Thảo luận Bí ẩn Tam Quốc Diễn Nghĩa

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Heoconmtv, 5/9/15.

Moderators: amylee
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    "Kỳ nhân" 17 tuổi khiến Tào Tháo sợ hơn Lưu Bị, Tôn Quyền là ai?

    Kẻ thông minh thường không sống thọ, một thiếu niên kỳ tài thời Tam Quốc khiến Ngụy Vương Tào Tháo e sợ tới mức phải "nhắm mắt" xuống tay, nhằm bảo vệ tương lai cho Tào Phi.

    Thiếu niên anh tài

    Thời đại Tam Quốc không chỉ tồn tại các thế lực quân phiệt cát cứ, các đại mỹ nhân danh tiếng hay những bậc kỳ tài như Khổng Minh, Bàng Thống, Quách Gia... mà còn là thời đại của những thiếu niên phi phàm, được hậu thế sùng kính.

    Một trong những thiếu niên hào kiệt như vậy là Chu Bất Nghi - người khiến cho Tào Tháo phải cố kỵ.

    Chu Bất Nghi, tự Nguyên Trực, người Linh Lăng, Hồ Nam, cháu của quan Biệt giá Lưu Tiên dưới trướng nhà quân phiệt Lưu Biểu.

    Bản thân Lưu Tiên không phải con người đơn giản. Khi còn làm Biệt giá, ông từng khuyên Lưu Biểu dựa vào thế lực Tào Tháo, nhưng Biểu do dự bất quyết.

    Sau này, Lưu Tiên đi sứ Hứa Đô, chỉ trích Tào Tháo gây khó dễ Lưu Biểu ngay giữa triều đình Đông Hán, khiến Tào cứng họng.

    Theo ghi chép trong "Linh Lăng tiên hiền truyện", năm 208, Lưu Biểu bệnh mất, Tào Tháo công hạ Kinh Châu, phong Lưu Tiên làm Thượng thư.

    Tháng 5/216, Tào Tháo được phong Ngụy Vương, Lưu Tiên cũng trở thành Thượng thư lệnh của Ngụy.

    Xuất thân trong gia đình có người cậu như Lưu Tiên, Chu Bất Nghi đương nhiên có nhiều điểm hơn người. Chu được Lưu Tiên gửi gắm tới thụ giáo Lưu Ba - người sau này trở thành Thượng thư lệnh triều Thục Hán, khiến Gia Cát Lượng "tự thẹn không bằng".

    Thế nhưng, bản thân Lưu Ba cũng phải thừa nhận "sở học không đủ để truyền thụ Chu Bất Nghi". Năm 17 tuổi, Chu đã là tác giả của 4 bài luận văn.

    Nhờ mối quan hệ với Lưu Tiên, Chu Bất Nghi được Tào Tháo biết tới. Tào Tháo rất tán thưởng tài năng của Chu Bất Nghi, cho rằng tài trí thông minh của Bất Nghi không thua con trai mình là Tào Xung.

    Câu chuyện "Tào Xung cân voi Đông Ngô" cũng là một điển tích vô cùng nổi tiếng, thể hiện trí tuệ bất phàm của con trai Tào Tháo.

    Năm đó, Tào Xung mới 6 tuổi, vì vậy được gọi là thần đồng. Tài cán của Chu Bất Nghi được Tào Tháo tán thưởng, tạo điều kiện cho Chu trở thành bằng hữu tốt với Tào Xung.

    [​IMG]
    Tào Xung được xem là thần đồng và là người kế vị lý tưởng của Tào Tháo, tiếc rằng ông mất quá sớm.

    Làm bạn với vua như chơi với hổ

    Cũng từ sự ái mộ với Chu Bất Nghi, Tào Tháo muốn đem con gái gả cho Bất Nghi, nhưng Chu đã khiến Tào "phải mở to mắt" khi thẳng thừng từ chối mối hôn sự này.

    Tuy vậy, lúc này Tào Tháo vẫn chưa nảy sinh "sát cơ" đối với Chu Bất Nghi, bởi ông là kẻ trọng nhân tài, suy xét tới quan hệ giữa Tào Thương Thư và Bất Nghi, cùng với mong muốn Bất Nghi sẽ phò tá Thương Thư thành đại nghiệp trong tương lai.

    Khi Tào Tháo tấn công Liễu Thành rơi vào bế tắc, Chu Bất Nghi hiến lên 10 kế, tức khắc giúp Tào phá thành. Tài năng của Chu Bất Nghi càng được khẳng định.

    Điểm "chuyển cơ" trong số phận Chu Bất Nghi chính là cái chết của Tào Xung. Năm 208, sau khi quen biết Chu Bất Nghi không bao lâu thì Tào Thương Thư bệnh mất, thọ 14 tuổi.

    Cái chết của Tào Xung đối với Tào Tháo là một sự đả kích nặng nề, bởi không phải Tào Phi hay Tào Thực, mà chính Tào Xung mới là "ái tử" Tào Tháo muốn truyền lại cơ nghiệp.

    Trong "Tam Quốc Chí", sử gia Trần Thọ ghi lại - "Thái Tổ (Tào Tháo) đích thân thỉnh mệnh. (Tào Xung) mất, vô cùng đau thương".

    Khi ấy, Tào Phi từng khuyên giải Tào Tháo, không ngờ ông nói -"Đây là bất hạnh của ta, nhưng chẳng phải là may mắn cho con sao!", khiến Tào Phi phải cứng họng.

    Không cần nghi ngờ, nếu Tào Thương Thư không mất thì Tào Phi vốn dĩ không có cơ hội kế thừa ngôi Vương của Tào Tháo, bởi so sánh với Tào Xung thông minh tuyệt đỉnh, Tào Phi không xứng là đối thủ.

    Về sau, Tào Phi xưng đế vẫn thường nói - "Nếu Thương Thư em trai ta còn sống, thì ta không thể nào ngồi lên ngai vàng quân chủ thiên hạ".

    [​IMG]
    Chu Bất Nghi nguy hiểm đến mức Tào Tháo cho rằng Tào Phi "không phải đối thủ", và phải triệt hạ Chu?

    Thiếu niên 17 tuổi đe dọa cơ nghiệp Tào Ngụy?

    Tào Thương Thư trong mắt Tào Tháo là một thiên tài, Tào Tháo lại xem Chu Bất Nghi "không thua Tào Xung", vậy một thiên hạ kỳ tài "không chịu làm con rể Tào Tháo" như Bất Nghi có còn chốn dung thân?

