năm tiếp cận với những người thành công và nghiên cứu về vấn đề này, John C. Maxwell đã đúc rút định nghĩa về thành công trong cuốn sách mang tên "Hành trình tới thành công" (tên sách gốc: Your Road Map for Success):Thành công là biết được mục đích của mình trong cuộc sống; trưởng thành để khai thác tối đa tiềm năng và tạo ra lợi ích cho những người xung quanh.

    Từ định nghĩa này, chúng ta có thể hiểu tại sao thành công là một cuộc hành trình chứ không phải là đích đến.

    Thanh Hoài (Tiền Phong Online)
     
  9. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Không sống với quá khứ

    "Tôi không sống với quá khứ!" đó là lời của ông Douglas Brian "Pete" Peterson - đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam.

    Đúng. Quá khứ đã xa và sẽ không bao giờ trở lại thì làm sao sống với nó được? Chỉ có thể hồi tưởng lại nó, nghiên cứu, rút kinh nghiệm đúng sai để học tập và biến tạo đường hướng mới tiến bộ hơn, thành công hơn.

    Không sống với quá khứ thì sống với cái gì? Xin thưa, hôm nay la ngày đẹp nhất vì đó là ngày mà ta đang sống, đang hưởng thụ sự sống, còn thở, còn ăn, còn suy nghĩ, còn nói, còn cười, còn làm việc, và còn thương yêu.

    Ngày hôm qua, dù có đẹp cho lắm hay dù có xấu cho lắm cũng đã qua rồi và sẽ không bao giờ trở lại. Còn ngày mai? Ngày mai có thể đẹp hơn ngày hôm nay nhưng chưa tới. Nó có thể xấu hơn ngày hôm nay nhưng cũng chưa tới. Và nó có thể không đến với ta, nếu ngay trong đêm nay, một tai nạn hay một cơn bạo bệnh ngặt nghèo không may xảy ra.

    Cho nên ngày hôm nay là ngày đẹp nhất, ta phải biết quý trọng nó, sống trọn vẹn với nó, sống vui, sống đẹp, sống hữu ích, sống bao dung, sống hạnh phúc với tất cả tấm lòng thiết tha. Hài lòng với những gì mình đang có, không quá viễn mơ những gì mình chưa có hay những gì mà người khác đang có, tích cực vui sống với hiện tại và chuẩn bị vừa phải cho ngày mai. Đó, theo tôi nghĩ là thái độ thực tế của những người hay những ước muốn tìm đến hạnh phúc, cái quý nhất trên đời.

    Hạt Giống Tâm Hồn
     
  10. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Cha mẹ bỏ rơi, vẫn vào được Harvard!

    Đó là câu chuyện đầy nghị lực của nữ sinh Dawn Loggins 18 tuổi tại Trường phổ thông Burns High ở bang North Carolina. Dawn đã được 5 trường đại học chào đón, trong đó có Harvard.

    Hoàn cảnh gia đình phức tạp và cuộc sống vô gia cư chỉ càng thúc đẩy Dawn Loggins chú tâm học tập.

    [​IMG]
    Dawn Loggins

    Sống lang thang và bị bỏ rơi

    Từ nhỏ, gia đình Dawn liên tục chuyển chỗ ở, đôi khi cô phải ngồi ngoài đường cùng người cha dượng nghiện ngập và người mẹ thất nghiệp. “Mỗi lần dượng có nguy cơ bị bắt là chúng tôi lại phải chuyển đi, hoặc mẹ tôi sẽ phải đi vay tiền để ông được tại ngoại. Chúng tôi đã từng sống ở những nơi không có điện và nước trong một thời gian dài” - Dawn tâm sự.

    Trường phổ thông Burns High là ngôi trường thứ 4 mà Dawn và người em trai theo học từ thời trung học. Do cuộc sống nay đây mai đó nên khi hai chị em mới chuyển tới đây thì chương trình học đã bị các bạn bỏ xa.

    Mùa hè năm ngoái, sau khi tham dự một trại hè học thuật dành cho những học sinh xuất sắc của bang và trở về nhà thì Dawn phát hiện mẹ và dượng đã bỏ đi.

    Sau này, Dawn được biết ba mẹ đã chuyến đến bang Tennessse. “Tôi đã không bao giờ liên lạc được với họ. Mỗi lần tôi gọi điện đều nhận được câu thông báo thuê bao hiện không liên lạc được. Bà ngoại bị để lại tại một khu trại dành cho người vô gia cư, em trai bỏ đi, ba mẹ cũng đi mất. Tôi chưa bao giờ nghĩ ba mẹ sẽ bỏ rơi mình”.

    Dawn phải ngủ nhờ nhiều nhà người quen cho đến khi một nhân viên giám sát trường học là Sheryl Kolton đề nghị cho cô ở cùng. Các giáo viên và nhiều người trong thị trấn đã tổ chức quyên góp hỗ trợ cô. Dawn được cung cấp quần áo, phí chăm sóc y tế… Để trang trải cuộc sống, Dawn nhận công việc làm thêm là trông giữ kiêm dọn dẹp vệ sinh tại trường học của mình.



    Thành tích học tập xuất sắc

    Dù bị người thân bỏ rơi, Dawn vẫn chăm chỉ học tập và duy trì phần lớn điểm A trong các bài thi. Ở trường phổ thông, Dawn còn là chủ nhiệm câu lạc bộ nhiếp ảnh, câu lạc bộ leo núi và câu lạc bộ tiếng Tây Ban Nha.

    Năm cuối cấp, Dawn đặt trọng tâm cho con đường tương lai của mình là phải vào bằng được đại học. Cô biết rõ mình cần phải đi một con đường khác với ba mẹ.

    Với điểm số tốt nghiệp toàn khoá 3.9 cùng điểm SAT 2.110, Dawn nộp đơn vào bốn trường đại học trong bang Bắc Carolina và Trường Harvard. Từ trước đến nay chưa có một học sinh nào ở trường Burns High được chấp nhận học ở Harvard. “Tôi nghĩ về điều này và tự hỏi: Tại sao không?” - Dawn nói.

    Nhiều tháng trôi qua, trong khi bốn trường đã đồng ý việc nhập học của Dawn thì Đại học Harvard là trường cuối cùng gửi phản hồi cho cô vào đầu năm nay. Thư của Harvard đựng trong một phong bì có kích thước như bao thư bình thường - dấu hiệu của sự từ chối.

