Tâm sự Ai “bức tử” chữ Hán – Nôm?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 19/9/15.

Moderators: amylee
  1. doanduythoai

    doanduythoai Mầm non

    Đề nghị các bạn k đả kích nhau!
    nhưng tôi xin hỏi bạn silenthunter một câu, bạn có biết sự khác nhau giữa chữ Hán - Nôm và chữ Trung Quốc hay không? nếu bạn giải thích được thì chúng ta sẽ bàn luận một cách công bình trên tinh thần khoa học. Còn k xin mời bạn k nên comment nữa! Vậy bạn có ngon thì sửa giúp tôi đoạn com của bạn bằng từ thuần Việt đi. tôi thấy đoạn com của bạn có khá nhiều % từ Hán Việt đó. Nếu bạn đem vấn đề ngôn ngữ để xuyên tạc vì vấn đề chính trị thì thưa bạn! Bạn cũng là người nô lệ cho cả người Chân Lạp, Chăm Pa nữa đấy. Vì tiếng Việt đâu chỉ mượn của tiếng Hán k thôi mà còn cả tiếng Khơ mer, Ấn Độ, Lào,.... tôi nghĩ với trình độ thiển học như tôi cũng chưa đủ sức đi quá sâu. Nhưng nếu bạn có thể phân trần giúp tôi những vấn đề trên, xin thưa, tôi sẽ gọi bạn bằng thầy!!!
     
  2. doanduythoai

    doanduythoai Mầm non

    bạn viết một dòng comment đầy ngu muội
     
  3. Derby

    Derby Lớp 7

    Có phải câu dưới đã thẳng tay tát vào mặt câu trên?
     
  4. TWINNA

    TWINNA Lớp 1

    Học rộng mà làm chi khi đạo đức không ra gì.
    À mà chẳng biết có học rộng thật hay không.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/9/16
  5. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Không sao Ngu muôị cũng được, nhưng ngu chỗ nào>??
    Mấy cái a, b, c là cái kí hiệu cho âm thanh, chỉ khác cách sắp xếp mà ra ngôn ngữ khác nhau.
    Người thì cần đến tận 30 kí hiệu, chứ máy tính nó chỉ cần 2 kí hiệu cho tất cả ngôn ngữ trong vũ trụ kìa?:fish:
     
    doanduythoai and summer_akarda like this.
  6. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Nói từ góc độ máy tính thì mình e rằng ý kiến của bạn không đúng lắm, dù mình cũng rất dị ứng với nhận xét "ngu muội".

    Cách bạn biểu diễn (represent) và tổ chức (organize) dữ liệu sẽ có ảnh hưởng lớn đến cách bạn giải quyết bài toán. Cùng một ý nhưng được viết/nói bằng tiếng Anh sẽ khác khi dùng tiếng Pháp.
     
    doanduythoai and V*C like this.
  7. V*C

    V*C Lớp 4

    Thời đại kết nối toàn cầu, càng biết nhiều ngôn ngữ càng tốt.
    Giao tiếp trong nước thì xin ngài cho tiếng Ta, ra khỏi nước thì tiếng Tây.
     
  8. Derby

    Derby Lớp 7

    Đúng là máy tính chỉ cần có hai ký hiệu (0 và 1) để diễn đạt tất cả các alphabet letters, decimal numeral system và các symbols như @, #, v.v. Hệ thống này gọi là Binary Code hoặc machine language.
    Thí dụ, @sannyas60 sẽ được viết như sau: 01010011 01100001 01101110 01101110 01111001 01100001 01110011 00000110 00000000 hoặc summer_akarda: 01110011 01110101 01101101 01101101 01100101 01110010 01011111 01100001 01101011 01100001 01110010
    Note: Cùng một letter "s" nhưng viết hoa và viết thường có code khác nhau.