    Tào Tháo hạ quyết tâm triệt hạ Chu Bất Nghi, Tào Phi biết được can gián thì được Ngụy Vương đáp lại - "Kẻ này căn bản không phải người mà con có khả năng kiểm soát".

    Lúc này Tào Phi mới hiểu "tâm ý" của Ngụy Vương, và cũng nhận thức được sự đáng sợ của một thiên tài "bất kham" như Chu Bất Nghi.

    Ngay đối với một "thanh niên hào kiệt" khác là Tư Mã Ý, Tào Tháo cũng từng có ý triệt hạ, may nhờ Tào Phi ra sức phản đối mới giữ được tính mạng cho Ý.

    Nhưng đối với Chu Bất Nghi, Tào Tháo không hề do dự ra tay. Tào Tháo phái thích khách ám sát Chu Bất Nghi. Chu mất năm 17 tuổi.

    Tào buộc phải dùng "ám chiêu" đối với Chu Bất Nghi, bởi khi ấy Chu chưa hề làm quan, mà danh tiếng đã vang dội, khiến Tào Tháo khó lòng tìm ra lý do để để triệt hạ.

    Thậm chí, có ý kiến cho rằng, Tào Tháo là nhân vật lỗi lạc, bình sinh ông xem trọng các đối thủ như Lưu Bị, Tôn Quyền.

    Dù Tào đề phòng Lưu Bị nhưng cũng chưa đến mức khiến Bị mất mạng dưới tay Ngụy Vương.

    Cái chết của Chu Bất Nghi khiến không ít người cho rằng, Tào Tháo còn e sợ thiếu niên kỳ tài này hơn nhiều so với đám Lưu Bị, Tư Mã Ý, đến mức phải hạ độc thủ, đủ thấy tài năng của Chu đủ lớn để uy hiếp Tào Ngụy tới mức nào.

    Nhiều người hâm mộ Tam Quốc vẫn luyến tiếc, nếu như Tào Xung không mất sớm, Chu Bất Nghi không gặp họa sát thân, thì rất có thể Tào Ngụy đã sở hữu một cặp "Ngọa Long - Phượng Sồ" trong lực lượng của mình.
     
    tauvequehuonghp thích bài này.
  2. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    @Heoconmtv : nếu ở địa vị Tháo như kể trên thì bạn có "xử" Nghi không?

    Làm bề tôi mà tỏ ra hơn Chúa thì chỉ có "lĩnh đủ". Việt Nam mình cũng có vụ Lê Lợi - Nguyễn Trãi. Ông Lợi thật là nguy hiểm, trước khi chết còn kéo theo ông Trãi và biết bao mạng người trong họ ông Trãi, thật là thảm khốc.
     
  3. Homo Sapiens

    Homo Sapiens Lớp 4

    Bác nào có bộ tranh hơn 200 nhân vật Tam Quốc post lên cho mọi người xem với.
     
  4. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Để mình post cho bạn, vào box truyện tranh xem nhé.
     
  5. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7


    Bác nghĩ ông Lợi diệt ông Trãi ư? Ông Lợi diệt ông Trãi khi nào? Ông Trãi chết dưới tay ai đây?
     
  6. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Thiển nghĩ, Chu Bất Nghi cũng chỉ là một nghi án được thêu dệt nên mà thôi. Sử sách không hề nhắc tới nhiều về con người này, thành quả cũng chỉ là lời nói truyền miệng, lấy căn cứ gì mà so Bất Nghi với Lượng? Tào Xung lại càng không thể, chỉ một giai thoại "cân voi" mà so sánh Xung-Nghi là "Ngọa Long-Phượng Sồ" e hơi quá.
     
    tauvequehuonghp thích bài này.
  7. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Ơ vụ ông Lợi chết ở nhà ông Trãi và chu di tam tộc ông Trãi thấy mấy sách sử đều viết mà. Còn giang hồ đồn thì có vụ Lệ Chi viên đó bạn.

    Xuống tay "sát" với cả những người từng vào sinh ra tử, khai quốc công thần (cho dù họ có ý phản đi chăng nữa) thì "quá chó". Cắt hết vây cánh và giam lỏng tại gia là đủ rồi, dù sao cũng là sinh tử có nhau. Chậc chậc ông Lợi đúng là lợi.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  8. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Có chút nhầm lẫn nho nhỏ ở đây, Lê Lợi là Lê Thái Tổ, vua chết ở Lệ Chi Viên là Lê Nguyên Long - Lê Thái Tông con của Thái Tổ. Sau này Lê Tư Thành - Lê Thánh Tông cháu nội Lê Lợi minh oan cho Nguyễn Trãi.
     
  9. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Đấy, đấy. bạn @tauvequehuonghp kéo xuống, để đọc thông tin từ bác @Heoconmtv. Cái em muốn nói là cái đó đó
     
    tauvequehuonghp thích bài này.
  10. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Không có tiểu bá vương Tôn Sách của ta sao cute_smiley8
     
    Heoconmtv thích bài này.
  11. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    CHỨC QUAN CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ VỊ THẾ CỦA ÔNG TRONG TRIỀU ĐÌNH NHÀ LÊ

    ĐINH KHẮC THUẦN

    Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc, huân nghiệp của ông gắn liền với sự nghiệp vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam thế kỷ XV. Cống hiến của Nguyễn Trãi trong sự nghiệp vệ quốc này vô cùng lớn lao, song lẽ cuộc đời công danh của ông lại hết sức thăng trầm, thậm chí kết cục phải chịu oan án "chu di tam tộc". Đã có không ít công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề này(1), nhân 560 năm tròn xảy ra cái oan án cay nghiệt này đối với một thiên tài có một không hai của đất nước, chúng tôi mong muốn được góp bàn đôi điều, thay vì thắp một nén nhang cho vong linh người khuất.

    Về tiểu sử và nhất là chức quan của Nguyễn Trãi, chúng ta hầu như chỉ đọc được đôi chỗ ghi chép không thật chi tiết trong các chính sử, trong đó tiêu biểu là trong Đại Việt sử ký toàn thư (Toàn thư). Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận ra được những chức quan chủ yếu của ông trong từng giai đoạn cụ thể.

