Phật Giáo Xứ Phật huyền bí

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi hhongxuan, 4/10/13.

Moderators: mopie
  1. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    Tối hôm qua (27/9) nghe và sáng nay đọc tin về chuyện sập cầu ở Cần Thơ, thấy số người chết và thương càng lúc càng tăng. Buồn và cảm thấy muốn đóng góp gì đó cho linh hồn những người lao động không may. Mình làm cuốn ebook về Phật giáo này với ước nguyện cầu bình an, chia sẻ một phần nào nỗi đau cho những người không may mắn trong vụ sập cầu ở Cần Thơ.

    Nguyện cầu cho những linh hồn được an nghỉ nơi chín suối.

    Cầu mong bình an đến với những linh hồn còn phải đang chịu đựng những nỗi đau về thể xác.



    Giới thiệu ebook:

    Theo từ nguyên, ta biết hai danh từ Bụt và Phật, đều là những hình thức phiên âm của Phạn ngữ (sanakrit) ‘Buddha’, được người Hán phiên âm ra nhiều cách và chúng ta đọc theo âm Hán Việt là Phật Đà, Phật Đồ, Phù Đồ hay Phật... Riêng chữ Bụt cũng là Phật nhưng đọc theo âm Hán Việt xưa. Tóm lại cả hai danh từ Bụt và Phật đều là chữ Hán Việt, chỉ khác một đằng đọc theo âm xưa (Bụt), còn một cách đọc theo nay (Phật), chứ không phải khác biệt, vì con đường du nhập hay tính cách bình dân hoặc bác học. Ngày xưa, trong khi phiên âm các tiếng từ Phạn ngữ sang Hán học, họ hay chọn các danh từ có lối phát âm rất gần với từ nguyên (âm gốc) như Bụt thì đọc gần tương ứng với Buddha. Trái lại ngày nay chữ Phật đọc lên rất khác biệt với âm Bud, nguyên do được giải thích, vì sự biến đổi của ngữ âm qua nhiều giai đoạn. Nói chung Bụt và Phật là hai cách đọc khác nhau của cùng một chữ Hán, phiên âm âm tiết của danh từ Sanskrit Buddha.

    Riêng chữ Vạn trong Phật giáo, được coi như Tiêu Chí Cát Tường. Đó là 1 trong 32 tướng của Phật. Ngoài ra trong các hình thức kiến trúc chùa chiền hay các vật dụng thuộc về Phật giáo, chữ Vạn luôn là biểu tương của các hình vẽ hay trang trí. Nói chung, đó là nét đặc trưng của nền văn hóa đạo Phật.. .Giống như cách giải thích về hai danh từ Bụt và Phật, cách phát âm của chữ Vạn cũng đã từng gây tranh cãi nhiều thời trong lịch sử học thuật tại Trung Hoa. Thời Bắc Ngụy, Phổ Đề Lưu Kỳ đã dịch biểu tượng của Phật là Vạn, trong tác phẩm ‘Thập Địa Kinh Luận ‘ nhưng sau đó thời Đại Đường, các Thánh tăng như Cưu Ma La Thập, Huyền Trang... trong các tác phẩm như Nghiêm Hoa Kinh, Vô Lượng Nghĩa Kinh... đều dịch chữ Vạn là Đức.

    Ai vũng biết tại Ấn Độ, hầu như các kinh điển cơ bản, khởi nguồn của Phật giáo gần như bị tiêu hủy, không còn nguyên vẹn, cho nên người sau đã không thể căn cứ để chứng nhận là Giới Phật Học lúc đó, đã đọc biểu tượng của Phật là gì. Chữ Vạn hiện nay, theo cách mà chúng ta đang đọc. Qua sử liệu cho thấy đã căn cứ theo tài liệu phiên dịch từ thời nhà Tống. Ta biết, Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào Trung Hoa cũng như mọi nơi trên thế giới và dĩ nhiên chữ Vạn cũng là độc sáng của giới tăng già Ấn Độ.

    Nguồn TVE :capthoivu
     

    Các file đính kèm:

Moderators: mopie

Chia sẻ trang này