Thảo luận Ai biết ... giải thích giùm.

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Song Ngư, 5/10/13.

Moderators: amylee
  1. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Mặc
    Sinh viên
    Tham gia ngày: Dec 2008
    Nơi Cư Ngụ: Sách
    Bài gởi: 65
    Xin cảm ơn: 201
    Được cảm ơn 295 lần trong 90 bài

    Trích:

    Nguyên văn của HatButOng

    Tại hạ có cô tiểu sư muội thích nghe nhạc Phạm Duy, hôm nghe bài "Thuyền Viễn Xứ" đến đoạn "...nhìn về đường cô lý, cô lý xa xôi. Đời nhịp sầu lỡ bước, bước hoang mang rồi.." thì tiểu sư muội hỏi tại hạ "cô lý hay cố lý" và nghĩa của nó là sao?

    Đi khắp miền "Tân Cương Google" chưa kiếm được lời giải đáp! Nay mong anh hùng Trung Nguyên giúp một tay, tại hạ lấy làm hoan hỉ vô cùng!

    Xin đa tạ


    Cố lý = xóm cũ, thôn cũ, quê cũ.

    Bài "Thuyền Viễn Xứ" do Phạm Duy phổ nhạc từ 1 bài thơ lục bát cùng tựa của Huyền Chi (xin đừng nhầm với Hà Huyền Chi).

    Lên khơi sương khói một chiều
    Thùy dương rũ bóng tiêu điều ven sông
    Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
    Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
    Có thuyền viễn xứ Đà Giang
    Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa
    Hò ơi tiếng hát ngàn xưa
    Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
    Đường về cố lý xa xôi
    Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang
    ...
    Chiều nay trên bến muôn phương
    Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi



    Cố lý
    mới đối cảnh với xứ người trên đường viễn xứ.

    Khi phổ nhạc, Phạm Duy đã phóng ý sửa lại như sau:

    Chiều nay sương khói lên khơi
    Thùy dương rũ bến tơi bời
    Làn mây hồng pha ráng trời
    Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người


    Thuyền ơi! viễn xứ xa xưa
    Một lần qua dạt bến lau thưa
    Hò ơi! giọng hát thiên thu
    Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về


    Nhìn về đường cố lý
    Cố lý xa xôi
    Đời nhịp sầu lỡ bước
    Bước hoang mang rồi ...!
    Quay lại hướng làng
    Đà Giang lệ ướt nồng
    Mẹ già ngồi im bóng
    Mái tóc tuyết sương
    Mong con bạc lòng ...


    Chiều nay gửi tới quê xưa
    Biết là bao thương nhớ cho vừa
    Trời cao chìm rơi xuống đời
    Biết là bao sầu trên xứ người


    Mịt mờ sương khói lên hương
    Lũ thùy dương rủ bóng ven sông
    Chiều nay trên bến muôn phương
    Có thuyền viễn xứ, nhổ neo lên đường.


    Giai điệu lột tả đậm nét nỗi buồn xa xứ nhưng lại làm mất âm hưởng lục bát của bài thơ.

    Vậy Huyền Chi là ai mà sao chúng ta không được đọc hay nghe thấy tác phẩm nào khác của tác giả này? Nhiều tác giả không tên tuổi nhưng có cơ duyên được một nhạc sĩ phổ nhạc cho bài thơ của mình mà bỗng nhiên bài thơ trở thành bất tử. Huyền Chi là một trong những trường hợp như vậy.

    Trong Hồi Ký Phạm Duy Quyển III, trang 50, Phạm Duy viết:

    "...Huyền Chi, một cô em bán vải ở chợ Bến Thành đưa cho tôi phổ nhạc bài thơ nhan đề Thuyền Viễn Xứ. Bài thơ này nói tới tâm trạng một người Bắc Việt, phải rời bỏ bến Đà Giang để vào sinh sống tại miền Nam..."

    Có lẽ do in ấn tam sao thất bổn, giai điệu chữ cố thấp hơn chữ , nên nhiều ca sĩ hát thành cô lý, lại thêm vào cách hiểu và giải thích cô lý hay cố lý cách nào cũng hay nên bây giờ chúng ta có hai dị bản: cô lý và cố lý.

    Tuy nhiên nếu tầm nguyên thì cố lý là chữ trong nguyên tác. Và Phạm Duy cũng làm rõ ý này qua mấy câu "Quay lại hướng làng" "Chiều nay gửi tới quê xưa" ngay đoạn dưới. Cố lý nơi Đà giang có mẹ già ngồi mong con, nhớ mẹ già, mắt lệ nhòa, chín chiều ruột đau...
     
    Last edited by a moderator: 29/7/15
  2. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    quantam
    Mo-rát


    Tham gia ngày: Oct 2007
    Bài gởi: 192
    Xin cảm ơn: 416
    Được cảm ơn 6,777 lần trong 170 bài


    Tập truyện "BÚT MÁU" của Vũ Hạnh, truyện "Con tư diêm" có câu này:

    "Nữ đại bất giá như tư diêm phạm thủ"

    Được tác giả giải nghĩa rằng:

    Con gái lớn mà chưa lấy chồng giống như bị con tư diêm chạm phải tay.

    Rốt cuộc không biết con tư diêm là con gì.

    Các bác giải thích hộ với.
     
    Last edited by a moderator: 29/7/15
  3. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    goldfish
    Thủ thư

    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,585 lần trong 1,092 bài


    TƯ DIÊM LÀ GÌ?