    Thận trọng mở ra và đọc, Dawn vui mừng đến vỡ òa khi được Harvard chấp nhận. “Cô sẽ tham gia khóa học từ năm 2016. Chúng tôi chỉ gửi thông báo sớm này đến những ứng viên xuất sắc” - thông báo của Trường Harvard viết. Ngoài ra, Dawn còn được trao học bổng gồm học phí, tiền trọ, di chuyển và hỗ trợ tìm việc làm tại trường.

    Bây giờ người dân thị trấn Lawndale lại tiếp tục quyên góp cho Dawn để cô có tiền đến Boston và nhìn tận mắt ngôi trường tương lai của mình. Khi câu chuyện của Dawn được nhiều người biết đến, vô số lời động viên đã được gửi đến Dawn, trong đó có cả đề nghị hỗ trợ tài chính. Nhưng Dawn từ chối sự giúp đỡ tiền bạc. “Khi tôi vào đại học tôi có thể đi làm để trang trải. Tôi tin rằng tương lai của mình sẽ rất sáng sủa” - Dawn nói.

    Tại Harvard, Dawn chọn ngành học nghiên cứu y sinh. Trong tương lai, Dawn hi vọng thiết lập một tổ chức phi lợi nhuận để giúp đỡ những thiếu niên gặp khó khăn trong việc học hành.

    “Khi còn nhỏ, những điều xung quanh tôi đều không sáng sủa như bị bỏ bê, cha dượng nghiện ngập… Tôi không muốn một kết thúc như ba mẹ. Tuy nhiên, nếu không có những trải nghiệm này, tôi sẽ không có được ý chí và sự quyết tâm như ngày hôm nay”. - Dawn Loggins.

    TẤN KHOA (Theo CNN, ABC)
     
  11. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Dắt nhau vào đời

    Nhiều người biết luật sư Lê Nguyễn Thuyền Quyên (Trưởng văn phòng luật sư Sài Gòn - Gia Định, Q.Gò Vấp - TP.HCM), nhưng ít ai biết câu chuyện thú vị “năm chị em tuổi liền kề dắt tay nhau vào đại học” của chị em nữ luật sư này. Người chị đầu là Lê Nguyễn Song Quyên (SN 1973), Lê Nguyễn Thuyền Quyên (1974) thứ hai, kế đến là Lê Nguyễn Ngọc Quyên (1975), Lê Nguyễn Trọng Văn (1976) và Lê Nguyễn Quyên Quyên (1978).

    Vốn là giáo viên ở Sài Gòn, sau năm 1975, cha mẹ Thuyền Quyên chuyển về Long An làm nông. Đất ít, lại không rành công việc tay lấm chân bùn, ông bà dù rất cố gắng vẫn không đưa được gia đình thoát đói nghèo. Nhưng, ông bà tâm niệm: “Dù có nghèo đến mấy, các con cũng phải học hành để lập thân”. Câu hỏi đặt ra là lo cái ăn chưa xong, làm sao có thể cho năm đứa con tuổi liền kề nhau lên Sài Gòn đi học? Ông bà chỉ biết đưa ra thông điệp: “Khả năng ba mẹ có hạn, tùy mấy đứa lên thành phố tìm cách vẫy vùng”. Hoàn cảnh đó đã vẽ ra một câu chuyện đẹp về sự tương trợ, dìu dắt nhau của năm chị em.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trọng Văn, Ngọc Quyên, Quyên Quyên và Thuyền Quyên (bìa phải) cùng mẹ

    Nghèo khó cũng là vốn quý

    Luật sư Thuyền Quyên rưng rưng khi kể về thời khốn khó ở quê. Chuyện tủi phận “con nhà nghèo” thì nhiều lắm, nhưng có hai chuyện mà mỗi lần kể chị lại rơm rớm nước mắt: “Có những thời điểm, nhà không còn đồng bạc, tôi và chị Song Quyên hái bầu, mướp mang ra chợ. Không quen buôn bán, lại ngượng ngùng, hai chị em ngồi mãi mà vẫn ế. Trời tối, chị em thất thểu mang hàng về, tủi thân, ôm nhau khóc. Rồi có những mùa cha nuôi vịt, chị em tôi đi chăn vịt và ngủ đêm trong lều trông vịt ngoài đồng xa. Chúng tôi thường không ngủ được vì sợ”.

    Nhà nghèo, đông con, các con lại sàn sàn tuổi nhau nên khó khăn chồng khó khăn. Thuyền Quyên kể: “Khi ấy, chị em tôi thấy vài người trong làng lên Sài Gòn ăn học thành tài, thần tượng họ lắm, nên quyết chí học”.

    Năm 1991, Song Quyên khăn gói lên Sài Gòn, theo học ngành marketing, hệ trung cấp. Lẽ ra, Thuyền Quyên thi đại học vào năm sau, nhưng chưa dám, vì… không biết lên Sài Gòn sẽ bấu víu vào đâu. Đến năm 1993, Thuyền Quyên mới mạnh dạn lên ở trọ cùng chị Hai để theo học ĐH Luật TP.HCM. Lúc này, Song Quyên vừa học vừa tranh thủ đi làm nhân viên tiếp thị để trang trải cuộc sống cho hai chị em. Lần lượt lên ở cùng phòng trọ là Ngọc Quyên (theo học ngành quản trị kinh doanh - ĐH Mở TP.HCM), rồi Trọng Văn (học ngành báo chí - ĐH Mở TP.HCM).

    Khó kể hết nỗi cực khổ của bốn chị em cùng trọ học nơi xứ người. Trong căn phòng hơn 10m2 ở Q.Tân Bình, TP.HCM, mấy chị em xoay xở kiểu gì cũng thiếu ăn, nhưng luôn dặn nhau “không ai được bỏ học”. Thuyền Quyên nhớ lại: “Chị Hai đi làm tiếp thị cho một hãng bánh quy, mang bánh mẫu về nhà. Có lúc tôi đã rất thèm bỏ một vụn bánh vào miệng để cảm nhận vị ngọt, thơm mà mình hằng mường tượng, nhưng không dám”.

