Thảo luận Bạn nghĩ sao về dòng sách khởi nghiệp?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Ban Tang Du Tử, 8/12/15.

Moderators: amylee
  1. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Hịc... Du làm gì mà mình vừa vô diễn đàn là thấy cái này thế.
    2015-12-14_233133.png
    spam à?

    Xa thuốc lá là đúng rồi, giờ nói tới trà nhá.
    Mình thì không biết trà chống ung thư, làm đẹp da như nào nhưng thấy nhiều người nghiện nó lắm. :P :p
     
  2. pdkhoa

    pdkhoa Lớp 2

    Thực ra ngay từ tên gọi "Sách dạy làm giàu", "sách dạy khởi nghiệp" bla bla bla là thấy không tưởng rồi. Đọc thì thấy có 'lửa', có khí thế hừng hực chỉ muốn lao ra ngoài làm giàu ngay cũng giống như xem phim võ thuật, kiếm hiệp xong ai cũng thấy mình giỏi võ. Theo mình thì không nên phí thời gian vào những loại sách khởi nghiệp như thế này không ai học võ bằng cách đọc sách xem phim kiếm hiệp cả, hãy lăn lộn trong thực tế, phải tìm cho được mình đam mê thứ gì để có thể sống chết với nó. Bởi vì đây là kinh doanh mà kinh doanh thì cạnh tranh khốc liệt, không có rào cản khi gia nhập, lợi thế cạnh tranh ban đầu sẽ nhanh chóng bị các đối thủ sao chép và gần như không thể ngăn cản khách hàng chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác nếu họ có thể tiết kiệm vài đồng. Theo mình thì
    kinh doanh là tương tác giữa con người với nhau. Khi kinh doanh phát triển thì phải có quản lý. Mà quản lý cũng nhằm đối tượng con người; con người trong kinh doanh, những loại người phải làm việc, giao dịch và thương lượng, những người đồng nghiệp, những nhân
    viên phải sống với và cộng tác chặt chẽ, hiểu được con người với tất cả cá tính, cái tôi riêng biệt, và tạo cho họ sự hiểu biết trở lại về mình như mình muốn, để tạo quan hệ tốt. Mà muốn hiểu con người thì không gì tốt hơn là đọc tiểu thuyết đặc biệt là các tác phẩm kinh điển.
     
  3. superlazy

    superlazy Lớp 4

    Mình nghĩ việc làm giàu là có thể học được. Giống như khi ai đó sinh ra trong 1 gia đình kinh doanh thì khi họ tự ra kinh doanh riêng thì phần nhiều là thường thành công. Khoan hãy nói về lý do là họ có tiền để mạnh vì gạo bạo vì tiền, mà ngay cả khi bị mất hết thì họ cũng có khả năng kiếm lại được thì lý do chính theo mình là họ được "học" cách kinh doanh từ bố mẹ, gia đình.
    Nói về những trải nghiệm về con đường bắt đầu kinh doanh của các tác giả Âu Mỹ, mình nghĩ có 1 khoảng cách về "mức độ trưởng thành" giữa họ và người mình, tức là độ trải nghiệm, hiểu biết về bản thân và xã hội của họ cao. Cứ so sánh 1 học sinh 15 tuổi của mình với 1 học sinh 15 tuổi của họ thì thấy ngay người mình rất là "gà".
     
  4. viet7500

    viet7500 Lớp 3

    Trước, hồi còn tin tin (20-30) tuổi, mình cũng hay đọc loại sách này. Giờ thì ít hơn rồi.

    Có điều sách ở Việt Nam về đề tài này, thường ko phù hợp lắm với môi trường ở Việt Nam, vì tác giả đa phần ở phương Tây, môi trường kinh doanh phương Tây khác xa (chính xác là đi trước hơn) Việt Nam nhiều.

    Mà những người giàu ở Việt Nam chẳng mấy khi họ viết sách cả, tại sao thì các bạn chắc cũng đoán đượccute_smiley18

    Quay ra đọc những sách về lĩnh vực này do tác giả ở các nước có trình độ phát triển gần gần như ở Việt Nam thì hiệu quả hơn, tuy loại này thỉnh thoảng mới có.

    Tuy vậy, mình nghĩ tác dụng của việc đọc sách của mình cũng không uổng. Bởi vì, bạn có thể không thành công nhờ đọc sách, nhưng ít ra bạn cũng có thể hạn chế được những sai lầm nhờ đọc sách!

