Trà phiếm [8 cuối tuần] Chùa Ba Vàng là chùa DỎM

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi khiconmtv, 23/3/19.

Moderators: amylee
  1. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Còn ai trồng khoai đất này! :D Nó ở đây nè, phải không ạ?
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Đã (lại) remove về đúng nơi đúng chỗ rồi nhen!

    Thế còn cái này thì sao ạ?
    Hông hiểu ý (đồ) của anh No lắm =)))) à mà tại vì tôn giáo với chánh trị là 2 vấn đề nhạy cảm (rất nhạy cảm) nên em né và không care lắm nên không đọc RÕ và KỸ các còm mơn nên có chút nhầm nhọt tý nha anh, mong anh và 2-3 bạn trên kia thông cảm bỏ qua cho em chút (xíu) há! ^^ Hihi. Rồi, vậy là ổn rồi đúng hông ạ! :D
     
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Thôi chết cả đám rồi. Ông nào ăn hột vịt lộn thì chuẩn bị thỉnh vong đi nhé.
    :lmao:
     
  3. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Nếu không muốn bị lừa dối, đừng sinh ra cái chính mình.
    Thế nào là lương tâm? Cái tâm tốt? Cái tâm thiện lành? Vậy có cái dã tâm hay có cái giả lương tâm chăng? Tốt nhất đừng sinh ra cái tâm thì đỡ rắc rối.
    Định nói bảy câu, nghĩ đi nghĩ lại thôi thì nói ba câu cho súc tích. Thế thì định nói ba câu thôi im lặng cho thanh tịnh. Vậy im lặng là nói hay là không nói?
    Xin mạn phép cùng mọi người ngẫm nghĩ cho vui ngày vui tháng.

    Sent from my SKR-A0 using Tapatalk
     
  4. sky_tiger

    sky_tiger Lớp 1

    Lôi kéo cả bác sĩ bv Bạch Mai, phải nói là case này cũng thuộc dạng kinh điển.
     
    Mei Haso thích bài này.
  5. Mei Haso

    Mei Haso Mầm non

    Khi tôn giáo được sử dụng làm công cụ kinh doanh thì nơi quảng bá tôn giáo đó đã ko còn là nơi truyền đạo nữa rồi. Tôn giáo là nơi con người được tự do thoải mái tiếp cận với đức tin, là nơi mỗi người tìm được bản ngã cho phong cách sống của họ.
     
  6. Mei Haso

    Mei Haso Mầm non

    Không hẳn đâu bạn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/4/19
  7. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Nhắc nhở chung các bạn đang tham gia thảo luận tại topic này và các topic tương tự:

    1. Thảo luận không chỉ trích tôn giáo, bất kể tôn giáo nào.
    2. Thảo luận không lôi chính trị vào nội dung dưới bất kỳ hình thức nào.

    Các bài viết vi phạm BQT sẽ xoá không báo trước và cảnh cáo ban nick theo nội quy diễn đàn.

    Mong các bạn thảo luận chú ý không quá sa đà mất hay.

    Trân trọng.
    BQT
     
  8. Sách. Bao gồm tất cả, trong đó có cả những điều cấm kị.
    Dân đọc sách là tỉ phú ngôn từ. Có thể đả kích mà luật lệ không thể bắt bớ. Chúng ta là dân tộc giỏi về việc đó qua hàng ngàn năm chịu cảnh cấm kị.
    Cho nên. Thật tế nhị và tinh tế. Dựa trên tinh thần và cốt lõi. Là Diễn đàn về sách, diễn đàn có những khó khăn khách quan về những chủ đề có liên quan đến các vấn đề như vậy. Ai cũng hiểu. Tốt rồi.
    Admin cũng xem lại. Không ai đả kích tôn giáo trong xuyên suốt chủ đề. Người chủ thớt cũng chỉ bày tỏ quan điểm những con người lệch lạc trong xã hội với tấm áo nâu, áo xám. Họ không đả kích tôn giáo, họ trà phiếm về con người. Những con người. Thế thôi.
    Rất khó để phân định rạch ròi.
    May mắn là. Kết thúc rồi. Những "mầm non" "có tuổi" thì chưa. Nhưng kệ họ, họ đang làm việc của họ và... Cũng chẳng đả kích ai cả hay cái gì cả. Đó là việc của họ. Thế thôi.
     