    Lúc này, cậu em Trọng Văn trở thành “người quan trọng” khi được giao nhiệm vụ đạp xe vượt 60km về Long An để “tải lương thực”. Trọng Văn kể: “Tôi thường tranh thủ đạp xe về quê vào thứ Bảy, vài chục cây số đầu còn dễ chịu, nhưng đạp xa quá tôi đuối hẳn, chỉ muốn gửi xe đạp lên xe đò. Thế nhưng, nghĩ đến nỗi thiếu thốn của các chị, của ba mẹ ở quê, tôi cố gắng đạp đến cùng. Nhờ “luyện chân” liên tục như vậy, đến năm 1997, tôi tham gia Hành trình du khảo cung đường Nam Trường Sơn, vượt 1.000km, kể cả những ngày giông bão cũng không bỏ cuộc. Chuyện học của chị em chúng tôi cũng vậy, vì ở quê đã được tiêm “vắc-xin khổ” rồi, nên khó khăn mấy vẫn vững lòng cố gắng. Nhìn ở một khía cạnh nào đó, khổ cũng là vốn liếng quý giá cho hành trang vào đời”.

    Mỗi lần cậu em về quê lên, bốn chị em lại có món tươi để cải thiện. Gạo, mướp, bầu, bí thường xuyên được chi viện, ngoài ra, gặp dịp ở quê tát đìa, mấy chị em còn được mẹ kho cho một nồi cá to, đưa lên Sài Gòn ăn dần.

    Chị Hai là “đầu tàu”

    “Nhiều lúc tưởng như không thể xoay xở được, nhưng chị Hai vẫn lo liệu xong. Chị Hai hay vậy đó”, Ngọc Quyên chia sẻ. Trong mắt bốn người em, chị Hai Song Quyên là thần tượng, một người “năng động đến khó tin”. Ngoài giờ học, cô chạy đôn chạy đáo, làm một lúc nhiều việc, quyết tâm giữ cho bản thân và các em bám trụ giảng đường.

    Trọng Văn cho biết: “Chị Hai học giỏi nhất nhà, bề ngoài cứng rắn nhưng rất tình cảm, dịu dàng với các em. Thời sinh viên, tôi cũng có phần hơi “nổi loạn”, nhưng cách sống mẫu mực của chị Hai khiến tôi nể, răm rắp nghe lời. Đặc biệt, chị luôn gợi nhớ cho các em về truyền thống hiếu học của gia đình, nhắc nhở các em không làm điều gì chệch nền tảng đạo đức mà gia đình đã bồi đắp”.

    Không những lo cho các em, Song Quyên còn mua được một bộ máy vi tính để các em có điều kiện tiếp cận với tin học. Thuyền Quyên bộc bạch: “Thập niên 90 của thế kỷ trước, máy vi tính hiếm lắm. Có máy tính, chị em chúng tôi say sưa khám phá. Với cả bốn em, chị Hai đều để dấu ấn trong việc hướng nghiệp, rèn luyện tính cách. Sau này nghiệm lại, tôi thấy chị như “đầu tàu” kéo các em theo. Tiếc là chị lo cho các em nhiều quá, không dám chăm chút cho bản thân, thậm chí không dám… yêu. Vậy mà khi các em đã trưởng thành, chị đã ra đi vì bạo bệnh. Tôi nghĩ, có thể do một thời gian dài đi làm lo cho các em, chị bị lao lực”.

    Trước ngày đi xa, chị Hai Song Quyên đã kịp nhìn thấy sự trưởng thành, ổn định của các em: Thuyền Quyên đang làm trưởng văn phòng luật sư, Ngọc Quyên là phó giám đốc một chi nhánh ngân hàng, Trọng Văn làm tư vấn chứng khoán, Quyên Quyên là trưởng bộ phận khách hàng của một ngân hàng lớn.

    Thường khi đã có gia đình riêng, anh chị em ít điều kiện thân nhau, nhưng Trọng Văn khẳng định: “Chắc là do mấy chị em chúng tôi có một quãng thời gian đùm bọc, nâng đỡ nhau, nên thân thiết một cách đặc biệt. Chúng tôi hầu như không có bạn thân ngoài mà xem anh-chị-em mình như bạn thân, gặp chuyện gì cũng í ới gọi nhau”.

    Ít ai biết, cha của năm chị em này chính là ông Lê Văn Xê - người vừa tốt nghiệp kỹ sư nông học Trường ĐH Nông lâm - TP.HCM năm 2012 và thi cao học vào trường này tháng 8/2013, khi đã… 69 tuổi! Ông được ghi nhận là tân cử nhân cao tuổi nhất VN và là người già nhất dự thi cao học. Ông đi học chỉ với một lý do đơn giản: để con cháu noi gương.

    Trong bài phát biểu tại lễ tuyên dương gia đình hiếu học ở huyện Thủ Thừa, Long An năm 2013, ông Xê nghẹn ngào: “Tôi cho rằng, để cho con một bồ vàng không bằng để cho con một bồ chữ. Từ lâu tôi đã rèn con cái phải đùm bọc, nâng đỡ lẫn nhau trong học tập, khi vắng cha mẹ, các con vẫn giữ được nếp nhà. Tôi tự hào khi các con đã có nghề nghiệp ổn định. Vậy là tôi hạnh phúc lắm rồi”.

    Trần Triều (Báo Phụ Nữ)
     
  12. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Nuôi giấc mơ đại học từ màu áo công nhân

    Bạn Trần Văn Dương - sinh viên vừa tốt nghiệp, hiện ở Đà Lạt. Dương cho biết, bạn từng rớt đại học, đi làm công nhân để mưu sinh và san sẻ gánh nặng gia đình rồi tiếp tục "lai kinh ứng thí" bởi luôn khắc khoải mong muốn đến giảng đường.

    Xin mời các bạn cùng đọc những lời chia sẻ hữu ích của bạn Trần Văn Dương.

    *****​
    Tôi sinh ra ở vùng quê Hà Tĩnh, quanh năm chỉ biết trồng cây lúa, củ khoai, củ sắn. Tôi học ở một trường dân lập, tốt nghiệp lớp 12 vào hè năm 2008 và đi thi đại học tại Huế.

    Trước kỳ thi này, tôi đã chuẩn bị sẵn một bộ hồ sơ xin việc, phòng khi không đậu đại học thì đi làm công nhân với dự định trước mắt là kiếm tiền nuôi sống bản thân, sau đó là tích lũy tiền gửi về cho mẹ chữa bệnh và mua sách vở cho hai đứa em trai.

    Với số tiền 1.5 triệu đồng bố cho, tôi vào Huế thi đại học, sau bốn ngày, tiền vơi đi một nửa. Dùng số tiền còn lại tôi đi vào Bình Dương, thuê chỗ trọ rồi xin đi làm công nhân.

