1B2W W Xung đột mới-cũ trong tiểu thuyết Tố Tâm - T. N. FILIMONOVA

Thảo luận trong 'Hai tuần một tác phẩm' bắt đầu bởi tducchau, 15/12/15.

  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    XUNG ĐỘT MỚI-CŨ
    TRONG TIỂU THUYẾT Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    (T.N.FILIMONOVA)*​

    * Tatiana Nicolaevna Filimonova là giảng viên dạy tiếng Việt và văn học Việt Nam tại Khoa tiếng Việt của Viện các nước Á-Phi (IXAA) thuộc Trường đại học Tổng hợp Maxcova (M.G.U). Năm 1980 chị đã bảo vệ luận án Phó tiến sĩ về thể thơ lục bát. Năm học 1984 -1985 chị đã sang giảng dạy ở Việt Nam. Bài viết này do tác giả gửi sang Việt Nam năm 1992.

    *​

    [...] Điều lý thú là trong tiểu thuyết Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, hai nhân vật Tố Tâm và Đạm Thủy, theo một ý nghĩa nhất định, đều thể hiện cho lớp thanh niên "mới" của nuớc Việt Nam thuộc địa - nửa phong kiến, nơi đã bắt đầu truyền bá những tư tuởng tư sản và xuất hiện những mầm mống của các quan hệ tư sản. Đồng thời, nhờ hệ thống giáo dục mới, nhờ sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của báo chí, nên quá trình này diễn ra trong xã hội nhanh hơn trong kinh tế. Nhưng cái mới chỉ vừa ra đời và định hình đã phải kháng cự rất mạnh với nề nếp truyền thống chung của cuộc sống Việt Nam. Do Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đó mà thái độ đối với nó thường khi là sự lo lắng, dè dặt. Bằng chứng hùng hồn cho điều này là việc sau khi đã thử thể hiện trong tác phẩm của mình những mầm mống của cái mới, những xu hướng mới trong lĩnh vực quan hệ xã hội, nhất là lĩnh vực tình yêu, Hoàng Ngọc Phách lại không dám đưa in nó ngay. Ngay thái độ của chính nhà văn đối với cái mới này trong cuốn tiểu thuyết, như tiếp đây sẽ thấy rõ, cũng nói lên điều đó - một thái độ dè dặt, lo sợ đối với cái mới, thực chất là cái xa lạ, cái không phải Việt- Nam mà khi va chạm với cái truyền thống của mình, cái Việt Nam, thì tất yếu sẽ làm nảy ra những bi kịch của số phận con người.

    Xung đột "mới-cũ" trong xã hội Việt Nam là do sự va chạm của hai nền văn hóạ gây nên: một bên là nền văn hóa Việt Nam như là đại diện cho văn hóa Viễn đông và một bên là nền văn hóa Pháp như là đại diện cho văn hóa Châu Âu. Thái độ đối với thứ văn hóa sau này trong xã hội Việt Nam thời kỳ thuộc địa, mà nói đúng hơn là của một bộ phận trong xã hội đó (giới trí thức cũ và mới, giai cấp tư sản mới hình thành, tầng lớp địa chủ) đối với vấn đề này là một thái độ rất khác nhau và phức tạp, từ sự hoàn toàn không chấp nhận nền văn hóa Pháp đến những mưu toan "Pháp hóa" một cách lố lăng, quên mất gốc rễ của mình (1). Lẽ tự nhiên là vấn đề này cũng xuất hiện cả trong văn học Việt Nam. Tất nhiên, mỗi tác giả phản ánh nó theo cách của mình, nhưng trong đó đều thấy hiện ra tâm trạng của một bộ phận xã hội nhất định hoặc xu hướng đang chiếm ưu thế trong xã hội.