    Chức quan của Nguyễn Trãi được Toàn thư ghi lại lần đầu tiên vào năm 1427, qua đoạn văn sau đây: "Lấy Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi làm Triều liệt đại phu, Nhập nội hành khiển, Lại bộ Thượng thư, kiêm hành Khu mật viện sự"(2). Như vậy là thời kì đầu đến với khởi nghĩa Lam Sơn (khoảng 1416 - 1418), dâng Bình Ngô sách(3), Nguyễn Trãi đã được phong chức Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ.

    Như chúng ta đã biết, Hàn lâm viện ngày trước không phải là cơ quan khoa học, mà là nơi bao gồm người có tài văn học, giúp vua soạn thảo thơ văn, chiếu chỉ, được thiết lập ở Việt Nam từ thời Lí(4). Thừa chỉ là chức quan đứng đầu của Hàn lâm viện, như Đinh Củng Viên, Thái sư đời Trần Nhân Tông từng giữ chức Hàn lâm học sĩ Phụng chỉ, soạn tờ chiếu thay vua(5). Chức quan Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ của Nguyễn Trãi ở thời kì đầu nhà Lê là theo chế độ thời Trần. Có vị thế rất lớn trong triều đình, như một quan đầu triều. Với cương vị này, Nguyễn Trãi đã mang hết tài năng, góp sức với Lê Lợi chỉ huy kháng chiến thắng lợi và đấu tranh ngoại giao với nhà Minh. Thực tế, chính Nguyễn Trãi được giao soạn thảo và trao đổi các công văn, thư từ với nhà Minh(6).

    Khi kháng chiến đang tiến dần đến thắng lợi hoàn toàn, Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi được phong làm "Triều liệt đại phu, Nhập nội hành khiển, Lại bộ Thượng thư, kiêm hành Khu mật viện sự"(7).

    Trong các chức danh trên, thì Triều liệt đại phu là hàm tản quan, tương đương Tòng tam phẩm. Hành khiển là chức quan có từ thời Lý - Trần. Lúc đầu chức này dùng cho các hoạn quan, điều hành việc hành chính trong cung, như Lý Thường Kiệt, Lý Thường Hiến thời Lý từng được ban chức này. Sau đó từ năm 1267 thời Trần, chức Hành khiển bắt đầu được dùng cho người có văn học. Còn Nhập nội là danh xưng của các chức quan thân tín của vua, như Nhập nội Hành khiển, Nhập nội Đại Tư mã, Nhập nội Đô đốc, Nhập nội Kiểm hiệu,… Nhập nội hành khiển thực chất là chức danh của á tướng có từ thời Lý - Trần, như Trần Khắc Chung từng giữ chức Nhập nội Hành khiển Đồng bình chương sự, năm 1348(8). Nguyễn Trãi trong suốt cuộc kháng chiến, luôn ở bên cạnh vua trù tính mọi việc từ việc quân cơ đến việc ngoại giao: "Bấy giờ vua dựng lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề. Hàng ngày vua ngự trên lầu nhìn vào thành để quan sát mọi hành vi của giặc; cho Trãi ngồi hầu ở tầng hai, nhận lệnh soạn thảo thư từ đi lại"(9). Nhập nội hành khiển tuy là chức á tướng, nhưng trong giai đoạn này, khi mà có rất nhiều chức quan đại thần khác như "Tả hữu tướng quốc, Thái phó, Thái bảo vẫn còn chưa đặt"(10), thì vai trò của Nguyễn Trãi càng vô cùng quan trọng.

    Lại bộ là bộ đứng đầu trong Lục bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, cơ quan hành chính trực tiếp giúp vua điều hành chính sự. Chức trách của Thượng thư bộ Lại là bổ dụng quan lại trong cả nước. Tuy nhiên lúc này khi cuộc kháng chiến đang dần đến thắng lợi hoàn toàn, việc bổ dụng quan lại, về thực chất là thiết lập bộ máy Nhà nước ngày càng hoàn thiện tương xứng với vị thế của một vương triều mới được ra đời bằng chiến công chống ngoại xâm oanh liệt.

    Kiêm hành Khu mật viện sự, là sự kiêm nhiệm công việc của Khu mật viện. "Kiêm" là từ dùng chỉ chức quan này kiêm nhiệm thêm chức danh khác mà không có sự phân biệt cao thấp, sang hèn. Còn "hành" thì dùng chỉ chức quan cao đảm nhận thêm công việc của chức quan khác thấp hơn(11) - Khu mật viện. Khu mật viện vốn được đổi từ Sùng chính viện vào năm 923 thời Hậu Đường. Khu mật viện được thiết lập ở Việt Nam qua các đời Lý, Trần, Lê, sau cùng được đổi thành Cơ mật viện vào thời Nguyễn, là cơ quan quân sự tối cao, nắm quân quốc cơ vụ, biên bị, binh mã… Như vậy là chức quan ở Khu mật viện thấp hơn chức quan mà Nguyễn Trãi đang giữ là Thượng thư bộ Lại và Nhập nội Hành khiển. Vì thế khi nhắc đến Nguyễn Trãi, người ta thường chỉ nhắc đến chức quan cao nhất của ông là Hành khiển, hoặc Thừa chỉ, nên thường gọi là Hành khiển Nguyễn Trãi, hoặc Thừa chỉ Nguyễn Trãi. Với các chức danh trên, Nguyễn Trãi là quan đại thần thân tín của vua Lê, giúp vua điều hành cả việc quân và chính sự.

    Sau chiến thắng ban thưởng công danh, năm 1428 Nguyễn Trãi được phong tước "Quan phục hầu", và các chức danh đầy đủ của ông là "Tuyên phụng đại phu, Nhập nội hành khiển Môn hạ Hữu gián nghị đại phu, Đồng Trung thư lệnh sự, tứ Kim tử ngư đại, Thượng hộ quốc, Quan phục hầu, tứ tính Lê Trãi"(12).