    Đơn giản quá phải không? :D
     
    V*C, 4DHN and TWINNA like this.
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hồi xưa, tất cả các văn bản hành chính chính thức của chính quyền phong kiến từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất, gồm cả các bài cúng của các thầy đều dùng chữ Hán. Thậm chí ngày nay - 2016 các sớ cúng hầu hết đều viết bằng chữ Hán. Còn tiếng Việt hồi đó không có ký tự (hoặc đã bị xóa bỏ mất - là khoa đẩu thì phải), nên đến một lúc nào đó nhu cầu ký âm tiếng Việt nảy sinh nên bắt buộc phải sáng tạo ra một hệ thống ký tự và các cụ nhà ta lấy luôn chữ Hán làm gốc. Nên cả chữ Hán lẫn chữ Nôm đều không phải là thuần Việt. Sau này người Âu châu sang Việt nam vì họ thấy việc học tiếng Việt khó quá nên đã dùng hệ thống ký tự Latin để ký âm. Vì chữ quốc ngữ dễ học hơn hẳn chữ Nôm nên nó lấn át và ép chết chữ Nôm cũng là điều dễ hiểu, đây là quy luật sinh tồn chứ chẳng có ai chủ định bức tử chữ Nôm cả. Chữ Hán và tiếng Hán cũng rất khó học nên ngày càng ít người học và chung số phận với chữ Nôm (đừng nhầm thành tiếng Nôm nhé). Đúng ra ông tiến sỹ gì đó phải kêu gào là ai đã bức tử chữ khoa đẩu mới phải, vì nhiều tài liệu chỉ ra loại chữ đó mới là chữ Việt.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Suy rộng ra thế giới, một nửa châu Âu dùng chữ Latin, nửa kia dùng chữ hệ Slav, vậy ở châu Âu có ai kêu ca về sự "bức tử" không nhỉ? Và tại sao chữ Hy lạp (bây giờ người Hy lạp vẫn dùng hệ thống ký tự đó) không phát triển như hệ Latin nhỉ?
     
  10. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Bạn đang nói ở system-level language rồi :-). Nếu như bạn nói thì chẳng cần đẻ ra cái môn Data Structures làm gì :D

    Cũng tương tự, nhiều ngôn ngữ châu Âu dùng chung bảng chữ cái, đó là cấp thấp nhất. Nhưng ở cấp cao hơn (high-level) thì các ngôn ngữ này khác hẳn nhau, nhiều khi chẳng liên quan gì mấy.
     
  11. doanduythoai

    doanduythoai Mầm non

    Bản thân tôi không nói đến vấn đề miệt thị ngôn ngữ nào hay đề cao ngôn ngữ nào. Nếu bạn là dân chơi sách, tôi xin hỏi bạn, nếu trước khi có mẫu tự la tinh ấy, ông cha của bạn viết bằng gì? và bạn có biết vì sao ông bà ta lại đẻ ra cái gọi là chữ Nôm không? chữ Nôm chính là chữ viết âm chứ k viết hình kiểu tượng thanh giống như người Hoa nhé! xin bạn xem kỹ lại cho (nếu bạn biết chữ Nôm, và hiểu về chữ Nôm thì m lại còn trao đổi nhé!). Hơn thế nữa, bạn là người Việt. bạn có đọc sử người Việt không? Vậy bạn có biết chắc là các bản dịch Khâm Định,... Đại Việt thông sử,... ĐVSKTB, ĐVSKTB,................. còn nhiều thứ khác nữa, hoàn toàn đúng không? Nếu bạn k biết chữ Hán Nôm thì lấy gì khảo cứu. Rồi cả một giai đoạn văn học Nôm mà đỉnh cao là Nguyễn Du mà đến bây giờ cả thế giới tôn là Đại thi hào với tp Truyện Kiều? tôi đề nghị các bạn hãy xem chữ Hán là công cụ để chúng ta tìm về di sản dân tộc, ông cha chứ đùng gán ghép cho nó cái mã chính trị hay lòng tự tôn dân tộc j cả nhé! nếu bạn có tư duy tốt hơn thì xin suy nghĩ sâu một tí. Cahof bạn
     
    sannyas60 thích bài này.
  12. doanduythoai

    doanduythoai Mầm non

    vậy bạn k hiểu từ ngu muội k đồng nghĩa với từ ngu ngốc nhé!
     
    sannyas60 thích bài này.
  13. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Tôi học tiếng Nhật nên cũng có ít chữ Hán.

    Chữ Nôm thì không biết. Nhưng tôi đoán các cụ ngày xưa tạo ra chữ Nôm toàn bộ theo cách hình-thanh. Lấy gần âm phần sau ghép với bộ thủ để ra chữ. Ví dụ như chữ Nôm là gần âm với chữ Nam , ghép với bộ KHẨU để xác định nghĩa.