    Tiểu thuyết Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn xuôi Việt Nam hiện đại, trong đó xung đột "mới-cũ" đã được phản ánh một cách tỏ ra hấp dẫn và quan trọng đối với công chúng bạn đọc ở Việt Nam. Đối với người đọc hiện nay, hay với người đọc là nhà nghiên cứu, thì nó có sức thu hút trước hết bởi sự giải quyết xung đột này và có thể đem so sánh với cách giải quyết được nêu ra trong những tác phẩm của thời đại sau, chẳng hạn của những năm 30.

    Trong tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách, xung đột "mới-cũ" được giải quyết có lợi cho văn hóa truyền thống. Bi kịch của đôi tình nhân - cái chết của Tố Tâm và cuộc sống còn lại không có hạnh phúc của Đạm Thủy - được giải thích một cách rõ ràng bằng việc các nhân vật xa rời những chuẩn mực của luân lý truyền thống, dù thật ra họ không dám phá vỡ chúng, ở đây nền giáo huấn truyền thống vẫn tỏ ra mạnh hơn.

    Nguyên nhân của sự xa rời những chuẩn mực luân lý truyền thống đó trong tiểu thuyết được lý giải bằng ảnh hưởng châu Âu thể hiện qua nền giáo dục mới, qua văn học phương Tây v.v… Thí dụ, nhân vật chính đuợc xác định như sau: "Sách vở phần nhiều là thuộc về khoa triết học, đại khái như tâm lý học, luân lý học, như xã hội học của Durkheim (2), sư phạm khoa của Fréboel (3) và Compayré (4) v.v... và dễ thường đủ những bộ tiểu thuyết trứ danh của Bourget (5) và Barrès (6). Bạn tôi thích về các khoa ấy mà cũng đã nổi tiếng trong học đường. Hy vọng của bạn tôi muốn đem những khoa ấy mà so sánh và tham bác với lý tưởng Á đông rồi lấy quốc văn mà diễn ra một thứ luân lý sư phạm thích hợp với tính tình người Nam Việt" (7). Tiện thể nói thêm, những cái tên được kể ra ở đây cho thấy những người Việt Nam có học đã tích cực nắm lấy không chỉ vốn cổ điển châu Âu, mà cả tài liệu nghệ thuật và phổ biến khoa học đương thời họ.

    Nữ nhân vật đã tốt nghiệp Sơ học (theo hệ thống giáo dục mới ở thuộc địa), biết chữ Hán và chữ Pháp. Nhân vật nói rằng cô "rất thích nghe tôi thuyết lý và bình phẩm văn chương, vì cô Lan thích quốc văn lắm” (8), điều đó tự nó đã là một dấu hiệu của thời đại. Bởi lẽ những người ủng hộ và đấu tranh cho sự phát triển của nền văn học viết bằng tiếng Việt là đại diện của một lớp trí thức mới, khác với truyền thống và nói chung là đại diện của một bộ phận xã hội Việt Nam sẵn sàng hấp thụ nền văn hóa châu Âu. Hơn thế, Tố Tâm không chỉ yêu thích quốc văn mà còn tự mình làm thơ, nhũng bài thơ đó có dẫn ra trong tiểu thuyết.

    Như vậy, hiển nhiên rằng Đạm Thủy và Tố Tâm đã được tắm gội trong luồng gió mới, lẽ tự nhiên Đạm Thủy phần nhiều là trích dẫn thơ của Vigny (9) được dịch nhiều và rất phổ biến ở Việt Nam hồi ấy, chàng so sánh Tố Tâm với hình ảnh Hoàng hậu Eugénie trong Lịch sử nưóc Pháp của Malet, tức là nền văn hóa châu Âu đã dường như thành một bộ phận học vấn của chàng. Tố Tâm cũng vậy - nàng là một cô gái có học vấn khá đủ theo tiêu chuẩn hồi bấy giơ, thêm vào đó nàng lại thích đọc sách và sáng tác.