    "Tuyên phụng đại phu" là hàm tản quan, nhưng cũng có ý nghĩa của quan đại phu phụng mệnh vua tuyên đọc các chiếu chỉ. Trong các chức tiếp sau, có "Môn hạ" và "Trung thư" tức "Môn hạ sảnh" và "Trung thư sảnh", hai trong Tam sảnh (Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh và Thượng thư sảnh), cơ quan văn phòng của vua. Theo quan chế nhà Trần và đầu nhà Lê, thì Môn hạ sảnh chia làm Tả ty và Hữu ty. Trong đó có Hữu Gián nghị đại phu là chức quan giám sát, có chức năng can gián vua được đặt ở đây để nắm việc bổ nhiệm đúng sai, nghị luận việc triều chính khuyết sót. "Đồng Trung thư lệnh sự" chỉ sự kiêm nhiệm công việc của Trung thư lệnh, chức trưởng quan giúp vua bàn việc chính sự lớn. "Tứ Kim ngư đại" là được ban cái túi thêu con cá vàng, một đặc ân đối với đại thần từ quan tam phẩm trở lên. "Thượng hộ quốc" là một huân hàm dùng để tặng riêng cho người có công lao lớn. Quan phục hầu là phẩm tước gia ban mà cao nhất là Huyện Thượng hầu, cũng thời gian này được ban cho Lê Vấn, á Thượng hầu ban cho Lê Ngân, hai vị khai quốc công thần của nhà Lê(13). Tứ tính Lê Trãi là Nguyễn Trãi được đặc ân ban quốc tính, tức được đổi theo họ của nhà vua.

    Với những chức tước nêu trên ở thời điểm ngay sau chiến thắng ngoại xâm, Nguyễn Trãi đã có một vị thế lớn trong triều đình nhà Lê, như một trong những vị khai quốc công thần.

    Tuy nhiên sau đó không lâu, nhất là sau sự kiện tự trẫm của Trần Nguyễn Hãn và cái chết của Phạm Văn Xảo, hai vị đại thần và là người thân tín của Nguyễn Trãi, ông dần dần bị hạn chế quyền hành. Chẳng vậy mà trong lạc khoản bài văn bia soạn cho lăng mộ Lê Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 6 (1433), Nguyễn Trãi chỉ tự đề là: "Vinh lộc đại phu, Nhập nội hành khiển tri Tam quán sự, thần Nguyễn Trãi vâng soạn"(14). Chúng ta biết rằng, Tam quán tức Chiêu văn quán, Tập hiền viện và Sử quán, coi việc sưu tập điển tịch, đồ thư và soạn sử. Rõ ràng là Nguyễn Trãi chỉ đảm nhận những chức vị hết sức khiêm tốn. Ngay cả đặc ân ban quốc tính, cũng không thấy nêu ở đây. Trong những năm cuối của vua Lê Thái Tổ và những năm đầu của Lê Thái Tông, quyền hành trong triều đình rơi cả vào tay bọn lộng thần, nhất là Đại tư đồ Lê Sát và Đô đốc Lê Vấn. Nguyễn Trãi chủ yếu chỉ được giao cho san định lễ nhạc, sử sách, như từng hiệu đính nhã nhạc, định quy chế mũ áo... Tuy nhiên đây lại là dịp tốt để ông thực hiện một số đường lối cải cách văn hóa, giáo dục.

    Nhưng rồi sau đó, với nhân cách và tài năng của mình, Nguyễn Trãi đã được Lê Thái Tông khôi phục quyền chức và được trọng dụng mà trong biểu tạ ơn năm 1439 ghi là "Vinh lộc đại phu, Nhập nội hành khiển Môn hạ sảnh Tả ty Hữu gián nghị đại phu kiêm Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ, tri Tam quán sự, đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự, á đại trí tự, tứ quốc tính Lê Trãi"(15). Như vậy, hầu như các chức tước cũ của Nguyễn Trãi đã được khôi phục, trừ chức Lại bộ Thượng thư, bởi chức này đã do người khác đảm trách. á đại trí tự là tước phong cao thứ hai, sau Đại trí tự. Ngoài ra, ông còn được giao chức danh mới là "đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự", chức trách quản lí chùa Tư Phúc ở Côn Sơn, một danh thắng từng được ông ngoại của Nguyễn Trãi là Tư đồ Trần Nguyên Đán tu tạo và là nơi chính Nguyễn Trãi đã ở khi nhỏ và lúc tuổi già. Trong bài biểu tạ ơn, Nguyễn Trãi tỏ ra rất xúc động "Chức giữ Đông đài, thực việc triều đình rất trọng; việc kiêm Tam quán, ấy điều Nho giả cực vinh. Huống ban quốc tính, dễ rạng tông môn; lại với công thần xếp cùng hàng liệt. Cảm mà chảy nước mắt, mừng mà sợ trong lòng…"(16). Nguyễn Trãi đã coi việc "kiêm Tam quán", công việc về văn hóa, giáo dục là cực vinh. Đây chính là ý thức về lòng tự hào nền văn hiến của dân tộc và trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ mai sau. Chính năm 1442, triều đình nhà Lê đã mở khoa thi Tiến sĩ đầu tiên, trong đó vua Lê Thái Tông thân hành ra đề sách vấn và Nguyễn Trãi làm "độc quyển" (người duyệt bài thi lần cuối cùng để trình lên vua quyết định thứ hạng cao thấp). Lệ thi cử, tuyển chọn nhân tài ở nước ta trong lịch sử được định hình từ đây, có một phần không nhỏ xây nền đặt móng của Nguyễn Trãi.

    Cũng chính vì sự trọng dụng của vua Lê Thái Tông đối với Nguyễn Trãi mà nhiều lộng thần ghen ghét, đố kị. Và, cái oan án Lệ Chi Viên cũng không ngoài bàn tay tạo dựng bởi sự ghen ghét, đố kị này. Vì thế, sau khi lên ngôi, năm 1464 Lê Thánh Tông đã rửa oan cho ông. Tuy nhiên, cái oan nghiệt là ở chỗ thảm họa lại rơi vào chính bậc hiền tài, vị khai quốc công thần của triều đình.

    Đ.K.T

    CHÚ THÍCH:

    (1) Ngô Thế Long: Những chức tước của Nguyễn Trãi trong cuộc đời tận tụy vì nước vì dân của ông, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3/1980, tr.33-41.

    (2) Đại Việt sử kí toàn thư, Bản Chính Hòa 1697 (Bản dịch), tập 2, KHXH, H. 1998, tr. 263.

    (3) Bình Ngô sách là kế sách đánh quân Minh. Kế sách này nhằm vào việc đánh thành quân đội Minh, nhưng không phải là "công thành", mà là đánh vào lòng người, tức là gọi hàng địch. Chính kế sách này đã từng dụ hàng nhiều thành lũy giặc như thành Nghệ An, Thuận Hóa.

