ĐL-Việt Nam LS-Việt Nam Xã Hội Việt Nam - Lương Đức Thiệp <1000QSV1TVB #0165>

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Thu VO, 9/9/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0165.Xã Hội Việt Nam.PNG
    Tên sách : XÃ HỘI VIỆT NAM
    Tác giả : LƯƠNG-ĐỨC-THIỆP
    Nhà xuất bản : HOA TIÊN
    Năm xuất bản : 1971
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com

    Đánh máy : vqsvietnam, khibungto, Dũng PC, crazyguye,
    anhhdung, Martian_K, ttmger, kayuya, Lê Gia Thụy,
    truongquang0500, tramgiang, hangdtv, PV Ngọc Trâm,
    Aki.HND, ngan_nguyen09, baothong158qt, Daibig,
    nowyouseeme, nth_9195, kenk25

    Kiểm tra chính tả : Lưu Đỗ Thanh Tâm,
    Phan Ngọc Thùy Dương, Nguyễn Thị Huyền,
    Nguyễn Chinh, Võ Ngọc Thùy Trinh, Dương Văn Nghĩa,
    Lưu Nguyễn Thị Hợp, Đỗ Thúy Nhi

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 02/09/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả LƯƠNG-ĐỨC-THIỆP và nhà xuất bản HOA TIÊN
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    PHẦN THỨ NHẤT : VIỆT NAM TIẾN HÓA SỬ

    CHƯƠNG I : GỐC TÍCH DÂN TỘC VIỆT NAM

    CHƯƠNG II : XÃ HỘI VIỆT NAM THUỞ SƠ THỦY

    I. Sinh hoạt vật chất
    II. Sinh hoạt xã hội và ý thức
    CHƯƠNG III : SINH HOẠT CHÍNH TRỊ
    I. Họ Hồng-bàng (2879-258 trước kỷ nguyên)
    II. Một cuộc tiến hóa đột ngột
    III. Ý thức quốc gia nhóm khởi
    CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ CUỘC BẮC THUỘC TRONG XÃ HỘI VIỆT-NAM
    I. Kinh tế
    II. Chính trị
    III. Xã hội và tinh thần
    CHƯƠNG V : CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ VIỆT-NAM
    CHƯƠNG VI : MỘT CUỘC CÁCH MẠNG QUỐC GIA (QUÂN CHỦ)
    CHƯƠNG VII : MỘT CUỘC CẢI CÁCH QUỐC GIA THẤT BẠI
    CHƯƠNG VIII : MỘT CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC
    CHƯƠNG IX : TÍNH CÁCH CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ VIỆT NAM
    CHƯƠNG X : TÍNH CÁCH ĐẲNG CẤP TRONG XÃ HỘI VIỆT-NAM

    PHẦN THỨ NHÌ : XÃ HỘI VIỆT NAM

    CHƯƠNG I : KINH TẾ SINH HOẠT

    I. Địa thế và khí hậu
    II. Nông nghiệp – Chính sách : a) Chế độ thổ địa. b) Thủy lợi. c) Đê điều – Dẫn thủy – Ngòi lạch
    III. Chăn nuôi – Chài lưới
    IV. Công nghệ
    V. Thương mại
    VI. Đường giao thông
    VII. Tiền tệ
    VIII. Sưu thuế : a) Thuế đinh. b) Thuế điền thổ
    CHƯƠNG II : CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI TỔ CHỨC
    I. Xã thôn
    II. Chế độ quân chủ chuyên chế Việt-nam : a) Quan-chế. b) Binh chế. c) Pháp chế. d) Tương tế – Cứu tế
    III. Gia đình – Nhiệm vụ : a) Quyền gia trưởng và quyền tộc trưởng. b) Địa vị con cái. c) Hôn nhân – Mục đích. d) Kế thừa hương hoả. đ) Địa vị đàn bà. e) Chế độ nô tỳ
    CHƯƠNG III : XÃ HỘI SINH HOẠT
    I. Phong tục : a) Ăn uống. b) Y phục. c) Nhà ở. d) Hôn thú. đ) Sinh đẻ. e) Tật bệnh – Phương pháp điều trị? g) Tang chế. h) Để tóc. i) Nhuộm răng. k) Ăn trầu. l) Hút thuốc lào. m) Tiêu khiển
    II. Hình thức tôn giáo: a) Sùng bái tổ tiên. b) Tế tự phụ trong gia đình. c) Tế tự trong hương thôn. d) Tế tự của quốc gia. đ) Tế tự trong dân gian
    CHƯƠNG IV : TRÍ THỨC SINH HOẠT
    I. Ngôn ngữ
    II. Giáo dục – Phương pháp
    III. Văn học
    IV. Nghệ thuật: a) Kiến trúc. b) Điêu khắc. c) Hội họa. d) Âm nhạc. đ) Thi ca
    V. Khoa học kinh nghiệm
    VI. Phật học
    VII. Lão-học
    VIII. Khổng-học