    Nếu đúng vậy thì gọi là mất gốc, bởi vì cái phần âm thanh phía sau còn gắn với cả hình nữa, chứ không phải ghép bừa. Như với chữ Nam phía trên thì hơi vô lí, vì thế thì chỉ người Nam mới biết nói thôi à.???cute_smiley81

    Các cụ thấy hoa đẹp ngắt về cắm lọ, được mấy bữa nó héo chết là đúng rồi.:rose:

    Suy nghĩ của mình là vậy. Mong bạn giải thích thật dễ hiểu đến cả đứa trẻ cũng hiểu được ấy...1yoyo23
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/9/16
    summer_akarda thích bài này.
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi thấy bạn @doanduythoai có vẻ rất coi thường chữ quốc ngữ vì thế đã vi phạm Nội quy thư viện nhiều lần, cụ thể viết tắt quá nhiều. Đây là lần nhắc nhở thư nhất bạn nhé. Cũng xin nhắc chung các bạn là cần giữ sự hòa nhã khi tranh luận, tránh dùng những từ đả kích các nhân.

    Chữ Nôm đã hoàn thành sứ mạng của nó và đã được thay bằng một thứ chữ dễ học hơn nhiều, điều đó không cần phải bàn cãi. Nếu bạn nào thích, cứ việc dùng chữ Nôm ngay tại topic này, cá nhân tôi rất hoan nghênh. :D

    Tuy vậy nhu cầu học chữ Nôm vẫn còn nhiều, bởi vì có rất nhiều tài liệu cổ đã được viết bằng chữ chữ Nôm cần được nghiên cứu, tuy nhiên những người làm công tác nghiên cứu đó chắc chắn cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong xã hội, và những người học chữ Nôm chỉ vì nhu cầu đọc chơi những tài liệu đó chắc còn hiếm hơn nữa.
     
    Derby and summer_akarda like this.
  15. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Nếu đọc văn bản nào cũng cần học chữ để đọc văn bản gốc thì chắc vài kiếp cũng không đủ.

    Để đọc Sếch xì pia chẳng hạn, phải học tiếng Anh hồi thế kỷ XVII

    Để đọc Platon phải học tiếng Hy Lạp hồi trước Công nguyên

    Muốn đọc mấy ông triết gia Đức thì đi học tiếng Đức hồi thế kỷ XVIII

    Muốn đọc Paolo Coelho thì học tiếng Brazil (viết vậy cho rõ vì nghe đồn tiếng Brazil hiện đại cũng khác với tiếng Bồ Đào Nha nhiều rồi) ...
     
    doanduythoai thích bài này.
  16. doanduythoai

    doanduythoai Mầm non

    Xin đính chính lại điều bạn Moderator đã đánh giá về comment của mình. bạn nói mình coi thường chữ quốc ngữ vậy cụ thể là trong luận điểm nào? Thứ hai, bản thân mình vẫn đang dùng chữ quốc ngữ, tuy nhiên vấn đề mình đang muốn nói là chữ Hán - Nôm vẫn cứ là một phương tiện cần thiết để chúng ta tìm về với văn hoá cổ của dân tộc, điều đó có gì sai? Mình đã nhắc lại rất nhiều lần, rằng các bạn đem vấn đề lòng tự tôn dân tộc để miệt thị chữ Hán - Nôm đó là một điều khiếm khuyết cho những người đọc sách. Bởi bản thân các bạn vẫn luôn dùng thứ chữ của Thực Dân còn gì?(chỉ là một sự so sánh chứ không phải tôi xem thường chữ Latin vì ngôn ngữ chúng ta bây giờ vẫn còn rất nhiều từ mượn của Khơ - Me, Thái,....). Cho nên, xã hội con người muốn phát triển cần phải phá bỏ rào cản ngôn ngữ. Đừng vì những suy nghĩ nhỏ mọn mà đánh mất đi tinh thần của cả một dân tộc. Đến đây thôi, mình nghĩ diễn đàn không phải là nơi dành cho mình vậy! Nếu bạn nào có nhu cầu hay vấn đề gì cần chỉ giáo, xin liên lạc với mình qua mail [email protected]. Thân chào!
     