    (4) Dinh Khac Thuan, L'Académie au Vietnam sous les Mac: 1527-1592 (Hàn lâm viện ở Việt Nam dưới thời Mạc), Revue de Moussons (Tạp chí Gió Mùa), 2/2001, tr.74-82.

    (5) Đỗ Văn Ninh, Từ điển chức quan Việt Nam, Nxb. Thanh Niên, H. 2002, tr.279.

    (6) Các thư từ, công văn này hiện được sưu tập trong Quân trung từ mệnh. Xem Nguyễn Văn Nguyên, Những vấn đề văn bản học Quân trung từ mệnh của Nguyễn Trãi, Văn học, H.1999, tr. 287-368.

    (7) Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd. tr. 263.

    (8) Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Thời Trần, tập 2, Q. Thượng, Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Văn học Đại học Trung Chính, 2002, tr.337.

    (9), (10) Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd. tr. 264, 270.

    (11) Quan chế điển lệ (Sách chữ Hán), kí hiệu: A.56/1, tờ 4a. Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

    (12) Nguyễn Trãi toàn tập, in lần thứ 2, KHXH, H. 1976, tr. 25.

    (13) Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd., tr. 301.

    (14) Nguyễn Trãi toàn tập, Sđd., tr. 93.

    (15), (16) Biểu tạ ơn của Gián nghị đại phu kiêm tri Tam quán sự. Xem, Nguyễn Trãi toàn tập, Sđd., tr. 94, 208.
    (Bài đăng trên TC Hán Nôm)
     
    sannyas60 and Heoconmtv like this.
  12. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Té cái ầm.
    Hịc hịc "sò ri" các bác nhé, mình nhầm từ ông con thành ông bố. :(
     
    sannyas60 thích bài này.
  13. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Tôn Quyền là hung thủ giấu mặt vụ ám sát Tiểu Bá Vương Tôn Sách?

    Tôn Sách được đánh giá là thiếu niên hào kiệt, mệnh danh Giang Đông Tiểu Bá Vương. Cái chết của ông được cho là "có bàn tay" của em trai Tôn Quyền - một nhân vật đa mưu túc trí.

    Trước khi hình thành cục diện "tam phân thiên hạ", hay còn gọi là thời đại Tam Quốc, thì Đông Ngô đã là một thế lực hùng mạnh nhờ công gây dựng của "mãnh hổ Giang Đông" Tôn Kiên.

    Tuy nhiên, 2 nhân vật nổi trội nhất trong số những người con của Tôn Kiên là Tôn Sách - Tôn Quyền có tính cách khác nhau, thậm chí tồn tại mâu thuẫn lớn về quan điểm chiến lược.

    Tôn Quyền muốn hiện thực hóa mục tiêu của bản thân thì buộc phải đoạt được quyền vị trong tay Tôn Sách.

    Có quan điểm cho rằng, Quyền "có đầy đủ động cơ để mưu sát Tôn Sách".

    "Tam Quốc Chí - Ngô thư - Tôn Sách truyện" đánh giá - "Sách là bậc thiếu niên hào kiệt, dũng mãnh hơn người, mưu lược toàn tài, có chí nhất thống thiên hạ".

    Tôn Sách là mãnh tướng "có khí thế của Tiểu Bá Vương", nhưng tính tình nóng vội, không biết dùng người.

    Trương Hoành từng khuyên Sách - "Chủ tướng là tính mệnh của ba quân, không nên khinh địch đám tiểu khấu. Xin tướng quân tự bảo trọng".

    Tôn Sách đáp - "Lời tiên sinh như vàng ngọc, chỉ e nếu ta không làm gương, tướng sĩ sao có thể hết mình".

    Lời nói của Tôn Sách tuy thể hiện được "bản sắc anh hùng" của cá nhân ông, song cũng bộc lộ vấn đề mâu thuẫn trong quân đội của "Tiểu Bá Vương".

    [​IMG]
    Tiểu Bá Vương Tôn Sách bị "Hứa gia tam khách" ám sát.

    Nghi vấn vụ ám sát Tiểu Bá Vương

    Nhiều bình luận nói rằng, xuất phát từ sự không thống nhất trong nội bộ, nên Tôn Sách mới bị hành thích trọng thương khi đi săn huơu tại Đan Đồ Tây Sơn, trong lúc "chư tướng và quân sĩ vẫn chậm chạp phía sau".

    Trái ngược với Tôn Bá Phù, em trai ông Tôn Quyền "biết ẩn nhãn, trọng nhân tài, nhiều mưu kế, thực dụng, là bậc tuấn kiệt anh minh.

    Quyền có thể tự mình cai trị Giang Biểu, tạo dựng sự nghiệp" - Tam Quốc Chí có đoạn.

    Một số nhà nghiên cứu Trung Quốc bình luận, Tôn Sách là mẫu nhân vật "nhà binh", cả năm trời thống lĩnh quân đội chinh chiến, hành tung bất định.

    Vì vậy, việc Sách bị ám sát khi đi săn "có nhiều điểm nghi vấn".

    Bên cạnh đó, việc chủ công xuất ngoại săn bắn vốn là "chuyện nhà", không nhiều khả năng được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như thời hiện đại.

    Do đó, "Hứa gia tam khách" gần như không có khả năng biết trước lịch trình của Tôn Sách để "ôm cây đợi thỏ", trừ khi "có thông tin tình báo về thời gian, địa điểm, nhân sự của Sách".

    Xét từ vấn đề thái độ trong nội bộ Tôn gia, cái chết của Tôn Sách cũng cho thấy không ít điểm đáng ngờ.

    Trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" cũng như thực tế lịch sử, Tôn Sách được ghi nhận là bị hành thích dẫn đến tử vong khi mới 25 tuổi.

    Sau đó, Tôn Quyền ngồi lên "tọa trấn" Giang Đông.

    [​IMG]
    Tôn Sách là mãnh tướng nhưng kém tài dùng người, trái ngược với em trai Tôn Quyền "lắm mưu nhiều kế".

    Ba người em trai khác là Tôn Dực, Tôn Khuông, Tôn Lãng hầu như không được nhắc đến.

    "Tam Quốc Chí - Ngô thư - Tôn Dực truyện" có nói - "Tôn Dực, tự Thúc Bật, em trai Quyền, tính cách quả liệt, giống huynh trưởng Sách".

    Sử gia Bối Tùng Chi trích dẫn sách "Điển lược" có đoạn - "Sách lâm chung, đám Trương Chiêu tưởng Sách giao binh cho Dực.

