Thảo luận Ai biết ... giải thích giùm.

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Song Ngư, 5/10/13.

Moderators: amylee
  1. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Viện sĩ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Tuanvo bạn hỡi.Huy tôi sinh ra sau thời núi rừng có điện thay sao nên thú thực cũng chưa mục sở thị phương tiện giữ lửa đó của các cụ ngày trước.Chỉ tìm hiểu qua sách vở và như ngã thị văn:
    Tàu dùng một con Chó bằng rơm (con cúi) trong các lễ trừ tà. Chó rơm, khi đã bị đốt cháy rụi thì mọi chuyện xui xẻo đều tiêu hủy. Con chó rơm trong văn chương chịu ảnh hưởng triết lý Đạo giáo gọi là vân cẩu để biểu lộ tình phù du của sự vật. Chó trong những trường hợp ấy mang một tình cách thiêng liêng, huyền bí, trái ngược hẳn với sự thấp hèn của loài cẩu trệ trong ngôn ngữ thông thường của Tàu.
    Như vậy rơm đánh con cúi là tết rơm thành hình con chó.Còn có thật sự giống con chó không thì...chậc,cũng vân cẩu cả thôi.Có tài liệu nói tết rơm thành 1 nùi dài tạo hình con rồng (đã xung trận Khương Thượng tết Kỷ Dậu 1789) cũng gọi là con cúi.Dạng này Huy tôi đã thấy khi đi theo mấy chú soi cá soi ếch hay khi đưa ma ra nghĩa địa.Thôi thì cứ cho con cúi rơm giống hình vân cẩu vậy.Còn chỗ Huy tôi ngụ bây giờ người ta có bán con cúi,hay cu núi,hay còn gọi là lúi,giúi.Nó là loại chuột rừng,chuyên ăn măng tre,trúc.Lông to,đen hay xám,có hai nanh (răng dưới) dài,sắc.Thịt xào lăn chén ngon tản thần,tiết hoà rượu uống phê bá cháy.Nùi rơm quấn bậy quấn bạ cũng ra hình con này.
    Vậy đó tuanvo bạn hỡi.Chắc cũng khó để chỉ cho bạn thấy rơm con cúi thật.Nhưng bạn cứ tin rằng đã có nùi rơm đó theo gót chân người đi mở cõi bờ về phương Nam giúp họ xua muỗi như sáo thổi và đuổi cọp um trên rừng.Để có ngày xông vào đốt cháy nhà đạo kia và chém bay đầu quan hai nọ.Vậy hãy lấy một nùi rơm và...Đây là rơm con cúi.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  2. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,585 lần trong 1,092 bài

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của Wanderer Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nhớ mang máng là thời A-lết-xăng-đờ-rốt có chữ Chúa Blời (Chúa Trời), thuở các cha cố cầm thánh giá đi mở cõi. Bạn nào theo đạo Gia-tô vào xác nhận hộ cái. [​IMG]

    [/TD]
    [/TABLE]

    Chữ bạn cần xác nhận là đây:

    [​IMG]

    (A page from Alexandre de Rhodes' 1651 catechism in Latin and Quốc Ngữ, published in Rome)

    (Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    __________________

     
  3. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,585 lần trong 1,092 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Lại chuyện con cúi

    Trong bài Thuốc từ con lửng lợn, D.S Hữu Bảo viết như sau:

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Lửng lợn (Arctonyx collaris F. cuvier) thuộc họ chồn (Mustelidae), tên khác là chồn hoang, con cúi, là một loài thú hoang dã có thân hình hơi dẹp, dài 70-80cm, đuôi dài 20-25cm, trọng lượng 12-14kg, có thể đến 20kg vào mùa đông. Đầu thuôn nhỏ, mõm dài, tai tròn, mắt nhỏ. Chân khá cao, bàn chân có bản rộng cong, có móng vuốt dài. Bộ lông thô gồm lông gốc màu trắng đầu màu nâu, lông ở bốn chân và bụng toàn màu thẫm. Từ đầu đến mõm có một vạch rộng màu trắng. Má, cổ, viền tai đều màu trắng nhạt.

    Lửng lợn sống ở rừng núi Việt Bắc, khu bốn cũ, Tây Nguyên, các tỉnh miền Trung.

    Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, lửng lợn được dùng với tên thuốc là suyền hay chuyên gồm các bộ phận: thịt, xương, mỡ và mật.[/TD]
    [/TABLE]






    Nguồn:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link; và
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  4. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mọt sách

    Tham gia ngày: Sep 2007
    Bài gởi: 236
    Xin cảm ơn: 1,130
    Được cảm ơn 1,110 lần trong 261 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Cảm ơn bà con về những tìm tòi "con cúi" hay quá.
    Tôi có thắc mắc này từ lâu lắm nhờ bà con ra tay giúp giùm nhé

    "...Tay cầm bầu rượu nắm nem
    mải vui quên hết lời em dặn dò"

    Không biết cái "nắm nem kia là nem gì? Bánh đa nem? Hay là cái món thịt heo thái nhỏ thành dây dài rồi trộn với thính chăng. Cả hai món đều rất khoái khẩu nhưng như thế thì có vẻ "văn chương thực phẩm" quá. Nếu mà chỉ có thế thì câu thơ nói về đất nước con người (Lạng Sơn) trên chỉ ngang hàng với "nhớ vợ thương con thèm thịt chó" (nhớ, thương và thèm ngang hàng nhau).

    Khó hiểu quá!
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  5. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Banned

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Bài gởi: 162
    Xin cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 621 lần trong 162 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Cám ơn các Bác đã đóng góp ý kiến và nhất là Bác Cá Vàng ra công sưu tầm nghĩa của chữ "con cúi" trong Tự Điển và những hình ảnh của những con vật mang tên "con cúi"...

    Đã vậy Bác buiquochuy còn dẫn nhiều câu chuyện về "con cúi" được làm bằng rơm để đốt lên trong câu chuyện văn chương v.v... Nhưng tôi xin được hỏi Bác, "con cúi" trong đây có phải là "bó đuốc" không nhỉ!? Nếu đúng thì nó không xa lạ gì với tôi cả, vì hồi còn nhỏ, mỗi khi đi xem văn nghệ trên Huyện về khuya, đường về hôm nay vắng tanh, gập ghềnh đường đê tối tăm, tạt vào nhà tranh xin một bó lá dừa khô, bó lại thành cây đuốc rồi đốt lên soi đường về qua mấy cây cầu khỉ bắc trên những cái mương, bó đuốc khi tắt khi cháy, chập chờn như ánh ma trơi trong đêm tối âm u, mấy con chó thấy động cất tiếng sủa vang rộ lên cả xóm, nhờ vậy mà đỡ sợ ma, đường về nhà còn xa, bó đuốc làm bạn đồng hành xua trừ cơn sợ hãi... Hi! Hi!! [​IMG]

    Mấy Bác dẫn nhiều chuyện tích quá nên "lạc đề" rồi, chỉ có Bác phanthuha là còn "vớt vát" được ở câu hỏi, "quay trở lại v/đ con cúi là con gì?" Hổng lẽ mấy Bác nói "con cúi" của người đàn bà trong bài thơ lại to "tổ bố" như vậy sao? Theo tôi nhớ lại, thì có lẽ bài thơ này có tên là "Vũng Lội Làng Ngang" của cụ Nguyễn Khuyến. Và trong bài thơ "Dệt Cửi" của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, ở câu đầu đã có nói về "con cúi" trăng trắng!!?? (Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau). Mấy Bác nghĩ sao?