  17. doanduythoai

    doanduythoai Mầm non

    Vấn đề là những tác phẩm bạn trích dẫn chỉ thuộc những chuyên môn nhất định. Còn ở đây đang nói đến di sản dân tộc. từ văn, sử,..................... của cha ông các bạn.
     
  18. doanduythoai

    doanduythoai Mầm non

    Chào bạn! Nếu bạn cho rằng chữ 喃 (nôm) được tạo thành hơi vô lý thì theo tôi bạn không nên bàn luận về chữ Nôm nữa. Còn bạn nói rằng các cụ tạo ra chữ Nôm là vì thấy hào nhoáng mà đem về "cắm bình thì thật sự bạn chưa hiểu rồi.
    Trước hết, tôi nói về thổ ngữ Việt ta được hình thành dựa trên sự vay mượn là chính mà cụ thể từ tiếng Mường, Hán, và đâu đó còn có Thái, Khơ me, Ấn độ,... vì những tiếng vay mượn của những ngôn ngữ khác không thể viết bằng tượng hình (vì thời xưa dân tộc ta dùng tiếng Hán làm quốc ngữ), cho nên để có thể viết được các âm đó họ phải vay mượn các bộ thủ (biểu ý) và các chữ (biểu âm) mà biểu đạt, vì khi cần đến các âm trùng với tiếng Hán họ vẫn sẵn sàng dùng (loại chữ A1 trong tiếng Nôm). Vậy nên bạn nói rằng các cụ "yêu hoa" và một sự nhầm lẫn đáng tiếc.
    Hơn nữa, các chữ mà ông bà ta vay mượn bộ phận chữ Hán để hình thành (chữ Nôm) chắc chắn là người TQ không thể nào đọc được. nếu có nhu cầu bạn tìm đến cuốn "Tìm về cội nguồn Chữ Hán" của Lý lạc Nghị, một GS ngôn ngữ Trung Quốc đã từng có mối quan hệ thiết yếu với giới trí thức Việt viết ra. Thân chào!
     
  19. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Nghĩa là các cụ thấy chữ Hán nào có âm gần giống với tiếng Việt thì bê nguyên vào, ->phép giả tá.
    Còn những tiếng vay mượn của Khơme, Mường, ... thì dùng phép hình-thanh để tạo chữ.
     
    doanduythoai thích bài này.
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Viết tắt là không tôn trọng người đối thoại, không nghiêm túc và tôi nghĩ cũng không tôn trọng thứ chữ bạn đang dùng. Tôi cài cả lời nhắc nhở của 1 Mod vào trong câu đó, vì bạn mới vi phạm lần đầu nên tôi chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, nếu bạn mà vi phạm thêm sau khi được nhắc nhở thì chúng tôi sẽ không nhắc nhở nữa mà sẽ dùng cách khác.
    Tôi cũng đã nói, chỉ một bộ phận nghiên cứu mới có nhu cầu và cần học chữ Hán-Nôm, chứ không thể đại chúng hóa được.
    Mọi sự cực đoan, dù theo hướng nào đều là điều không tốt. Nói một cách khách quan, thì chúng ta (nói ở diện rộng toàn xã hội) thường sẽ chọn cái gì tốt nhất, tiện lợi nhất để xử dụng, như bây giờ chũng ta sẽ dùng computer để đánh máy chứ không dùng máy chữ, mới nhất bây giờ thì sẽ có xu hướng dùng điện thoại di động để gọi điện thay vì điện thoại cố định. Chứ Nôm khi so với chữ quốc ngữ (latin) cũng trong tình cùng trạng như vậy.
    Xin nói với bạn, toàn bộ hệ thống tổ chức xã hội, hạ tầng xã hội của Việt Nam từ tổ chức chính quyền, hệ thống luật pháp, giáo dục, y tế, hệ thống giao thông, nhiều thành phố, thị xã là do thực dân Pháp thiết lập, quy hoạch, xây dựng lên, chứ chẳng riêng gì chữ quốc ngữ và chúng ta vẫn vô tư hưởng thụ đó thôi. Cũng cần nhớ rằng chữ quốc ngữ vẫn là tiếng Việt chứ không phải là tiếng nước nào khác, chỉ thay mỗi phương tiện để ký âm thôi.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này