    Nhưng Sách gọi Quyền, giao cho ấn tín".

    Như vậy, người kế vị Tôn Sách có khả năng là Tôn Quyền, cũng có thể là Tôn Dực.

    Cuộc "thanh trừng gia tộc" của Tôn gia Giang Đông?

    Tôn Dực chẳng những không thể tiếp quản ngôi vị của huynh trưởng, mà về sau, Dực cũng bị ám sát giống như Tôn Sách.

    Thủ phạm chính là gia tướng của Dực, Biên Hồng.

    Bối Tùng Chi dẫn sách "Ngô lịch" - "Dực ra vào đều mang đao, thường hay uống rượu.

    Tay không tiễn khách, (Biên) Hồng từ đằng sau chém Dực, trong quận hỗn loạn.

    Không ai cứu Dực. Dực bị Hồng giết, Hồng chạy trốn vào núi".

    Việc thích khách là một gia tướng "thân tín" bên cạnh Tôn Dực, cộng với tình tiết "không một ai cứu Dực" cho thấy vụ ám sát Tôn Dực cũng có nhiều điểm khả nghi.

    Không ít ý kiến cho rằng, cái chết của Tôn Dực "có bàn tay sắp đặt".

    [​IMG]
    Kết cục không mấy tốt đẹp của huynh đệ Tôn gia là kết quả cuộc thanh trừng nội bộ của Tôn Quyền?

    Tôn Sách và Tôn Dực bị ám sát, Tôn Khuông "chết không rõ ràng", Tôn Lãng "bị Tôn Quyền giam giữ đến cuối đời", là những dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng "anh hai" Tôn Quyền đã nhúng tay thực hiện hàng loạt vụ "thanh trừng nội bộ" trong Tôn gia.

    Từ Tiểu Bá Vương Tôn Sách tới Tôn Quyền, Đông Ngô trải 2 giai đoạn cao trào "hình thành nội các" văn võ đại thần.

    Thứ nhất là giai đoạn Tôn Sách mượn binh khởi nghiệp cho tới lúc hùng cứ Giang Đông, hiền tài đầu quân có Chu Trị, Lữ Phạm, Trương Chiêu, Trương Hoành...

    Các danh tướng Chu Du, Tưởng Khâm, Chu Thái, Trần Vũ, Thái Sử Từ... cũng gia nhập lực lượng Đông Ngô trong thời kỳ này.

    Giai đoạn "tuyển dụng" thứ hai là dưới thời Tôn Quyền chinh phạt Hoàng Tổ.

    Các mưu sĩ Lỗ Túc, Gia Cát Cẩn, Cố Ung, Trình Phổ, Trương Ôn, Chu Hằng... về với Đông Ngô trong giai đoạn này.

    Võ tướng Lữ Mông, Lục Tốn, Từ Thịnh, Đinh Phong, Cam Ninh cũng đầu quân cho Tôn Quyền.

    Căn cứ vào những nhân vật có ảnh hưởng ở Đông Ngô sau thời Tôn Sách, ngoại trừ đại đô đốc Chu Du, quyền lực triều đình hầu hết đã được "thay máu" và nằm trong tay nhóm "nội các" mới, dưới trướng chủ công Tôn Quyền.
     
  14. Homo Sapiens

    Homo Sapiens Lớp 4

    Mấy cái này giờ nhiều lắm, không biết thật không! Chỉ sợ toàn là viết ra để buôn.
     
  15. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Mình đọc qua 1 lượt 10 trang, thấy các bác hay lấy nguồn ở trang soha.vn thì phải.

    Mình thì thấy những bài viết trên báo đấy sặc mùi lá cải, chủ yếu mang tính câu view giải trí, chứ chẳng có gì nghiên cứu bình luận cả. Nhất là cái kiếu "các nhà nghiên cứu hiện đại đều cho rằng ...". Các nhà nghiên cứu là nhà nghiên cứu nào, tên tuổi ở đâu, tác phẩm như nào, hay ông phóng viên chém gió lăng nhăng.

    Rồi cách giật tít cũng sặc mùi cải. Ví dụ cái bài gì "ai thực sự đánh bại Quan Vân Trường ...", nghe cứ như một sự kiện chấn động, hóa ra là nói anh Từ Hoảng. Chuyện Từ Hoảng tập kích đánh bại Quan Vũ ai đọc Tam quốc chẳng biết, thế mà ông / bà nhà báo chém gió như là phát hiện của thế kỷ.

    Còn cái vụ Vô đương phi quân của Khổng Minh nữa :D, thật sự là từ bé tới giờ mình chưa nghe tới cái đội này bao giờ, hỏi anh Gúc thì ra đúng 1 bài trên soha.vn :D, ngoài ra không thấy ở đâu đề câp tới nữa
     
    Homo Sapiens and tauvequehuonghp like this.
  16. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Ôi nhân vật kiểu này trong Tam quốc chắc đông tới cả trăm người :D

    Theo bác khicomtv bảo là phe Ngụy thì có thể kể ra vài anh hàng tướng thuộc dạng sao bự như Trương Liêu (quên anh Bố bị thắt cổ), Trương Cáp (quên anh Thiệu bị Tháo đánh hộc máu lìa đời), Từ Hoảng (quên anh Dương Phụng quèn), Bàng Đức (thờ cả 2 đời họ Mã, mà cũng quên phắt :D) ...

    Còn ai nữa các bác nhỉ?
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
  17. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    “Uống rượu luận anh hùng”, “Ba lần đến lều tranh”: Liệu có thật?

    Trung Quốc có 4 danh tác:

    1. “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, xuất hiện cuối Nguyên đầu Minh, thế kỷ XV.

    2. “Thủy hử” của Thi Nại Am, xuất hiện dưới triều Minh (thế kỷ XV – XVI).

    3. “ Tây du ký” của Ngô Thừa Ân, xuất hiện dưới triều Minh (thế kỷ XV – XVI)

    4. “ Hồng lâu mộng” xuất hiện vào đời Càn Long (1736 – 1796) triều Mãn Thanh.

    Trong 4 tác phẩm trên, “Hồng lâu mộng” được dánh giá cao nhất về nghệ thuật, nhưng ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Trung Quốc và nước ngoài, thì phải kể đến “Tam quốc diễn nghĩa”.

