Psychosocial Au bonheur des dames (Hiệu hạnh phúc các bà) - Émile Zola

Thảo luận trong 'Sách tiếng Pháp - Livres en Français' bắt đầu bởi vinguyen264, 30/9/13.

  1. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Ví dụ Thủy hử cụ Trần Tuấn Khải dịch là "này", thành viên đánh máy đúng nhưng mod đưa vào sửa hết thành "nầy" vì mod là người miền Nam.

    Hoặc "Hiệu Hạnh phúc các bà", có mẫu hội thoại của bản in ví dụ "Chào cô, - anh nói, - cô khỏe chứ" mod sửa hết thành "Chào cô - Anh nói - Cô khỏe chứ", chẳng đúng gì cả.
     
    NQK thích bài này.
  2. NQK

    NQK Lớp 10

    :D,
    Gặp VC nó đổi thành - Chào cô. Anh nói. Cô khỏe chứ. Còn mình thì nếu sửa thì sẽ là "Chào cô," anh nói, "cô khỏe chứ?"
     
    chichi.myluckycharm thích bài này.
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nghe giang hồ đồn VC có 8 chân với 2 tay. Đúng là dị tướng. :P
     
    chichi.myluckycharm thích bài này.
  4. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tôi không được học Ngữ Pháp tiếng Việt. Vậy như câu trên viết như thế nào mới đúng ngữ pháp tiếng Việt. Nếu như ta học ngữ pháp tiếng Việt mà không áp dụng vậy thì uổng quá.
     
  5. NQK

    NQK Lớp 10

    :D. Thích là chơi thôi bác. Ý thích mỗi người khác nhau, phải tôn trọng thôi. Ai không thích thì cứ thế mà sửa lại. Sửa mấy lần mà không thấy ai chết nên lại sửa tiếp. An toàn.
     
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hình như cũng không có quy định cụ thể trong môn học Ngữ pháp (?), bỏ học lâu quá rồi nên không nhớ nữa. Nhưng cần viết sao cho phân biệt giữa lời nói và người nói. Dù viết kiểu gì thì cũng không được phép được bỏ dấu - .
     
    dongtrang thích bài này.
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Viết theo kiểu dị nhân kia thì nhiều khi đọc lướt không biết thằng nào đang mắng thằng nào. :D Sửa lại mệt phết chứ không phải đùa. Nhất là khi cẩn thận thêm dấu . dấu , vào trước dấu - như @Caruri Tlkd nói, vài chữ thì không sao chứ cả ngàn chữ thì chết.
     
  8. NQK

    NQK Lớp 10

    Mục đích của dấu - là để phân tách "lời thoại" với "lời trần thuật". Tuy nhiên cũng có mấy cuốn của nhà xuất bản hẳn hoi cũng viết kiểu - Vào nhà đi. Cô nói. Chơi " " dễ xử lý hơn nhiều.


    Mẹo. Có mẹo.
     
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    VC sướng nhé, có cả BTV NXB cùng quan điểm. :p

    Nếu thêm vào trước và sau dấu - một dấu . hay , thì có thể dùng lệnh. :D. Bên vnthuquan chắc họ cũng xóa bằng lệnh. :D
     
  10. V_C

    V_C Lớp 3

    Đang đùa nhau mà cứ tưởng thật, đó là đại ca NQK yêu cầu VC khi biên tập cuốn trinh thám nào thì thêm “ " hoặc gạch nối cho lời thoại, để khỏi mất công sửa lại.
    Chứ thằng nào dở hơi lại đi sửa cho mất công, trừ khi lời thoại không đồng nhất.
     
    NQK thích bài này.
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tưởng vẫn cãi. Được thế này thì tốt. :P
     
  12. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Để ý thì thấy trước ta nương theo ngữ pháp của Pháp thấy hay để trong ngoặc kép và dùng dấu gạch ngang dài. Nay thì thấy nương theo ngữ pháp Anh để trong dấu nháy. Không biết ta có quy tắc riêng không.
     
