Thảo luận Bàn trà Tam quốc diễn nghĩa

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi summer_akarda, 8/6/16.

Moderators: amylee
  1. V\C

    V\C Lớp 4

    Tào lao cho sôi động, áp dụng người ta “cà khịa" ra làm cái gì.
    Nói về cụ Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo còn thực tế hơn.
     
  2. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Nếu bàn gọn trong tác phẩm thì Khổng Minh đúng là kỳ tài, vụ chém gió đả bại quần anh Giang Đông là xuất sắc, võ mồm, hay kiếm lưỡi quá giỏi, khích cho Tôn Quyền bật Tào Tháo, 83 vạn (gần 1 triệu quân) quân Tào khi chạy thoát đến thành Nam Quận chỉ còn 27 tên kỵ mã. Nếu Quan Công mà không tha thì chắc chỉ có mấy danh tướng như Hứa Chử, Trương Liêu... chạy thoát. :v

    Nếu Lưu Bị không cầu được Khổng Minh thì trước hay sau cũng bị Tào Tháo hoặc Tôn Quyền giết. Không lầm thì Lưu Bị khi đóng ở thành Tân Dã quân chưa đầy 2 vạn lại chưa được tập huấn trận pháp, tóm lại hổ lốn. Sau mấy năm đã thành 1 chân vạc, dám 6 lần ra Kỳ Sơn đánh Ngụy, suýt đốt chết cha con Tư Mã Ý ở hang Thượng Phương. Vụ này có câu: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên"....

    Thôi, mời các thánh cứ chém tiếp. Tôi tọa sơn xem tuồng vậy. cute_smiley20cute_smiley26cute_smiley18green29
     
  3. V\C

    V\C Lớp 4

  4. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Hihi bạn cũng đọc tác phẩm và biết nhiều đó. Mấy phần bạn nêu ra thì cứ đọc tác phẩm là biết, vấn đề thảo luận chém gío muốn thú vị thì phải đi vào phân tích các hành động sự việc trong đó và cao hơn nữa là giả thiết nếu A ở vào tình huống đó sẽ làm thế nào, từ đó cũng nói nên phần nào nhân cách, ứng dụng phó của A.
     
  5. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Bạn không hiểu thế nào là nói nước đôi rồi.
    Nói nước đôi nghĩa là sự việc A chỉ có hai phương án xảy ra, không a thì b.
    Ví dụ nói: đội tuyển bóng đá VN có 90% sẽ vào chung kết.
    Nói vậy là nói nước đôi.

    Còn khi lâm chung Bị bảo Lượng: chú phù thằng Đẩu giúp anh nếu chú thấy nó kém cỏi quá thì chú hãy cứ bỏ nó mà đứng đầu.
    Bị nói vậy nghĩa là: anh bảo chú phương án A là chú phù Đẩu, phương án B là chú phế nó mà làm chủ, còn phương án C, D,... phương án thứ n nữa nhưng mà thôi, anh mệt lắm không nói nhiều được, vả lại chú là người thông mình anh nói hai phương án đó là đủ rồi, n kia khỏi nói.

    Thực sự mình rất muốn biết khi bạn là Bị, trước lúc lâm chung bạn sẽ nói với Lượng thế nào về vấn đề người kế nghiệp?

    Nếu mình là Lượng thì sau khi Bị chết, dù có thêm sức khoẻ cộng với được sự ủng hộ của các tướng đi chăng nữa mình cũng vẫn phù Đẩu. Quan điểm của mình: người không phụ mình thì mình không phụ người, người phụ mình thì mình sẽ xa lánh người đó.
     
  6. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Không hiểu sao em lại cười quá trời với còm của bác. thằng A Đẩu thời nay bị gọi là sang chấn tâm lý có phỏng haha
    Em xem phim Tam Quốc, nhưng chưa đọc truyện thấy bạn cũng khen hay hơn phim nhiều nên không bàn về nội dung. Đứng ở góc độ văn minh tây phương mà nói thì ổng Bị chắc bị coi khinh suốt đời, "vì giang sơn" chỉ là lý do lý chấu.
     