    Nói chuyện nghiêm chỉnh lại, vậy "con cúi" có phải là "con thoi" hay là "con suốt" trong nghề dệt vải không nhỉ! [​IMG]
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  6. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Viện sĩ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Hoá ra cái con cúi này cũng dòng dõi thế gia đáo - xđể nên có nhiều anh bốn cẳng lẫn...không có cẳng nào nhận mình là...con cúi.Từ chuột rừng tới lửng lợn,heo rừng nhỏ,tới con thoi con suốt..Ồ,thôi thì con cúi là...con cúi vậy.Muốn biết chính xác thì lên trển hỏi...ông Cuội.
    Goldfish bác hỡi.Chỗ Huy tôi người ta gọi con lửng là...con lửng,không gọi là cúi.Bác có dịp quá bộ đến tệ xá,có thể đãi bác món này.Nhưng hôm nay mời thì ngày kia bác hãy đến,vì cái anh lửng này mổ ruột ra thối um lên như lòng dạ Lý Thông,phải đào hố thả xuống đó qua đêm mới lấy lên chế biến được.
    Haphuong2007 bác hỡi.Cái nem của xứ Lạng bác lại vờ vịt nghễnh ngãng ra bánh đa nem chi rứa.Mà bác cắt cút cùn cụt cái thi tứ của chàng lãng tử rồi bác théc méc.Người ta dạo phố Kỳ Lừa,bá cổ nàng Tô Thị,mỏi chân ngồi ở chùa Tam Thanh rồi giở bầu rượu nắm nem ra chén chú chén bác chén bá phát mới quên lời em dặn mua...mấy món hàng Tàu buôn lậu ở Hang Dơi.Cái nhà bác này hay khơi lại nỗi đau của người ta.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  7. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    "Cái quần" và "con cúi" trong bài Vũng lội làng Ngang

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,585 lần trong 1,092 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]"Cái quần" và "con cúi" trong bài Vũng lội làng Ngang


    Trong bài Vài nhận xét về bút pháp Trà Lũ, tác giả Võ Kỳ Điền tán đồng ý kiến của nhà văn Trà Lũ, rằng "đàn bà đến đó vén váy lên", nghĩa là đàn bà đến “Vũng lội làng Ngang” vén váy chứ không phải vén quần (vén “váy” mới thấy “con cúi”?). Tác giả còn cho rằng “ngoài Bắc thời Nguyễn Khuyến gọi con heo là con con cúi”, nhưng “tại sao lại trăng trắng” thì “Có vị nào biết được, xin được chỉ giáo, thành tâm đa tạ”.

    Xin mời các bạn đọc trích đoạn sau:

    “Khi bàn về cái váy của dân tộc, chúng ta thấy nhà văn cực kỳ thông minh và bén nhạy, chúng ta cùng cười xòa khi Trà Lũ nhắc tới bài thơ Vũng Lội Làng Ngang của Nguyễn Khuyến.

    Bài thơ đó như vầy :

    -Ðầu làng Ngang có một chỗ lội
    Có đền ông Cuội cao vòi vọi
    Ðàn bà đến đó vén quần lên,
    Chỗ thì đến háng, chỗ đến gối,
    Ông Cuội ngồi trên mỉm mép cười,
    Cái gì trăng trắng như con cúi


    Thời cụ Nguyễn Khuyến, đàn bà Bắc Kỳ vẫn còn mặc váy. Rõ ràng cụ bà mặc váy. Chữ vén quần trong bài thơ tôi ngờ là nhà in chép sai. Tiếng VN nói vén váy chứ không nói vén quần bao giờ. Lại nữa, theo mạch văn, nếu mặc quần mà xắn lên thì Ông Cuội chỉ thấy bắp đùi là cùng, không thể thấy con cúi được, do đó câu trên phải là "đàn bà đến đó vén váy lên" Ôi chao, cái váy làm phiền Ông Cuội và cụ Nguyễn Khuyến quá..

    Nhận xét trên của nhà văn Trà Lũ thật là tinh tế, sự thật là -vén váy chớ không phải vén quần. Nhưng câu thơ viết -đàn bà đến đó vén váy lên, nghe không được, vén quần lên, êm tai hơn. Tiếc một điều, thơ văn VN mình vào cuối thế kỷ 19 chưa có trường phái "Bút Tre", trường phái nầy sanh sau đẻ muộn, mãi đến thời văn minh Xã Hội Chủ Nghĩa mới phát minh ra lận. Dù sao thì váy và quần hình thức tuy có khác nhưng nội dung giống nhau, mặc để che kín phần dưới con người. Có điều nhà văn Trà Lũ không giải nghĩa cho chúng ta hiểu chữ con cúi, nhắc tới con cúi thì ông Cuội cười trước, chúng ta cười sau... Cứ xúm nhau tưởng tượng rồi cười, cười mà không hiểu rõ, con cúi là con gì? Tôi tò mò lật tự điển Lê văn Ðức và Lê Ngọc Trụ, rồi Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của, đọc rõ tự điển ghi con cúi có 4 nghĩa:

    1/ cá cúi: cá có nhiều mỡ như heo biển
    2/ heo cúi: con heo
    3/ con cúi: rơm cổ vấn dài để làm hỏa mai.
    4/ bông cán bắn ra rồi, xe tròn từng con dài để mà kéo chỉ = cũng hiểu là con heo.

    Như vậy dầu là rơm vấn để làm mồi lửa hay là bông vải vấn tròn để xe chỉ (cả hai đều có hình dáng con heo), bốn nghĩa cũng là con heo. Con heo và thịt heo, tiếng Tây là cochon, là porc. Từ chữ cochon có chữ cochonner (làm bậy) cochonnerie (dơ dáy, bẩn thỉu, thô tục) Từ chữ porc ra chữ porno, pornographie: dâm ô, dâm uế.. Việt Nam hay Tây dù là nghĩa nào thì cũng là con heo, đồ con heo với chuyện con heo... xấu thiệt là xấu, nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

    Trong quyển Người Tù Khổ Sai Papillon, bản tiếng Pháp, tôi nhớ có đoạn ông Papillon khi bị giam ở quần đảo Guyane thuộc Pháp, có nhắc đến chuyện mượn con heo của một người tù Bắc Kỳ (Tonkinois) mà người tù nầy gọi con heo nhỏ của ông ta là "con cui". "Con cui" ủn ỉn đi trước, Papillon lò dò theo sau từng bước, thì tránh được nguy hiểm, khỏi lọt xuống các bãi sình vắt võng xung quanh trại giam, trốn thoát được ra ngoài. Ông Papillon đã dùng chữ "le con cui" rõ ràng trong tác phẩm. Tôi đọc ngang đây thì biết rõ ông Papillon viết đúng sự thật, không hề thêu dệt như một số nhà văn ngồi nhà mà tưởng tượng... Ông không dùng chữ annamite và cochon, mà dùng chữ "Tonkinois" và "con cui" trong câu chuyện. Trong Nam hồi tôi còn nhỏ, nghe mấy bà hàng xóm thường nói -chiều rồi phải lo cho heo cúi ăn. Như vậy ở ngoài Bắc thời Nguyễn Khuyến gọi con heo là con con cúi là đúng. Nhưng con heo của Papillon là heo Việt Nam, loại heo mọi nhỏ và đen, còn heo của Nguyễn Khuyến, tại sao lại trăng trắng, thiệt tình tôi không biết. (heo Việt Nam bây giờ trắng to là giống heo ngoại quốc mới nhập cảng sau nầy). Có vị nào biết được, xin được chỉ giáo, thành tâm đa tạ”.


    (Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Hình như trong bản Việt dịch Papillon - Người tù khổ sai (bản ebook tải tại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) không có “con cúi” mà chỉ có “con heo”. Có lẽ “le con cui” đã được dịch là “con heo”. “Con cui” theo như cách gọi của “một người tù Bắc Kỳ”, trong nguyên tác Papillon, có thể là một giống heo địa phương (Guyane – Nam Mỹ) chứ chưa chắc là loại “heo mọi nhỏ và đen” của miền Bắc như lời Võ Kỳ Điền. Dù vậy, qua phần trích ở trên, ta có thể tạm tin rằng, trước kia ở miền Bắc, con heo cũng được gọi là con cúi, hoặc một giống heo nào đó (chắc không phải con lửng lợn hay con chuột rừng) có tên là con cúi. Nhưng, suy luận chỉ là suy luận! Còn sự thực thì con cúi là con gì? Rất mong được các bạn đóng góp ý kiến thêm.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  8. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    “Cúi” là tiếng Việt cổ có nghĩa là con heo?

