Tâm sự Ai “bức tử” chữ Hán – Nôm?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 19/9/15.

Moderators: amylee
  1. TWINNA

    TWINNA Lớp 1

    Cái kiểu lý luận cái gì cũng có giá trị nào đó là kiểu lý luận rất cùn, ví như tất cả rác thải trong nhà còn có thể tái chế hoặc tái sử dụng không nên vứt đi, hay nhân viên ai cũng phải giỏi một thứ gì đó không nên sa thải một ai cả. Lý luận thì nghe có vẻ hợp lý nhưng thực ra nó vô cùng vớ vẩn.
    Bản chất của sự tồn tại và tiến bộ là chọn lọc những cái tốt nhất và cần thiết nhất chứ không phải toàn bộ những cái còn dùng được. Và chữ nôm chắc chắn không phải là thứ cần thiết nhất, nó cũng đã bị loại bỏ một cách vô cùng nhanh chóng đủ thấy nó yếu kém đến mức nào. Vì vậy không cần tiếc nuối làm gì cái thứ đã đi mượn lại còn vô dụng ấy.
    Còn để nói dùng chữ nôm cho việc nghiên cứu thì nói thiệt là tôi và tuyệt đại đa số người Việt còn sống không có nhu cầu và không thèm quan tâm.
    Vậy chữ nôm nên chết hẳn được chưa ?
     
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bạn lại quá cực đoan rồi. Có nhiều thứ chữ và ngôn ngữ trên thế giới đã chết hẳn rồi, mà có nhiều dự án khôi phục đó, tất nhiên chỉ những nhà nghiên cứu ngôn ngữ mới học chúng thôi, chứ không dùng được cho đại chúng nữa. Chữ Nôm chỉ chết hẳn khi tất cả sách, hay tài liệu đó vì lý do gì mất hết và không ai quan tâm đến nữa. Thực tế còn có cả một viện nghiên cứu về Hán-Nôm đó bạn, tôi không rõ mỗi năm đào tạo bao nhiêu sinh viên ngành Hán-Nôm, chắc cũng không ít lắm, bạn @lilypham có biết không? :D

    Đọc comment của bạn tôi lại nhớ đến chuyện có một bạn nêu ý kiến với BQT Thư viện là cần xóa sạch các ebook mà vô bổ, vớ vẩn, của những tác giả không có tiếng tăm trong Thư viện, chỉ để lại những sách, những tác giả nổi tiếng có giá trị (tất nhiên là có giá trị theo quan điểm cá nhân của bạn đó) và đương nhiên BQT không đồng ý. :D
     
  3. V*C

    V*C Lớp 4

    Nên bảo tồn chữ Nôm, thực tế hơn thì cho vào viện bảo tàng cho con cháu ngắm.
    Ai cũng có hoài niệm, tiếc nuối những cái xưa cũ, điều này đâu có gì sai, chỉ là không hợp với xu thế phát triển của thời đại ngày nay. Cái cũ sẽ chết để nhường cho cái mới, đấy là quy luật sinh tồn.
    Các cụ vẫn đang kêu gào ”Làng quê đang biến mất", nhưng vô vọng, công nghệ vẫn đang dần đi vào cuộc sống và không thể thiếu nó được. Hè nóng, dân quê làm bún riêu bằng máy xay sinh tố thay cho việc è cổ đâm giã.
    Thế mới nói, tưởng nhớ cái cũ, sử dụng cái mới. Thực tế hơn trên thư viện thì quăng anh PRC, dùng chú EPUB.
     
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [​IMG] Làm thế thì được bao nhiêu bún một ngày? Thực tế người ta dùng nhiều cách khác có năng suất cao hơn nhiều. Một trong các cách đó là dùng motor điện kéo 1 cái cối đúc bằng xi măng to, cái cối y hệt cái cối đá truyền thống mà hồi trước dùng sức người kéo ấy.
     
  5. V*C

    V*C Lớp 4

    Ngày xưa làm bún họ còn chế tạo cả cái dùng bằng chân để dậm lên dậm xuống nữa, nhìn mà mệt thấy bà.
    Nhưng bún riêu mà dùng máy xay cua, cảm giác ăn chẳng ngon bằng giã cối, giống như cá đồng kho niêu đất nấu củi ngon hơn hẳn inox nấu gas.
     
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ở Hà Nội xưa nếu cối nhỏ thì 1 người cầm 1 tay quay. Cối lớn thì dùng một cái giàng đứng kéo, có thể 2 người cùng kéo, nguyên tắc y hệt cái thanh truyền trong động cơ đốt trong ấy.

    Về bún cua, đúng là giã bằng cối đá ngon hơn xay máy. Ngay cả giò chả nếu dùng máy cũng không ngon bằng giã tay vì dùng máy sợi thịt sẽ vụn hết và giò chả mất độ dai.
     