    Trích:
    Nguyên văn của quantam

    Tập truyện "BÚT MÁU" của Vũ Hạnh, truyện "Con tư diêm" có câu này:

    "Nữ đại bất giá như tư diêm phạm thủ"

    Được tác giả giải nghĩa rằng:

    Con gái lớn mà chưa lấy chồng giống như bị con tư diêm chạm phải tay.

    Rốt cuộc không biết con tư diêm là con gì.

    Các bác giải thích hộ với.


    1. Theo Cao Đài Tự điển (personal.usyd.edu.au/~cda...n/n/n1-009.htm) thì:

    “Trong sách Minh Tâm Bửu Giám, ông Hồ An Định nói:

    Nam đại bất hôn như liệt mã vô cương,
    Nữ đại bất giá như tư diêm phạm thủ.


    Nghĩa là: Trai lớn không cưới vợ như ngựa kém không cương.
    Gái lớn không chồng như con tư diêm bị rờ lên đầu.

    (Con tư diêm có đặc tính là ai vỗ đầu nó thì nó chịu theo ngay)”.

    2. Mò trên mạng (google.com.vn/search?hl=v...a=lr%3Dlang_vi) thì thấy hai câu này:

    男大不婚, 如劣馬無繮
    女長不嫁, 如私鹽犯首


    Nam đại bất hôn, như liệt mã vô cương,
    Nữ trưởng bất giá, như tư diêm phạm thủ.

    (Trong câu hai "trưởng" chứ không phải "đại" . "Thủ" không phải là tay. Xem nghĩa ở dưới)

    3. Một trong các nghĩa của chữ Tư là trái luật pháp, lén lút. Như: tư diêm 私鹽 muối lậu, tư xướng 私娼 gái điếm bất hợp pháp. (theo nguyendu.com.free.fr/hanviet/...char=%E7%A7%81)

    Như vậy “con tư diêm” có phải là “kẻ buôn muối lậu” chăng?”

    Còn “phạm thủ” là gì? Tôi không biết. Xin nêu nghĩa từng chữ trong tự điển:

    4. Phạm : 1. Xâm phạm, cái cứ không nên xâm vào mà cứ xâm vào gọi là "phạm", như "can phạm" 干犯, "mạo phạm" 冒犯, v.v. 2. Kẻ có tội. Thủ:

    5. Thủ 首 1. Đầu. Như "khể thủ" 稽首 lạy dập đầu. Dân gọi là "kiềm thủ" 黔首 nói những kẻ trai trẻ tóc đen có thể gánh vác mọi việc cho nhà nước vậy.
    2. Chúa, chức tổng thống hay vua cai trị cả nước gọi là "nguyên thủ" 元首.
    3. Kẻ trùm trưởng, kẻ lĩnh tụ một phái nào gọi là "thủ lĩnh" 首領.
    4. Người đứng bực nhất cũng goi là "thủ". Như người có công thứ nhất gọi là "thủ công" 首功, giàu có nhất gọi là "thủ phú" 首富, v.v.
    5. Trước nhất. Như chốn kinh sư gọi là "thủ thiện chi khu" 首善之區 một nơi phong khí mở mang trước nhất.
    6. Thiên, bài, một bài thơ hay một bài văn gọi là "nhất thủ" 一首.
    7. Một âm là "thú". Tự ra thú tội gọi là "xuất thú" 出首 hay "tự thú" 自首.

    Mong các bạn góp ý thêm.
     
    Last edited by a moderator: 29/7/15
  4. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    tuanvo
    Banned
    Tham gia ngày: Nov 2008
    Bài gởi: 162
    Xin cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 621 lần trong 162 bài


    Bàn Loạn Về Chữ "nhà!?"


    BÀN LOẠN VỀ CHỮ "NHÀ"

    Kính thưa mấy Bác, mấy Cô, mấy Cậu,...

    Số là như vầy, nhà cháu cứ thắc mắc mấy hôm liền về cái từ "nhà" này, "hổng" biết nó được thai nghén từ đâu ra. Mặc dầu đã được mài đủng quần trên ghế "nhà trường" đến mòn cả "đít", biết từ "nhà" là do từ "gia" trong chữ Nho, chữ Nôm mà ra.

    Hồi đó, "nhà" là đơn vị hành chánh nhỏ nhất trong một nước do câu: nhiều nhà họp lại thành làng, nhiều làng họp lại thành xã, nhiều xã họp lại thành huyện (quận) v.v... Như vậy "cái nhà" là nơi một đoàn thể thân thuộc quây quần chung sống có: ông bà, cha me, anh chị em, con cái v.v...

    Vượt qua khỏi cái lũy tre làng, nó được xử dụng để gọi trong hầu hết mọi lãnh vực.

    Xin kể một vài thí dụ vui vui, trên ông vua lớn nhất cả nước cho đến bần dân thấp kém mà chữ "nhà" thường tiêu biểu:

    Để gọi ông vua, thay vì gọi là hoàng đế, thì được gọi là nhà vua, nhưng không áp dụng để gọi vợ vua là "nhà vợ vua" được. Cứ như thế là tưởng tượng và liệt kê ra thì nhiều lắm...