    Tôi nộp hồ sơ vào một công ty gỗ ở khu công nghiệp Sóng Thần nhưng họ không nhận vì tôi còn thiếu 2 tháng nữa mới đủ tuổi đi làm. Tôi rất buồn và lo lắng, nếu mình không đi làm được thì lấy cái gì mà sống giữa thành thị?

    Cuối cùng, tôi tìm được việc phục vụ tại một quán nhậu, lương chẳng bao nhiêu, chỉ đủ trả tiền phòng trọ, còn ăn uống thì tôi được người ta cho ăn ba bữa tại quán. Tôi phải làm 2 tháng ở đây để chờ đủ tuổi đi làm công nhân. Trong 2 tháng ấy tôi học hỏi được nhiều điều từ cuộc sống, từ cách giao tiếp, phục vụ bưng bê thức ăn, châm cồn, khui bia... Tôi chứng kiến nhiều “cuộc nhậu không có hậu” khi tàn tiệc, khách lao vào đánh nhau dữ dội

    Công việc bận bịu tối ngày, hết việc này là có việc khác ngay. Sáng 7g đã phải có mặt ở quán, làm đến 21g mới được về, có khi khách đông, 22g tôi mới được về. Về đến phòng thì tôi lò mò tắm rửa xong rồi mới ngủ. Đó cũng là khoảng thời gian tôi biết mình rớt đại học!

    Hai tháng trôi qua, tôi xin nghỉ làm ở quán để nộp hồ sơ vào công ty gỗ ngày trước. Lần này, tôi được nhận ngay. Thử việc được 2 ngày thì tôi được đứng máy chà nhám, máy không quá phức tạp nên tôi sử dụng rất thành thục, kịp thời có hàng cho các công đoạn sau.

    Nhờ chăm chỉ làm việc, tôi đã dành dụm được một khoản tiền nho nhỏ. Lương cơ bản 1,2 triệu đồng, tăng ca đến 21g cũng được 2,6 triệu đồng. Đến tết năm 2009, tôi gửi về cho gia đình những tháng lương dành dụm được. Bố mẹ rất mừng và luôn động viên tôi mỗi khi tôi gọi điện về nhà hỏi thăm sức khỏe cả gia đình.

    Năm đó, tôi không về quê ăn tết vì tiền vé xe đắt đỏ, hai lượt cũng hết 2 triệu, nên tôi để số tiền đó gửi về cho bố mẹ. Tôi buồn và nhớ nhà biết nhường nào khi ngày tết ai cũng đoàn tụ gia đình còn mình bơ vơ nơi đất khách.

    Thấm thoát tết cũng qua đi, trong đầu tôi nảy sinh ra điều gì đó đã bỏ quên lâu nay mà chưa thực hiện được. Mỗi sáng đi làm, nhìn thấy các học sinh cấp 3 mặc những chiếc áo dài đi học, tôi lại muốn đi học tiếp! Tôi gọi điện thoại về nhà báo với bố mẹ rằng sẽ dành tiền đi học, thi đại học một lần nữa. Bố mẹ khuyên tôi: “Không đi học nữa, đi làm kiếm tiền rồi giờ học lại không có thời gian học đâu. Rồi lại không đậu thì mất cả tiền cả thời gian”. Nhưng rồi nhiều lần bố gọi điện vào bảo: “Con lớn rồi, phải tự quyết định mọi việc của con”.

    Tôi biết mình muốn đi học lắm, tôi sẽ làm lại lần nữa! Thi không đậu vẫn quay lại làm công nhân được mà! Tôi làm hồ sơ dự thi Trường ĐH Đà Lạt.

    Giờ thì đã đến lúc tôi cần thời gian để ôn luyện mà công việc hiện tại lại mất quá nhiều thời gian. Tôi đành nghỉ công ty gỗ và xin vào một công ty giày da, thời gian tăng ca chỉ đến 7g30, dù lương thấp hơn nhưng có thời gian để học.

    Tôi học khối C, cũng muốn đi lò luyện thi nhưng ở những khu công nghiệp kiếm được lò luyện thi khối C là rất khó. Tôi tranh thủ mấy ngày chủ nhật để tìm lò luyện thi nhưng chỉ có duy nhất một nơi luyện thi mà không có khối C. Tôi đành mua sách ôn luyện tại phòng trọ của mình. Năm tôi học là chương trình cũ, năm tôi thi lại chương trình mới nên hơi vất vả vì khối C thay đổi nội dung rất nhiều.

    Tôi đã quyết là làm không do dự. Hễ đi làm về, tắm giặt xong, tôi vào phòng học ngay. Cứ thế kiến thức tích lũy ngày càng nhiều, lại học được những điều mới trong cuộc sống rất bổ ích cho phần thi nghị luận xã hội...

    Kỳ thi cận kề nhưng tôi phải đi làm ở công ty. Làm sao xin nghỉ để đi thi? Nếu nói thẳng ra là xin nghỉ để đi thi đại học là có khi được nghỉ việc luôn. Tôi đành viết đơn nghỉ phép 1 tuần với lý do bố ốm nặng phải về quê gấp. Tôi thấy mình thật bất hiếu khi bố đang khỏe mạnh mà lại nói là ốm nặng... Tôi bắt xe lên Đà Lạt đi thi trong 4 ngày, sau đó quay lại Bình Dương nghỉ ngơi 1 ngày rồi tiếp tục đi làm và chờ kết quả đại học. Kỳ thi này tôi đã đậu đại học! Trúng tuyển vào ngành Ngữ văn mà tôi mơ ước! Và hiện nay, tôi là tân cử nhân.

    Sau chặng đường dài, tôi thấu hiểu cuộc sống không như mình tưởng có vấp ngã mới trưởng thành, có thất bại mới rút ra được kinh nghiệm để thành công.

    Trần Văn Dương (Đà Lạt)


    Nguồn : Tuổi Trẻ
     
  13. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Nhờ vậy mà ta trưởng thành

    "Bạn chỉ thực sự thất bại khi mà bạn đã từ bỏ mọi cố gắng" - Khuyết Danh.

    Bạn đã từng nghe nói đến vỉa đá ngầm nổi tiếng kéo dài 1.800 dặm từ New Guinea đến Úc mà khách du lịch một khi đã đến nơi đây không thể không ghé thăm. Tại đây, một người khách đã hỏi người hướng dẫn viên du lịch một câu hỏi khá thú vị :

    - Tôi quan sát thấy cũng vỉa đá này, nhưng phía bên đại dương nó thật rực rỡ và sống động trong khi phía bên hồ nước nó lại xám xịt và thiếu sức sống. Tại sao lại như thế?