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,585 lần trong 1,092 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]“Cúi” là tiếng Việt cổ có nghĩa là con heo?

    Chúng tôi mới tìm thấy bài Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp (phần 3) của Nguyễn Cung Thông, trong đó có đoạn đề cập đến từ “cúi” mà chúng tôi xin được trích đăng nguyên văn dưới đây:

    “Hợi HV so với giọng BK bây giờ là hài, QĐ là hoi6. Âm cổ phục hồi có dạng *goi/kui - liên hệ của hợi và heo có thể thấy được qua tiếng Mường củi/kun/kul: phụ âm đầu h-k cùng vị trí phát âm nên dễ hoán chuyển cho nhau như hữu-có, hồ-cò (hồ cầm là đàn cò), Hùng-khun (vua/thủ lãnh dân Mường), Hán-khan (lãnh tụ), hộ-cửa, hơi-khói/khí, hầu-khỉ, hoá-của … Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (Huỳnh Tịnh Của, 1895) còn ghi là “..cá cúi: thứ cá biển nhiều mỡ như heo, cũng gọi là heo biển; Heo cúi: tiếng đôi nghĩa là con heo..” (trang 201). Gỏi có thể đã từng làm bằng thịt heo, nhưng nghĩa đã mở rộng để chỉ cá, tôm, gà … trộn với rau. Theo Jerry Norman (sđd) thì gỏi có nghĩa là heo (tiếng Việt Cổ)?? Không những Hợi liên hệ đến heo/lợn qua tiếng Mường hay Việt Cổ nhưng tàn tích có thể hiện diện trong vốn từ TH hiện đại. Có vài chữ mà theo người viết là các dạng khác nhau của Hợi hay *hị và *hệ (so sánh với các biến âm thi/thơ/thư, kỳ/cờ, thị/chợ, li/rời, di/dời, vị/bởi, ti/tơ, bị/bới/búi…). Chữ hê/hề/hệ với giọng BK bây giờ là xi1, hei1, sik1 QĐ viết bằng bộ khuyển hợp với chữ hí/hô/huy HT có nghĩa là con heo - chữ này rất ít thấy1 (hiếm). Một chữ nữa thường gặp hơn là hí HV so với giọng BK bây giờ là hei1, héi viết bằng bộ thỉ hợp với chữ hi HT – cũng chỉ con heo/lợn nhưng không thông dụng bằng các chữ khác như trư, thỉ, trề, ba … Vết tích của liên hệ hợi-cúi còn thấy trong chữ hui1 BK (hay hôi/huy/khôi HV) viết bằng bộ thỉ hợp với chữ thổ1 bên phải nghĩa là con heo. Tiếng Thái bây giờ gọi năm Hợi là bpee goon - để ý dạng cun là con heo của tiếng Mường – cho thấy tiếng Thái vẫn còn duy trì một số tiếng Việt Cổ và là một dây nối quan trọng để hiểu rõ hơn nguồn gốc tên 12 con giáp”.

    (Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Bài này… hơi bị khó! Chúng tôi tạm rút ra kết luận là: “cúi” là tiếng Việt cổ có nghĩa là con heo. Chúng tôi không biết kết luận như vậy có đúng với ý của tác giả hay không? Mong được các bạn góp ý.

    -----------------
    Các chữ viết tắt: HV (Hán Việt), BK (Bắc Kinh), QĐ (Quảng Đông), HT (Hài thanh). Các chữ chúng tôi đoán là gõ sai: hoi6 (hôi), xi1 (xí), hei1 (héi), sik1 (sík), húi (hui1).
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  9. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Banned

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Bài gởi: 162
    Xin cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 621 lần trong 162 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của goldfish Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    "Cái quần" trong Vũng lội làng Ngang

    ......................

    Nhận xét trên của nhà văn Trà Lũ thật là tinh tế, sự thật là - vén váy chớ không phải vén quần. Nhưng câu thơ viết -đàn bà đến đó vén váy lên, nghe không được, vén quần lên, êm tai hơn. Tiếc một điều, thơ văn VN mình vào cuối thế kỷ 19 chưa có trường phái "Bút Tre", trường phái nầy sanh sau đẻ muộn, mãi đến thời văn minh Xã Hội Chủ Nghĩa mới phát minh ra lận. Dù sao thì váy và quần hình thức tuy có khác nhưng nội dung giống nhau, mặc để che kín phần dưới con người.

    ......................

    [/TD]
    [/TABLE]

    Theo bài viết của nhà văn Trà Lũ, bài thơ trên của cụ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) cho rằng: "Đàn bà đến đó vén váy lên", chớ không phải vén quần. Đọc ngay câu đó, tôi nghĩ chắc ông Trà Lũ không biết câu ca dao này vào thời vua Minh Mạng, mà cụ Nguyễn Khuyến viết bài thơ "Vũng Lội Làng Ngang" vào thời đó. Bài ca dao tôi nhớ như sau:

    Tháng tám có lệnh vua ra,
    Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
    Không đi thì chợ không đông,
    Đi thì phải mượn quần chồng sao đang.
    Có quần ra quán bán hàng,
    Không quần ra đứng đầu làng quan trông.

    Và tôi sưu tầm được một bài viết trên mạng, nói về "cái váy" và "cái quần" liên quan đến bài thơ trên....

    -------------------------

    BÀN VỀ MỘT BÀI CA DAO THỜI MINH MẠNG
    ĐÀO ĐỨC NHUẬN

    Cái váy của người đàn bà đất Bắc không biết xuất hiện từ bao giờ, nhưng đến khi nhà Minh xâm lăng Việt Nam vào năm 1414, thì ngay sau đó "bọn Hoàng Phúc muốn bắt dân ta đồng hóa với người Tàu, cấm con trai con gái không được cắt tóc, đàn bà con gái phải mặc áo ngắn quần dài theo kiểu người Tàu, nghĩa là không được mặc váy như trước . . ." (ĐLQT, tr.206).

    Váy là đồ mặc che nửa thân người phía dưới của người đàn bà xứ Bắc ngày xưa. Nó có hình thức gần giống như cái skirt (Mỹ) hay cái jupe (Pháp) của người phụ nữ Tây phương thường mặc. Và đúng như người bình dân của ta đã mô tả trong một câu đố như sau:

    Vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu,
    Bên ta thì có, bên Tàu thì không.

    Đến năm Cảnh Trị thứ 3 (1665) đời vua Lê Huyền Tông (1663-1671), nhà vua lại ra sắc dụ cấm đàn bà con gái mặc quần theo kiểu Tàu mà trở lại mặc váy theo y phục truyền thống của dân tộc.

    Vậy là, sau 250 năm, người đàn bà xứ Bắc lại mặc váy như trước thời kỳ bị quân Minh xâm lược bắt phải đồng hóa theo kiểu ăn mặc của đàn bà Tàu. Đó là tình trạng ở đất Bắc tức từ Thanh Hóa trở ra. Tình trạng ở phía nam đèo Ngang tức từ Quảng Bình trở vào lại khác.