    Chính sự mới mẻ này, tính chất phi truyền thống này đã là nguyên nhân của việc đôi trai gái vượt ra ngoài khuôn khổ của những chuẩn mực truyền thống, tự cho phép mình có thái độ đối với chúng tự do hơn thường lệ. cả hai nhân vật đều tự ý thức được điều này, cũng như ý thức được chữ hiếu (theo quan niệm Nho giáo) là quan trọng hơn. Chẳng hạn, Đạm Thủy nói với ký giả: "Tôi xin thú thật cùng anh rằng những cách tôi tưởng tượng đem nàng đi như vậy mà không ngại đến ly hương biệt tộc, là bởi tôi chịu ảnh hưởng ở các ái tình tiểu thuyết Âu Tây, nhưng tôi xem tình gia quyến của tôi còn mạnh lắm, đánh đổ được những ảnh hưởng mới kia mà giữ tôi lại. Có khi tôi đem câu chuyện tôi định làm liều đó mà hở ý vói Tố Tâm, thì tôi xét ra, trong những lúc nàng mơ màng thổn thức, nàng cũng nghĩ đến thế, nhưng nàng chợt tỉnh thì vội gạt đi, vì nàng cũng thương mẹ, yêu em lắm, và bao giờ nàng cũng sợ làm phiền đến người sắp kết duyên với tôi và sợ làm phí mất một đời niên thiếu của tôi nữa. Lắm lần nàng thỏ thẻ vói tôi rằng: "Anh ơi! Anh đừng nghĩ vơ vẩn để em mang lỗi với anh. Em là phận gái, cái chức phẩm đối với đời, có cũng hay mà không cũng được, chả ai nghị luận gì, ai trách chi "nữ nhi nan hóa", nhưng anh là bậc nam nhi hai vai nghĩa vụ, anh đừng làm như em mà giữ lấy một mối tình vô hy vọng, anh là người có văn chương, có tư tưởng, anh nên nhớ rằng cái thân anh không phải của một mình anh, phải làm việc cho nhà, cho nước, cho xã hội. Anh không thể lấy đời anh mà phí đi cho em. Làm nam nhi có hai chữ chung tình cũng không gọi là đủ đuợc" (10). Và những lời đó Đạm Thủy thấy là hoàn toàn đúng đắn: "... mình cũng có chút học thức, vẫn khăng khăng theo đuổi sự nghiệp về văn chương, giáo dục, thế mà bị xô đẩy vào trong bể tình, chìm đắm mãi, quên cả rằng có thể nhà mong, bạn đợi, nước chờ, về cái kết quả sự học của bạn thiếu niên đương lúc này, người còn hiếm của còn hiếm"( 11).


    [...]

    ______

    [1] Chỉ cần nhớ lại rằng nhà thơ Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu (1822 -1888) đã không cho phép các con mình học chữ quốc ngữ chỉ bởi vì sự ra đời và truyền bá của thứ chữ viết này là gắn với thực dân Pháp. Một minh họa nữa cho thái độ cực đoan khác là vở kịch của Nam Xương Ông Tây An Nam (1930) chế nhạo những người Việt Nam cố ý quên đi nguồn gốc của mình, thậm chí quên cả tiếng mẹ đẻ.

    [2] E. Durkheim (1858 -1917), nhà xã hội học Pháp.

    [3] F.Frébod (1782 -1852), nhà sư phạm Đức.

    [4] Compayré, chưa rõ là ai.

    [5] P.Bourget (1852 -1935), nhà văn Pháp.

    [6] M.Barrès (1862 -1923), nhà văn Pháp.

    [7] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tr. 18.

    [8] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tr. 33.

    [9] A. de Vigny (1797 - 1863), nhà văn Pháp.

    [10] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tr. 73-74.

    [11] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tr. 74-75.

    ** (Tác giả dẫn số trang trong tiểu thuyết Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link theo bản in ở Sài Gòn năm 1971.