    - Đơn vị hành chánh lớn nhất trong một nước thì gọi là nhà nước.
    - Nơi sanh đẻ thì gọi là nhà bảo sanh (không còn gọi là bảo sanh viện).
    - Nơi khám bệnh, trị bệnh thì gọi là nhà thương.
    - Từ nhà thương bước qua là nhà xác, từ nhà xác ra nghĩa địa gọi là nhà mồ.
    - Chỗ học trò đến học tập thì gọi là nhà trường (không còn nghe gọi là trường học, hay học đường nữa).
    - Chùa chiền Phật giáo thì gọi là nhà chùa, Công giáo thì gọi là nhà thờ, nhà dòng...
    - Thầy Tăng, Hòa thượng thì gọi là nhà sư, nhưng áp dụng để gọi ni sư, bà vãi thì không được. Bên Công giáo thì không dùng tiếng này mà gọi là đức Cha, đức Ông...
    - Quân đội thì gọi là nhà binh.
    - Nông dân thì gọi là nhà nông.
    - Quan hệ hôn nhân thì gọi nhà trai, nhà gái, nhà chồng, nhà vợ...


    Trong giới văn học, nghệ sĩ, cầm ca... tùy theo chức vụ, nghề nghiệp mà gọi như:

    - Văn sĩ là nhà văn.
    - Thi sĩ là nhà thơ.
    - Họa sĩ là nhà vẽ.
    - v.v...


    Xuống đến thứ dân xin đọc một đoạn: "Ông vua chấp tay sau đít, đi tới đi lui có vẻ ngóng chờ một chuyện gì khẩn cấp lắm, thỉnh thoảng tay vuốt râu, tay phe phẩy cái quạt như để xua đuổi bực bội khó chịu trong lòng... Bỗng từ ngoài cửa, một quân hầu chạy vào, phục xuống tâu:

    - Muôn tâu thánh thượng!

    - Chuyện gì? Nhà ngươi cứ nói..."

    Nãy giờ nhà cháu liệt kê một lô một lốc những tiếng "nhà" dùng trong mọi trường hợp, và theo đó những danh từ rất đẹp hồi xưa không còn thấy được dùng trong báo chí, văn học, câu chuyện nữa. Nhớ lại hồi nào những tiếng văn sĩ, nghệ sĩ, bác sĩ, y sĩ v.v..., những người làm nghề này một thời được tôn trọng bằng những cách gọi đã nói, thế mà bây giờ lại gọi là nhà văn, nhà thơ, nhà sư v.v... nghe có vẻ kém lịch sự quá.

    Vài dòng lếu láo, mong mấy bác chỉ vẻ cho vì sao lại gọi như vậy.

    Cái nhà là nhà của ta,
    Công khó cha ông lập ra.
    Cháu con hãy gìn giữ lấy,
    Trăm năm vững nước non nhà.


    Mong lắm thay.

    Cám ơn mấy bác.
     
    Last edited by a moderator: 29/7/15
  5. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    quantam
    Mo-rát

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Bài gởi: 192
    Xin cảm ơn: 416
    Được cảm ơn 6,777 lần trong 170 bài


    Bác tuanvo "bàn loạn" như trên đây có vài phần cưỡng từ quá, nên khẩu phục mà tâm còn...dùng dằn. Tỷ như Quân đội gọi là nhà binh, thế công an gọi là nhà gì? Nhà công hay nhà an? Ngư dân sao không gọi nhà ngư hay ...nhà cá? Rồi Nha sĩ chắc gọi là nhà răng?
     
    Last edited by a moderator: 29/7/15
  6. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Mặc
    Sinh viên



    Tham gia ngày: Dec 2008
    Nơi Cư Ngụ: Sách
    Bài gởi: 65
    Xin cảm ơn: 201
    Được cảm ơn 295 lần trong 90 bài


    Hồ An Định chính là Hồ Viện ( 993 - 1059 ) (1) là một học giả và nhà giáo dục thời sơ Tống.

    Nếu bạn đọc Minh tâm bửu giám (明心宝鉴) thiên Trị gia mà tìm được câu
    男大不婚,如劣馬無繮;
    女長不嫁,如私鹽犯首。


    thì phần Dịch Văn đã giải thích tư diêm là gì:

    胡安定先生說:“嫁女兒必須勝過我家。勝過我家,那麼女兒侍奉丈夫,一定會畢恭畢敬謹慎小心。娶媳婦必須是不如我家的。不如我家,那麼媳婦侍奉公婆,一定會遵守婦道。”   男子長大了還不婚娶,如同劣馬沒繫繮繩;女子長大了還不出嫁,猶如販賣私鹽犯法一樣

    Pétrus Ký bởi cống hỷ méc xì đều thuộc cả (2) nên mới phán câu 如私鹽犯首 là con .. tư diêm vỗ đầu là nó theo ngay.

    ------------------------------------------------------
    Ghi chú:
    (1) Hồ Viện là một trong 16 vị tiên nho được tạc tượng thờ mé tây Văn Miếu ở Huế.
    Theo Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn thì:

    "...
    Năm 1808 sau khi xây xong văn miếu ở kinh đô Huế, vua Gia Long ban chiếu chỉ cho đặt ở gian chính giữa văn miếu bài vị Chí Thánh Tiên Sư Khổng Phu Tử và Tứ phối Phục Thánh Nhan Tử, Thuật Thánh Tử Tư, Tông Thánh Tăng Tử, Á Thánh Mạnh Tử để thờ phụng. Cũng ở gian giữa dãy bên đông thờ 5 vị Tiên triết, dãy bên tây thờ 5 vị Tiên triết.

