Yêu cầu sách Xin đầu sách - luyện ăn nói

Thảo luận trong 'Sách theo yêu cầu' bắt đầu bởi binhngd, 23/6/22.

Moderators: teacher.anh
  1. binhngd

    binhngd Mầm non

    Ý tại ngôn ngoại - Những điều miệng nói thể hiện suy nghĩ trong tâm.

    Em có hỏi 1 số người về việc 'rèn luyện ăn nói', một vài nói rằng ăn nói không thể luyện tập, không có bí quyết, bạn biết gì thì bạn có thể nói ra thứ đó nó phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, kiến thức, trải nghiệm của bạn. Sách không dạy được điều ấy.

    Tuy nhiên theo em nghĩ vẫn có những kiến thức, kinh nghiệm và nguyên tắc nhất định ta có thể học được.

    Tỉ dụ:
    +) Trước khi nói vấn đề x: ta nên sắp xếp 1 vài ý trước khi nói
    +) Nói chuyện cần biết như thế nào là vô duyên
    +) Cách xử lý tình huống khi rơi vào thế khó mà vẫn ứng đối tốt
    +) Im lặng - vũ khí của việc ăn nói, nói sao đúng, đủ và im lặng đúng lúc cũng là nghệ thuật có khi phải học cả nửa đời người
    +) ...
     
  2. binhngd

    binhngd Mầm non

    Vậy xin mọi người chia sẻ kinh nghiệm và đầu sách, xin đa tạ!
     
  3. Do dai hoc NEU

    Do dai hoc NEU Eudaimonia Thành viên BQT

    Anh vào voz tìm thread bộ sách " Biết co biết duỗi, giỏi vuông giỏi tròn, vuông và tròn" nhé. Em cũng để dành chưa đọc nhưng em nghĩ sẽ có ích cho anh.
     
    qthinh4996 and crowz like this.
  4. binhngd

    binhngd Mầm non

    Ái chà cũng chơi voz cơ à
     
  5. Do dai hoc NEU

    Do dai hoc NEU Eudaimonia Thành viên BQT

    green29 senior member luôn
     
  6. Nó là một năng khiếu đó bạn. Tuy nhiên tập luyện nhiều chắc vẫn giỏi, điều đầu tiên là không sợ sai.
     
    Do dai hoc NEU thích bài này.
  7. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Để nói chuẩn trước hết cần phải học lắng nghe vì:
    "Không để tâm thì có nhìn cũng không thấy, có nghe cũng không vào!"

    Lắng nghe có dễ dàng không?
    Thật ra, lắng nghe rất cần nỗ lực. Trước hết bạn phải vượt qua nhu cầu nói của bản thân.
    Thêm nữa, lắng nghe không chỉ bao gồm im lặng.
    Lắng nghe còn đòi hỏi "để tâm" vào lời nói của đối phương. Nếu vừa nghe vừa nghĩ xem mình phải nói gì tiếp theo thì chỉ là giả vờ lắng nghe. Lúc này, bạn chỉ nghe những lời nói bên ngoài chứ không hề hiểu ý đồ bên trong và đôi khi cả lời nói bên ngoài bạn cũng chẳng hiểu nốt!"

    Nhiều bạn bây giờ hay than thở muốn nói cho người ta hiểu mà không biết phải nói như thế nào, muốn viết ra cũng không biết phải diễn đạt ra sao.
    Đấy là bạn đang thiếu sức mạnh của ngôn từ.
    Muốn có thì phải học, bắt đầu từ học nghe! Giới thiệu cho bạn cuốn "Sức mạnh của ngôn từ", bạn học được cách nói thế nào cho đúng, cho chuẩn, khi bạn hiểu được ý nghĩa của câu từ mình nói ra thì bạn sẽ tự biết nên nói gì, nói thế nào là vừa đủ, nói ít hiểu nhiều là vậy.
     
Moderators: teacher.anh

Chia sẻ trang này