Trà phiếm “10 điều bi ai của của dân tộc” mà cụ Phan Châu Trinh viết cách đây 100 năm

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi yam2408, 28/7/23.

Moderators: amylee
  1. yam2408

    yam2408 Moderator Thành viên BQT

    1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
    2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
    3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
    4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
    5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
    6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
    7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
    8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
    9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
    10.Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…
    Trích: “Tỉnh quốc hồn ca I”
    ---------------------------
    Hơn 100 năm trôi qua rồi mà 10 điều trên này, kể ra thì vẫn còn rõ nét lắm ...
     
  2. Ý 1 thì không đồng ý lắm. Nhiều người hi sinh trong kháng chiến vì độc lập tự do. Thời của cụ thì chưa ai khơi dậy được cái tinh thần kháng chiến thôi.
     
    yam2408 thích bài này.
  3. yam2408

    yam2408 Moderator Thành viên BQT

    Thật ra đối với ý này mình cũng đã có suy nghĩ giống bạn về thời chiến vì đó là khi con người bị ép đến đường cùng 1 là chiến đấu chống lại (có thể chết) 2 là mất nước thì cầm chắc cái chết, nên bắt buộc con người với bản năng sinh tồn phải đấu tranh, ngay cả đứa con nít cũng phải tham gia chiến đấu.
    Tuy nhiên ở thời bình thì lại khác, mặc kệ chuyện thiên hạ miễn nó không ảnh hưởng đến mình, đến lợi ích của mình thì thôi, đi làm thì thấy rõ, bất công có nhiều nhưng cam chịu và ngó lơ cũng nhiều (chắc sẽ có ai đó giúp ... không cần đến mình đâu ? thôi xem như không biết gì đi cho lành....).
    Nói chung về ý 1 theo mình hiểu thì thấy nó khá rộng, nên mình vẫn đồng tình với cụ .
     
    Last edited by a moderator: 28/7/23
    Luc Phong thích bài này.
  4. Than vì đâu? Than vì ai?
    Vì cái này
    Đại Nam thực lục chính biên
    Đệ tứ kỷ - Quyển XIX Thực lục về dực tông anh hoàng đế

    Mậu ngọ, Tự Đức năm thứ 11 [1858], mùa thu, tháng 7, các hạt có bệnh dịch, nhiều nơi báo là đã được yên.

    Bố chính An Giang là Đặng Công Nhượng vào chầu tâu nói : Dân Nam kỳ sinh trưởng ở chỗ đất màu mỡ, lười biếng quen thân, không thích làm lính. Hoặc có 1 nhà 3 con trai, mà đặt họ khác, đi ở làng khác, nói dối là độc đinh, để mưu trốn đi lính ; hoặc có kẻ ở tạm nơi giang hồ, gặp khi thế lính lại đi nơi khác. Thậm chí có nhà có điền sản, nghe nói bắt lính thiếu đem cả nhà trốn đến làng khác. Bọn hào, lý lợi được điền sản ấy, nên không tố giác ra. Vậy xin từ sau phàm những nhà có 3 đinh trở lên, có kẻ nào đổi họ lừa bố mẹ, bị người tố giác ra, thì phát đi làm binh cả. Dân hộ nào có tên trong sổ đinh, mà trốn sang làng bên cạnh, thì do sở tại đấy bắt và tố cáo để trị tội. Nếu hào lý che chở ẩn giấu, bị người cáo giác ra, thì cũng phải tội như người trốn lính ấy ; người cáo giác ra sẽ liệu lượng thưởng cho.