    Ngoài ra còn các vị Tiên hiền Tiên nho cho tòng tự ở hai bên Đông vu và Tây vu.

    Dãy bên Đông vu thờ 31 vị Tiên hiền và 17 vị Tiên nho.

    Các vị Tiên hiền gồm: Đạm Đài Diệt Minh, Nguyên Hiến, Nam Cung Quát, Thương Cồ, Tất Điêu Khai, Tư Mã Canh, Hữu Nhược, Vu Mã Thị, Nhan Tân, Tào Tuất, Công Tôn Long, Tần Thương, Nhan Cao, Nhưỡng Tử Xích, Thạch Tác Thục, Công Hạ Thủ, Hậu Xử, Hề Dung Điểm, Nhan Tổ, Cú Tinh Cương, Tần Tổ, Huyện Thành, Công Tổ Cú Tư, Yến Cấp, Nhạc Khái, Địch Hắc, Khổng Trung, Công Tây Điểm, Nhan Chi Bộc, Thí Chi Thường, Tân Phi.

    Các vị Tiên nho gồm: Tả Khâu Minh, Cốc Lương Xích, Cao Đường Sinh, Mao Trành, Đỗ Tử Xuân, Vương Thông, Âu Dương Tu, Chu Đôn Di, Trình Di, Trương Tải, Dương Trung Lập, Chu Hi, Lục Tử Uyên, Sái Thầm, Hứa Hành, Trần Hiến Chương, Vương Thủ Nhân.

    Dãy bên Tây vu thờ 31 vị Tiên hiền và 16 vị Tiên nho.

    Các vị Tiên hiền gồm: Bật Bất Tề, Công Dã Tràng, Công Tích Ai, Cao Sài, Phàn Tư, Công Tây Xích, Lương Chiên, Nhiễm Nhu, Bá Kiền, Nhiễm Lý, Tất Điêu Đồ Phụ, Tất Điêu Xá, Thương Trạch, Nhậm Bất Tề, Công Lương Nhu, Công Khiên Định, Khiêu Đan, Hãn Phụ Hắc, Vinh Cân, Tả Nhân Sính, Trịnh Quốc, Nguyên Cang, Liêm Khiết, Thúc Trong Hối, Công Tây Dư Nhu, Khuê Tốn, Trần Cang, Cầm Trương, Bộ Thúc Thừa, Thân Trành, Nhan Hối.

    Các vị Tiên nho gồm: Phục Thắng, Khổng An Quốc, Đổng Trọng Thư, Hậu Thương, Hàn Dũ, Hồ Viện, Trình Hạo, Thiệu Ung, Tư Mã Quang, Hồ An Quốc, Lã Tổ Khiêm, Trương Thức, Chân Đức Tú, Tiết Tuyên, Hồ Cư Nhân.
    ..."

    (2) Nhại Tú Xương
     
    Last edited by a moderator: 29/7/15
  7. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Banned

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Bài gởi: 162
    Xin cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 621 lần trong 162 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]- Ở trên chỉ là góp nhặt những cái biết và được dùng rồi, còn cái không biết thì đành chịu thua.

    Nhà cháu chỉ nêu thắc mắc, tại sao là được gọi như vậy? Cái danh xưng "nhà cháu" cũng không biết tại sao nữa, nghe sao quen miệng gọi vậy mà.

    - Mừng Bác Cá vàng tới nhà. Giới thiệu với Bác:

    - Đây là ---> nhà tôi [​IMG].

    Có tiếng Pháp gọi là "Chez-nous" nữa, mà có phải là "nhà tôi" không nhỉ?!
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  8. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Sinh viên

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Dec 2008
    Nơi Cư Ngụ: Sách
    Bài gởi: 65
    Xin cảm ơn: 201
    Được cảm ơn 295 lần trong 90 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]... lại nói về tư diêm...

    Trương Vĩnh Ký khi dịch tư diêm là "con tư diêm, vỗ lên đầu thì nó theo ngay" xét ra vẫn còn ít phán đoán bừa như Hà Thuyên. Ông này chuyên "viết lại" các tác phẩm rồi nhận mình là tác giả. Trong quyển "Đạo Làm Người" của "tác giả" Hà Thuyên, mà thực chất là chép lại Minh Tâm Bảo Giám, chữ tư diêm được dịch thành "con cuốn chiếu"; thiên Trị gia đã biến thành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Ông Hồ An Định nói rằng: “Con gái nên gả về cho người hơn nhà mình, vì ở vào người hơn nhà mình thì mới có thể nhờ sự dạy bảo mà nên người. Còn lấy vợ nên chọn kém nhà mình, vì có kém thì người đàn bà mới giữ đạo thờ cha mẹ chồng. Trai lớn không cưới vợ như ngựa không cương. Con gái lớn không gả chồng thì như con cuốn chiếu bị rờ tay lên đầu”.[/TD]
    [/TABLE]

    Còn bạn goldfish đoán rằng tư diêm là kẻ buôn muối lậu quả không sai nhưng e có người lại than:

    Rượu ta nấu nó cho rượu lậu,
    Muối ta làm nó bảo muối gian.