  7. NQK

    NQK Lớp 10

    Tam Quốc có mỗi Điêu Thuyền là hay thôi. Anh em cố cũng chả bằng, chị em có khi lại hơn.
     
    tmrbeo thích bài này.
  8. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Cái đoạn này hay nè, mà em không hiểu nè. Sao Khổng giúp Bị, có thể lúc đầu giúp, cái đoạn sau càng ngày càng lụt mà vẫn không lật cờ, phí cả công toi gây dựng. có khi nào có liên quan văn hóa phong kiến lễ nghĩa. Giỏi như Khổng sao không lật lại Bị, f*** có tài mà không có trí lớn????

    móa còm xong mới đọc haha. có thể nói Khổng kém bỏ xừ không bằng Chu Du, Tư Mã Ý, ít ra mấy vị này đúng kiểu chơi hết mình.

    Chính cái ý này, "ngộ" trong bối cảnh phong kiến ngu trung bới tư tưởng do Khổng Tử nghĩ ra đã làm hoại những tài năng như Khổng Minh. Nên trên mình mới nói đó, KM có thể có tranh giành cả thiên hạ cũng nên. Bàn thế này đặt ra ngoài khuôn khổ bối cảnh truyện nhưng thiết nghĩ bàn vậy mới thấy cái hạn chế của truyện. Cám ơn bác chỉ là góp vui thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/12/16
  9. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Mình đọc các bài viết hoặc nghe bàn thì hiếm thấy nhắc tới quýêt định của Tháo lắm.

    Mình hỏi câu này không có ý đả kích gì, mong bạn bỏ quá cho.
    Câu 1: Nếu bạn là Đẩu thì bạn có thấy sướng không?
    Câu 2: Nếu bạn có đứa con như Đẩu nhà Bị thì bạn có cho là nó sướng không?
    Trả lời hai câu đó là rõ điều bạn hỏi trên.

    Chiến tranh thì phải dùng đủ chiêu trò để chấn áp kẻ địch. Một thằng tướng mà ra vẻ hiền như chị em thì sẽ làm nhuệ khí kẻ địch tăng nên mà bên ta lại tụt xuống đó. Một quân sư thì phải bày trò tỏ ra nguy hiểm chứ nị : ) ) ) ) )
     
  10. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Bác mở topic chém Tây Du Ký nhá, nghe hay phết haha
     
  11. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Cái đoạn này hay nè, mà em không hiểu nè. Sao Khổng giúp Bị, có thể lúc đầu giúp, cái đoạn sau càng ngày càng lụt mà vẫn không lật cờ, phí cả công toi gây dựng. có khi nào có liên quan văn hóa phong kiến lễ nghĩa. Giỏi như Khổng sao không lật lại Bị, f*** có tài mà không có trí lớn????


    Vấn đề tại sao Lượng theo Bị mà không theo Tháo, Quỳên, Thiệu? Mình đồng quan điểm với Tháo ở câu thời nay chỉ có Tháo và Bị là anh hùng, còn mấy đứa kia chỉ là hoa lá cành cho cuộc phân chia mà thôi. Theo như mình đoán thì Lượng theo Bị vì mấy lý dò sau:
    Thiên hạ chỉ có Bị và Tháo là đáng theo, vậy chọn ai đây?
    Thứ nhất: Theo Bị hơn nữa vì Bị là chính thống hoàng gia, còn Tháo là kẻ cầm cổ thiên tử ra lệnh chư hầu.
    Thứ hai: Lượng nổi tiếng như vầy mà Tháo không tìm đến, Bị lại ba lần viếng thăm lều tranh.
    Thứ ba: Tháo đang mạnh nếu Lượng theo thì cũng chưa chắc coi mình ra gì, còn Bị đang yếu tất trọng dụng ta.
    Thứ tư: Tháo đang mạnh nếu Lượng giúp thì dù có thành công thì cũng thường, còn Bị đang yếu mà Lượng dựng cho đứng dậy đó mới là tài.
    Chốt lại theo Bị là đúng. Còn tại sao từ ngày có Lượng mà Bị vẫn chạy dài thì các bạn hãy đọc đoạn Lượng giữa triều chém bọn Giang Đông làm chúng đứa thì ngậm mồm đứa thì cúi mặt. Hihi





    Chính cái ý này, "ngộ" trong bối cảnh phong kiến ngu trung bới tư tưởng do Khổng Tử nghĩ ra đã làm hoại những tài năng như Khổng Minh. Nên trên mình mới nói đó, KM có thể có tranh giành cả thiên hạ cũng nên. Bàn thế này đặt ra ngoài khuôn khổ bối cảnh truyện nhưng thiết nghĩ bàn vậy mới thấy cái hạn chế của truyện. Cám ơn bác chỉ là góp vui thôi.