    Last edited by a moderator: 10/4/19
  9. Được không? Được chưa? Ai biết? Để chi? Được gì? Ra sao rồi? Vẫn thế à?
     
  10. Hoang Minh Nhut

    Hoang Minh Nhut Mầm non

    KHÔNG ỦNG HỘ CÁCH LÀM CỦA SƯ THẦY, NHƯNG CÓ THỂ CẦN NHIỀU THÔNG TIN HƠN ĐỂ TRANG BỊ CHO CHÚNG TA. NHẤT LÀ TA PHÂN BIỆT RÕ RÀNG:

    01- Thầy giảng về kinh- giáo lý mà có tài liệu gốc thì không sao

    02- Nếu Thầy luận- thuyết- diễn giải thì cần truy tìm tài liệu gốc, để chúng ta tra tìm, nhưng vậy chúng ta PHẢI NGHE CHỌN LỌC là được.

    Phần bình của tôi với TOPIC của thớt:

    01- Theo giáo lý Phật giáo thì vong không có thật.

    >> cần dẫn nguồn hoặc trích dẫn cuốn kinh nào nói thế, kinh gốc nhé hoặc bản in quốc tế.

    02- Việc tay trụ trì cho phép cúng vong, nhập vong ngay trong chùa hóa ra chứng tỏ các vị Hộ Pháp, Thần Phật đã không linh thiêng, chùa đã bị ô uế, hoặc đây chỉ là CHÙA DỎM. Thử hỏi chùa dỏm, vong ra vào lung tung, Thần Phật không linh thiêng thì bảo vệ, phù hộ độ trì được cho ai.

    >> lập luận này chưa chặt chẽ,
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/4/19
  11. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đừng có yêu cầu trích dẫn kinh Phật nhé vì kinh Phật chỉ là do các đệ tử ghi lại sau 400 năm Đức Phật nhập niết bàn, không ai khẳng định các bộ kinh này nói đúng những gì Đức Phật dạy. Tôi sẽ không bao giờ trích dẫn kinh Phật vào những topic như thế này.
    Đức Phật dạy chúng ta sự siêu thoát, mà phải tự mỗi người tự tu tập, thực hành, trải nghiệm, đón nhận SINH LÃO BỆNH TỬ, không có thần phật nào can thiệp vào vận mệnh mỗi người, đủ thấy trò cúng vong là tào lao nhảm nhí rồi, chẳng khác gì đang bôi nhọ Đức Phật. Phật giáo Bắc Tông xây dựng cả hệ thống hộ pháp kim cương (như có cả Quan Vũ là Già Lam hộ pháp) để bảo vệ đền chùa, bảo vệ sự uy nghiêm linh thiêng mà để vong nó nhập lung tung thì không nhảm nhí thì là gì, mà chỉ nhập vào đúng đệ tử của mụ Yến, vong biết lựa chọn nhỉ. Nếu anh phản biện được thì phản biện, đừng nói lập luận này chưa chặt chẽ.
    :lmao:
     