    Để thống nhất trong toàn bộ cuốn sách, chúng tôi chuyển dẫn theo số trang của bản in lần thứ tư, Nxb. Nam ký, Hà Nội, 1937. BT).
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/12/15
    teacher.anh thích bài này.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Khi biết mẹ Tố Tâm muốn gả con gái cho người khác nhưng còn chưa dám ép buộc nàng, Đạm Thủy đã viết cho nàng một bức thư khuyên không nên làm trái ý mẹ, làm mẹ phiền lòng và làm hỏng cuộc đời mình. "Ta yêu nhau, ta quý nhau, ta coi nhau như hạng người tri kỷ trên đời không thể có hai, thế nhưng cái bắt buộc của tình gia quyến tối thiêng liêng nó bảo ta phải bưng mắt ôm lòng mà chịu, biết nói sao đây" (12).

    Rốt cuộc, không muốn làm phiền lòng người mẹ đang ốm và thuận theo ý định của mẹ, Tố Tâm trước khi cưới cũng viết cho Đạm Thủy một bức thư "... Anh có nghĩ đến em thì nên nhớ lời em khuyên anh về công danh sự nghiệp để khỏi phí một đời tài hoa và khỏi thiệt đến nhà...” (13). Còn trong cuốn nhật ký cuối cùng để lại khi nữ nhân vật vĩnh biệt mọi người, chúng ta đọc thấy: "Em xin nhắn với những cô thiếu nữ cùng một tính tình như em đừng theo em mà đi vào một lối. Muốn hưởng cuộc ái ân đằm thắm trong cảnh vợ chồng thì tìm lấy mà biết sự thực ở đời, những chuyện viển vông mơ màng toàn là thứ rượu ngọt, ngon, thơm, mà rất công phạt, nhấp vào thì ngà ngà say, trong người thấy nhẹ nhàng phấn chấn, nhưng dần dần đốt cháy hết ruột gan người" (14). Cuối cuốn nhật ký Tố Tâm nhờ người yêu sau khi nàng chết hãy đề trên mộ nàng mấy chữ rằng: "Đây là mồ một người bạc mệnh chết vì hai chữ ái tình". Như vậy, cô gái chết vì thấy mình không thể sống mà không có Đạm Thủy, nhưng cô cũng ngăn ngừa những cô gái khác tránh xa những chuyện tình cảm tương tự, có thể nói là những chuyện tình cảm không được các bậc cha mẹ và bổn phận làm con cho phép, những chuyện đó có khả năng dẫn tới kết cục bi thảm.

    Đạm Thủy cũng được người anh cả, khi chàng lên chỗ anh sau ngày Tố Tâm mất, gợi ý suy nghĩ về tác hại của thứ tình cảm tự do và về sự cần thiết phải biết đem thứ tình cảm đó khuất phục trước bổn phận đối với gia đình và xã hội. Khi thấy Đạm Thủy hết sức đau khổ trước nỗi mất mát tình yêu, người anh cả đã làm hết mọi khả năng để kéo chàng thoát khỏi những ý nghĩ về người yêu, đưa chàng quay lại với gia đình, họ hàng. Người anh cả thu dọn hết các sách về ái tình và bày ra những sách nói về các anh hùng khác nhau (của Việt Nam và nước ngoài, chẳng hạn chân dung Napoléon), về các nhà thông thái cổ xưa, về các chuyện phiêu lưu. Ông đã cố nói nhiều về chuyện gia đình với Đạm Thủy, khen Đạm Thủy đã biết vâng lời v.v... Khi Đạm Thủy kể hết chuyện mối tình của mình cho ông nghe thì ông bảo rằng lỗi trong tất cả chuyện này là do chàng quá "lạm dụng văn chương tư tưởng" (15), từ đây mà mơ màng một cuộc ái tình đằm thắm, dồn hết cả tâm lực cho nó, không còn làm chủ nổi tình cảm của mình để đến nỗi khổ mình mà thiệt người.