    Để lúc khác mình nói về "ngộ" hihi
     
    hoalienbao thích bài này.
  12. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Cũng giống như bây giờ thôi, ra trường rồi thì vào một tập đoàn lớn, ăn một chân biên chế ^-^ hay là vào startup, chấp nhận mạo hiểm xây dựng lại từ đầu
     
  13. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    4 lý do đó đều không đúng.

    Gửi từ SM-J700H của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
     
  14. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Hihi bạn chỉ giúp không đúng ở chỗ nào? Theo bạn thì lý do gì mới là đúng?
     
  15. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Nếu là 4 nguyên nhân đó thì Khổng Minh rất đỗi tầm thường và nông cạn. Người như Khổng Minh theo ai đương nhiên không phải vì lương tháng hay danh lợi, thể hiện bản thân nhàm chán như vậy mà đòi hỏi là người đó có xứng đáng để theo hay không.

    Vậy tiêu chí của Khổng Minh là gì? Theo mình là "đạo". Đạo đức, nhân phẩm và con đường, chí hướng, tâm đặt ở đâu? Theo người đó thì mình sẽ làm được những gì chứ không phải mình sẽ được lợi ích gì. So với Lưu Bị thì những người khác với Khổng Minh có vẻ là đạo bất đồng bất tương vi mưu.

    Ký ức của mình về Tam quốc diễn nghĩa khá mờ nhạt, nhưng đại khái ấn tượng là vậy. Mình không nhớ là Khổng Minh đang ở ẩn mà bị Lưu Bị mời ra hay là muốn tham gia mà chưa chọn được chân chủ thì Lưu Bị đến. Việc đó lý giải rất nhiều về con người Khổng Minh.
     
    hoalienbao thích bài này.
  16. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Theo mình sau Nghiêu Thuấn (những vị truyền ngôi cho người có tài đức mà không truyền cho con cháu) đó mới là người có nhân đức, còn lại các vua chúa mà truyền kiểu con cháu, lợi ích tập đoàn,... là những kẻ danh lợi mà thôi. Đáng tiếc là tư tưởng kiểu Nghiêu Thuấn đã tuyệt chủng, thay vào đó là danh lợi.
     
  17. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Theo như quan sát và nhận định của mình Bị, Lượng, Tháo,... tới chính khách ngày nay ai ai cũng chung điểm danh lợi cả, người khá hơn nữa chút thì có lòng thương với kẻ khác. Tìm đâu ra "sứ quân" có tình yêu với kẻ khác. Thương khác với yêu nhé.
     
  18. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    “Cuộc đời tới bước đường này giống như trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, đi ngược chí hướng. Sai lầm là do tôi. Tôi xin lỗi Đảng và nhân dân” - Lý Xuân Thành

    Hầu hết xuất phát vì danh lợi.

    Một ít khởi điểm là muốn làm điều gì đó cho thiên hạ, nhưng giữa đường lại không kháng cự nổi sự cám dỗ của danh lợi và sự đồng hóa của xã hội đang suy thoái đạo đức, rốt cuộc quên mất vì sao mình xuất phát.

    Rất ít người có thể đi đến cuối cùng.
     
  19. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Nghiêu Thuấn là do ông Khổng tử bốc phét ra để dạy mấy tay học trò, kể ra ở đây làm gì
     
  20. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Hêhehhe, KM phải theo Lưu Bị mới có đất diễn chớ các bồ!!!
    Haizzz thiệt tội cho Chu Du đập chai tài giỏi lại bị mang tiếng xấu quá hà.
     
    hoalienbao and tauvequehuong like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này