    Người hướng dẫn viên giải thích rằng : “Những vỉa đá dưới hồ tuy chìm trong nước nhưng vì không phải đấu tranh sinh tồn nên chúng chẳng thể hoàn thiện được. Trong khi đó, những vỉa đá phía đại dương lại không ngừng đối diện với biết bao nhiêu là sức mạnh khắc nghiệt của thiên nhiên như sóng gió, bão tố,... để tồn tại. Và khi chịu đựng những thử thách như thế, nó mới có cơ hội để thay đổi và thích nghi. Nó vẫn phát triển thật mạnh mẽ và liên tục tái sinh”.

    Có nghịch cảnh, có thử thách thì mới biết rằng bạn đang sống. Thử thách giúp bạn mạnh mẽ và kiên trì hơn. Nếu gặp khó khăn, bạn không nên quá lo lắng hay sợ hãi. Đừng chùn bước và hãy tự nói với mình rằng : “Nhờ vậy mà ta trưởng thành...”.

    Trích từ "Hạt Giống Tâm Hồn 4" - nhiều tác giả
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/5/15
  14. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Không bao giờ quá trễ!

    Một phụ nữ trẻ, quyến rũ gặp trên máy bay đã dạy tôi rằng sẽ chẳng bao giờ quá trễ khi thực hiện một sự khởi đầu mới.

    Cách đây khoảng 10 năm, người phụ nữ ấy đã ngồi bên cạnh tôi trên một chuyến bay. Được khoảng nửa đường, cô nghiêng người sang tôi và nói : “Cháu vừa mới nói dối anh chàng ngồi cạnh cửa sổ rằng cháu đi thăm bà con, nhưng thực ra cháu đến trung tâm phục hồi chức năng”. Thế rồi cô kể chuyện đời cô cho tôi nghe, cả chuyện gia đình, sự lạm dụng và ma túy. Cô đã từng là một vũ nữ thoát y. Lối sống đó đã dẫn cô sa vào con đường ma túy, rượu, mại dâm và khiêu dâm. Khi nghe cô kể, tôi kinh ngạc về tất cả những gì cô đã trải qua và tôi nhận ra rằng cô chỉ trạc tuổi con gái tôi, nhưng ở độ tuổi 20 cô đã sống nhiều hơn cả tôi.

    Tôi nhận thấy có sự kiên cường nơi cô gái, sự rõ ràng về tất cả những gì sai trái trong đời cô và sự quyết tâm thay đổi. Tôi lắng nghe tất cả những điều cô chia sẻ và nói với cô rằng cô sẽ thành công.

    Mấy năm sau, tôi nhận được một lá thư ngắn của cô gái. Cô kể rằng cô đã cai nghiện ma túy, đang làm việc cho một đài phát thanh và mới đính hôn. Cô cảm thấy cô đã đạt được những điều mà trên chuyến bay hôm ấy cô đã không thể tưởng tượng được. Và tôi đồng ý sắp xếp thời gian gặp nhau.

    Khi tôi gặp lại cô, cô vẫn còn là một phụ nữ trẻ quyến rũ, nhưng lần này trang phục của cô thanh lịch hơn, tư thế đĩnh đạc và tự tin.

    Cuộc trò chuyện tình cờ ngày nào đã là một dấu ấn trong cuộc đời cô gái, còn đối với tôi, nó còn đậm nét hơn. Tôi chắc chắn rằng trên chuyến bay hôm ấy tôi chẳng nói gì sâu sắc cả. Điều khác biệt là tôi đã dành thời gian để giao tiếp với cô, một con người với một con người. Điều đó đã nhắc nhở tôi rằng tất cả chúng ta sống trên đời này để hành động như là những thiên thần của nhau. Một việc làm diệu kỳ! Và món quà chúng ta nhận được khi làm việc đó cũng thật kỳ diệu!

    Hoài Vy (ST)
     
  15. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Hãy bắt đầu ngay từ khi khởi sự

    Cách đây 30 năm về trước, tôi đã bỏ dở con đường học vấn của mình, và bây giờ tôi muốn đi tiếp. Đó là niềm mong muốn được ấp ủ trong tôi suốt bấy lâu nay. Nhưng khi ngày ghi danh gần kề, tôi lại thấy lo lắng và thậm chí còn sợ hãi nữa.

    [​IMG]

    - Mẹ đã quyết định rồi, mẹ không đi học lại đâu! – Tôi nói với các con – Thật ra thì mẹ cũng không thích đi học cho lắm, mẹ sẽ quên chuyện này nhanh thôi mà.

    Con gái út của tôi đang là sinh viên năm nhất đại học. Có vẻ như hiểu được tâm trạng của mẹ, nó cố sức động viên tôi:

    - Mẹ ơi, cả cuộc đời mẹ chỉ có một mong muốn duy nhất đó, vậy thì hãy mau cho mình một cơ hội mẹ ạ. Con sẽ đi ghi danh cùng mẹ. Con sẽ xếp hàng đợi cùng với mẹ nữa.

    Nhờ sự động viên của con bé mà tôi đã có thêm quyết tâm, dù biết con đường phía trước rất nhiều vất vả, gian nan, nhất là đối với một “sinh viên già” như tôi. “Hãy bắt đầu ngay từ khi khởi sự và hãy đi chừng nào tới đích mới thôi”, đó là câu châm ngôn tôi hằng tâm niệm, và tôi cũng tự hứa với mình sẽ thực hiện đúng như thế.

    Tôi lao vào học chuyên chú đến nỗi quên cả nghĩa vụ của một người vợ, người mẹ. Thư viện trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Trong suốt quãng thời gian đằng đẵng đó, nếu không có sự cảm thông và chia sẻ của chồng và các con, thì có lẽ tôi đã phải bỏ cuộc.

    Ngày lễ tốt nghiệp cuối cùng cũng đã đến, tôi phấn khởi vô cùng. Niềm vui của tôi như được nhân lên gấp nhiều lần bởi không những ước mơ của tôi đã trở thành hiện thực mà còn vì hôm ấy cũng chính là ngày tốt nghiệp của con gái tôi. Gia đình chúng tôi đã tổ chức một bữa tiệc lớn với đầy đủ bạn bè và người thân tham dự. Hôm ấy là một trong những ngày hạnh phúc nhất của cuộc đời tôi. Và tôi biết con gái mình cũng rất tự hào về mẹ nó.

    Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi được nhận vào làm giảng viên tại một trường cao đẳng. Và tôi quyết định phải lấy cho được bằng Thạc sĩ Giáo dục học. Học cao học quả là vất vả và mệt mỏi vô cùng. Tôi quyết định cắt tóc ngắn để khỏi mất nhiều thời gian chăm sóc tóc. Tôi học cách làm nước sốt spaghetti trong vòng hai tiếng thay vì sáu tiếng như trước đây. Tôi học cách sống mà không cần phải dán mắt hằng đêm vào chương trình “Nào cùng vui” của Ted Danson.

    Hai năm kế tiếp trôi qua thật chẳng dễ dàng chút nào. Có lần khi mới về nhà, tôi đã vứt sách vở sang một bên và tuyên bố:

    - Mẹ mệt lắm rồi. Có lẽ mẹ đầu hàng thôi!

    Nhưng rồi sau khi bình tâm trở lại, tôi lại thấy việc thoái lui sau khi đã bỏ ra quá nhiều công sức như thế thật là đáng tiếc…
    Chỉ còn một học kỳ cuối nữa là tôi có thể làm luận án tốt nghiệp cao học thì bất ngờ, trong một cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ chẩn đoán tôi có những dấu hiệu của căn bệnh ung thư. Tôi như bị một cú giáng thẳng vào tim. Ung thư ư? Tôi sắp chết sao? Tôi phải xa các con mình trong lúc này ư? Tại sao lại chính là căn bệnh vô phương cứu chữa đó tìm đến tôi mà không phải là một căn bệnh thông thường nào khác? Liệu tôi còn có thể sống cho đến ngày bảo vệ luận án? Bao nhiêu câu hỏi cứ quay cuồng trong tâm trí tôi. Thần kinh căng thẳng, tâm trạng lo lắng, sợ hãi đã khiến tôi khủng hoảng về mặt tinh thần.

    Một tuần sau, tôi đến gặp giáo sư Piter, người đã giúp tôi rất nhiều trong học tập. Đứng trước ông, tôi cũng không giữ nổi bình tĩnh. Tôi ôm lấy vai ông khóc nức nở trong tuyệt vọng.

    - Đừng quá lo lắng! – Giáo sư động viên tôi – Từ từ, chúng ta sẽ tìm cách giải quyết.

    - Nhưng em phải đi Los Angeles trong vòng 12 tuần để xạ trị. Em phải làm sao đây? Em không muốn bỏ cuộc khi đã sắp đến đích.

    Suy nghĩ một lúc, giáo sư đề nghị với tôi:

    - Em cứ việc đi Los Angeles, vừa điều trị bệnh vừa làm luận văn rồi gửi về cho tôi bằng đường bưu điện. Chúng ta sẽ liên lạc với nhau thường xuyên qua điện thoại.

    Trước khi tôi ra về, ông đã động viên tôi:

    - Đừng bỏ cuộc nhé! Tôi chưa bao giờ thấy một học trò nào có quyết tâm như em. Chính những học trò như em là động lực cho chúng tôi đến trường dạy học đấy.

    Tôi hứa với giáo sư sẽ tiếp tục theo đuổi việc học và chiến đấu với bệnh tật đến cùng. Chiếc bàn ăn trong căn hộ của tôi ở Los Angeles trở thành bàn học trong suốt 12 tuần sau đó. Tôi vẫn đi xạ trị đều đặn, về là ngồi vào chiếc bàn ăn ấy để đọc sách, nghiên cứu và viết luận án. Mỗi cuối tuần, tôi ra bưu điện gần đó gửi về cho giáo sư từng chương một.

    Đúng một ngày trước lễ Giáng sinh, tôi nhận được tấm bằng Thạc sĩ. Tôi còn nhớ trong ngày tôi tốt nghiệp, chồng tôi cùng các con, cả mẹ, anh chị em và rất nhiều bạn bè của tôi đều có mặt dưới hàng ghế khán giả ở hội trường. Khi thầy hiệu trưởng xướng tên và trao cho tôi tấm bằng tốt nghiệp, tôi nghe thấy tiếng vỗ tay vang dội. Tôi đưa tay vẫy chào họ trong niềm hân hoan xen lẫn xúc động, bởi hơn ai hết, tôi hiểu rằng sự quan tâm, chia sẻ, động viên của người thân dành cho tôi trong thời gian qua là yếu tố vô cùng quan trọng để làm nên thành công của tôi trong ngày hôm nay.

    Tôi viết những dòng này khi đã may mắn thoát khỏi căn bệnh hiểnm nghèo. Ba năm qua, trong từng ngày vừa học vừa chiến đấu với bệnh tật, tôi nghiệm ra một điều rằng: sức mạnh của ý chí và lòng quyết tâm có thể chiến thắng mọi thử thách, giúp đẩy lùi được bệnh tật. Giờ đây, tôi vẫn đang tiếp tục cuộc hành trình của mình trên con đường học vấn. Mỗi ngày trôi qua, tôi lại được học thêm bao điều mới mẻ từ người thân, bạn bè, từ cả những người học trò của mình. Tôi luôn cầu nguyện cho mỗi sớm mai thức giấc, tôi lại được sát vai bên họ, như họ đã từng ở bên tôi trong những ngày nguy nan nhất, cũng chính là những ngày hạnh phúc nhất trong đời.

    Mai Quốc Thế dịch (theo Begin At the Beginning)
     
    Lý Liên Kiệt thích bài này.
  16. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Không gì là không thể !
    "Chỉ cần có niềm tin vào bản thân và một ý chí phấn đấu không mệt mỏi thì mọi ước mơ của bạn sẽ trở thành hiện thực" - Frank Lloyd Wright.

    "Nếu bạn cố gắng mà không phải mất gì, ngược lại còn gặt hái thêm nhiều thành công, thì hãy cố gắng bằng mọi giá!" - Napoleon Hill.

    Danny Kaye từng cho rằng: “Cuộc sống là một khung vải rộng và bạn nên vẽ vào đó tất cả những sắc màu trong khả năng của mình”. Quả thật, bạn chính là người họa sĩ quyết định nội dung cũng như sắc màu trong bức tranh cuộc sống của mình. Bức tranh đó trở nên như thế nào, tươi sáng hay u tối, là tùy thuộc vào chính bạn.

