Thảo luận Tâm sự “Chửi cha không bằng pha tiếng”?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 1/1/16.

Moderators: amylee
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Quên mất không nói rõ pha tiếng là nhắc lại một từ đúng đọc theo giọng địa phương một cách cố ý để trêu chọc một người địa phương. Nói cho rõ thì anh Tư không định trêu chọc ai mà chỉ muốn nêu một ví dụ cụ thể - nhân đây cũng xin lỗi bạn nào là người Quảng Nam chính vì "Chửi cha không bằng pha tiếng".

    Vê tê vê chấm vi en là gồm luôn 3 ngôn ngữ nhé, kiểu đọc này trước đây tương đối phổ biến trên VOV và VTV. Anh Tư có 1 bạn facebook khá thân làm phát thanh viên VOV. Cách đây mấy năm anh Tư thường xuyên lôi kiểu đọc này ra trêu chọc bạn đó sau đó cũng để tâm nghe (radio, TV) phản hồi từ thực tế và thấy tình trạng lai căng[*] đó giảm hẳn. :D

    [*] Lai 2, 3... ngôn ngữ với nhau.
     
    Ca Dao and teacher.anh like this.
  2. windcity

    windcity Lớp 3

    Hồi ra Đà Nẵng, tâm sự với bác tài xế, bác nói dân miền Nam thà cứ nói tiếng miền Nam, chứ nhại tiếng người Đà Nẵng là dân ngoài này người ta ghét lắm. Có anh/chị nào dân Đà Nẵng cho mình biết có đúng vậy không ta?

    Có một trường hợp xài nửa Tây, nửa Ta mà mình hay gặp là cái USB, lũ bạn mình đứa nào gọi là "du ét bê" hay bị trêu là Anh không ra Anh mà Việt chả ra Việt, sao không gọi là "u sờ bờ" cho nó thuần Việt.
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đúng vậy! Trên thực tế ngay tại địa phương thì rất không nên pha tiếng (nhại tiếng), nhiều người móp loa vì chuyện đó rồi. cute_smiley15cute_smiley18cute_smiley81cute_smiley82
     
    windcity thích bài này.
  4. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Khó nói vụ này lắm nghen. Dân xứ khác đến xứ khác, đôi khi nghe giọng thấy hay hay vậy là vô thức "pha" ngay. Ví dụ, đến Huế một hồi, thể nào cũng nói: Huệ. Biết làm sao chừ.
     
    4DHN thích bài này.
  5. windcity

    windcity Lớp 3

    Lạ là dân 2 miền Nam, Bắc cách nhau xa vậy mà nói chuyện với nhau vẫn có thể hiểu được, còn người Huế hay Quảng Nam mà nói giọng địa phương là mình bó tay luôn. Mình có 1 thầy người Huế, vào lớp toàn nói tiếng Anh vì thầy nói tiếng Việt chả ai hiểu.
     
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cái này cần nói cho rõ, nếu người Huế, Quảng Nam đó dùng từ địa phương nói thì khó hiểu thật, còn khi họ nói chuyện với người địa phương khác dùng từ phổ thông với giọng địa phương thì vẫn hiểu tốt. Tôi đang công tác ở Quảng Nam đây, hằng ngày nghe và nói chuyện với dân địa phương đây. Còn về giọng Huế thì ngay trong BQT Thư viện có 2 người Huế, tôi đã offline nhiều lần rồi, không có vấn đề gì về nghe hiểu, thấy hay và thích nghe là khác. :D
     
    tamchec, teacher.anh and windcity like this.
  7. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Đà Nẵng đây, chả ghét gì cả, khoái là khác, còn người nào trêu chọc kiểu ác ý khinh thường phân biệt vùng miền này nọ thì mình không chơi :D người Đà Nẵng nào ghét việc pha tiếng tức là đang tự ti về tiếng nói địa phương mình, đối với mình thì có thể tiếng địa phương mình không hay (chính xác là dở ẹc), nhưng đó là cái mình lớn lên cùng, thân thương như từng mảnh đất, không bao giờ mình chối bỏ cái đấy cả :D tất nhiên nói chuyện với người Hà Nội hay Sài Gòn thì mình sẽ cố gắng hạn chế từ địa phương để người đối diện hiểu được, mục đích cuối cùng của giao tiếp mình nghĩ cũng chỉ là truyền tải được thông điệp, nói sao cho người đối diện hiểu là ok.
    USB mình đọc là "u ét bê", vẫn chuẩn tiếng Việt nhé, vì trong tiếng Việt, S vẫn được đọc là "ét", B vẫn được đọc là "bê" nhé hehe :D

    Đối với việc chêm tiếng Anh, thật sự mình nghĩ chỉ có rất ít người làm vậy để cho "oách", chẳng qua bây giờ chúng ta tiếp xúc với tiếng Anh rất nhiều, học tiếng Anh, dùng tiếng Anh cũng nhiều, thì ngôn ngữ nó tự động đi vào đời sống vậy thôi, mọi người thêm tiếng Anh một cách tự nhiên chứ không ai cố ý cả. Như mình đã nói, mục đích của việc giao tiếp là để truyền tải thông điệp, khi mình biết người đối diện sẽ hiểu những gì mình nói, và hiểu một cách rõ ràng thì mình sẽ tự động dùng những từ tiếng Anh vào những chỗ thích hợp, miễn sao đạt mục đích giao tiếp là được. Chỉ khi nào gặp những người lớn tuổi, không biết tiếng Anh là vẫn bắn thì khi đấy mới gọi là có vấn đề, là thể hiện.
    Còn giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt? Mình nghĩ vấn đề đấy không cần lo, một khi chúng ta vẫn sống ở Việt Nam, sẽ chẳng ai quên được tiếng Việt, và vẫn dùng tốt khi cần thiết. Cải thiện khả năng dùng tiếng Việt thì mới khó, mà cái đấy thì lại liên quan đến việc phải đọc viết nhiều, chứ việc dùng tiếng Anh thường ngày thì không sao cả, mình có mấy người bạn đang du học, suốt ngày dùng tiếng Anh, nhưng viết bài tiếng Việt vẫn cực tốt, hay hơn mình nhiều lần luôn :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/1/16
    hanhdb and windcity like this.
  8. windcity

    windcity Lớp 3

    Có phải người Đà Nẵng nào cũng nói được 2 giọng không? Mình thắc mắc là giọng Nam, giọng Bắc có nhiều điểm tương đồng hơn so với giọng miền Trung, trong khi Nam, Bắc lại cách nhau xa hơn về mặt địa lý.

    P/S: Mình rất thích người Đà Nẵng bởi vì cảm giác họ rất thân thiện. Đã đi Đà Nẵng 1 lần rồi, mình vẫn còn rất muốn được đến 1 lần nữa.
     
    hungbc1010 thích bài này.
  9. hungbc1010

    hungbc1010 Lớp 6

    "Đà Nẽng" đây. Xác nhận là như rứa! Nhưng thỉnh thoảng khách nói từ địa phương mình còn chấp nhận, chớ giả giọng kiểu "cái lớp xe độp" là mình dị ứng à! :)
     
    windcity thích bài này.
  10. hungbc1010

    hungbc1010 Lớp 6

    Nhiều lần nữa cũng được bạn! :p
     
    windcity thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này