    Vì cái này
    Đại Nam thực lục chính biên
    Đệ tứ kỷ - Quyển XLViii Thực lục về dực tông anh hoàng đế
    Quý Dậu, Tự Đức năm thứ 26 [1873], mùa thu, tháng 7.
    Phái viên nước Pháp là An Nghiệp đánh phá thành tỉnh Hà Nội. Trước đây, An Nghiệp muốn kíp mở việc buôn, thường bị quan ta (Khâm mệnh, khâm phái và quan tỉnh) ngăn trở, mang lòng bất bình, bèn dự định điều ước (trong đó nói về việc thông thương) đệ giao tỉnh ấy niêm yết. Quan ta vẫn trả lời là chưa được mệnh lệnh của triều đình, không dám tự ý làm… Phái viên ấy phát giận, bèn đến ngày mồng 1 tháng này đánh úp tỉnh thành, quan quân chia cửa chống giữ. Khâm mệnh Nguyễn Tri Phương cùng với con là Phò mã Lâm (nguyên xin đi dò thám) giữ cửa Đông Nam, quân nước Pháp phá ngay trước, Lâm bị bắn chết, Tri Phương bị thương ; quân các cửa tan vỡ, thành mới bị mất. Bùi Thức Kiên (thự Tổng đốc), Tôn Thất Trắc (án sát) trốn đi thoát trú ẩn ở phía Bắc thành, (trú ở nhà tên Thư lại Tô Phái ở xã Nhân Mục, huyện Thanh Trì, sau Cai tổng Đức bắt được Bùi Thức Kiên đem nộp, phái viên nước Pháp thưởng 100 quan tiền).
     
    STTGK1999 and yam2408 like this.
  5. huou_

    huou_ Lớp 1

    Tính ra thì ở đây chỉ nêu lên về mặt hiện tượng, không biết trong phần còn lại cụ có nêu lên nguyên nhân không?
    Ví dụ nếu nhìn ở góc nhìn của nhà văn Sơn Nam về tính cách người miền Tây
    thì việc sang trọng vì "gia phả" hay sang trọng vì "rộng rãi" trên bản chất cũng chẳng khác nhau là mấy?
     
  6. hoanghoamandinh

    hoanghoamandinh Lớp 3

    1. Chết vì chí cao, về việc nghĩa thì Nhật là số 1 rồi, tự cầm dao tự mổ bụng thì xin thua. Tham sống sợ chết là bản chất con người, thời giờ thì không nhất thiết phải chết.

    2. Giờ thì ai cũng lo học nghề rồi, thời buổi giờ nghề nghiệp cũng nhiều hơn ngày trước, giàu thì khó chứ chết đói không dễ, Bốc bát họ cũng là nghề. Nhưng nghề bên Nhật thì đúng là tinh xảo và kỳ công hơn người Việt.

    3. Bây giờ trốn vợ hú hí với tình nhân mà, nhưng rốt cuộc vẫn loanh quanh.
    4. Nếu so tinh thần đoàn kết với Nhật thì đúng là thua, so với TQ thì cũng không bằng nói chi.
    5. Cái này mãi vẫn không bỏ được, công ty lớn hay nhỏ vẫn còn quỵt này nọ, hỏi mấy ông xây dựng thì biết.
    6. Không chỉ đám ma, giờ còn đám cưới, đám giỗ, thôi nôi,...
    7. Kinh doanh công nghệ lõi vẫn hơn, hy vọng vấn đề này sẽ khởi sắc hơn sắp tới.
    8. Bên Nhật có nhậu nhiều không nhỉ? Tôi chưa đi Nhật bao giờ nhưng tôi nghĩ cái này thì khả năng VN hơn đấy, hỷ nộ ái ố gì cũng kéo nhau ra quán thì ai dám đứng nhất 1 trước chúng ta.
    9. Mê tín vẫn còn nhiều đấy: xây nhà, cất mộ, ...Nhà nước cũng nên xem lại với những môn Khoa học Huyền bí này thì phải cần cấp bằng hoặc chứng chỉ chứ để tràn lan thật giả quá nguy hiểm.
    Nhất là mấy cái lễ cướp Ấn đền Trần, xây chùa nghìn tỷ...lợi dụng tôn giáo, thần Phật để kiếm tiền nên dẹp hết.
    10. Miễn ý kiến, đọc "Nông trại vui vẻ".
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này