    Vài lời chia sẻ

    Vui lòng viết đúng chính tả trên diễn đàn Bạn nhé :)
     
    Last edited by a moderator: 25/12/15
    leou90, hut_mit and Ban Tang Du Tử like this.
  5. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Chuyện cười trong truyện kiếm hiệp là hỡi anh nhặt được bí kíp võ lâm thì anh sẽ trở thành cao thủ võ lâm.

    Nếu đã có người nhờ quyển ấy mà thành cao thủ, thì có nghĩa quyển ấy không có vấn đề, có vấn đề là ở ta.

    Để có thể học được một chiêu thức tạm gọi là sơ thành, người ta phải luyện tập hàng ngàn lần, còn để thành thục tùy tâm phải tới hàng vạn lần. Tới phiên anh ra múa vài chiêu làm không được đã cho rằng sách lừa đảo.

    Lại có mấy anh cứ tưởng học được bí kíp võ lâm thì ra giang hồ đánh đâu thắng đó. Trong khi đó anh chưa từng chiến đấu, chẳng có một chút kinh nghiệm thực chiến. Kiểu như mới xuống núi đòi đánh với người đã xông pha trận mạc thì...

    Đọc sách tự học khó lòng biết chỗ nào mình hiểu chưa đúng, chỗ nào mình làm sai, làm sao có thể được như có cao sư chỉ điểm.

    Suy nghĩ của tôi về bí kíp võ lâm là như vậy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/12/15
  6. viet7500

    viet7500 Lớp 3

    Vâng, ngoài điểm chung nhất là họ đều giỏi giang và có tố chất.
    Đồng thời với đó, tạm chia ra những người kinh doanh thành đạt làm 3 loại:

    1-Truyền thống gia đình: "Bí kíp võ lâm" trong thương trường học được từ bé từ cha mẹ và người thân trong gia đình, chưa kể được thừa hưởng các mối quan hệ tốt, cũng như cả "gen" kinh doanh nữa. Cái này thấy rõ ở các gia đình nhiều đời kinh doanh, các tập đoàn gia đình ở các nước Âu, Mỹ, Nhật như: Gia đình Ford, gia đình sở hữu chuỗi siêu thị ALDI ở châu Âu, gia đình tập đoàn Cargill ở Mỹ

    2-Xuất phát quá nghèo khó: Nên họ vươn lên làm giàu bằng mọi giá, dù có bao nhiêu lần thất bại. Thay vì họ học được bí kíp như loại trên, thì họ phải tự mày mò học hỏi, mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, thậm chí có thể mất cả tuổi trẻ, sức khỏe, và hạnh phúc gia đình. Như là những ông sáng lập tập đoàn Hynndai, Daewoo, Kyocera hay Walmart v.v...

    3- Gặp thời vận: Như những ông kinh doanh về công nghệ bây giờ (Google, Facebook hay Microsoft). Dù không thể phủ nhận họ là những người rất giỏi, nhưng không chắc họ có thể thành công nếu khởi nghiệp trong các lĩnh vực cổ điển (khai khoáng, thép, thực phẩm v.v...)
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/5/23
  7. superlazy

    superlazy Lớp 4

    Đơn giản hoá như thế này được không? Để bắt đầu làm gì thì cần biết cách thức và có ý tưởng. Những người bạn nói ở (1) có lợi thế là đã biết cách thức rồi, ở (3) thì có lợi thế là có ý tưởng lớn, còn số đông thuộc về (2): cách thức thì tự trải nghiệm để có còn ý tưởng thì không lớn đến mức thay đổi cả thế giới như thế.

    (1) và (3) thì rõ ràng rồi nhé. Còn (2) chính là mình muốn nói ở cái ý sau của comment trên (cái này thấy rất rõ khi xem phim Mỹ).
     
  8. hoang_hanam

    hoang_hanam Banned

    Nếu tôi và bạn vẫn còn thời gian để ở đây tán gẫu thế này sẽ chẳng cuốn sách nào giúp nổi. Như một câu châm ngôn của vua Solomon: "Kẻ lười biếng ước ao thì chẳng được gì, người chăm chỉ ước ao thì được mọi sự." Còn một người chăm chỉ, họ chẳng cần đọc sách để thành công.
     
  9. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Sách là kho tàng tri thức của loài người. Nhiệt tình cộng thiếu hiểu biết bằng phá hoại.
     