    Số là, vào năm 1558, Nguyễn Hoàng được vua Lê cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa rồi sau đó cho kiêm nhiệm trấn thủ đất Quảng Nam. Nguyễn Hoàng lúc đầu còn phải ra vào đất Bắc để phục vụ cho vua Lê, nhưng đến năm 1559 cuối đời vua Lê Thế Tông (1573-1599), Trịnh Tùng xưng vương hiệu là Bình An Vương lập nên phủ Chúa và vua Lê chỉ còn hư vị thì ngay năm sau (1600), Nguyễn Hoàng cũng lo củng cố và xây dựng đất Thuận Hóa rồi sau đó là đất Quảng Nam để đối đầu với chúa Trịnh ở đất Bắc. Đến khi Nguyễn Hoàng mất (1613), con là Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) lên thay, Nguyễn Phúc Nguyên tự bổ nhiệm quan lại để cai trị đất Đàng Trong, không còn nhận quan lại của vua Lê và chúa Trịnh gởi vào nữa. Tuy nhiên, đến đời chúaNguyễn Phúc Trú (1725-1738) các chúa Nguyễn vẫn chỉ xưng quận công hay quốc công và vẫn tuân theo một số luật lệ và phong tục của đất Bắc. Đến đời Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), Khoát mới xưng vương gọi là Võ Vương (1744) đúc ấn quốc vương, định triều nghi và đưa ra một số cải cách để chứng tỏ sự tách biệt hoàn toàn với đất Đường Ngoài, chẳng hạn:

    "Vào khoảng năm 1744 chúa Võ Vương ở phương Nam bắt dân gian cải cách y phục. Theo giáo sĩ Koffler thì chúa bắt bỏ lối quần áo thô bỉ của người đường ngoài, mà châm chước theo lối quần áo của người Tàu. Có lẽ từ bấy giờ, người đàn bà đường trong bắt đầu mặc áo gài khuy và mặc quần, mà không mặc áo thắt vạt và mặc váy như người đường ngoài nữa". (VNVHSC, tr.173)

    Vậy có thể nói, từ đời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát trở về sau, cách ăn mặc của người Đàng Trong lại giống như cách ăn mặc của người Đàng Ngoài thời kỳ trước khi vua Lê Huyền Tông ra lệnh bỏ lối phục sức theo kiểu nhà Minh, hay nói một cách khác, trong lúc phụ nữ Đàng Trong dưới quyền chúa Nguyễn mặc quần dài 2 ống thì người phụ nữ Đàng Ngoài dưới quyền vua Lê chúa Trịnh lại mặc váy.

    Đến khi nhà Nguyễn dựng đế nghiệp (1802), để thống nhất việc ăn mặc cho cả nước, vua Minh Mạng (1820-1840) đã hai lần ra sắc dụ bắt dân chúng Đàng Ngoài phải thay đổi cách ăn mặc theo người Đàng Trong. Việc cải đổi y phục của vua Minh Mạng đã gặp phải sức kháng cự của người dân Đàng Ngoài bằng hành động bất tuân phục và đặt ra những bài hò vè để chế diễu phản đối.

    Trong tác phẩm Đất Lề Quê Thói, tác giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu đã viết về vấn đề này như sau:

    Người xứ Bắc vốn không qui phục nhà Nguyễn... lại gặp phải chính sự hà khắc cấm đoán cả về y phục, trái với lẽ thường, dân mất váy lần này có câu ca rằng:

    Tháng chín có chiếu vua ra:
    Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
    Không đi thì chợ không đông,
    Đi ra bóc lột quần chồng sao đang.
    Có quần ra quán bán hàng,
    Không quần đứng nấp đầu làng trông quan
    (Đất Lề Quê Thói, tr. 207-208)

    .......................

    Bài ca dao nầy có liên quan đến một sắc chỉ của vua Minh Mạng triều nhà Nguyễn về việc cải cách y phục cho nhất thống từ Bắc chí Nam...

    "Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 184 ghi lại chiếu dụ của vua Minh Mệnh ban hành vào năm Minh Mệnh thứ 18, năm Đinh Dậu (1837) như sau:

    "Từ sông Gianh ra Bắc, trước đây vẫn còn ăn mặc theo hủ tục. Trẫm đã ra lệnh đổi y phục như từ Quảng Bình trở vào để phong tục thuần nhất. Lại ban hạn rộng rãi để ai nấy có thì giờ khâu may. Nhưng đến nay, kể đã ngoài 10 năm, mà ở Đàng Ngoài bọn ngu phu, ngu phụ vẫn cứ chần chừ chưa chịu đổi thay. Từ Quảng Bình trở vào Nam, hết thảy đã ăn mặc theo lối nhà Hán, nhà Minh, mũ mãng, áo quần đều chỉnh tề, tươm tất. Dân Bắc Kỳ cứ ăn mặc theo lối cũ. Đàn ông, con trai đóng khố, đàn bà, con gái mặc áo vạt khép vào nhau, dưới thì mặc váy. Như vậy đẹp xấu ra sao, mọi sự đã rõ. Một số nơi đã theo thói hay. Nhưng nhiều nơi vẫn duy trì hủ tục, phải chăng cố ý trái lệnh của Trẫm. Nay truyền cho các viên tổng đốc, tuần phủ, bố chánh, án sát các tỉnh phải giải thích, khuyên nhủ cho dân biết rõ ý của Trẫm. Lại ban hạn trong năm nay tất cả phải thay đổi quần áo. Nếu năm tới còn có kẻ nào ngoan cố áo quần, phải trị tội thật nặng". (chép theo Hoàng Hải Thủy).

    Trong tác phẩm Xã Hội Việt Nam, tác giả Lương Đức Thiệp đã nhắc đến vấn đề này như sau:

    Dưới triều vua Tự Đức cũng có lệnh cấm đàn bà đường ngoài mặc váy. Câu ca dao sau đây đã đánh dấu việc cải cách y phục này:

    Tháng tám có chiếu vua ra
    Cấm quần, cấm áo người ta ngại ngùng
    Không đi thì chợ không đông
    Đi ra bóc lột quần chồng mà mang
    Có quần thì ra đứng đàng
    Không chồng (?) ta đứng đầu làng nghé quan.

    (XHVN, tr.252)

    Như đã được trình bày ở trên, sự kiện thay đổi y phục xảy ra vào thời vua Minh Mạng (1820-1840) chứ không phải dưới thời vua Tự Đức (1848-1883) như Lương Đức Thiệp đã nói đến trong tác phẩm Xã Hội Việt Nam của ông.

    Dân chúng Bắc Thành, nhất là từ Thanh Nghệ trở ra, xưa mặc váy chứ không mặc quần (hai ống) như dân chúng Nam Hà thời các chúa Nguyễn. Đến thời Minh Mạng nhà vua bắt dân chúng Bắc Hà mặc quần 2 ống, tức không cho mặc váy, nên bị dân chúng phản ứng bằng bài ca dao mỉa mai nói trên.

    Đồng thời với bài ca dao trên đây, ở vùng Thanh Nghệ còn lưu truyền bài vè sau đây:

    Bước sang năm mới bình yên,
    Chiếu vua hạ truyền:
    Cải dịch y phục,
    Quan huyện đã giục,
    Lý trưởng, mục, tiên,
    Lệnh vua đã truyền,
    Bắt dân mặc cả.
    ...............
    Mai phiên chợ Trai,
    Phải mượn quần chồng.
    Đã cực trong lòng,
    Lại thêm xấu hổ.
    Không đời mô chộ
    Ăn mặc ra ri.
    Anh bước chân ra đi,
    Không quần mà có áo.
    Bắt từ ông lão,
    Cho đến gái thanh tân,
    Thân lại lập thân
    Một người hai bộ.
    ..............

    Như ở trên ta đã thấy, đối với dân gian, viết sử không phải chỉ là ghi lại sự kiện : “Tháng Chín có chiếu vua ra: Cấm quần không đáy” mà phần quan trọng chính là phần phê phán, phần nói lên cảm tưởng, thái độ của dân gian đối với sự kiện : “người ta hãi hùng”, “Có quần ra quán bán hàng, Không quần ra đứng đầu làng trông quan!”. Chính cái phần phê phán, cái phần cảm tưởng này mới giúp ích nhiều cho các nhà xã hội học, các nhà sử học về sau.

