1. Click vào đây để xem chi tiết

Tiếng Anh All Clear - 3 tập (Giáo trình luyện nghe nói tiếng Anh)

Thảo luận trong 'Tủ sách Học ngoại ngữ' bắt đầu bởi xanhlam9999, 7/2/23.

  1. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Cũng cần nói thêm điều này để rõ hơn, tình trạng người Việt nghe người Việt nói vẫn không kịp do phải "dịch" > "hiểu", đó là khi hai người Nam và Bắc (Trung) nói chuyện với nhau và cả hai đều ít tiếp xúc với người miền khác nên rất ít nghe người miền khác nói, trình độ văn hóa đều không cao nữa.
     
    nhanjkl thích bài này.
  2. CÁi bác nói chính là tư duy bằng tiếng anh
     
  3. metome2002

    metome2002 Mầm non

    Muốn nói dc thì phải nghe dc, muốn nghe dc thì phải thuộc từ (âm, nghĩa tv của câu/từ) cứ thế mà học nghe
     
  4. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    100% :))) Hồi đó mình nói chuyện với 1 cặp người Tây, nói chữ "war" mà nó không hiểu, do âm "ar" mình nói nghe hướng "a" nhiều hơn là "o". Một trong rất nhiều ví dụ khiến mình thấy phát âm quan trọng cỡ nào.

    Cũng có lời khen là bác biết phát âm chuẩn ghê, còn dịch đuổi cabin nữa :D

    Sau khi đọc xong hết các bình luận thì mình nghĩ 2 bác @Phan Thanh Phung Thien và bác @vinaguy thực ra không khác nhau về cách học đâu, chỉ là 2 bác nói về 2 vấn đề khác nhau thôi. Bác vinaguy đang nhấn mạnh về việc phát âm chuẩn, rất quan trọng như đã nói ở các comment trên, nói không hiểu từng chữ thì làm sao mà hiểu cả câu. Còn bác Phan Thanh Phung Thien đang nói về việc làm sao diễn đạt cho đúng, ở đây là khả năng biểu đạt được suy nghĩ của bản thân. Tiếng Anh người bản xứ nói nghe hay, nghe tự nhiên, vì tụi nó dùng collocations (sự kết hợp từ) chuẩn. Cái này thì đúng là cần văn mẫu (mình học tiếng Việt từ nhỏ cũng từ "văn mẫu" từ môi trường xung quanh thôi). Giờ cũng có nhiều nguồn "văn mẫu" khác đỡ nhàm chán hơn sách là video ví dụ YouTube. Sự kết hợp từ cũng rất quan trọng vì nó giúp người đọc dễ hiểu ý được diễn đạt hơn, với vai trò này thì nó cũng quan trọng như phát âm.

    Nhưng mình nghĩ bạn nào theo hướng của bác Phan Thanh Phung Thien phải cẩn thận ở chỗ bạn phải ý thức được việc học văn mẫu. Đầu của bạn phải hoạt động rất nhiều để xử lý mớ văn mẫu đó để thấm nhuần thành cái của bản thân, chứ không phải cứ đọc chay đọc vẹt là xong được. Bác Phan Thanh Phung Thien có thể làm việc đó trong tiềm thức, chứ nếu cứ áp dụng đọc chay xong mà không hiểu mình đang đọc cái gì thì sẽ không giỏi được đâu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/6/23
    Anan Két thích bài này.
  5. Đồng ý với bạn.
     