    Đất đai Trung quốc rộng lớn, nên việc vận chuyển hàng hóa ngày xưa rất khó khăn. Thương nhân trục lợi bằng đầu cơ tích trữ, buôn bán hàng hóa kém phẩm là chuyện xưa như trái đất. Khi vận chuyển khó khăn, giá muối còn đắt hơn cả vàng. Chất lượng muối không đều, thiếu i-ốt nếu là muối mỏ, làm ảnh hưởng tới túi tiền của dân nghèo và sức khỏe của những người tiêu dùng ... giàu có. Vì thế, nhà nước Trung quốc từ thời xa xưa đã dành độc quyền cung cấp, buôn bán và ra lệnh cấm tư nhân tàng trữ một số mặt hàng nhu yếu quan trọng, trong đó có muối. Việc này đảm bảo chất lượng muối và giá muối bình ổn trên toàn quốc; đồng thời thuế muối là một thu nhập khổng lồ cho ngân sách của triều đình. Rồi khi đô hộ Việt Nam, họ cũng bê nguyên cái luật đó sang để bóc lột, đánh thuế cho dù nước ta có cả ngàn cây số bờ biển.

    Việc giao dịch, ngoài chi trả bằng tiền, hàng, nhiều nơi quy định trả bằng muối. Có những chức quan chuyên trông coi việc ... bán muối (1). Và, buôn lậu muối là trọng tội, có thể bị tử hình. Cho nên tư diêm mà phạm thủ - chứa muối lậu mà đụng quan binh, bị bắt đến công đường - là chuyện nơm nớp lo sợ.

    Bởi vậy người Trung quốc xưa mới có câu:
    女大(長)不嫁,如私鹽犯首
    Nữ đại (trưởng) bất giá như tư diêm phạm thủ

    Còn người Việt xưa (2) thì có câu:
    "Nhà có con gái như hũ mắm treo đầu giàn".

    ----------------------------
    (1) Thành ngữ "đi bán muối" có nghĩa là đi không trở về, chết. Đọc "Ỷ Thiên Đồ Long ký", ta cũng thấy bọn buôn lậu muối phải là những kẻ côn đồ giỏi võ, dám chống lại, đánh giết quan binh.

    (2) người Việt nay thì chắc vẫn dùng câu:
    Ba đồng một mớ đàn ông.
    Ba trăm một mụ đàn bà.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  9. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Sinh viên

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Dec 2008
    Nơi Cư Ngụ: Sách
    Bài gởi: 65
    Xin cảm ơn: 201
    Được cảm ơn 295 lần trong 90 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của tuanvo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - Ở trên chỉ là góp nhặt những cái biết và được dùng rồi, còn cái không biết thì đành chịu thua.

    Nhà cháu chỉ nêu thắc mắc, tại sao là được gọi như vậy? Cái danh xưng "nhà cháu" cũng không biết tại sao nữa, nghe sao quen miệng gọi vậy mà.

    - Mừng Bác Cá vàng tới nhà. Giới thiệu với Bác:

    - Đây là ---> nhà tôi [​IMG].

    Có tiếng Pháp gọi là "Chez-nous" nữa, mà có phải là "nhà tôi" không nhỉ?!

    [/TD]
    [/TABLE]

    "Ông nhà tôi" với "ông tôi" thì ông nào lớn hơn ông nào? Xin đừng trách "Cái nhà bác này vẽ thêm chuyện!"
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  10. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Viện sĩ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Lợn cấn là quẻ Cấn, cám tốn là quẻ Tốn
    Chó khôn là quẻ Khôn, cắn Càn là quẻ Càn.[/TD]
    [/TABLE]

    Lợn cấn:Lợn thiến.Đồng thời Cấn là một quẻ trong bát quái như tuanvo nói.
    Chó khôn:Không phải là chó...ngu.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  11. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Sinh viên

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Dec 2008
    Nơi Cư Ngụ: Sách
    Bài gởi: 65
    Xin cảm ơn: 201
    Được cảm ơn 295 lần trong 90 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của tribm.ts Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nhân nói về chó mời các bạn phân tích hộ hai vế đối:
    Lợn cấn ăn cám tốn,
    Chó khôn chớ cắn càn.

    [/TD]
    [/TABLE]

    1. Giải thích:
    8 quẻ trong bát quái: càn (kiền), khôn, cấn, chấn, tốn, khảm, ly, đoài.
    Lợn cấn: lợn đực nuôi để làm giống; heo nọc.
    Chó khôn: Chó không dại, (chó dại là chó điên).
    Cắn: sủa.
    Chó khôn chớ cắn càn: Không điên thì đừng có sủa bậy.

    2. Phân tích:
    Ngày xưa khi làm thơ, đối, để tỏ ý khen ngợi, người ta thường dùng hình ảnh rồng, phượng, hổ, gấu, v.v... Để ngụ ý khinh chê, người ta hay dùng hình ảnh heo, chó....

    Tú Cát ra câu đối "Lợn cấn ăn cám tốn" ngoài chuyện chơi chữ trong bát quái, ngầm ý khinh Quỳnh là cái đồ vô dụng, bẩn thỉu như lợn, trên răng dưới dái, giá áo túi cơm.