    (Trích trong Tản Mạn Về Ca Dao Lịch Sử)
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  10. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Cái váy và cái quần của các bà

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,585 lần trong 1,092 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]
    Cái váy và cái quần của các bà


    Tác giả: Nguyễn Dư

    T
    [FONT=&quot]huở còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, được học bài Hai bà Trưng: [/FONT]

    Bà Trưng quê ở Châu Phong[FONT=&quot]
    Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên
    ...
    Hồng quần nhẹ bước chinh yên
    Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành ...[/FONT]
    [FONT=&quot]Nghe thầy giảng lúc ra trận hai bà mặc hồng quần, nghĩa là quần đỏ.

    Cả lớp khoái chí, cười khúc khích.
    Sau này đọc sách thấy nhiều học giả đồng ý với thầy.

    Hồng quần: quần chính nghĩa là cái váy, cái xiêm, phụ nữ xưa mặc quần đỏ. (Đinh Xuân Lâm và Chu Thiên ,Đại Nam quốc sử diễn ca, Văn Học, 1966, tr. 87 ).

    Hồng quần: đàn bà (xưa mặc quần đỏ). (Hoàng Xuân Hãn, tập 2, Giáo Dục, 1998, tr. 77).

    Hồng quần: quần đỏ (tức con gái). (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển).

    Hình ảnh hai bà Trưng mặc quần đỏ dẹp giặc đẹp quá!
    Đẹp quá hoá ra ... đáng ngờ!

    Theo truyền thuyết thì thời Hùng Vương, đàn ông Việt Nam đóng khố, đàn bà mặc váy kín (váy chui) hoặc váy mở (váy quấn). (Thời đại Hùng Vương, Khoa Học Xã Hội, 1976, tr.177).
    Sử nước ta lại cho biết thêm:

    Năm 1414, nhà Minh cấm con trai con gái không được cắt tóc; đàn bà con gái thì mặc áo ngắn quần dài, hoá theo phong tục phương Bắc. (Đại Việt sử kí toàn thư).

    Nhà Minh muốn đồng hóa dân ta, cấm đàn bà con gái nước ta mặc váy, bắt phải mặc quần như người Tàu.

    Năm 1428 Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh, giành lại độc lập cho đất nước.

    Sử không cho biết cách ăn mặc của dân ta dưới thời Lê Thái Tổ và mấy triều vua kế tiếp.

    Thời tự chủ, với ý quyết xoá bỏ hết tàn tích nô lệ về y phục, vua Lê Thần Tông niên hiệu Thịnh Đức năm đầu (1653) định phép ăn mặc cho quan dân. Vua Lê Huyền Tông niên hiệu Cảnh Trị thứ ba (1665) cấm đàn bà con gái không được mặc áo có thắt lưng và mặc quần có ống chân (nghĩa là bắt buộc phải mặc váy).(Nhất Thanh, Đất lề quê thói, Đại Nam, tr. 206).

    Vào khoảng năm 1744 chúa Võ Vương ở phương nam bắt dân gian cải cách y phục. Theo giáo sĩ Koffler thì chúa bắt bỏ lối quần áo thô bỉ của người đường ngoài, mà châm chước theo lối quần áo của người Tàu. (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, Bốn Phương, 1961, tr. 173).

    Chúa Võ Vương muốn "Triều đình riêng một góc trời, gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà" (Kiều), độc lập đối với vua Lê chúa Trịnh đàng ngoài nên ra lệnh bắt đàn bà đàng trong phải ăn mặc như Tàu. Vì chúa muốn"Thà làm tôi thằng hủi hơn chịu tủi anh em", mà các bà đàng trong phải mặc quần.

    Vua Minh Mạng đi xa thêm một bước nữa: [/FONT]

    Tháng tám[FONT=&quot](có chỗ hát tháng chín) có chiếu vua ra
    Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
    Không đi thì chợ không đông
    Đi thì bóc lột quần chồng sao đang.[/FONT]
    [FONT=&quot]Thật ra thì chưa chắc đã là tháng tám hay tháng chín vì sử nhà Nguyễn chép: tháng 10 năm 1828, truyền đổi cách ăn mặc từ sông Gianh trở ra Bắc. (Quốc triều chính biên toát yếu, Thuận Hoá, 1998, tr. 188).

    Quần không đáy, "vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu, bên ta thì có bên Tàu thì không", tức là cái váy. Minh Mạng bắt cả đàn bà đàng ngoài mặc quần, cấm mặc váy.

    Trên lí thuyết thì từ năm 1828 đàn bà cả nước ta đều phải mặc quần theo ý muốn của nhà vua.

    [/FONT][FONT=&quot]Nhưng thực tế thì ra sao?

    Thực tế thì "phép vua thua lệ làng". Đằng sau luỹ tre xanh, mọi chuyện trong nhà ngoài xóm đều được dàn xếp theo bộ luật bất thành văn "lệnh ông không bằng cồng bà". Vua nói vua nghe, váy bà bà mặc. Minh Mạng làm sao mà đụng được vào cái váy của các bà nhà quê đàng ngoài! Trong lúc tỉnh thành xôn xao kháo nhau cởi váy mặc quần thì thôn quê miền Bắc vẫn khư khư giữ cái váy. Cho mãi đến những năm 1940 vẫn còn cảnh: [/FONT]

    Quanh bếp ấm nồi bánh chưng sùng sục[FONT=&quot]
    Thằng cu con dụi mắt cố chờ ăn
    Đĩ nhớn mơ chiếc váy sồi đen rức
    Bà lão nằm tính tuổi sắp thêm năm
    (Anh Thơ, Đêm ba mươi tết, 1941)[/FONT]
    [FONT=&quot]Cái váy của ta cứ âm thầm "Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi"(Phạm Duy). Nhiều phen được vua yêu, lắm lúc bị chúa ghét! Cái váy cứ nhẫn nhục bám lấy các bà mà tồn tại.

    Thế mà hai bà Trưng đã tung ra mốt mặc quần từ những năm 40-43, nghĩa là gần 14 thế kỉ trước khi nhà Minh ra lệnh bắt đàn bà nước ta mặc quần, gần 18 thế kỉ trước khi vua Minh Mạng cấm mặc váy!

    Đầu thế kỉ 20, đàn bà nước ta "quần phần nhiều mặc quần sồi, lĩnh thâm, đôi khi cũng có người mặc quần nhiễu đỏ; ở Nam kỳ và Trung kỳ thì người phong lưu mặc quần nhiễu trắng, chốn quê mặc quần vải xanh".(Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Tổng hợp Đồng Tháp,1990, tr. 330).
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Đến khoảng 1938, dân ta "quần thì chỉ dùng sắc trắng và nâu. Những người già cả mà giàu sang thì ngày hội hè tết nhất mới dùng quần đỏ". (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, sđd, tr. 173).

    Hai bà Trưng nhìn xa, đi trước thiên hạ hay cái quần của hai bà ... có vấn đề?

    Bàn về quần, trước hết phải đặt câu hỏi quần là cái gì? Chết thật! Ngần này tuổi đầu mà không biết quần là cái gì à?

    Quần (chữ hán, bộ y) được Huỳnh Tịnh Của và Đào Duy Anh định nghĩa là đồ để che phần dưới thân thể.

    Tự điển Génibrel dịch chữ quần là pantalon (quần dài), culotte (quần đùi), jupe (váy đàn bà), vêtement descendant depuis les reins jusqu'aux pieds (đồ mặc che từ eo xuống đến chân).
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Quần được Thiều Chửu dịch là cái quần, cái xiêm.

    Đang tìm hiểu cái quần lại bị vướng vào cái xiêm. Vậy xiêm là cái gì?

    Xiêm là áo choàng che trước ngực (Thiều Chửu), áo che đàng trước (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển), cái váy (Đào Duy Anh, Từ điển truyện Kiều), đồ bận dưới, cái củn (củn là đồ bận trên), cái váy (Huỳnh Tịnh Của), jupe (váy dài), jupon (váy ngắn), vêtement inférieur (đồ mặc che phần dưới) (Génibrel), manteau (áo choàng) (Gustave Hue).