  12. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Không hoàn toàn là nhảm nhí. Mỗi việc đều có giá trị của nó, như chúng ta không thể biết hay làm cho mọi người đều biết hết việc trên đời được, nên đức tin đối với học đạo rất là quan trọng.
    Một cách mê tín mà nói, đạo có tính từ bi thì từ bi cả với người, vật, ma quỷ, vong,...không phân biệt loài nào mới phải. Còn nếu mà ngăn chặn thì đúng ra chỉ là giáo hóa cho các loài ấy chớ có hại nhau mà cùng tu thành chính quả, có đúng thế chăng?
    Theo 1 cách ít mê tín hơn, sự trong sáng phải xuất phát từ trong lòng người, không phải ngoại cảnh, ma quỷ cũng sinh trong lòng người không phải bên ngoài đến. Nên có cái lòng tu đạo thì sửa mình cho tốt, cho lương thiện còn nương theo giáo lý nào mà tu thì tùy ý, không nhất thiết phải là phật giáo.
    Không biết mọi người có biết loài thuốc gì đó, dược tính cao mà độc tính cũng cao không, như là mấy cái lập thành văn tự ấy, có người đọc xong khỏi bịnh mà khỏe ra, có người không may đọc được lại thành ra trúng độc, kiếm hiệp hay nói độc công tâm là tẩu hỏa nhập ma không chừng.
    Nên tôi cho rằng lời nói xuất phát từ chính suy nghĩ của mỗi người gọi nôm na là lời gan ruột thì đáng quý hơn hết thảy. Đạo cũng là khoa học đấy nhưng không nhất thiết phải dẫn chứng chứng minh ra như 1 công trình nghiên cứu đâu, mà nó thuộc thể nghiệm của từng người như thế gọi là chứng. Như lời bác @khiconmtv nói ở trên thì tôi cũng cùng ý vậy.
    Ah, như bác @thanh Tuấn ở trên có hỏi mấy câu tôi không rõ ý bác hỏi lắm nên không biết trả lời sao, nếu bác có nhã ý mời bác nói cụ thể hơn cho tôi tiện đối thoại với.

    .
     
  13. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Chúng ta đều có niềm tin, nhưng đừng để bị lợi dụng dẫn đến u mê. Nghe chưa chắc đã tin, thấy cũng chưa chắc đã tin, phải chính chúng ta trải nghiệm thì mới gọi là tạm tin được.
    Tư tưởng Đức Phật bản chất rất thuần khiết, nhưng rồi đã bị thần thánh hóa, tôn sùng hóa và cả lệch lạc hóa thành ra nhiều người đến với Đạo Phật nhưng lại rất mơ hồ dẫn đến đức tin cũng bị lợi dụng một cách tai hại.
     
  14. Đại khái cái "tâm" vướng trần tục gì gì đó thì thà đừng sinh ra cái tâm gì gì đó.
    Và câu hỏi đặt ra cho cái ý niệm đó.
    Con người sinh ra mà không có cái "tâm" gần như không phải là người, con người hoặc cố chấp với cái tâm của mình hoặc kìm thúc, học hỏi để kiện toàn cái tâm, làm cái tâm được như mình muốn hoặc ít nhất tránh cái tâm của mình vướng lụy trần. Cái tâm, vứt bỏ được ư?
    Tôi tuy lớn lên trong kito giáo, nhưng là người vô thần và chịu ảnh hưởng nho giáo. Tôi nặng thực tế rằng. Có ai sinh ra mà không có tâm? Rồi vì một tín ngưỡn nào đó lại thay đổi cái tâm của mình theo cách diễn đạt nào đó, theo niềm tin nào đó. Cố gắng thay đổi liệu có được không khi mà cái tâm là bản chất một con người?
    Chữ "thà" trong câu nói rất hời hợt. Nó như một câu nói vô tâm, của một người vô tâm. Cho nên những câu hỏi đó không quá mù mờ, không xảo biện, không đả kích. Nó là những câu hỏi đầy hoài nghi.
     
    Last edited by a moderator: 10/4/19
  15. Kinh Kalama

    Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

    Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

    Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

    Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.

    Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.

    Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.

    Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

    Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.

    Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.

    Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

    - Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: “Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài” thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo.
    Nguồn: tuvientuongvan(.)com(.)vn/phap-bao/kinh-kalama-p1297.html
     
    nguyennhu11 thích bài này.
  16. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Thật là cách tốt để rèn đức tin chân chính, riêng cái từ "chớ vội tin" là cũng đủ phức tạp cho ta suy nghĩ rồi, cứ theo phép nầy sẽ nâng cao được năng lực phân tích lắm.
    Về phép thì hay vậy nhưng cũng chớ vội tin những điều Phật nói này, vậy mới hợp với phép trên, mà rất nhiều điều trong cuộc sống cũng phải "chớ vội tin" như vậy.
    Cứ cho là đến cuối tìm ra hay thực sự nhận thấy: “Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài” thì cũng nên chớ vội tin những điều nhận định mới rút ra đấy mới phải, vì chơi cái đạo chớ vội tin này thì phải luôn luôn chớ vội tin kể cả với chính những nhận thức của mình chứ, nếu không thì mình có khác chi những kẻ dẫn dắt kia tự đưa chính mình thành tín đồ mù quáng. Vậy khi nào mới là lúc để đặt niềm tin bất động?
    Khi nào mới là lúc để thực hành?

    Tôi thiết nghĩ khi Phật nói điều này trong một bối cảnh cụ thể để trả lời cho những mong mỏi cụ thể của những người hỏi. Giá trị nằm ở cả quyển kinh cả bộ kinh cả đạo cả một hay hơn cả một cuộc tu hành chứ không riêng đoạn kinh nào cả, cho nên đa phần trích dẫn kinh phật đều làm hại đến đạo, bác @khiconmtv không trích dẫn kinh Phật có phải cũng nghĩ như vầy chăng?

    Bác @thanhtuan đã nói như vậy, tôi trước xin lãnh ý bác, sau là tôi xin nhận là tôi thực sự rất tối dạ, tôi nhận thật không nhận đại khái, cho nên tôi vẫn không hiểu được câu hỏi bác muốn hỏi tôi ở chỗ nào. Để đơn giản tôi ví dụ bác hỏi là Được không? => tôi không hiểu, bác có thể hỏi lại ví dụ: Cái tâm có ăn được không, cái tâm có sờ được không, ngửi thấy, nhìn thấy được không,..v..v. Đấy như vậy thì tôi giả dụ đuối quá không trả lời được cũng có thể ậm ừ có hoặc không, nhờ bác nếu có nhã ý hỏi thì giúp cho như vầy.

    .
     
    nguyennhu11 thích bài này.
  17. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Thời Đường, các danh Nho trong đó có Hàn Dũ đã chỉ trích đạo Phật là đạo tam phá: phá nước, phá nhà, phá thân. Phá nước là do chỉ xây chùa, lãng phí tiền bạc. Phá nhà là không hiếu kính cha mẹ, không yêu thương vợ chồng, chỉ lo tu hành cá nhân. Phá thân là cạo đầu, ăn chay khổ cực, không lập gia đình, không con kế tự. Rõ ràng nếu chỉ nhắm mắt mà không tìm hiểu thì thấy đúng như vậy thật. Nhưng rõ ràng sau khi truy tìm về tư tưởng ban sơ của Đức Phật thì rõ ràng nó xuyên tạc, bôi bác nghiêm trọng.

    Đức Phật không chủ trương xây chùa, dựng tượng, thờ phụng. Vậy thì làm gì có chuyện lãng phí, phá nước.
    Đức Phật dạy phải hiếu kính cha mẹ, vợ chồng thương yêu nhau. Vậy thì làm gì có chuyện phá nhà.
    Đức Phật không hề cấm hôn nhân, không hề cấm ăn thịt. Ý của người là đã muốn tu hành giải thoát thì phải rũ bỏ các cám dỗ, trong đó có nhục dục. Đã lập gia đình thì phải có trách nhiệm với gia đình, con cái; sinh con thì phải nuôi dưỡng nó tử tế, đó là trách nhiệm rất nặng nề; mà muốn có trách nhiệm thì sẽ không thể tu hành. Người đã muốn tu hành thì đừng nên vướng bận, còn đã muốn vướng bận thì đừng xuống tóc đi tu mà hãy chọn cách tu tập khác. Bạn không thể tĩnh tọa tụng kinh khi con bạn khóc lóc, bệnh tật. Đó là NGHIỆP bản phải gánh ghi lập gia đình.