    Theo ý kiến người anh cả, nếu Tố Tâm mà không chết thì cuộc sống gia đình của nàng cũng sẽ không có gì tốt đẹp, bởi vì "người đàn bà đã bị thương tích như vậy, thì có sống ở đời nữa, chỉ chịu cuộc đời một cách đành lòng cho qua ngày qua tháng mà thôi. Tố Tâm là hạng thiếu nữ quá chấp nhất về tình lại hay mơ màng về văn chương tư tưởng, khinh hẳn những việc thực ở đời. Tính tình ấy lại đế vào một nơi hoàn cảnh giáo dục "giao thời" nên sa mãi vào cuộc ái tình kia không biết mà dừng bước lại, thành cuộc đời tan tác một cách bi ai, để lại bao nhiêu điều đáng ân hận"(16).

    Kết quả là nhân vật quy thuận, để tâm vào việc học, sau đó là vào công việc, nhưng theo chính lời chàng thì vết thương còn mãi trong tâm hồn đã "làm giảm mất nhiều cuộc vui trong đời tôi" (17).

    Như vậy, cuốn tiểu thuyết thể hiện rõ tư tưởng cho rằng câu chuyện buồn này xảy ra là do lỗi của chính hai nhân vật, họ đã trở thành nạn nhân của thời đại mình – thời đại lung lay của những nền móng truyền thống, của lối sống và lối nghĩ cổ truyền.

    Ý thức về một thời đại khác đang đến cũng có ở cả những người đại diện cho thế hệ cũ trong số các bà con họ hàng của hai nhân vật. Chẳng hạn, những người thân thích không dám ngăn cản Tố Tâm, dù họ biết tình cảm của nàng đối với Đạm Thủy, ông cậu của Tố Tâm, người mà ký giả miêu tả là "tính sốt sắng, thích cải lương" (ý nói cải cách theo kiểu tư sản), đã khuyên bà chị không nên ép buộc con gái, không nên bắt nó lấy người mà nó không yêu. "Thời buổi văn minh - ông cậu nói - nó yêu ai cho nó lấy, tự nó chọn thì về sau hay dở nó phải chịu, không còn oán hận gì nữa" (18).

    Đáp lại lời bà mẹ nói rằng trong một gia đình gia giáo con gái phải ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ và lấy người do nhà lựa chọn, rồi cứ sống với nhau sẽ thương nhau, ông cậu bảo điều đó tùy từng người, mà Tố Tâm là người hoàn toàn khác. Bà mẹ đồng ý với nhận xét này của ông cậu.

    Cuốn tiểu thuyết được mào đầu bằng Mấy lời cúa người chép truyện - một lời nói đầu ngắn mà cần xem như là một bộ phận gắn liền của cuốn tiếu thuyết, bởi vì cái "tôi" của ký giả trong lời nói đầu và cái "tôi" của ký giả trong tiểu thuyết thực tế là một.

    Lới nói đầu ấy là một lời khuyên răn trực tiếp đối vói những người trẻ tuổi. Sau khi tóm tắt câu chuyện của bạn mình, một người tân học vừa trải qua một mối tình bi thảm, ký giả hy vọng câu chuyện đó sẽ có ích cho các bạn thiếu niên, giữ cho họ khỏi xa rời đời thực mà sa vào thế giới những mộng tưởng mông lung của ái tình say đắm; cái căn bệnh này, như ký giả nhận xét, dễ hay mắc phải là những người tính tình đằm thắm sâu sắc, "thích văn chương, cũng có tư tưởng, đã xem được vài chục bộ tiểu thuyết Tây, đã viết được ít nhiều văn quốc ngữ" (19). Ký giả nói rằng nữ nhân vật có tính tình ấy thì có thể trở thành "con hiếu" đối với cha mẹ, "tôi ngay" đối với xã hội, "vợ thuần" đối với chồng và "mẹ hiền" đối với con cái, tức là phù hợp với tất cả những yêu cầu của luân lý Nho giáo. "Nhưng tiếc thay! - ký giả buồn bã thốt lên - Chỉ vì quá mơ màng những chuyện ngoài vòng đời, lỡ lầm vào một cuộc tình ái, nên việc đời chêch lệch mà thành như mây tan, như khói tỏa, rút lại không được ích gì, cảnh huống ấy bạn thiếu niên nên lưu ý" (20).