    Đúc kết các định nghĩa trên, chúng ta hiểu rằng xiêm là cái áo choàng, áo mặc ngoài. Xiêm ngắn, chỉ che phần trên thân thể, thì chỉ có một tên gọi là xiêm. Xiêm dài (che cả phần dưới thân thể) thì ngoài tên xiêm, còn được gọi là quần, hay váy.

    Quần là chữ dùng để chỉ đồ mặc che phần dưới thân thể. Quần được dùng cho cả đàn ông và đàn bà. Quần có thể là cái sa rông của người Miên, cái kilt của người Ecosse ... Đàn ông và đàn bà Tàu đều mặc quần hai ống, cho nên quần đàn ông hay quần đàn bà Tàu đều là ... quần (như cách hiểu ngày nay).

    Chỉ có cái quần đàn bà Việt Nam mới lận đận, rắc rối.

    Ngày xưa (tạm cho là trước thời thuộc Minh) đàn bà nước ta không mặc quần. Thế à? Các bà không mặc quần hai ống như ngày nay mà chỉ mặc váy thôi.

    Chữ quần (hán), chỉ đồ mặc để che phần dưới thân thể của đàn bà Việt Nam ngày xưa, phải được hiểu và phải được dịch nôm là cái váy để khỏi nhầm lẫn với cái quần đàn ông.

    Điều này đã được tranh dân gian Oger (1909) chứng minh rõ ràng hơn qua một tấm vẽ đàn bà mặc váy. Tranh được ghi chú bằng chữ hán nôm "dã phụ y thử quần, tục danh quần đùm" (váy của đàn bà nhà quê, tục gọi là váy đùm). Người đàn bà trong tranh mặc váy, do đó chữ quần (hán) phải được dịch (nôm) là váy. Váy đùm là váy buộc túm cạp lại.
    [​IMG]

    Dường như chỉ có văn học mới dùng hồng quần hay quần hồng để chỉ cái váy. [/FONT]
    Bốn cột lang, nha cắm để chồng[FONT=&quot]

    Ả thì đánh cái, ả còn ngong
    Tế hậu thổ khom khom cật,
    Vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng
    Tám bức quần hồng bay phới phới,
    Hai hàng chân ngọc đứng song song.
    Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy,
    Cột nhổ đem về để lỗ không.
    (Cây đánh đu, Hồng Đức quốc âm thi tập)[/FONT]
    [FONT=&quot]Hai cô gái đánh đu, khoe "tám bức quần hồng". Vậy là mỗi cô có "bốn bức quần hồng". Hồ Xuân Hương cũng đưa ra "bốn mảnh quần hồng" trong bài Đánh đu: [/FONT]
    ( ...)[FONT=&quot]

    Trai du gối hạc khom khom cật
    Gái uốn lưng cong ngửa ngửa lòng
    Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
    Hai hàng chân ngọc duỗi song song ... [/FONT]
    [FONT=&quot]Bốn bức hay bốn mảnh quần hồng ở đây là cái gì? Nếu chỉ là cái quần hai ống thì mỗi ống phải xẻ hai. Ta không có kiểu quần tân kì như thế. Cũng không phải là một mình cái váy vì không có váy nào lại xẻ tư như vậy. Chỉ còn cái áo tứ thân (áo tứ thân có 2 vạt đằng trước, 1 vạt đằng sau) cộng với cái váy mới hợp thành bốn mảnh quần hồng. Cái áo tứ thân (cái xiêm của ta) đã được các tác giả gọi là cái quần. Chúng ta hiểu vì sao Thiều Chửu đã định nghĩa quần là cái xiêm, và Huỳnh Tịnh Của lại định nghĩa cái xiêm là đồ bận dưới, tức là cái quần.

    Trong bài Chỗ lội làng Ngang Nguyễn Khuyến có nói đến cái quần đàn bà: [/FONT]

    Đầu làng Ngang có một chỗ lội[FONT=&quot]
    Có đền ông Cuội cao vòi vọi
    Đàn bà đến đấy vén quần lên
    Chỗ thì đến háng chỗ đến gối
    Ông Cuội ngồi trên mỉm mép cười
    Cái gì trăng trắng như con cúi
    Đàn bà khép nép đứng liền thưa
    Con trót hớ hênh ông xá tội ...[/FONT]
    [FONT=&quot]Đàn bà vén quần, hớ hênh, để lộ cả cái gì trăng trắng như con cúi. Các nhà quan sát có thẩm quyền kết luận rằng người đàn bà trong câu chuyện mặc váy. Quần hai ống vén đến gối hay đến háng thì vẫn còn kín đáo, chưa để lộ bí mật.

    Nguyễn Khuyến đã dùng chữ quần theo nghĩa chữ hán, để chỉ cái váy của các bà.
    Hình ảnh vén váy để hở cả cơ đồ còn được thấy qua tấm tranh dân gian Hứng dừa dí dỏm. [/FONT]
    [FONT=&quot]
    Qua vài thí dụ kể trên thì thấy rằng từ thế kỉ 15 (Hồng Đức quốc âm thi tập) đến đầu thế kỉ 20 (Nguyễn Khuyến) chữ quần đã được văn học Việt Nam dùng theo nghĩa của chữ hán, để chỉ đồ che nửa dưới thân thể. Quần của đàn bà (miền Bắc) Việt Nam ngày xưa là cái váy, cái áo dài (xiêm), chứ chưa phải là cái quần hai ống ngày nay.

    Hồng quần của hai bà Trưng phải được hiểu là cái váy màu đỏ.

    Từ ngày người Pháp cai trị nước ta thì các bà nhà quê miền Bắc mới dần dần mặc quần hai ống như các ông. Một số bà tân thời ở tỉnh thành mặc màu trắng. Dân quê chỉ dùng màu đen hay màu nâu. Ngày nay, cả hai phái nước ta, phái mạnh và phái đè đầu phái mạnh, đều mặc quần hai ống, nhiều màu sắc, kể cả màu hồng, màu đỏ.

    Cái váy, cái quần không những đã ám ảnh vua chúa mà còn đè nặng lên đời sống của đám dân đen.

    Người xưa có phương thuật "chữa mắt hột bằng gấu quần đàn bà".

    Quần nào chả là quần, tại sao không dùng quần đàn ông mà phải dùng quần đàn bà? Chẳng nam nữ bình quyền tí nào cả! Nam nhi thua thiệt quá!

    Thật ra thì phương thuật dùng gấu váy, sau này váy hiếm, khó kiếm người ta mới thay váy bằng quần, dĩ nhiên phải là quần đàn bà.

    Chữ váy, ngoài nghĩa thông dụng là cái váy đàn bà, còn có nghĩa khác là nạo vét, lau chùi (curer, nettoyer, tự điển Génibrel). Váy là dùng vật gì mà vặn xáy (xoáy) hoặc móc ra. Váy tai nghĩa là móc cứt ráy trong lỗ tai ( Huỳnh Tịnh Của).

    Váy (đồ mặc) đồng âm với váy (lau chùi, xoáy móc). Do đó, giới bình dân đã dùng cái váy để tượng trưng cho động tác lau chùi. Ai bị đau mắt hột thì lật mí mắt lên, lấy gấu váy dí nhẹ vào mí là tất cả các hột sẽ được đánh sạch.

    Từ ngày các bà không mặc váy nữa thì người ta dùng gấu quần. Đứng về mặt chữ nghĩa thì cái quần không giải thích được ý nghĩa của phương thuật. Phải thông qua cái váy mới rõ nghĩa.
    Quần đàn ông không dính dáng gì đến váy cho nên không chữa được mắt hột! Quần của các ông thua quần các bà chứ không phải các bà kì thị các ông!

    Xưa kia, "thợ may và thợ giặt không nhận may váy, giặt váy cho các bà". Pierre Huard và Maurice Durand (Connaissance du Vietnam, EFEO, Paris, 1954, tr. 178) cho rằng ta bắt chước tục Tàu. Người Tàu kiêng để lẫn lộn quần áo vợ chồng còn trẻ, dưới 70 tuổi.

