Thảo luận “Thấu cảm” là gì? Đặng Hoàng Giang viết bậy!

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Rorschach DC, 23/6/17.

Moderators: amylee
  1. V/C

    V/C Mầm non

    Lạ nhỉ? Văn nói nào chả phải dùng từ, ngữ. Vấn đề là có Thấu Cảm được không thôi.
    Xoạc đi với Mê Ly thành cả cụm, Xem XXX thì biết: Xong việc nằm đờ ra, mắt lim zim.
     
  2. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    :DDọc bài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của giáo sư Trần đình Sử viết: ''Tóm lại trong trường hợp đề thi ngữ văn, hiểu theo tiếng Việt hay theo tiếng Anh, tiếng Đức đều không đúng. Cách hiểu của tác giả có mâu thuẫn. Xét về mặt sư phạm cũng không chuẩn''. Vậy ta phải hiểu ''thấu cảm'' sao cho đúng. Mà từ này người đầu tiên đưa vào từ điển là giáo sư Bùi Phụng. Theo Từ điển Việt Anh năm 1992 thì thấu cảm = empathy. Và tôi đoán cũng vì empathy này mà có từ thấu cảm. Mà nếu như từ thấu cảm do chữ emphathy mà ta cứ đem chiết tự để giải thích thì chắc phải bàn cho tới sáng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/7/17
  3. Cankhon

    Cankhon Lớp 2

    Mới thi xong mà mấy bác làm em rối quá, cũng sắp có kết quả rồi
     
  4. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Tôi thì không cho ông Giang viết bậy. Nhưng quan điểm cá nhân, 100% tôi hoàn toàn không thích. Từ điển có nghĩa gì đâu?
    Thấu cảm thật chất là từ dụng của phân môn tâm lý học. Đời làm quái gì có thấu cảm mà đi đẻ ra cái từ thấu cảm? Ông không hề viết bậy mà ông mướn từ ngoại quốc mà thôi. Người Việt của Thế kỷ 21 cộng nhận đẻ từ giỏi thật.
     
  5. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Tớ thì chỉ căm người ra đề. Đúng như vậy. Ngôn ngữ là một khoa học và người ta còn phải nghiên cứu dài dài. Nếu tách riêng hai từ thì không vấn đề. Nhưng để chung. Cá nhân tớ thấy nó là một từ ghép không chuẩn xác.
     
  6. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Tôi thấy câu chuyện cần tách biệt:

    - Ông Giang viết gì là quyền của ông Giang. Ai không thích thì kiện.

    - Bộ ra đề bậy. Đây là đề thi quốc gia, ảnh hưởng hàng triệu người (cả gia đình của thí sinh), mà lại đưa một câu hỏi đầy tranh cãi vào đề.
     
  7. lens9x

    lens9x Lớp 5

    Vào wordpress của cái anh gọi là Chu Mộng Long đã thấy có sự đố kỵ và bất mãn rồi. Bộ kể cũng lạ đưa cái phạm trù của tâm lý học vào cả đề thi quốc gia. Tự hỏi đây có phải là thi tuyển vào khoa tâm lý hay triết học gì không? Có khi tốt nghiệp làm hẳn đề tài về nó may ra mới hiểu sâu sắc được!
     
  8. windcity

    windcity Lớp 3

    Câu hỏi này nằm ở phần Đọc Hiểu các bạn ạ, chỉ cần trả lời viết lại theo ý đoạn văn trích là đủ điểm, không cần phải diễn giải về tâm lý hay triết học gì cả. Mình đi gác thi, không thấy thí sinh nào kêu ca về câu hỏi này, chỉ thấy người lớn chúng ta ngồi bàn rồi cãi nhau ỏm tỏi mà thôi.
     
  9. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Chuyện của các bạn ấy là thi, càng cao điểm càng có cơ hội đậu, và càng mau chóng thất nghiệp sớm. Cái hay của Bộ là ngày càng giỏi cập nhật thời đại, cập nhật cả cái xấu lẫn cái tốt, cái thiện lẫn cái ác. Chúng ta chẳng có ai cãi nhau ỏm tỏi ở đây cả. Đơn giản chỉ muốn có cách hiểu đúng, có cái nhìn công bằng và rõ ràng nhất. Tôi cũng chỉ muốn nói một câu thôi, Bộ ra đề kiểu đó, khác nào tiếp tay cho sự hời hợt lên ngôi? Cái công thức "hơi thở thời đại" không ít lần nhấn chìm nhân tài, triệt tiêu tính sáng tạo, tạo cơ hội cho những "cơ hội" giành lấy thành quả. Chúng ta quá thực dụng khi nghĩ như vậy. Chỉ là đủ điểm thôi ư?
     