    Cũng trong lời nói đầu, ký giả đã nói rằng nhiệm vụ của mình chỉ là kể lại câu chuyện tình, không giáo huấn, không bình luận gì - cái đó để dành cho độc giả. Và quả thật, trong tiểu thuyết ký giả dường như tỏ ra bàng quan, lãnh đạm, không ở đâu và không tìm cách nào bày tỏ quan điểm cá nhân của mình, nhưng quan điểm của ông thể hiện khá rõ rệt trong lời nói đầu đã được khẳng định bằng những lời của chính các nhân vật Tố Tâm.

    Lẽ tự nhiên một câu hỏi sẽ nảy ra là quan điểm của ký giả có trùng với quan điểm của tác giả - Hoàng Ngọc Phách không? Câu trả lời cho câu hỏi này có thể tìm thấy trong một loạt bài viết ở hai tập tiểu luận nói đến ở trên. Nếu tập hợp lại các quan điểm của nhà văn nêu ra trong đó thì chúng ta sẽ thấy như sau:

    Xã hội Việt Nam dường như đang nằm trong tình trạng giao thời, khi Hán học đã tàn cục, nhường chỗ lại cho tân học; khi "luân lý thông thường trước đã bỏ mất, luân lý mới chưa có khuynh hướng rõ ràng" (21); khi "ta đương chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ về tinh thần và giáo hóa của văn minh Âu Tây, nghĩa là một thứ văn minh khác với văn minh Á đông, khác với tinh thần cổ Việt này" (22). "Xã hội ngày nay là xã hội chạy, mà đang lúc hỗn độn kẻ chạy ngược, người chạy xuôi, thì luật hợp nghi lại càng cần lắm. Những nhà thủ cựu thì cứ muốn phải lấy nền xưa, những nhà duy tân thì tưởng có thể phá hoại đi cả mà xây lại, hai đường cùng phải cả, nhưng chỉ phải có một nửa thôi" (23). Nói cách khác, xã hội Việt Nam, theo ý nhà văn, cần phải thay đổi cho hợp với thời mới, nhưng... thay đổi có suy nghĩ, không phải vội vàng vay mượn tất cả những cái khác lạ mà bỏ mất cái của mình. Chẳng hạn, từ bỏ hệ thống giáo dục cổ truyền mà làm gì, một khi nó "mấy nghìn năm đã gây nên bao nhiêu anh hùng nghĩa sĩ, tài tử giai nhân cho cổ Việt" (24). Một nền giáo dục không gắn với truyền thống và nhu cầu của xã hội, không phù họp với tinh thần của nó, sẽ đào tạo ra những người "vô dụng cho một nước còn kém cỏi về sự thực nghiệp như nước ta ngày nay" (25), những người mất gốc như chính nhà văn nói. Vậy cái gì là quan trọng đối với xã hội Việt nam truyền thống, cái gì mà theo ý Hoàng Ngọc Phách là không thể nào từ bỏ được? Đó là nền tảng gia đình cổ truyền. Theo lời nhà văn, xã hội cổ truyền Việt Nam gắn chặt với tư tưởng gia đình thông qua đó để xem xét xã hội. "Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc nặng về gia đình, nhẹ về xã hội nên nhiều khi luân lý gia đình có bao quát đến xã hội, nên xã hội cũng chịu ảnh hưởng gia đình vì gia đình của ta là gốc của xã hội" (26).