    [​IMG]
    Bạn có thể xoay chuyển cuộc đời theo cách bạn mong muốn. Nếu ví cuộc đời bạn như một doanh nghiệp thì tất cả "cổ phiếu" của "doanh nghiệp" ấy đều thuộc về bạn. Bạn chính là tổng giám đốc của "doanh nghiệp" ấy. Không gì có thể ngăn cản được bước tiến của bạn nếu khao khát thành công của bạn thật sự mạnh mẽ. Khó khăn hay thất bại chỉ là những trở ngại mà cuộc sống muốn thử thách ý chí và lòng kiên trì của bạn mà thôi.

    Do đó, đừng để tâm đến những lời chỉ trích cay độc hay xét đoán chủ quan của những người xung quanh. Giá trị của bạn được đo bằng những hành động hữu ích mà bạn đã làm được cho chính mình, cho cuộc sống. Hôm nay là kết quả của những gì được thực hiện theo kế hoạch của ngày hôm qua, và ngày mai sẽ bắt đầu từ hôm nay. Hãy sống hết mình cho hiện tại để không phải hối tiếc vì những gì bạn đã trải qua hoặc lãng phí. Với sự hy sinh, lòng kiên trì, quyết tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công.

    Bạn chính là người làm chủ số phận của mình. Không gì là không thể!

    Trích từ "You can - Không gì là không thể !" - George Matthew Adams
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/6/15
  17. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Không gục ngã!

    Cô giám thị vào phòng giáo viên báo cho một đồng nghiệp: “Ba em Lăng H. vào rồi”. Cô chủ nhiệm sang phòng tiếp phụ huynh, còn cô giám thị nhìn tôi lắc đầu: “Học sinh cá biệt chị ạ!”.

    Tên của học trò ấy nghe thật quen và tôi ngỡ ngàng khi cùng giáo viên chủ nhiệm gặp em. Em học tôi hai năm lớp 6, 7, là một trong những học sinh ngoan, học giỏi, thông minh, lễ phép. Sang cấp III em không còn học tôi. Thỉnh thoảng gặp nhau ở hành lang, em vẫn chào tôi nhưng không cười. Không ngờ hôm nay tôi gặp em, em ngồi giữa ba em và cô chủ nhiệm ở vị trí một học sinh cá biệt trong trường.

    Không kềm được, tôi buột miệng: “Em này trước đây là học sinh giỏi mà!”. Ba em nhìn tôi như mong một sự thông cảm: “Bởi vì vợ chồng tôi ly hôn nên con chúng tôi mới thế!”. Ba mẹ em ly hôn giữa năm em học lớp 8, từ đó em vào lớp không học bài - làm bài, trốn tiết, thường xuyên đánh nhau với bạn bè, ngỗ ngịch với thầy cô... Nhiều giáo viên chủ nhiệm đúc kết: “10 học sinh cá biệt hết tám em là gia đình có vấn đề, hoặc do gia đình cưng chiều hay ba mẹ không quan tâm”.

    Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng sa sút khi ba mẹ ly hôn hoặc gia đình không hạnh phúc.

    Đầu năm học nọ tôi phát hiện Hoàng Y., học trò cũ của tôi ở cấp II, lên lớp 10 tiếp tục lại học tôi. Nhẩm tính lẽ ra em đã học lớp 12 nhưng năm học đó em chỉ mới học lớp 11. Tôi hỏi em bị lưu ban ở lớp nào thì em trả lời: “Em không ở lại lớp mà tự nghỉ học giữa năm lớp 11 vì ba mẹ ly hôn, em buồn quá! Giờ em lấy lại thăng bằng và đi học tiếp”. Em cũng mạnh mẽ cho biết: “Em không sống với ai hết. Ba em lấy vợ khác, mẹ em lấy chồng khác, em sống một mình”...

    Những ngày còn dạy tại một trung tâm ngoại ngữ Q.1, TP.HCM, tôi chú ý một học viên lễ độ, học giỏi và hay pha trò trong lớp. Cuối khóa học sau khi đậu bằng B, em và các bạn mời tôi bữa cơm thân mật tại một quán ăn bình dân. Suốt bữa cả bàn mỏi miệng vì cười. Tôi chợt nói: “Chắc ở nhà ba mẹ em cười suốt phải không?”, thì em thấp giọng: “Không cô ơi, ba mẹ em ly dị lâu rồi, ngay lúc em học lớp 9, chuẩn bị thi tốt nghiệp cấp II”. Không khí bữa tiệc chùng xuống. Em tiếp lời: “Ba mẹ đường ai nấy đi, em sống với ông bà nội. Cũng sốc một thời gian. Cũng bỏ học, đi hoang... Sau em suy nghĩ lại ba mẹ không lo cho mình thì mình phải tự lo cho bản thân”.

    Có những bạn trẻ đổ thừa hoàn cảnh, cha mẹ ly hôn, tự cho phép mình sống buông thả, bỏ học, quậy phá... để quên đời. Cũng không thiếu những bạn trẻ trưởng thành trước tuổi, gượng dậy sau biến cố của gia đình, như lời của Hoàng Y.: “Em phải có trách nhiệm với chính mình. Không còn đủ niềm vui bên ba mẹ thì còn bạn bè, người thân... Không có lý do gì để em rũ bỏ tất cả!”.

    Vâng, không lý do gì rũ bỏ tất cả. Chưa hẳn là tận cùng thế giới khi bên cạnh còn biết bao tình thương yêu và những tháng ngày trước mắt.

    Nguyễn Ngọc Hà (Tuổi Trẻ Online)
     
  18. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Không vượt lên chính mình được thì sao lãng tử? Chắc sống lãng nhách luôn quá!
     
    langtu thích bài này.
  19. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Có rất nhiều cơ hội trong cuộc sống!

    Bằng cách đưa ra những câu chuyện có thật, chúng tôi muốn chứng minh ngay cả trong những tình huống xấu nhất, thì những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu vẫn có thể đạt được những điều tưởng chừng không thể với kết quả đáng kinh ngạc.

    Trong những câu chuyện đó, mỗi nhân vật đều đã rơi xuống tới tận cùng của vực thẳm. Họ lâm vào tình cảnh khốn khó, khánh kiệt về tài chính, tổn thất về ngoại hình, tinh thần và sức khỏe. Họ đã nhiều lần thất bại thực sự. Nhưng họ đã không để cho thất bại và sự khổ sở đó trở thành cái cớ để gục ngã, để đầu hàng nỗi sợ hãi của bản thân. Thay vào đó họ quyết định lấy lại niềm tin và lòng can đảm để vươn lên và thành công.