    “Tam quốc diễn nghĩa” là bộ tiểu thuyết lịch sử viết về “Tam quốc”. “Tam quốc” nhằm chỉ ba nước Ngụy, Thục, Ngô cùng tồn tại trong “thế chân vạc” trong khoảng 60 năm.

    Năm 220 Tào Phi xưng Đế, năm 221 Lưu Bị xưng Đế, năm 222 Tôn Quyền xưng Đế. Đến năm 280, Tấn Vũ Đế thu phục ba nước, lập ra triều Tấn, chấm dứt “Tam quốc”. Nhưng nếu căn cứ vào những sự kiện lịch sử thì lịch sử Tam quốc phải kể từ niên hiệu Sơ Bình năm thứ nhất đời Hán Hiếu Đế (190) đến niên hiệu Thái Khang năm thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (280), tổng cộng 90 năm. Nhà sử học Phạm Văn Lan trong Trung Quốc thông sử, gọi thời kỳ này là thời kỳ chia rẽ.

    Tam quốc là thời kỳ lịch sử đầy những biến cố phi thường. Những nhân vật tạo nên các biến cố đó như Tào Tháo, Lưu Bị, anh em Viên Thiệu, Viên Thuật, anh em Tôn Sách, Tôn Quyền v.v... khi chính thức hình thành Tam quốc đều đã vắng mặt. Mà nếu thiếu họ thì không thành “Tam quốc”. Không chỉ các nhân vật lịch sử vắng mặt, mà những câu chuyện khiến người ta si mê, như “uống rượu luận anh hùng”, “ba lần đến lều tranh”... đều không có chỗ trong lịch sử “Tam quốc”.

    66 - Quan Thánh Đế Quân.jpg
    Quan Vân Trường

    “Nhất tướng công thành, vạn cốt khô”

    Vì lẽ đó, chính sử cũng như dã sử, người ta đều phân định Tam quốc bắt đầu từ loạn Đổng Trác hoặc sớm hơn, cho đến khi vương triều Tây Tấn được thành lập. Lại nữa, “thế chân vạc” Ngụy, Thục, Ngô thực ra đã hình thành trước khi thật sự hình thành Tam quốc. Các thế lực quân phiệt ở các địa phương lớn mạnh lên qua các cuộc đàn áp nông dân khởi nghĩa cuối đời Đông Hán. Tiếp đó là cuộc hỗn chiến giữa các quân phiệt. Cuối cùng, còn lại ba thế lực lớn nhất là Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền tranh nhau ngôi bá chủ, và sau đó cả ba bị diệt, vương triều Tấn được thành lập.

    Tam quốc là thời kỳ động loạn. Đây là thời kỳ chinh chiến triền miên, khói lửa ngất trời, xác chết đầy đồng, dân sống vất vưởng. Nhưng người ta có câu: “Trai thời loạn” - Đây cũng là thời kỳ xuất hiện các anh hùng hào kiệt cùng với những giang hồ hảo hán, và cả những kẻ côn đồ. Đủ các loại người. Hùng tài đại lược như Tào Tháo, cúc cung tận tụy như Gia Cát Lượng, tài hoa lỗi lạc như Chu Du, kiên trì nhẫn nại như Lưu Bị, coi trọng tình nghĩa như Quan Công...

    Từ quan điểm khoa học về lịch sử mà xét, những người nói trên không chỉ là anh hùng thời đại, mà còn là anh hùng dân tộc, vì rằng người nào cũng muốn chấm dứt chiến tranh, đất nước thống nhất, thiên hạ thái bình. Có điều, người nào cũng muốn giành lấy nhiệm vụ lịch sử ấy, không muốn nhường cho kẻ khác. Chính vì vậy mà nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí xung đột, biến nhau thành kẻ thù không đội trời chung, một mất một còn. Rồi thì thắng lợi cuối cùng lọt vào tay một người, đúng như câu “Nhất tướng công thành, vạn cốt khô”.

    Nhào nặn lịch sử, tạo sự hấp dẫn

    Cho nên có thể nói rằng, chiến tranh giữa Ngụy, Thục, Ngô là không thể tránh khỏi, không còn cách nào khác. Lịch sử cứ thế tiếp diễn theo hai vế tương phản. Một vế dùng chiến tranh để kết thúc chiến tranh. Vế thứ hai là nhân dân chịu muôn vàn khổ cực để kết thúc chiến tranh. Vậy khi tán dương những anh hùng lịch sử, không được quên nỗi khổ không thể đong đếm được mà nhân dân phải gánh chịu.

    Một đặc điểm của “Tam quốc” là thời gian ngắn. Ngụy, Thục, Ngô chỉ tồn tại được nửa thế kỷ, nếu cộng cả “tiền Tam quốc” cũng chỉ được 90 năm. 90 năm so với lịch sử một dân tộc chỉ một thoáng, như bóng câu qua cửa sổ. Mọi người chưa kịp suy ngẫm thì mọi chuyện đã trở thành quá khứ, trở thành lịch sử. Lịch sử thường do người chiến thắng ghi chép, không tránh khỏi thiếu công bằng. Dân gian chép sử thì năm người mười ý, “Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”. Ý kiến của các học giả cũng ít khi nhất trí. Thí dụ, Gia Cát Lượng ra khỏi lều tranh là do Lưu Bị ba lần đến thỉnh cầu, hay là ông ta tự tiến cử? Trận Xích Bích là do công của Hoàng Cái hay là Tào Tháo tự đốt chiến thuyền rồi rút lui? Vì sao có chuyện tam sao thất bản như vậy? Xin xem tiếp những phần sau sẽ rõ.

    [​IMG]
    Tấn Vũ Đế, người thu phục Tam quốc.

    Kịch tính trong lịch sử “Tam quốc” là đối tượng lọt vào mắt xanh của những nhà sáng tác văn học nghệ thuật và luôn luôn là đề tài để đời sau bình phẩm. Ai biết Lưu Bị thì hiểu Lưu Bị hơn Lưu Tú. Ai biết Tào Tháo thì hiểu Tào Tháo hơn Vương Mãng. Nhưng định hướng những suy nghĩ và cách nhìn khác nhau về một mối là do ý đồ trong tác phẩm văn nghệ, mà ở đây là “Tam quốc diễn nghĩa”.