    Quỳnh đối: "Chó khôn chớ cắn càn" ngoài chuyện biểu lộ tài năng dùng ngay chữ trong bát quái đối lại còn chửi lại tú Cát là đồ chó, không điên thì đừng có ăn bậy nói bạ. Đó là ẩn ý của câu Quỳnh đối lại tú Cát.
    -------------------
    Lẽ ra tôi không tham gia lời mời phân tích câu đối này, nhưng vì thấy câu trả lời của Đạt Ma Viện sĩ không chính xác, e các em học sinh nhỏ hiểu sai nên tôi mạo muội ghi mấy dòng.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  12. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Viện sĩ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Lợn cấn xem Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nhưng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vậy thì con lợn cấn này vừa là võ quan vừa là hoạn quan.

    Ngán thay chú ỉn quê ta
    Vừa là võ tướng vừa là hoạn quan.


    Và trời ạ.Đây nữa.Con lợn cấn không thèm làm võ tướng cũng chẳng làm hoạn quan mà đi làm ...Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Chó khôn: Chó không dại, (chó dại là chó điên).[/TD]
    [/TABLE]

    Mặc bạn hỡi.Câu trên có vẻ không ổn về ngữ nghĩa cũng như logic.Đạt Ma tôi không chén thịt chó và với giống dog không -phil cũng không -phobe nhưng cũng biết rằng con chó không khôn chưa chắc là chó điên.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  13. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Banned

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Bài gởi: 162
    Xin cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 621 lần trong 162 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Chờ mãi mới thấy các bạn vô góp ý, riêng tôi thì:

    Người khôn ăn nói ngược xuôi,
    Để cho người dại biết đâu mà rờ.
    Khôn ngoan, ngu dại cũng người,
    Càn, khôn, tốn, cấn hư vô một bầu...[​IMG]
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  14. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Dec 2008
    Bài gởi: 21
    Xin cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 17 lần trong 12 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Xin chào các anh,
    "Càn vi Thiên,Khôn vi địa,...Cấn vi Sơn,Tốn vi Phong"
    Vậy xin hỏi hà cớ gì người ta lại ghép con Lợn với Cấn Tốn, trong khi chỉ có con Chó còn liên quan tới quái Khôn ???!!
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  15. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Jan 2007
    Bài gởi: 40
    Xin cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 700 lần trong 38 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Khi nói tới Trà, người VN mình chắc ai ai cũng từng nghe nói đến Trảm Mã Trà (google cái tên này bằng tiếng Việt thì thấy có đến 1050 links). Tôi chắc mẩm đây là món của Tàu vậy thì người Tàu nào cũng biết cả, vậy mà ngạc nhiên thay, ngày hôm nay đi ăn trưa với mấy tên Tàu, hỏi về món trà này thì không ai biết cả, tức quá về google các chữ "斩马茶" (Giản Thể), "斬馬茶" (Phồn thể), thì quả thật không tìm thấy mục nào cả, google 2 chữ horse & tea thì ra hàng hàng lớp lớp, nhưng đọc kỹ thì không thấy mục nào nói về vụ giết ngựa lấy trà cả ...

    Không lẽ các tác giả VN như Nguyễn Tuân, Vương Hồng Sển, Đỗ Trọng Huề, v.v... phịa ra chuyện này.

    Xin hỏi nếu có ai có biết link nào bằng tiếng Tàu, hay tiếng Anh nói về vụ này thì cho tôi xin ... để tôi gửi lại cho bọn Tàu xem ... không thôi thì quê quá [​IMG]
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  16. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Banned

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Bài gởi: 162
    Xin cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 621 lần trong 162 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của tribm.ts Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Xin chào các anh,
    "Càn vi Thiên,Khôn vi địa,...Cấn vi Sơn,Tốn vi Phong"
    Vậy xin hỏi hà cớ gì người ta lại ghép con Lợn với Cấn Tốn, trong khi chỉ có con Chó còn liên quan tới quái Khôn ???!!

    [/TD]
    [/TABLE]

    Cấn, Tốn, Khôn, Càn.

    1.- Quẻ Cấn:

    _______
    ___ ___
    ___ ___

    - Theo hình minh họa, quẻ Cấn có một vạch liền ở trên, hai vạch đứt đoạn ở dưới, có tên gọi là phúc quản, tức là cái cuống họng.

    - Trong đồ hình Bát quái, vị trí của quẻ Cấn án tại hướng Đông Bắc.

    - Theo địa chi, cũng trong đồ hình Bát quái, thì quẻ Cấn nằm trong cung Sửu, Dần.

    Đọc gọn lại cho dễ nhớ là: Cấn phúc quản, Đông Bắc, Sửu Dần.


    2.- Quẻ Tốn:
    _______
    _______
    ___ ___

    - Theo hình minh họa, quẻ Tốn có hai vạch liền ở trên, một vạch đứt đoạn ở dưới, nên gọi là hạ đoạn (một vạch đứt ở dưới).

    - Theo đồ hình Bát Quái, quẻ Tốn án tại hướng Đông Nam.

    - Theo địa chi, cũng trong đồ hình Bát quái, thì quẻ Tốn nằm trong cung Thìn Tỵ.

    Đọc gọn lại cho dễ nhớ là: Tốn hạ đoạn, Đông Nam, Thìn Tỵ.

    3.- Khôn:
    ___ ___
    ___ ___
    ___ ___

    - Theo hình minh họa, quẻ Khôn có ba vạch đứt đoạn, nên gọi là lục đoạn (sáu vạch đứt).

    - Theo đồ hình Bát Quái, quẻ Khôn án tại hướng Tây Nam.

    - Theo địa chi, cũng trong đồ hình Bát quái, thì quẻ Khôn nằm trong cung Mùi, Thân.