    Thật sự đối với những trường hợp đó, nếu không có những khó khăn bất lợi thì có lẽ họ vẫn đang theo đuổi những nghề nghiệp không đúng sở trường hay sống một cuộc sống bình thường như bao người khác.

    Không phải chúng tôi muốn khó khăn xảy ra với bất cứ ai nhưng mỗi khó khăn đều ẩn chứa hạt giống của cơ hội mới có thể làm thay đổi cả đời người. Khó khăn khiến chúng ta phải vận dụng mọi tiềm lực về trí tuệ, sức khỏe và tinh thần của bản thân mà bình thường chúng ta ít khi sử dụng, thậm chí không biết mình có những nội lực đó hay không.

    Khi gặp khó khăn mỗi người sẽ có một cách khác nhau

    Bản thân bạn có làm được công việc tương tự như những người thành đạt đó không? Khi gặp khó khăn, bạn có nhìn thấy những cơ hội tiềm ẩn như họ? Bạn có vượt qua nỗi sợ hãi, sự mất lòng tin như họ đã làm không?

    Có lẽ bạn tự nhủ: “Tôi chỉ là một người bình thường, tôi không giống như những người đó! Họ là những người đặc biệt, họ “quá thành công” và “quá phi thường”. Tôi cũng chẳng có một động lực hay sự cổ vũ tinh thần nào để vượt qua khó khăn trước mắt và hy vọng đạt được kết quả tốt đẹp sau này”

    Phải thừa nhận đây chính là nguyên cớ lớn nhất khiến người ta đứng một chỗ, lùi lại hay không mạnh dạn vươn lên. Tự nhủ với bản thân rằng mình không thể làm được điều mà người khác đã làm chính là gieo một nỗi e dè vào suy nghĩ của chính mình. Tại sao bạn không tự hỏi mình thực sự e ngại điều gì. Hãy nhớ rằng con đường duy nhất chắc chắn dẫn đến thất bại là không nỗ lực gì cả. Vậy bạn chẳng có gì để mất ngoài nỗi sợ phải thử làm.

    Mỗi người đều có khả năng và một hoàn cảnh riêng nên con đường vượt qua nghịch cảnh để vươn đến thành công cũng không giống nhau – ngoại trừ sức mạnh của ý chí, niềm tin và lòng dũng cảm. Chắc chắn bạn cũng có cách của riêng mình để vươn tới thành công. Bạn có tất cả mọi thứ tiềm ẩn đó để vượt lên số phận và thành công. Tại sao không thực hiện cho chính mình?

    Dù sao cũng nên thử một phen

    Cách đây vài năm, một người bạn đã chỉ cho chúng tôi một phương pháp rất hiệu quả. Bất cứ khi nào bạn e ngại phải bắt tay vào việc tìm kiếm thành công hay đang trong quá trình thuyết phục chính mình nên làm những điều phải làm thì hãy lặp đi lặp lại trong tâm trí mình câu nói: “dù sao cũng phải thử một phen!” rồi thực hiện những hành động thích hợp với quyết tâm cao để đạt được những kết quả thích hợp. Nếu bắt đầu mà vẫn cảm thấy ngần ngại hay chưa có động lực thì hãy mạnh dạn vượt qua cảm giác đó!

    Trích từ "Dám thành công" - Jack Canfield & Mark Victor Hansen
     
  20. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Anh hùng trong đời sống

    Không phải ai cũng có thể trở thành anh hùng. Và không phải anh hùng nào cũng được công nhận ngay lập tức vì người anh hùng thật sự không phải lúc nào cũng mặc đồng phục và thực hiện những hành vi dũng cảm.

    Trong cuộc sống, bạn có biết vị anh hùng nào đó xung quanh bạn không? Đôi khi bạn có lẽ đã tình cờ nhận ra họ vào những lúc không ngờ nhất và ở những nơi bất ngờ nhất.

    Tôi có biết một bà mẹ trẻ đang chết dần vì bệnh ung thư trong bệnh viện, nhưng mỗi ngày đều cố nén cơn đau để cười vui cùng các con mình. Và tôi cũng đã nhìn thấy người chồng, vừa chăm lo cho con, vừa đi làm cật lực để kiếm tiền nhưng vẫn dành tất cả những giây phút rảnh rỗi để ngồi bên giường bệnh của vợ, khuyến khích, động viên và tiếp thêm cho cô từng tia hy vọng.

    Tôi cũng biết về những người thầy tài giỏi có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ những công việc khác, nhưng vẫn quyết tâm ở lại trong một ngôi trường nghèo khổ, thiếu thốn với hy vọng rằng mai sau những học sinh của mình rồi sẽ thành đạt.

    Tôi cũng đã biết về những sinh viên nghèo khổ kiên trì từng bước vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để giữ vững niềm tin rằng một ngày nào đó rồi mình sẽ thành công.

    Tôi đã từng biết đến những con người ở mọi giai tầng xã hội đối mặt hàng ngày với sự khó khăn bằng tính lạc quan, sự quyết tâm và lòng dũng cảm, hàng ngày vượt qua những trở ngại tưởng chừng như không thể. Họ chính là những người anh hùng trong đời thường, hiện diện đâu đó xung quanh chúng ta.

    Họ không mặc quân phục, không gắn mề đay, chưa từng một lần xông pha nơi chiến trường, không biết đánh nhau và cũng chưa một lần cầm lấy tay súng. Họ cũng không phải là một ngôi sao màn bạc lừng danh hay một ca sĩ thần tượng của giới trẻ. Họ là những con người bình thường trong cuộc sống xung quanh ta, quá bận rộn với những cơ cực ở những nơi không hề có ánh hào quang sáng chói.

    Bạn có biết một anh hùng nào như thế không? Trong trường học, trong công ty hay trong chính gia đình bạn? Và rất có thể, tại sao không, chính bạn cũng là một anh hùng.

    Vì cuộc chiến tinh thần mỗi ngày mới chính là những cuộc chiến thật sự. Chính những anh hùng ngày thường này nhắc cho ta nhớ rằng mọi thứ đều có thể thực hiện được, chỉ cần tập trung vào và giải quyết từng vấn đề một.

    Trích từ "Sự giàu có của tâm hồn" – Steve Goodier
     
    Rafa thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này