  6. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Em xin lỗi các bác là em đã làm loạn hết cả cái topic này lên. Em bàn ở topic này chỉ là muốn chia sẻ kinh nghiệm thôi, chứ em không có ý bảo ai sai ai đúng. Nếu các bác có hiểu nhầm ý em thì lỗi ở cách diễn đạt của em. Em tính không thảo luận thêm nữa. Nhưng thấy các bác bàn xôm quá... nên em cố nói thêm một chút cuối cùng. Sau comment này thì em sẽ không bàn thêm nữa.
    Xuất phát từ bình luận này mà em đã có những nhận xét như ở trên đây. Ở đây, bác Phung Thien nói về luyện nói (chứ không thêm gì khác). Nhưng để học được tiếng Anh thì chúng ta phải học hài hòa mọi kỹ năng, không riêng gì nói. Thấy bác bảo Chỉ đọc Văn Mẫu thì em cứ mặc định là Ngữ pháp bác giỏi rồi, từ vựng bác giỏi rồi, nên luyện nói sẽ làm như những gì em đã trình bày. Còn bác bảo còn phải tư duy, thì thực chất là bác đang tư duy bằng tiếng Việt trong đầu, và khi nói ra lại nói bằng tiếng Anh, ở đây nó sẽ xảy ra hai trường hợp: 1) Đã có tư duy tiếng Việt mà không nói ra được bằng tiếng Anh => Bác học tiếng Anh chưa đến độ (phải học nhiều nữa); 2) Tiếng Việt cũng không biết nói gì luôn => Bác chưa có kinh nghiệm thực tế về chủ đề bác đang bàn (đổi chủ đề khác).
    Còn triết lý học tiếng Anh của em đơn giản lắm các bác ạ đó là ĐỌC VÀ NGHE TẤT CẢ NHỮNG GÌ MÌNH VỚ ĐƯỢC, tiện đây em chia sẻ luôn (Mỗi người có một cách học, nên em không bảo ai sai ai đúng, và em cũng không cố gắng ép mọi người học theo cách của em nhé): Mặc định ở đây là TỪ VỰNG và NGỮ PHÁP PHẢI LUÔN SONG HÀNH với 4 cách học dưới đây và PHẢI LUÔN TỰ HỌC nhé.
    1) Học Reading: Đọc tất cả những thứ gì bằng tiếng Anh mà mình vớ được. Ưu tiên đọc theo những chủ đề mà mình quan tâm. Ở đây sẽ học được Từ vựng và Cấu trúc câu nhé.
    2) Học Listening: Tương tự Reading, nghe tất cả những gì mình có thể nghe được. Ưu tiên nghe những chủ đề mình quan tâm. Lần đâu nghe không cần Audioscripts, nghe lần 2 lần 3 có thể dùng Audioscripts để củng cố lại những gì mình đã nghe.
    3) Học Writing (Ở đây em bàn về Academic Writing nhé): Tập viết các chủ đề mình thích, chú ý văn phong Anh nhé. Cấu trúc ngữ pháp sử dụng cần càng đơn giản càng tốt (tuy nhiên đơn giản quá thì trông cũng khó coi), nên sử dụng xen kẽ các câu phức. Mỗi bài viết nên được trình bày đầy đủ 3 phần như văn tiếng Việt (Mở bài, Thân bài, Kết luận). Mỗi đoạn văn nên trình bày 1 chủ đề và có 1 câu Topic Sentence và 1, 2, 3, 4... (tùy khả năng của mọi người) câu Supporting Ideas (gọi là supporting ideas nhưng có thể là trình bày ý kiến đồng thuận hoặc ý kiến phản đối của câu Topic Sentence). Còn viết câu như thế nào thì mặc định là mọi người đã có TỪ VỰNG và NGỮ PHÁP nhé.
    4) Học Speaking: Ca này khó, do nó yêu cầu phương tiện (thời gian, không gian, địa điểm, đối tượng dẫn chương trình và đối tượng thảo luận... là một nhóm người) chứ không đóng cửa phòng lại và tự học như 3 phần trên. Ở đây, trước khi vào học Speaking thì các bác nên chọn chủ đề trước ít nhất 1 ngày và mọi thành viên tham gia đều phải thảo luận. Nên thảo luận theo kiểu FOR and AGAINST, chia nhóm thảo luận ra 2 phe, một phe ủng hộ cho Chủ đề, phe khác bác bỏ chủ đề, trước 1 ngày là để cho phe FOR tìm những ý kiến ủng hộ, và phe AGAINST tìm những ý kiến phản bác Chủ đề. Cứ thế mà luyện speaking nhé các đồng chí. Nếu có người bản xứ tham gia thì càng tốt vì cuộc nói chuyện được native hơn. Ví dụ minh họa: Bàn về chủ đề nạo phá thai trong giới trẻ. Nhóm FOR đồng ý phá thai, nhóm AGAINST không đồng ý, cứ thế mà cãi nhau qua lại ==> Speaking sẽ tiến bộ vượt bậc.
    Thân!
    P/S: Em nhấn mạnh một lần nữa: Em chỉ góp ý xây dựng cho các comment trên để các bác có cái nhìn đa chiều về việc LUYỆN NÓI nói riêng (của bác Phụng Thien) và LUYỆN 4 KỸ NĂNG nói chung nhé. Các bác có thể FOR cho em tất cả mọi thứ em đã nói ở trên, hoặc FOR từng phần. Thậm chí ở trong diễn đàn sẽ có rất rất rất nhiều người AGAINST em toàn bộ những gì em đã nói... Nhưng em cũng không thấy ảnh hưởng gì cả :) (chúng ta cứ coi đây là một chủ đề để luyện nói đi nha: Chủ đề: Để luyện nói tốt tiếng Anh, chúng ta cần học thuộc bài Văn Mẫu. Phe nào FOR cứ FOR, phe nào AGAINST cứ AGAINST nhé). Quan điểm thoáng như thế này cho cuộc đời nó nhẹ.
    Sorry các bác. Bài viết của em quá dài, lần đầu tiên viết dài như thế này trong diễn đàn. :)
     