    Đọc gọn lại cho dễ nhớ là: Khôn lục đoạn, Tây Nam, Mùi Thân.


    4.- Quẻ Càn:
    _______
    _______
    _______

    - Theo hình minh họa, quẻ Càn có ba vạch liền, nên gọi là tam liên (ba vạch liền).

    - Theo đồ hình Bát Quái, quẻ Càn án tại hướng Tây Bắc.

    - Theo địa chi, cũng trong đồ hình Bát quái, thì quẻ Càn nằm trong cung Tuất Hợi.

    Đọc gọn lại cho dễ nhớ là: Càn tam liên, Tây Bắc, Tuất Hợi.

    Theo câu hỏi thì con heo tức Hợi chẳng dính dáng gì tới quẻ Tốn và Cấn trong đồ hình Bát quái, mà vị trí của Hợi nằm ở cung Hợi thuộc Càn, hướng Tây Bắc, cùng một cung với Tuất là con chó thuộc cung Càn.

    Vậy chỉ có con chó là hợp với chữ Càn trong bài thơ.

    Trong bài thơ mấy chữ Cấn, Tốn, Khôn, Càn, nghĩa của nó thì tùy thuộc vào tên mà gọi, chứ chẳng dính dáng gì đến các cung Cấn, Tốn, Khôn, Càn trong đồ hình Bát quái.

    Giải nghĩa theo bác buiquochuy thì lợn Cấn là con heo thiến, tuyệt mất giống, hay đường sanh dục (đực hay cái) để cho nó không còn sức "làm loạn", rồi được vỗ béo nên mới là lợn Cấn. Vỗ béo thì phải ăn nhiều cám nên gọi là tốn cám, Tốn ở đây có nghĩa là tiêu tiền nhiều cho việc mua cám.

    Rồi, qua tới con chó Khôn là con chó khôn ngoan biết phân biệt chủ và kẻ lạ. Đối với chủ và khách quen của chủ thì nó vẫy đuôi mừng khi chủ đi đâu về và khi có khách của chủ mà nó đã quen hơi tói thăm, nên nó không sủa bậy, không gầm gừ chực cắn.

    Nhưng đối với kẻ chuyên đào tường khoét ngạch bất luận là ngày hay đêm, hễ nó nghe động tịnh là chạy ra sủa, nếu thấy là kẻ bất lương thì nhảy xổ vào cắn (coi chừng mất cái giống làm người đó nghe!), như vậy đối với kẻ bất lương thì nó có quyền cắn càn chứ không tha. Còn đối với chủ và khách của chủ thì nó không cắn bậy (tức cắn càn), do đó mà có câu chó khôn chớ cắn càn.

    Câu thơ nói trên, chỉ có quẻ Càn ứng vào con chó là Tuất mà thôi, còn mấy quẻ khác chẳng dính dáng tới hai con vậy này.

    Chỉ biết có nhiêu thôi, mấy vị Tổ Sư Dịch... Vật thấy có điều gì không đúng, xin chỉ dùm cho mọi người rõ.

    Cám ơn.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  17. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Dec 2008
    Bài gởi: 21
    Xin cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 17 lần trong 12 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Cám ơn sư huynh Tuanvo đã giải thich,
    Nhưng theo đệ, quái Khôn có tượng là cực Âm là Mẹ, là Bà, quái này mới đồng nghĩa với chó, là con vật biểu trưng của Âm (điều này có thể tìm hiểu qua sự tích chó đá và các phong tục tập quán về chó cổ xưa đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân Việt: gà gáy sáng thì biệu tượng của Thái Dương còn chó thì biểu tượng của bóng tối-thái Âm), "Càn vi Thiên" là biểu tượng của cực dương , của ánh sáng, tượng là Trới, là Cha- đối nghịch với chó. Vì vậy theo đệ chì có : "Chó Khôn" mới đồng nghĩa dịch học, còn "Lợn Cấn" cho dù là lợn thiến hay không thiến thì vẫn không có nghĩa của vế đối (theo đệ Lợn cấn là con lợn đang động dục, có thể là con lợn đực hoặc cái chứ k phải là con lợn thiến, vì tứ CẤN theo dân gian vẫn ám chỉ trạng thái đang bị kích thích bởi dục tính, nhưng trong thực tế không chỉ có lợn mà bất cứ con vật gì trong thời kỳ động dục ăn rất ít, thậm chí bỏ cả ăn nên không thể TỐN được- vì vậy vế đối này lại càng khó hiểu ?????).
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  18. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Viện sĩ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nhưng theo đệ, quái Khôn có tượng là cực Âm là Mẹ, là Bà, quái này mới đồng nghĩa với chó, là con vật biểu trưng của Âm (điều này có thể tìm hiểu qua sự tích chó đá và các phong tục tập quán về chó cổ xưa đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân Việt*: ,[/TD]
    [/TABLE]