  10. Tit@n

    Tit@n Lớp 3

    Topic rất hay & ý nghĩa, vào đây đọc mình cũng thấy nhiều quan điểm khác nhau.
    Sách dạy làm giàu thì ai cũng biết là bạt ngàn, vô khối (cả sách đã được dịch và chưa được dịch). Theo quan điểm cá nhân của mình, sách dù dưới bất kỳ hình thức nào, lĩnh vực nào đều ẩn chứa những kho tri thức của tác giả - của loài người. Còn mỗi người khi tìm đọc sách, cần hiểu rõ "mình đang cần cái gì?", "tại sao mình cần nó?", "tại sao nó hay, nó tốt?",... - đặt các câu hỏi thuộc dạng Wh/H: what, when, why, where, who, how?

    Hơn 10 năm trở lại đây, internet phát triển, mở rộng tới mọi miền đất nước, Internet đã, đang và sẽ là kho tri thức khổng lồ của toàn nhân loại. Nên việc tham khảo trước khi bắt đầu đọc 1 cuốn sách dạy làm giàu là điều hoàn toàn có thể làm được. Mình nhắc lại là tham khảo! Những nguồn tham khảo đáng tin cậy, được công nhận rộng rãi về sách có thể nói đến:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    www.barnesandnoble.com
    Amazon
    google doc
    ...
    Vì quan điểm mỗi người mỗi khác, nên khi tham khảo từ nguồn nào, nên nhớ trong đầu là mình đang tham khảo - để đưa ra quyết định cuối cùng.

    Bước tiếp theo, sau khi đã chọn cuốn sách mình muốn đọc. Đọc xong mỗi phần, mỗi đoạn, có thể đưa ra "phản biện" cá nhân - nghi ngờ những gì người viết cho là đúng, nghi ngờ những gì mà mình đang cho là đúng, ... nói cách khác là "phân tích" những gì mình đọc được - cũng dùng phương pháp đặt câu hỏi Wh/H như trên.

    Và cuối cùng, sau khi đọc xong, kết luận những gì có thể áp dụng cho bản thân, cho môi trường mình đang sống, cho lĩnh vực mình định đầu tư,...

    Nói thêm, cách đây hơn 4 năm, mình có dịp tiếp xúc với một bà giáo sư Mỹ, đại học bang Colorado; khi nghe bà giới thiệu về tại trường đại học nơi bà đang giảng dạy, có khóa học Master về kinh doanh. Điểm đặc biệt là, đối tượng của khóa học chỉ giành cho những CEO của các công ty SMEs hoặc doanh nghiệp lớn hơn. Điểm đặc biệt hơn, làm thế nào mà ban lãnh đạo khóa học đó thuyết phục được các CEO đến học? (vì bản thân họ cũng đã, đang là người thành đạt) Và học phí thì rất đắt! Bà giáo sư cũng nói thêm, khóa học đã tiến hành được 6 khóa và vẫn đang phát triển. Như vậy để thấy, việc học hỏi, tìm tòi là một quá trình liên tục, không có điểm dừng, nên nếu ai có đọc sách về cách làm giàu, kinh doanh, khởi nghiệp,...là chuyện thường ngày ở huyện.

    Qua đọc sách, báo chí, tài liệu,... chắc chắn nhiều bạn nhận thấy, doanh nhân Mỹ, Âu, hoặc một số nước khác hay tạo lập được các tập đoàn đa quốc gia - có sự hiện diện thành công ở nhiều quốc gia, vùng miền trên toàn thế giới. Ngược lại, phần nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa trở thành tập đoàn đa miền ở Việt Nam (chỉ tính ở VN, chưa tính ra thế giới) dù có tên tuổi. Đó là những khác biệt, trước hết theo ngu ý của mình là Tư duy; sau là điều kiện phát triển sau, môi trường kinh doanh,...
    Vài điều mạn đàm cùng các bạn.
    Thân,
    Tit@n
     
    amylee thích bài này.
  11. bigialai

    bigialai Mầm non

    Siêng năng,chịu khó và không nề hà việc gì...và quan trọng nhất là ''Vốn'' còn những loại sách 'dạy làm giàu' nếu rãnh rỗi thì đọc cho vui cũng chẳng hại gì...):)!
     
  12. Lệ Chi Viên

    Lệ Chi Viên Mầm non

    Càng đắm chìm trong nó bạn càng sớm thất bại!
     
  13. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Có lẽ nên định dạng lại ý nghĩa chữ khởi nghiệp. Người ta thường nghĩ khởi nghiệp là làm giàu, kinh doanh....

    Nếu muốn làm nông dân trồng củ cải thì sao? Đó chắc hẳn cũng là khởi nghiệp chứ?