  7. Ai biết chữ Hán-Nôm có thể xác thực giùm thông tin này không:

    "Bản chất chữ Nôm là dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt. Ví dụ đơn giản thế này: Tàu có một chữ Hán đọc là Cẩu, nghĩa là Chó chẳng hạn, thì các cụ nhà mình dùng chữ Cẩu đó để diễn tả cái Cầu trong tiếng Việt, vì phát âm hơi giống nhau, tuy nhiên để cho người ta hiểu chữ đó là cái Cầu chứ không phải Cấu hay Cậu, thì các cụ nhà mình thêm vào một chữ Hán mang nghĩa cái cầu nữa. Một người Tàu nhìn chữ Cầu ấy sẽ thấy hai chữ Hán mang nghĩa "Chó Cầu". Tóm lại, một chữ Nôm bao gồm ít nhất hai chữ Hán, một để phát âm và một để giảng nghĩa.
    ...
    Nói thế này mà ai chưa hiểu, thì để tôi lấy ví dụ qua tiếng Anh nhé, giả dụ như ta sáng tác chữ Nôm theo tiếng Anh, thì cái cầu sẽ là Cowbridge chẳng hạn. Cow đọc giống Cầu, thêm bridge là cái cầu, nên chữ cowbridge là cái cầu chứ còn cái gì nữa?
    Nói chung ai đọc được thứ chữ "Nôm Anh" này thì phải cực cực cực siêu tiếng Anh, chứ người bình thường thì chịu chết."

    Đã lược đi 1 số đoạn văn gợi đòn, mong mọi người phán xét bằng lý trí. :D
     
  8. Derby

    Derby Lớp 7

    "Gợi đòn"??? :D Mà chữ "cẩu" cũng là "chó" mà? Mình đọc sách viết cho trẻ thơ của Duyên Anh thấy gọi mấy đứa lúc đánh nhau mà cắn là dùng "cẩu quyền". :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/16
  9. V*C

    V*C Lớp 4

    Gợi đòn - Thiếu ”gạch" xây nhà, khi nào nào muốn dựng biệt thự thì choảng đôi câu chủ quan. Điều ấy cho thấy TN đang chuyển Chèo sang Cải Lương.
     
  10. Gợi đòn nghĩa là làm những hành động dễ gây ra mâu thuẫn.
    Cẩu là chó đúng rồi. Cậu có hiểu đoạn trên tớ trích không?

    Ý là chữ nôm được tạo ra bởi ít nhất 2 chữ hán. 1 chữ hán để phát âm, 1 để giảng nghĩa. Ví dụ tớ tạo chữ anh-nôm theo công thức trên nhé. Tạo chữ 'mây'. Thì tiếng anh lấy chữ 'may' vì phát âm gần giống 'mây', chỉ lấy để phát âm, không quan tâm nghĩa trong t.a. Sau đó lấy từ thứ 2 để giảng nghĩa là cloud. Vậy 'mây' trong chữ anh-nôm là maycloud. :D

    Nếu thật sự chữ nôm được tạo ra kiểu vậy thì vứt đi được rồi, nó là sự sáng tạo thất bại của các trí thức xưa.
     
  11. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    Dùng tiếng Anh lâu sẽ có được kinh nghiệm đó, suy luận nhiều khả năng là đúng dựa trên các từ gần giống, nhưng đôi khi "nhìn vậy mà không phải vậy", như ngày xưa học thi bị dính chữ butcher :D .
     
  12. NQK

    NQK Lớp 10

    Gọi đòn.

    Mà cuối cùng là ai bức tử? VC à?
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
  13. lilypham

    lilypham Lớp 12

    Lâu quá mới bị gọi tên. Em không học khoa Hán Nôm mà chỉ học khoa Trung thôi ạ, nên về chữ Hán cổ thì em có học 1 chút, nhưng chữ thầy cũng trả cô rồi, còn chữ Nôm thì em không được học ạ.

    Theo em được biết thì trường Khoa học Xã hội và Nhân văn thì có khoa Hán Nôm hoặc các bạn học khoa Văn cũng được học chữ Nôm và có cả môn - Văn học cổ nữa, nhưng chỉ những người nghiên cứu chuyên sâu thì mới rành chữ này thôi ạ.
     
    teacher.anh and 4DHN like this.
  14. V*C

    V*C Lớp 4

    Lúc ấy đang ê a Vờ Cờ.
     
  15. V*C

    V*C Lớp 4

    Các trường có khoa Ngữ Văn hay Lịch Sử đều có học qua môn Hán - Nôm, nhưng chỉ một kỳ nào đấy, cũng chẳng chuyên sâu, chỉ Nôm Na.
     
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    @V*C chơi không đẹp nhé, trích dẫn của người ta mà lại cắt đi cái đoạn cuối, đúng chỗ quan trọng nhất.
     
  17. V*C

    V*C Lớp 4

    Màn hình bé quá, ô gõ được tẹo, cứ tỉa loạn xạ, may mà còn bôi đen.
     
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cụ thể chuyên ngành đào tạo Hán-Nôm dạy gì? Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

     
  19. doanduythoai

    doanduythoai Mầm non

    Mình cũng xin nhắc lại rằng các bạn đã đi quá xa với tâm nguyện của các vị muốn đưa chữ Hán vào trường phổ thông. Ở đây tôi muốn nói rằng những thuật ngữ uyên áo của khoa học đều dùng từ Hán Việt, vậy nếu hs k có một kiến thức sơ đẳng về từ HV vậy xin hỏi họ sẽ hiểu thuật ngữ ấy như thế nào đây trong khi ngôn ngữ là phương tiện để tư duy?
     
  20. V*C

    V*C Lớp 4

    Tưởng bác dỗi vì các Mod nhắc lỗi viết tắt nên go out rồi.
     
    doanduythoai thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này