  13. NQK

    NQK Lớp 10

    Mẽo thì vẫn dùng " " còn Bristish thì hay ' '. Như nhau cả. Nhiều lúc làm sách cứ phải hỏi bà xã, "Em thích một nháy hay hai nháy."
     
    dongtrang thích bài này.
  14. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Nếu phải hỏi bà xã thì hai nháy mới phê bạn ạ. Hihihi
     
  15. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tự dưng cái lặt vặt này mà bàn tán sôi nổi phết nhỉ. Tôi thì chưa từng được học quy tắc ngữ pháp cái này, chỉ sửa theo kinh nghiệm.

    Ví dụ câu trước (cái dấu gạch ngang đầu tiên) mà hết thì để dấu chấm (hoặc chấm than, hỏi... tùy theo câu) và phần người nói viết hoa, phần người nói có dấu chấm kết thúc và câu tiếp theo phải viết hoa:

    - Thôi đi! Cô ta làm điệu đấy thôi. – Anh ta nói. – Chân lấm bê bết...

    Còn câu trước mà chưa hết thì để dấu phẩy và phần người nói không viết hoa, cũng có dấu phẩy ở cuối:

    - Thì, – chàng trai đáp, – khi tôi bảo ông ấy rằng...
     
    dongtrang thích bài này.
  16. NQK

    NQK Lớp 10

    Với kiểu - thì nó sẽ gặp bất cập với câu thoại dài bị cắt ra làm hai hoặc ba đoạn văn, thậm chí nhiều hơn nữa. (Các nàng tâm sự thì có khi 10 đoạn). Chẳng nhẽ các đoạn thứ 2, thứ 3 vẫn thêm gạch đầu dòng? Nếu không thêm gạch thì nó lại lẫn với các đoạn thuộc phần trần thuật. Nếu thêm vào thì lại sợ hiểu là ông khác nói chen vào. Điên cái đầu đấy. Nó giống như kiểu đánh dấu chấm câu sai làm mất mạch.

    Với kiểu "hai nháy" hoặc 'một nháy' thì các đoạn thoại đều bắt đầu bằng nháy, nhưng chỉ đoạn cuối cùng với đóng nháy. Rất rõ ràng và minh bạch
     
    dongtrang thích bài này.
  17. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Theo tôi nghĩ chắc ta cũng có quy tắc riêng nhưng lại ít ai theo nên không phổ biến. Người dịch tiếng Pháp thì nương theo ngữ pháp của Pháp. Dịch của Anh Mỹ thì nương theo Anh Mỹ. Như vậy cũng tiện nhưng lại bất nhất.
     
  18. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Ý này cũng đúng, nhưng nhiều nháy quá nhìn cũng rối mắt, ví dụ trong Đồi Gió Hú, đoạn các nhân vật khác (không phải hai nhân vật tôi và bà giúp việc) kể lại họ bỏ trong hai nháy, nhưng hai nháy kéo dài đến tận hàng chục paragraph, và xen kẽ là cả gạch đầu dòng khi thuật lại lời thoại.
     
  19. NQK

    NQK Lớp 10

    Sao lại nhiều nháy rối mắt?

    Nếu đã dùng "hai nháy" để làm các câu thoại thì phần trích dẫn người ta sẽ để là 'một nháy', và ngược lại. Cũng không dùng xen kẽ dấu gạch nối. Chỉ có các cụ lười hoặc không vững mới loạn xì ngầu thôi. :D. Nói chung đã dùng loại nào thì phải ra loại đó. Đừng đấu nối lung tung.

    Ví dụ, người ta sẽ không viết'
    Mã:
    "Anh ơi, - nàng nói, - em thích hai nháy."
    Mà sẽ phải là,
    Mã:
    “Anh ơi,” nàng nói, “em thích hai nháy.”
    “'Một nháy' có cái hay của nó em ạ,” hắn đáp.
    Cá nhân mình thì hay "hai nháy", ấy không phải là do khỏe đâu mà là do thói quen bấm shift.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/10/16
  20. V_C

    V_C Lớp 3

    Dân mình chơi kiểu cổ điển một tư thế (gạch ngang -), Tây thì khỏe hơn, chơi hai nháy.
    Giờ cuộc sống khá, có điều kiện đầy đủ bổ sung cho khoản “yếu", nên chơi hai nháy cũng là hợp lý. Nếu ai không đủ cứng thì gạch ngang cũng chả sao, tùy theo sức thôi.
     
: emile zola

Chia sẻ trang này