    Ngoài những lí do trên, “Tam quốc diễn nghĩa” còn một yếu tố quan trọng khác. Đó là do tư tưởng “tôn quân”. La Quán Trung đã vừa hư cấu vừa nhào nặn lại các sự kiện và bộ mặt các nhân vật lịch sử: Ai tôn phò nhà Hán thì dù bất tài cũng được tô vẽ thành anh hùng, tài năng quán thế, nhân cách cao thượng; ai chống lại nhà Hán – mặc dù đó là một triều đại đã mọt ruỗng - thì dù tài năng quán thế cũng trở nên bất tài, tư cách hèn hạ.

    Tuy nhiên, sự vật bao giờ cũng có hai mặt của nó. Mặt thành công của “Tam quốc diễn nghĩa” nói trên, đi kèm với thất bại (trớ trêu thay, cũng có thể gọi là thành công) trong việc tiêu chí hóa mẫu người anh hùng đã nhào nặn người Trung Quốc thành những con người không thực, nhân cách méo mó, giả nhân giả nghĩa.

    Theo dõi lịch sử Trung Hoa từ đời Tống trở đi thì rõ.

    Trên đây là tổng quan về bộ tiểu thuyết trường thiên “Tam quốc diễn nghĩa”,một tiểu thuyết chương hồi, ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của người Trung Quốc. Biết bao thế hệ người Trung Quốc say mê “Tam quốc diễn nghĩa”, người làm tướng tìm thấy ở đây mưu thần chước quỷ, kẻ làm quan rút ra ở đây những xảo thuật trị dân, triều Mãn Thanh còn lệnh cho hoàng gia phải thuộc lòng “Tam quốc diễn nghĩa”. “Tam quốc diễn nghĩa” trở thành sách gối đầu giường từ dân đến quan ở Trung Quốc, chí ít trong khoảng 500 năm lịch sử.

    “Tam quốc chí”, “Tam quốc chí chú”, “Tam quốc diễn nghĩa”: Cuốn nào đáng tin?

    Nhưng chính từ “Tam quốc diễn nghĩa”, ta thấy rõ hơn văn hóa truyền thống Trung Quốc và các anh hùng hảo hán tượng trưng cho lí tưởng thời đại trong“Tam quốc diễn nghĩa” đã được nhào nặn như thế nào?

    [​IMG]
    Ba anh em kết nghĩa: Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi.

    Trước hết hãy làm rõ mối quan hệ giữa “Tam quốc chí”, “Tam quốc chí chú” với tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”.

    Tây Tấn diệt Ngụy, Thục, Ngô thống nhất Trung nguyên năm 280. Sau đó 5 năm, tức năm 285, Trần Thọ biên soạn xong “Tam quốc chí”. Trần Thọ quê Tứ Xuyên, tính cách điềm đạm, trung thực và đặc biệt rất thận trọng đối với công việc chép sử. Ông là một nhà sử học chân chính. Với thái độ cực kỳ cẩn trọng, ông ghi chép những gì đã được xác minh là đúng với sự thực. Với những vấn đề tồn nghi, ông không chép nếu thấy vô lý. Với những vấn đề còn phân vân hoặc thiếu sử liệu chứng thực, ông vẫn chép nhưng có ý kiến bảo lưu để người đời sau bàn tiếp. Vì khoảng cách mới 5 năm, chứng nhân lịch sử rất nhiều và vì người ta chưa kịp quên, nên hầu hết những gì ông khẳng định đều chính xác. Nhưng cũng vì thời gian quá ngắn so với công việc sưu tầm biên khảo, nên ông chưa kịp thu thập rất nhiều sự kiện và một số nhân vật lịch sử. Do đó mới có bộ “Tam quốc chí chú” (chú giải Tam quốc chí) của Bùi Tùng Chi xuất hiện sau đó 130 năm (năm 413).

    Bùi Tùng Chi quê gốc Sơn Đông, sống vào thời Lưu Tống - Nam Bắc triều. Về tính cách, ông cũng cẩn thận như Trần Thọ. Vì có độ lùi 130 năm, đủ để ông thu thập hết những gì Trần Thọ bỏ sót hoặc phân vân chưa quyết. Sử liệu trung thực và những lời bình xét xác đáng của hai ông khiến hai bộ sách này trở thành chính sử có độ tin cậy cao, người đời sau mỗi khi tranh luận về Tam quốc mà ý kiến bất đồng, đều lấy “Trần chí, Bùi chú” làm trọng tài phân xử.

    Tiếp đó, sau 1.100 năm, tức vào cuối Nguyên đầu Minh (cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV) xuất hiện tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Ông người Sơn Tây (có thuyết nói ông quê Tiền Đường-Chiết Giang hoặc Lư Lăng-Giang Tây), nghe nói là học trò Thi Nại Am (tác giả tiểu thuyết “Thủy hử”). La Quán Trung dựa vào sử liệu Tam quốc để sáng tác bộ tiểu thuyết trường thiên“Tam quốc diễn nghĩa”.

    Xuất phát từ tư tưởng bảo hoàng, bằng sức tưởng tượng và hư cấu của một nhà văn tài năng trác việt, La Quán Trung nhào nặn lại các sự kiện và nhân vật lịch sử cho phù hợp với lí tưởng tôn quân của ông. Người nào trung thành với nhà Hán thì dù bất tài cũng được ông tô vẽ thành chính nhân quân tử. Ai chống lại nhà Hán thì dù là bậc anh hùng hào kiệt, ông cũng gán cho cái tên “gian thần quốc tặc”.
     
  18. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Sao cái title với nội dung bài viết chả liên quan gì tới nhau thế bác heocon?
     
  19. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Bác phải hiểu thoáng một chút, đừng cứng nhắc như thế. Ý nghĩa ở đây là sự nhào nặn lịch sử thôi.
     
    Hannibal2010 thích bài này.
  20. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Mình thì nghĩ La Quán Trung chả phải tự dưng viết ra được cuốn sách lưu truyền cả mấy trăm năm. Những sự nhào nặn của La Quán Trung ai cũng biết, nhưng người ta vẫn thích, và ông không hề chối bỏ lịch sử: bao nhiêu người vẫn thích Tào Tháo của La Quán Trung, hay thảm thương cho sự bất lực của Gia Cát lục xuất Kỳ Sơn, dù Gia Cát được La Quán Trung xưng tụng.

    So lại với mấy cuốn tiểu thuyết lịch sử hiện đại của Việt Nam mới thấy thảm thương, toàn cuốn đọc được dăm chục trang là mình lẳng liền.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này