    nghia duy le, 49ctt, Utron and 3 others like this.
  7. theghost102

    theghost102 Mầm non

    link die rồi, bác có thể update link mới được không ạ
     
  8. Link bị set to private. Để check những người 'like" coi.....hmm.....có tên mình. Link mới đây bạn.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    All Clear? Hèn chi cleared hết trơn. :D
     
    duyvo2101, theghost102, Lephe and 3 others like this.
  9. cute_smiley15
     
    LâmĐứcNhuần thích bài này.
  10. theghost102

    theghost102 Mầm non

    bác kiểm tra giúp em AL 1, audio của bài 6 từ track 26-30 không có ạ.
     
  11. Thật đáng tiếc, đúng là chỉ có tới track 25 bạn ạ. Mình tải về từ diễn đàn nhưng không có cơ hội coi tới nên không biết có sự thiếu sót này. @xanhlam9999, làm ơn check lại file của bạn dùm. Không phải mình làm rớt dọc đường chứ? :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/9/23
  12. xanhlam9999

    xanhlam9999 Lớp 4

    Thứ tự của track PDF và CD hơi phức tạp. Các bạn nên Audio lấy theo site của NatGEO.

    track 26 unit 6
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/9/23
    amylee thích bài này.
  13. @theghost102, có nghĩa là nghe hết CD1 thì qua CD2. Tổng cộng audio của cuốn 1 là 50 files.
     
  14. xanhlam9999

    xanhlam9999 Lớp 4

    Qua CD2 phải nghe track 26-30 trước. Sau đó trình tự sẽ bình thường.
     
  15. Làm gì có track nào tên 26-30. CD1 và CD2 là hai đứa sinh đôi, cao bằng nhau. Mỗi thằng chỉ có 25 tracks. :D
     
  16. xanhlam9999

    xanhlam9999 Lớp 4

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Link paste (lần 2) đuôi link nhìn rất rõ disk2_track26
    Nếu bạn không nghe nội dung và đọc pdf chỉ ngồi nhìn cái file thì sẽ không thấy được.

    Link audio AL 1 FULL từ NatGeo
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/9/23
  17. xanhlam9999

    xanhlam9999 Lớp 4

    Còn nếu các bạn đọc kĩ trong các mục appendix thì sẽ rõ người ta phân phối audio tracks ra sao.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/9/23
  18. @theghost102, làm theo lời dặn của @xanhlam9999 nghe? Đừng giống mình: tải về rồi quên mất, chừng cần check thì mắt mắt này lại ngó mắt kia. :D
     
  19. xanhlam9999

    xanhlam9999 Lớp 4

    Theo ảnh chụp này sẽ thấy cd2 có track 1-20 sau đó nhảy cóc lên 26-30 (những track này thật ra là unit 6 thuộc CD1 theo cách đánh số của PDF). Tổng 2CD là 50 files.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    LâmĐứcNhuần thích bài này.

Chia sẻ trang này