    Khôn:Âm,Mẹ,Bà...cố tổ:Đúng.Còn Khôn đồng nghĩa với Chó,con vật biểu trưng của Âm thì lạ quá.Thịt chó bổ âm,tính hàn,do đó phải ăn với riềng,sả tính nhiệt cho quân bình.Nhưng vì vậy mà nói chó tượng trưng cho Thái Âm thì những con vật khác kiện mất.Còn Gà và Chó,Thái Dương và Thái Âm,thì lạ thật,có phải bạn dựa vào câu:Kê tư minh,Khuyển tư thần không?Mà Kê chỉ biểu trưng lúc sáng sớm,Thiếu Dương.Khuyển lúc chiều tà,Thiếu Âm.Đâu phải là Thái Âm.Hay bạn dựa vào Tý Ngọ Mão Dậu.Đâu có Tuất?Bạn có thể chứng minh luận điểm của mình?
    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]CẤN theo dân gian vẫn ám chỉ trạng thái đang bị kích thích bởi dục tính,[/TD]
    [/TABLE]

    Sao loạ rứa?Bằng chứng mô?Hay là bạn ám chỉ tình trạng cấn giữa hai đùi?Vậy thì cấn bữa giỗ,cấn cuộc họp thì sao?
    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Thực tế không chỉ có lợn mà bất cứ con vật gì trong thời kỳ động dục ăn rất ít, thậm chí bỏ cả ăn nên không thể TỐN được[/TD]
    [/TABLE]

    Không hẳn là vậy.Nhiều con vật trong thời kỳ đó ăn bạo liệt nữa!?

    ------
    *Sự tích nào nói chó là con vật biểu trưng của Âm vậy bạn tribm.ts
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  19. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Dec 2008
    Bài gởi: 21
    Xin cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 17 lần trong 12 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của buiquochuy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Khôn:Âm,Mẹ,Bà...cố tổ:Đúng.Còn Khôn đồng nghĩa với Chó,con vật biểu trưng của Âm thì lạ quá.Thịt chó bổ âm,tính hàn,do đó phải ăn với riềng,sả tính nhiệt cho quân bình.Nhưng vì vậy mà nói chó tượng trưng cho Thái Âm thì những con vật khác kiện mất.Còn Gà và Chó,Thái Dương và Thái Âm,thì lạ thật,có phải bạn dựa vào câu:Kê tư minh,Khuyển tư thần không?Mà Kê chỉ biểu trưng lúc sáng sớm,Thiếu Dương.Khuyển lúc chiều tà,Thiếu Âm.Đâu phải là Thái Âm.Hay bạn dựa vào Tý Ngọ Mão Dậu.Đâu có Tuất?Bạn có thể chứng minh luận điểm của mình?

    Sao loạ rứa?Bằng chứng mô?Hay là bạn ám chỉ tình trạng cấn giữa hai đùi?Vậy thì cấn bữa giỗ,cấncuộc họp thì sao?

    Không hẳn là vậy.Nhiều con vật trong thời kỳ đó ăn bạo liệt nữa!?

    ------
    *Sự tích nào nói chó là con vật biểu trưng của Âm vậy bạn tribm.ts

    [/TD]
    [/TABLE]

    Xin chào viện sĩ, xin chào cả nhà.

    -Thái Âm-Thiếu Âm,Thái dương -Thiếu Dương, đệ không muốn đi sâu vào thừa hay thiếu, chỉ muốn nói rằng ánh sáng mặt trời là Dương, bóng tối là Âm, hai con vật biểu trưng (theo tín ngưỡng cổ truyền) là Gà và Chó cho hai khái niệm dương âm, ánh sáng và bóng tối. Đúng hay không chắc viện sĩ hỏi đùa chứ viện sĩ sao mà không biết ??!!

    -Từ CẤN, khi đi liền với tình trạng một con vật như: Chó khôn, Lợn Cấn thì không thể hiểu như "CẤN CUỘC HỌP,CẤN ĐÁM GIỖ", viện sĩ nêu ra làm gì?
    từ CẤN còn có nghĩa là cắt đi vd CẤN NỢ là trừ nợ, vì vậy mà trên kia viện sĩ cho là Lợn thiến thì có lý hơn.

    -Tuy nhiên theo đệ trong đời sống thực từ CẤN vẫn dùng để ám chì tình trạng đang bị kích thích dục tính. vd trong các câu văn sau: "sau khi xem xong mấy cái cảnh đó hắn cấn quá chịu không nổi",hoặc "ủa sao? đang cấn hả" đều chỉ tình trạng bị kích thích dục tính, vậy nên theo đệ LỢN CẤN là lợn đang thời kỳ động dục.

    (p/s -Viện sĩ làm ơn k dùng hình ảnh thô thiển quá !thanks)
    -Âm dương, Dịch lý k có khái niệm chứng minh.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  20. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Jan 2007
    Nơi Cư Ngụ: Sao hỏa.
    Bài gởi: 65
    Xin cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 550 lần trong 40 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] "xỉn" và Đạo
    [HR][/HR]"xỉn" : trạng thái say mềm do chất kích thích tế báo thần kinh, làm cho ta miên man.
    Đạo : đạo học phương đông.

    Nếu Đạo coi vạn vật là tiến trình, khớp hợp theo mọi chiều hướng, luôn vận động, luôn biến đối, như ôm trọn tất thẩy.
    Thì "xỉn" xỉn đến say mềm, nhưng vẫn còn tỉnh thức, đủ gạt đi cái nền ý chí, mọi thứ cứ thoáng qua, chẳng lưu đọng, chẳng suy xét, xem như nó vốn có.
    Đạo và "xỉn" liệu có liên hệ, vài từ nông học, mozartvn xin hỏi các Đạo nhân đã tửng "xỉn" [​IMG]
    [/TD]
    [/TABLE]
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này