  10. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Chỉ đơn giản là "chia sẻ một cảm xúc" với người khác. Ông Giang nâng tầm lên Thấu Cảm cho sang chảnh.
     
  11. windcity

    windcity Lớp 3

    Tôi không nghĩ là bạn hiểu rõ ý tôi. Câu hỏi đó nằm trong phần Đọc Hiểu, tức là chỉ cần đọc, hiểu và diễn đạt lại thông tin đưa ra trong đoạn trích là đạt, phần diễn giải cảm nhận riêng sẽ được điểm cao hơn, không có gì là thực dụng ở đây cả. Còn việc bạn "nâng cao quan điểm" về giáo dục, hơi thở thời đại thì cao quá tôi không với tới, nên không có ý kiến.
     
  12. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Tôi thấy quan điểm của bạn không hợp lý. Theo bạn, đoạn văn "đọc hiểu" không cần đúng sai, thí sinh cứ phang nguyên cái đoạn văn đó và tán phét rộng ra là được? Thế tôi cho một đoạn văn hoàn toàn vô nghĩa, hay sai lè lè đầy rẫy trên mạng thì cũng được à. Trong đoạn văn của tôi có câu Vĩnh Long là tỉnh thuộc miền Bắc cũng được à?
     
  13. windcity

    windcity Lớp 3

    Bạn diễn tả thông tin bạn hiểu theo đoạn trích sau đó nêu quan điểm cá nhân, đây là mục tiêu của bài tập Đọc Hiểu. Vả lại đoạn trích trong phần này là nghị luận xã hội, không phải kiểm tra kiến thức về tự nhiên địa lý, lịch sử.
     
  14. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Đúng thế, nhưng một đoạn văn không hiểu nổi thì tôi trình bày thế nào. Và theo thông tin tôi được biết thì Bộ Dục chưa bao giờ chấp nhận thí sinh làm bài thi trái ý mình (như hồi ra đề về cậu gì ở miền Trung cứu bạn bị chết đuối, cứ nhìn quan điểm của Bộ Dục thì rõ).

    Liệu tôi có thể ghi vào bài thi là tay ra đề bị mù chữ, ra cái đoạn văn lăng nhăng không thể hiểu nổi không? Đó là quan điểm của tôi khi đọc đoạn văn trong đề thi: vừa lủng củng vừa tối nghĩa.
     
  15. windcity

    windcity Lớp 3

    Tôi có edit thêm vào 1 câu nữa ở phần trên, bạn xem nhé. Tất nhiên đọc hiểu mà bạn không hiểu nổi thì sẽ không có điểm cao rồi. Còn đưa ra ý kiến trái chiều, không đồng ý với quan điểm của đoạn trích, chỉ cần bạn viết tốt, có dẫn chứng đầy đủ, thì theo tôi biết, vẫn có điểm nhé. Ví dụ "tay ra đề bị mù chữ" vậy thì "mù chữ" ở chỗ nào, tại sao bạn lại cho là "mù chữ", định nghĩa "mù chữ" theo ý của bạn, bạn đã từng gặp những ai "mù chữ" như vậy chưa, "mù chữ" mà ra đề thì có tác hại gì...
     
  16. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3


    :)

    Tôi rất mong bạn đưa ra dẫn chứng là thí sinh nào viết trái ý Bộ dục mà vẫn được điểm cao thế (trừ phi bạn cho rằng tránh điểm liệt cũng coi là điểm cao).
     
  17. windcity

    windcity Lớp 3

    Tôi có đi chấm thi đâu mà biết bạn. Tôi chỉ đi coi thi và dựa vào kinh nghiệm của mình mà trả lời bạn thôi. Theo tôi, chắc chắn phần lớn thí sinh sẽ chọn phương án là "tránh điểm liệt" như ý của bạn.
     
  18. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Chính cái phương pháp đọc hiểu đấy là hơi thở thời đại đấy.
     
  19. windcity

    windcity Lớp 3

    Hình như trong đề còn một câu nữa yêu cầu thí sinh trình bày quan điểm trong đoạn trích. Không cần tiêu cực như thế.
     
  20. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Nghị luận xã hội hay đọc hiểu gì đó mà không có kiến thức về chủ đề đang đề cập, chắc là đúng. Môi trường giả tưởng, chủ thuyết giả định. Đến các bậc trưởng bối ngành Ngữ Văn còn than trời về hai chữ "Thấu Cảm" thế mà điểm mười năm nay nhiều thật.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này