    Thuyết âm dương của Tàu e rằng cao siêu quá, vượt quá xa cái triết lí bình dân của cái váy của ta: [/FONT]

    Sáng trăng em tưởng tối trời[FONT=&quot]
    Em ngồi em để sự đời em ra
    Sự đời bằng cái lá đa
    Đen như mõm chó, chém cha sự đời.[/FONT]
    [FONT=&quot]Bọn thợ may, thợ giặt sợ cái váy có lẽ chỉ vì họ tin rằng váy có ma thuật nạo vét của cải, làm hao tài, sạt nghiệp mà thôi.

    Giới trí thức cũng bị váy, quần làm cho vướng mắc lùng bùng ...

    Ngày xưa, "thư sinh, nhà nho kiêng không sờ vào váy, vào quần đàn bà giữa ban ngày".

    Không biết cụ Khổng lúc bé có phải giặt giũ, phơi quần áo giúp mẹ không?

    Nhiều người cho rằng vì váy, quần đàn bà là vật ô uế nên nhà nho không đụng đến. Giải thích như vậy nghe không ổn. Cho dù váy, quần của các bà có ô uế thật đi nữa thì cũng chỉ ô uế vài ngày lúc các bà có tháng thôi. Còn những ngày bình thường thì quần đàn ông hay váy đàn bà đã chắc gì cái nào sạch hơn cái nào? Không riêng gì nhà nho, đến người mù chữ cũng chẳng ai muốn đụng đến những đồ ô uế.

    Nhà nho là người dùi mài kinh sử chuyên nghiệp. Ông nào cũng đầy một bụng chữ thánh hiền. Ban ngày ban mặt, nhỡ mà đụng vào cái váy hấp dẫn kia thì còn đâu là chữ nghĩa nữa! Cái váy sẽ cạo vét, lau chùi sạch sành sanh cái bụng chữ thì làm sao mà mở mày mở mặt với thiên hạ được! Có muốn sờ thì chờ lúc nhá nhem hãy sờ."Tối lửa tắt đèn, nhà ngói cũng như nhà tranh", mèo nào cũng xám như nhau. Tranh tối tranh sáng thì ... có mắt cũng như không, còn thấy đường nào mà cạo với vét!

    Dân gian có một giai thoại về cái váy.

    Chuyện kể rằng ông lí làng kia mới tậu được cái ô đen. Ông rất hãnh diện, đi đâu cũng che ô để khoe với dân làng. Một hôm ông vênh vang đi qua chỗ có mấy cô gái đang làm cỏ ruộng. Một cô hát:

    Hôm qua tôi mất xống thâm
    Hôm nay tôi gặp người cầm ô đen.

    Một cô phụ hoạ thêm:

    -Nói thế thì ra người ta ăn cắp cái xống thâm, cái váy đen của chị về may ô à? Em nhớ là xống thâm của chị tươi đẹp hơn ô đen kia cơ mà. Để em lên mượn, chúng mình xem cho kĩ nhé.
    Ông lí bầm gan tím ruột định mắng mấy con "vén váy không nên" kia, nhưng ông chợt nghĩ nhỡ đụng phải bọn "xắn váy quai cồng" thì thật là nan giải. Nghĩ vậy, ông lí vội cụp ô, chuồn cho nhanh.

    Hải Phòng cũng có một giai thoại tương tự. [/FONT]

    Trong một cuộc hát đúm, cô gái tấn công trước[FONT=&quot]

    Hôm qua em mất cái váy thâm
    Hôm nay em thấy anh cầm một chiếc ô đen.
    Cô gái chanh chua vừa dứt lời, liền được chàng trai nhã nhặn đáp lễ:
    Em nói thế là em cũng nhầm
    Hôm qua anh thấy ông đội khăn thâm ra đình[/FONT]
    [FONT=&quot]Trong lúc các bà nhà quê phải mất nhiều năm mới bỏ được cái váy sồi, váy đùm, váy đụp, thì mấy cô ở thành thị lại hớn hở tung hô cái váy xoè, váy chẽn, váy cụt của phương Tây.

    Thú phô trương ao ước bấy lâu nay! Giờ mới được mân mê cái váy hiện đại, hiện sinh ... hiện hình!

    [/FONT]
    [FONT=&quot]Khách bên đường sững sờ liếc trộm cái của lạ muôn màu, muôn vẻ ... Muôn năm!

    Thấy mà chóng cả mặt, chỉ ... muốn nằm! [/FONT]

    (Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  11. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,585 lần trong 1,092 bài

    Quần, Váy, Xiêm theo định nghĩa của Huình Tịnh Paulus Của trong Đại Nam Quấc Ấm Tự Vị:

    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 700x1050.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]

    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 700x1050.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]

    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 700x1050.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]

    __________________

     
  12. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Banned

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Bài gởi: 162
    Xin cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 621 lần trong 162 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Cái nhà Bác Cá Vàng này chuyên dắt người ta vào mê lộ không hà! Đang bàn về con cúi chưa xong, thì bày ra trò cái váy và cái quần theo chữ Nho, chữ Nôm tất tật!... Mặc Bác và những ai viết bài bàn loạn xà ngầu, nhà cháu chỉ căn cứ vào cái chữ quốc ngữ của nước ta mà nói, quần là quần, váy là váy, chữ đâu nghĩa đó, hình dạng đã rõ ràng rồi. Chứ như mấy ông nhà văn ở trên thời này đang mặc quần dài, quần cụt mà ngồi viết chuyện hồi xưa căn cứ theo sách vở làm cho người dốt chữ Nho, chữ Nôm không biết đâu là đúng hay sai.

    Câu chuyện "con cúi" ám ảnh tôi mấy ngày với "cái quần" của người đàn bà... Mãi đến chiều nay mới "ngộ" được cái lẽ "con cúi". Nếu theo chữ nghĩa trong mấy bài viết, nói con cúi là con heo thì ông Cuội nói trúng một trăm phần trăm, và cụ Nguyễn Khuyến cũng không đặt điều "nói Cuội". Người đàn bà lội qua cái vũng nước, vén quần lên, chỗ cạn thì đến gối, chỗ sâu thì đến háng, chứ chưa đến cái chỗ mà thiên hạ trong này đang bàn loạn xà ngầu. Thử hình dung "con cúi" tại sao lại trăng trắng mà không là "siu Black" như bác Huy đã nói. Là vì cái bắp đùi thon thon trăng trắng của người đàn bà từ chỗ cái háng ra tới đầu gối, hình dạng của nó giống như con heo cúi, cái đầu gối nhẳn thính là cái mũi của con heo, chỗ thon thon là cái đầu, chỗ phình phình là cái bụng, trăng trắng là nước da trắng như trứng gà bốc ấy mờ!... Vậy là rõ rồi, cụ Nguyễn Khuyến không có ý nói "tục tỉu", mà ông Cuội thì cũng không nói Cuội.

    Thiệt chữ nghĩa đời nay, thảo nào trách oan cho cụ Nguyễn Khuyến quá. [​IMG][​IMG]
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  13. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Sep 2007
    Bài gởi: 62
    Xin cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 1,368 lần trong 59 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Đọc bài của cái ông Võ Kỳ Điền này thú thực Ngu tui không thể nén lòng được nên cũng phải vào tán dóc đôi chút.