    TỔNG LUẬN : MỘT GIAI ĐOẠN MỚI

    I. Việt-nam tính
    II. Hai chế độ : a) Về kinh tế. b) Về chính trị. c) Về xã hội và văn hóa
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

    Storm, 1110119111, AlfredLee and 24 others like this.
  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI NÓI ĐẦU

    Ai nấy đều biết mỗi dân tộc có một bản sắc riêng nó giúp chúng ta phân biệt được dân tộc nầy với dân tộc khác. Bản sắc ấy vẫn thường phát lộ trong cuộc sinh hoạt hằng ngày, trong hành động cũng như trong cách phản ứng thuộc về tình cảm và tư tưởng.

    Dựa theo quan niệm duy tâm, người ta cho đó là biểu thị « tinh thần » riêng của dân tộc ấy. Giải thích theo quan niệm thần bí, nó lại là « khí thiêng » của đất nước. Những lối lý luận tiên thiên này không thỏa mãn được sự thắc mắc của những người thiết thực hơn.

    Dân tộc Việt-Nam cũng là một dân tộc đã có một cuộc sống lịch sử lâu dài bền bỉ và mãnh liệt. Tất nhiên nó phải có một cấu tạo xã hội riêng, một lối sinh hoạt riêng này. Cuộc sinh hoạt này trải qua bao thế kỷ, đã gây cho dân tộc Việt-Nam những cốt tính đặc biệt hằng giúp dân tộc tránh khỏi sự tan chìm trong khối dân tộc Hán là một dân tộc mà cái sức đồng hóa phi thường đã được lịch sử chứng tỏ rõ ràng. Hằng bao nhiêu dân tộc nhược tiểu bị dân tộc Hán chinh phục rồi bị nó nuốt dần : sự ấy đã đành. Đến những dân tộc đã thắng nó (Khiết-đan, Mông-cổ, Mãn-châu) cũng không tránh khỏi nó đồng hóa nốt, một khi các giống nầy chen sâu vào cuộc đời xã hội của dân tộc khổng lồ ấy.

    Sống sát cạnh một lực lượng ghê gớm như vậy, dân tộc Việt-Nam đã bao phen bị cái khối to lớn kia đổ ụp lên đầu, thế mà còn vùng dậy được, đủ hiểu cái sức chịu đựng và chống đỡ của nó dẻo dai biết là ngần nào. Chính cái năng lực tranh đấu này đã giúp dân tộc Việt-nam tồn tại được cho tới ngày nay. Không những thế, nó còn giúp dân tộc Việt-nam đủ sức mạnh để lấn áp các dị tộc phương Nam đã hằng có những nền văn minh rực rỡ.

    Đã là người Việt-nam, ai không băn khoăn tự hỏi : cái sức mạnh kia là cái gì, là thế nào ? Cái sinh lực kia dân tộc rút nó ở đâu ra ? Cái sinh lực ấy đã được cấu tạo bởi điều kiện địa dư, kinh tế, xã hội chính trị nào ?

    Băn khoăn cùng một ý nghĩ như mọi người biết suy xét lành mạnh, chúng tôi đã dõi bước tiến triển của dân tộc qua lịch sử, cố khám phá ra những sức mạnh tiềm tàng đã giúp được một dân tộc mảnh khảnh và luôn luôn đói khát như dân tộc Việt-nam chiến thắng nổi mọi trở lực thiên nhiên và lịch sử để tồn tại và tiến hóa.

    Cho đỡ lầm lạc trong cuộc thăm dò và khám phá, chúng tôi chỉ đứng vào địa vị khách quan, mong hướng dẫn được sự suy luận bằng một vài phương pháp khảo cứu dựa trên mấy định thức khoa học.

    Trên lập trường này, chúng tôi gắng bầy tỏ tóm tắt những đặc tính cốt yếu của dân tộc. Chủ ý của chúng tôi là giúp những ai muốn nhìn thống quát cả cuộc tiến hóa của dân tộc suốt qua lịch sử để dò xét cái quá trình phát triển biện chứng sau này của nó.

    L.Đ.T.
     
    1110119111, amorphous, cfcbk and 2 others like this.
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này