    Sự gắn chặt với gia đình, đất nước đòi hỏi phải phục vụ nó, phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nó. "... phải có học vấn, kiến thức, phải đủ tài lược, phải có mục đích ở đời, phải có tôn chỉ riêng..." (27). Tóm lại, cần phải thành người có ích cho xã hội, đặc biệt nếu xã hội cần điều đó. Bởi lẽ những thánh nhân xưa, kể cả Khổng Tử, bất luận trong tình cảnh nào cũng mong muốn có ích cho cuộc sống, phục vụ cho mọi người (28). Tiện thể nói thêm, trong cuốn nhật ký gửi cho Đạm Thủy, Tố Tâm yêu cầu chàng chỉ bảo cho đứa em của nàng, bày vẽ cho nó "nên người, có một chút tính tình học thức, phải nhớ luôn là một người Nam Việt thiếu niên, đừng đắm mê vào chỗ tư lợi nhỏ nhen quá" (29).

    Đề cập đến vấn đề giáo dục phụ nữ, Hoàng Ngọc Phách nhận xét rằng trong một xứ như nước Việt Nam thì cần phải hướng về việc giáo dục bổn phận nội trợ, bổn phận làm vợ, làm dâu, làm mẹ. "Phải biết xã hội ta hiện thời cần điều gì? Cần hạng người nào? Cần những bà đeo kính trắng ngồi bàn, giở quyển sách to, bàn những thiên văn và địa lý, óc mơ màng với mấy bộ tiểu thuyết Âu Tây, hay cần những bà có học thức, đủ coi sóc của nhà, thêu thùa may vá, khuyên chồng khi lao lực, nuôi trẻ theo phép vệ sinh, dạy con trong khuôn mẫu giáo?' (30) Rõ ràng xuất phát từ những quan niệm của mình về yêu cầu của xã hội Việt Nam, Hoàng Ngọc Phách đã khuyên các cô gái chọn những sách giáo huấn thời xưa mà đọc, chẳng hạn như sách Gia huấn ca v.v… (31)

    Như vậy xét theo các bài viết thì những quan điểm của Hoàng Ngọc Phách phản ánh thế giới quan hoàn toàn Nho giáo của ông là tương ứng với những quan điểm của ký giả trình bày trong lời nói đầu cuốn tiểu thuyết và với những quan điểm của chính các nhân vật tác phẩm nói ra, giữa các quan điểm này không có mâu thuẫn nào hết.

    Do đó có thể nói rằng xung đột mới cũ được nhà văn giải quyết dù sao vẫn nghiêng về cái cũ như điều này đã nhiều lần xảy ra trong văn học cổ Việt Nam (32). Nhưng chỉ qua mười năm sau, trong các tiểu thuyết của các nhà văn nhóm Tự lực văn đoàn, những nguời đi hàng đầu trong phong trào đổi mới xã hội, cái mới hiển nhiên đã giành được ưu thế. Nhân vật của các tác phẩm này đã không con rụt rè, tự phát, mà quả quyết, tự giác đứng lên chống lại lễ giáo truyền thống, thí dụ như trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh (1934), tác phẩm tiêu biểu nhất của loại này.


    T.N.FILIMONOVA
    Theo Phạm Xuân Nguyên (dịch).

    ______

    [12] Sđd; tr. 66.

    [13] Sđd, tr. 55.

    [14] Sđd, tr. 59.

    [15] Sđd, tr. 94.

    [16] Đâu là chân lý. Nxb. Cộng lực, Hà Nội, 1941, tr. 198.

    [17] Thời thế với văn chương. Sđd, tr. 143.

    [18] Tố Tâm. Sđd, tr. 116.

    [19] Thời thế với văn chương. Sđd, tr. 67 -68.

    [20] Đâu là chân lý. Sđd, tr. 167.

    [21] Ở đây cần nhớ lại những câu thơ trong Truyện Kiều:

    Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?
    Để lời thệ hải minh sơn,
    Làm con trước phải đền ơn sinh thành...
     
    teacher.anh thích bài này.

Chia sẻ trang này