    Vậy khởi nghiệp là làm chủ?

    Nhưng chúng ta thường hiểu là làm chủ công ty, cửa hàng, làm chủ người khác.

    Vậy chỉ làm chủ bản thân thì sao?

    Có lẽ dòng sách khởi nghiệp đang thiếu những gốc rễ cần thiết. Còn cành lá thì lại quá xum xuê 1 nhánh rồi.
     
  14. chuvanduyhn91

    chuvanduyhn91 Banned

    Mình từng đọc ĐẮC NHÂN TÂM của tác giả ông Vua ngành Thép người Mỹ cũng khá hay về cách đối nhân xử thế trong mọi trường hợp, mọi lúc mọi nơi mọi hoàn cảnh... Ngoài ra còn có sách BỐ DẠY CON LÀM GIÀU mình cũng khá tâm đắc. Đã ai đọc chưa?
     
  15. dokko

    dokko Mầm non

    Mình nghĩ khởi nghiệp có thể hiểu là bắt đầu một sự nghiệp nào đó. Có thể ví con đường đi đến đỉnh cao sự nghiệp như là một cuộc hành trình xuyên Thái Bình Dương bằng một con thuyền chèo tay vậy. Sách khởi nghiệp như một cuốn sách hướng dẫn cho ta biết cần chuẩn bị những kĩ năng, kiến thức cần thiết gì vậy. Sau khi có được vốn liếng ban đầu như đồ uống, thức ăn, cần câu... ta bắt đầu cuộc hành trình. Nhờ đọc sách ta biết nhìn sao trời để định hướng, cách tránh đá ngầm, tránh vùng hải vực nguy hiểm. Nhưng vì hải vực ở nước ngoài và Việt Nam khác nhau nên ta không áp dụng hết được, ta chỉ nên học hết phần quan trọng nhất thôi: tâm lí, sự tự tin, thái độ,... Ta bắt đầu cuộc hành trình một cách phấn khởi, hào hứng. Nhưng rồi qua thời gian ta thấy bớt hào hứng đi, thay vào đó là sự mệt mỏi. Phía trước ta là mưa gió bão bùng, xung quanh ta là một đàn cá mập con thì đội mũ cánh chuồn, con thì comple sang trọng, con thì xăm trổ đầy mình,...lúc nào cũng chực chờ ăn thịt ta. Ta thấy sợ hãi và nản lòng. Lúc này yếu tố tâm lí ta học được sẽ đóng vai trò quyết định. Ta có thể bỏ cuộc, có thể cầu cứu, có thể buông xuôi chờ chết. Nhưng ta cũng có thể coi sự nghiệp là sinh mạng mình mà ngẩng đầu ưỡn ngực, nhìn trời nhìn nước nhìn thẳng mà đối đầu với sóng gió. Nếu thắng ta sẽ có được tiền tài danh vọng,...Nếu thua ta cũng không có gì phải hối tiếc, cùng lắm 18 năm sau lại làm một thằng dở hơi chèo thuyền xuyên biển là được. :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/3/16
    amylee, mabudaubu1405 and viet7500 like this.
  16. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Nhận định của bạn rất hay.
    Nhưng không viết tắt trong diễn đàn. Ban edit lại nhé. Nếu sau 25h mà vẫn chưa được edit mình sẽ xóa nhé.
    Mặc dù rất thích nhưng mình rất tiếc.

    :)
     
  17. hut_mit

    hut_mit Lớp 3

    Sách này tất nhiên là nên đọc nhưng mà mình đọc cũng được một số, thấy hầu như là khá mới lạ còn lại không giúp ích cho thực tế nhiều. Còn ngoài xã hội hầu hết là mỗi người đều có một phong cách riêng, vậy mà mọi người đều thành công.
     
  18. hut_mit

    hut_mit Lớp 3

    Thực tế và lý thuyết cách nhau một khoảnh không nhỏ. Cái gì nhìn dễ thì khi làm lại có phần khó khăn. Kiều như này mình đã thử, nó không đơn giản như suy nghĩ trong đầu :D
     
  19. dokko

    dokko Mầm non

    Đã sửa lại, cảm ơn bạn đã nhắc nhở :).
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  20. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Vì họ có cá tính và phong cách riêng họ mới thành công bởi họ biến điều họ đọc thành của họ mà.
    Đã là của họ thì sẽ không giống ai :P
     
    hut_mit thích bài này.
Moderators: amylee
: self-help

Chia sẻ trang này