    Ông Điền viết ở trên:
    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của goldfish Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    ...Như vậy dầu là rơm vấn để làm mồi lửa hay là bông vải vấn tròn để xe chỉ (cả hai đều có hình dáng con heo), bốn nghĩa cũng là con heo. Con heo và thịt heo, tiếng Tây là cochon, là porc. Từ chữ cochon có chữ cochonner (làm bậy) cochonnerie (dơ dáy, bẩn thỉu, thô tục) Từ chữ porc ra chữ porno, pornographie: dâm ô, dâm uế.. Việt Nam hay Tây dù là nghĩa nào thì cũng là con heo, đồ con heo với chuyện con heo... xấu thiệt là xấu, nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
    [/TD]
    [/TABLE]

    Thứ nhất, porno không phải từ porc của tiếng Phú Lang Sa mà ra. Nếu đã là nhà nghiên cứu, cái gì không biết thì phải chịu khó truy tầm. Chỉ cần gú gồ một phát là ra ngay.
    Tự điển "Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link" viết như sau:

    porn (n.) :
    1962, abbreviation of pornography (q.v.). Porno (adj.) is attested from 1952.

    pornography :
    1857, "description of prostitutes," from Fr. pornographie, from Gk. pornographos "(one) writing of prostitutes," from porne "prostitute," originally "bought, purchased" (with an original notion, probably of "female slave sold for prostitution;" related to pernanai "to sell," from PIE root per- "to traffic in, to sell," cf. L. pretium "price") + graphein "to write." Originally used of classical art and writing; application to modern examples began 1880s. Main modern meaning "salacious writing or pictures" represents a slight shift from the etymology, though classical depictions of prostitution usually had this quality.
    "I shall not today attempt further to define the kinds of material I understand to be embraced within that shorthand description [hard-core pornography]; and perhaps I could never succeed in intelligibly doing so. But I know it when I see it, and the motion picture involved in this case is not that." [U.S. Supreme Court Justice Potter Stewart, concurring opinion, "Jacobellis v. Ohio," 1964]
    Pornographer is earliest form of the word, attested from 1850. Pornocracy (1860) is "the dominating influence of harlots," used specifically of the government of Rome during the first half of the 10th century by Theodora and her daughters.

    Thứ hai, như nguồn gốc trên thì pornographie chẳng liên quan gì đến con heo, lại chẳng có nghĩa là dâm ô hay ô uế như ông Điền đã hiểu lầm và chụp mũ cho con heo tất cả những gì phản động nhất. Tội nghiệp thân heo.

    Thứ ba, Ngu tui sẽ đọc kỹ lại cuốn Papillon xem có từ "con cui" như ông nói hay không. Cuốn này Ngu tui đã đọc cách đây hơn 30 năm nên không nhớ rõ.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  14. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mọt sách

    Tham gia ngày: Sep 2006
    Bài gởi: 233
    Xin cảm ơn: 96
    Được cảm ơn 1,057 lần trong 218 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Quả thực ông Võ Kỳ Điền này nói rõ là đã tham khảo Đại nam quấc âm tự vị của HTC rồi mà vẫn viết Như vậy ở ngoài Bắc thời Nguyễn Khuyến gọi con heo là con con cúi .., rõ ràng HTC giảng heo cúi: tiếng đôi nghĩa là con heo. Vậy phải nói là con heo cúi chứ không thể nói là con con cúi được.

    Còn chuyện làng Ngang thì ông Cuội ngồi trên, thấy đàn bà vén váy (váy hay quần còn đang bàn [​IMG] ) thì đúng là thấy con cúi (con heo, con lợn) rồi, vì chân các chị, các em trăng trắng, cái bắp tròn tròn (có bạn còn đưa lên tận đùi và trên nữa, tôi chỉ dám cho xắn quần đến bắp chân thôi [​IMG] ), mà dù có tranh luận heo đen hay heo trắng thì trông nó cũng là con cúi thôi.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  15. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Viện sĩ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Bàn loạn quá xá.Tức cảnh có thơ rằng:

    Vũng nào không qua,qua Vũng Lội
    Lão nào chẳng chộ,chộ lão Cuội.
    Hấp háy chẳng tường,trắng hay đen
    Heo chuột đâm thoi đều phải cúi.

    [/TD]
    [/TABLE]
     
  16. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mo-rát

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2007
    Bài gởi: 192
    Xin cảm ơn: 416
    Được cảm ơn 6,777 lần trong 170 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Bấy lâu ta đã tranh luận khá nhiều về cái "con cúi" là cái con gì. Nhiều tự điển, tài liệu , điển cố cũng được mang ra. Rốt cuộc thì con gì vẫn chưa quyết. Nay ta thử bình luận về từ ngữ xem có sáng thêm được gì chăng.

    Tôi cho rằng cụ Nguyễn Khuyến khi tả chân hiện thực thì cụ dùng từ phải cực kỳ chính xác. Do đó mà " Chỗ thì đến háng, chỗ đến gối" thì thực tế chỉ đến thế mà thôi, chưa thể đến ( thấy) cái "con cúi bí hiểm " được. Vậy nên cho dù có được đứng ngay trước mặt thì cũng không thấy, huống chi Ông Cuội còn ngồi tuốt tận trên cái đền cao vòi vọi, thì ở đó chỉ có mà tưởng tượng.

    Hai nữa, Ông Cuội ỡm ờ hỏi "Cái gì trăng trắng như CON..., thì đó là CON, chứ không là CÁI. Nếu thấy CÁI, ắt Ông đã phải hỏi " Cái gì trăng trắng như CÁI cúi". Nói chung, cái mới là cái..., thuộc giống cái, còn con chỉ thuộc giống đực.

    Ba nữa là ta chỉ xăm xoi vào "cái con cúi", nhưng cái câu "Đàn bà qua đó vén váy lên", thì có một bản khác, tôi đã được đọc (được học nữa) trong sách giáo khoa Bình Giảng Văn lớp 9, những năm 70, và nếu chấp nhận như là một dị bản, thì chữ LÊN là một chữ khác, cụ thể, rõ ràng, minh bạch.

    Vậy nên, con cúi là con cúi. Phải vậy chăng?
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  17. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thành viên mới

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Aug 2008
    Bài gởi: 9
    Xin cảm ơn: 69
    Được cảm ơn 10 lần trong 7 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Tại hạ có cô tiểu sư muội thích nghe nhạc Phạm Duy, hôm nghe bài "Thuyền Viễn Xứ" đến đoạn "...nhìn về đường cô lý, cô lý xa xôi. Đời nhịp sầu lỡ bước, bước hoang mang rồi.." thì tiểu sư muội hỏi tại hạ "cô lý hay cố lý" và nghĩa của nó là sao?

    Đi khắp miền "Tân Cương Google" chưa kiếm được lời giải đáp! Nay mong anh hùng Trung Nguyên giúp một tay, tại hạ lấy làm hoan hỉ vô cùng!

    Xin đa tạ
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  18. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Viện sĩ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Lý là thôn,làng.Cô lý là một ngôi làng cô quạnh,heo hút.
    Cố là cũ,đã qua.Cố hương là quê cũ.Vậy cố lý là thôn cũ.Nhưng có lẽ không hợp với bối cảnh Thuyền Viễn Xứ.
    Thuyền Viễn Xứ là một bài Thơ - Nhạc tả thực.Một bức tranh quê qua con mắt nghệ sĩ Phạm Duy.Cô lý là có lý.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  19. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mo-rát

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2007
    Bài gởi: 192
    Xin cảm ơn: 416
    Được cảm ơn 6,777 lần trong 170 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Lý (里 )cũng còn có nghĩa là dặm .Tự điển Thiều Chửu :360 bước là một dặm.
    Vậy cô lý nghĩa là chỉ một mình trên dặm đường xa xôi. Như vậy có lẽ hợp với ý bài hát hơn.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  20. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Dec 2008
    Bài gởi: 21
    Xin cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 17 lần trong 12 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trả lời của anh Quantam có lẽ đúng hơn và hợp logic hơn.
    Nhân đây xin mọi người giải nghĩa ba câu trong bài ca dao con cò:

    Con cò mà đi ăn đêm
    đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
    ông ơi ông vớt tôi nao,
    tôi có lòng nào ông hãy xáo măng,
    có xáo thì xáo nước trong
    đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

    ba câu cuối này ý nghĩa thế nào??
    (Tôi có nghe một số giải thích nhưng thấy chưa thỏa mãn ! )
    [/TD]
    [/TABLE]
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này