    Khi bạn còn gánh trách nhiệm gia đình trên vai thì bạn chưa thể rũ bỏ cái nghiệp đó để giải thoát được.
     
  18. Vấn đề là con người. Không phải tôn giáo. Kể ra thì nói đến tôn giáo nó lộ ra rất nhiều. Cho nên chúng ta không nhắm vào tôn giáo mà chúng ta nói về những con người.

    Nho trọng "Tâm" và "Tính", Phật trọng " Từ bi", Kito trọng đức "Hy sinh". Chẳng ai đụng ai. Thế rồi ai dám nói những con người trong mỗi tôn giáo không hiềm nhau? Trải nhiều năm như thế thì những câu chuyện không sách giấy nào viết hết, thế rồi truyền miệng nhau với những định kiến của mình. Bao nhiêu là đủ?
    Mỗi thời đều có thịnh suy. Đạo cũng vậy. Cho nên nói về Tôn giáo luôn là điều tối kỵ và phải thực là tinh tế, khách quan.
    Bác Mạnh Hùng giả mù mờ làm gì? Những điều bác nói làm được chưa? Ai biết? Để làm gì? Và vẫn như thế à? Bác không dùng chủ ngữ tôi cũng không dùng chủ ngữ danh xưng.
    Câu chuyện càng dài càng dở. Mãi tiếp làm gì? Chứng tỏ mình chắc cũng đủ rồi.
     
    thichankem thích bài này.
  19. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Lẽ nào đi tu để cầu giải thoát.
    Tôi cho rằng không có giải thoát chi hết. Vì có giải thoát thì tức đang ràng buộc, cho là có ràng buộc mà tìm ràng buộc để tháo gỡ thì lìa xa đạo rồi. Tu hay không tu, có gia đình hay không gia đình không phải là ràng buộc mà ta cần thoát ra, nó chỉ là biểu hiện bên ngoài của những ràng buộc ấy. Vì người không gia đình chưa chắc đã đắc đạo mà người đi tu theo giới luật cũng vậy.
    Cho nên tôi nhận thấy ở VN bây giờ đạo Phật rất thịnh không chỉ cơ sở vật chất mà hệ thống phương pháp tu rất nhiều điều lợi ích, mà nhiều bác nói thời này mạt pháp. Cái gì là chân lý thì nó cứ trường tồn, như hạt giống không bao giờ hoại, càng bị đè nén sức vươn lên càng mạnh mẽ mà càng vươn rộng ra thì càng yếu ớt suy đồi.
    Nhưng cây chính đạo thì không bao giờ hết hạt giống cả mỗi hạt ấy tùy vào chọn lọc tự nhiên mới sinh vào bậc thế tôn, chỉ phải nỗi đẳng cấp cao khó tu mà cũng quá khó để nghĩ bàn, xã hội phức tạp nhận ra sao nổi.
    Như việc tin hay không tin hay đừng tin hay đừng vội tin, có tâm hay không có tâm thì tôi không biết giải thích sao, tôi mạn phép trích lời thầy như sau:


    Trích từ chương 21( theo tôi là rất cốt yếu) sách Bước đầu học Phật - thầy Thích Thanh Từ.
    ...
    THẦM NGỘ LÀ ĐỦ LÒNG TIN

    Có người nghĩ, hành giả chưa trực ngộ bản tâm tu thiền đốn ngộ được chăng? Trực ngộ bản tâm là chủ yếu của người tu thiền đốn ngộ. Song có người chưa ngộ mà đủ lòng tin, tu vẫn được. Xem kinh, đọc luận, hỏi đạo, nghe giảng... thầm nhận mình có bản tâm bất sanhbất diệt, khẳng định không nghi ngờ, người này tu thiền đốn ngộ được. Thiền sư Pháp Thường đến hỏi Mã Tổ: Thế nào là Phật? Mã Tổ đáp: Tức tâm là Phật. Sư thầm nhận, đến núi Đại Mai cất am tu. Sau Mã Tổ nghe, sai vị Tăng đến thăm dò. Tăng đến hỏi Sư: Hòa thượnggặp Mã Tổ, được cái gì về ở núi này? Sư đáp: Mã Tổ nói với tôi: tức tâm là Phật, tôi bèn đến ở núi này. Tăng thưa: Gần đây Mã Tổ lại nói "Phi tâm phi Phật." Sư bảo: Ông già mê hoặc người, chưa có ngày xong, mặc ông phi tâm phi Phật, tôi chỉ biết tức tâm là Phật. Vị Tăng trở về thuật lại Mã Tổ. Mã Tổ nói với đại chúng: Đại chúng, trái mai đã chín. Đây là tin nhận mình có bản tâm chân thậtmột cách chắc chắn là tu thiền đốn ngộhay chăn trâu được.

    Hoặc giả nhận rõ vọng tưởng hư dối như sương như khói, không theo, không bị nó dẫn, đến khi nó tan biến hoàn toàn, chân tâm hiển lộ. Ngài Huệ Khả sau khi được Tổ Đạt-ma nhận làm môn đồ, Ngài hỏi Tổ: Tâm con chưa an, xin Thầy dạy con phương pháp an tâm? Tổ Đạt-ma nhìn thẳng vào mặt bảo: Đem tâm ra ta an cho. Ngài sửng sốt lặng tìm liền đáp: Con tìm tâm không được. Tổ Đạt-ma bảo: Ta đã an tâm cho ông. Ngài Huệ Khả liền biết lối vào. Bình nhật chúng tathấy tâm tưởng lăng xăng, khi nhìn lại thì mất bóng bặt dạng. Thế là nó hư dốikhông thật. Biết rõ nó hư dối thì nó không còn khả năng lôi cuốn dẫn dắt chúng ta nữa.

    Không chạy theo không bị dẫn, chẳng an là gì? An tâm là nhìn thẳng bộ mặt hư dối của nó, nó tự tan biến, còn gì nữamà động. Thời gian sau, ngài Huệ Khảthưa Tổ Đạt-ma: Nay con bặt hết các duyên. Tổ Đạt-ma bảo: Coi chừng rơi vào đoạn diệt. Ngài Huệ Khả thưa: Không rơi. Tổ Đạt-ma hỏi: Thế nào không rơi? Ngài Huệ Khả thưa: Rõ ràngthường biết, nói không thể đến. Tổ Đạt-ma nói: Đây là chỗ truyền của chư Phật, chớ có hoài nghi. Thế là, từ nhận biếttâm bất an là hư dối, ngài Huệ Khả chăn nó đến lúc không còn tâm dạng là: "bặt hết các duyên" chỉ còn lại cái: "rõ ràng thường biết" là chỗ chư Phật truyền nhau.

    Có nhiều người học đạo đã thầm nhận mình có cái chân thật sẵn đủ, hoặc biết rõ vọng tâm hư dối, mà vẫn chưa đủ lòng tin để tiến tu, họ cứ đòi phải ngộ mới tu được. Quả thật họ đang đuổi theo cái ảo ảnh của danh từ ngộ. Đâu biết rằng tin chắc không nghi là đã thầm ngộ.
    ...

    .
     
  20. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Giải thoát nó rất rộng nghĩa. Thế nên từ một Thích Ca Mâu Ni giác ngộ mà các đệ tử đã phân hóa ra đủ các tông phái khác nhau với triết lý khác nhau, phương pháp tu tập khác nhau. Không ai nhận mình sai, cũng không ai dám nói mình đúng.

    Tụi Tàu có câu thành ngữ: Buông đao thành Phật. Khi biết buông bỏ một thứ vũ khí nguy hiểm thì cũng chính là đã tự giải thoát bản thân khỏi cái nghiệp rồi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/4/19
    nguyennhu11 thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này