Thảo luận Bí ẩn Tam Quốc Diễn Nghĩa

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Heoconmtv, 5/9/15.

Moderators: amylee
  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Lúc Vương Doãn mời Lữ Bố uống rượu, em Thuyền ra rót rượu liếc 1 phát anh Bố đơ như cây cơ luôn...:D
    Tới lão Đổng, em ấy ngoáy mông múa vài đường lão Đổng cũng thần trí đảo điên.
     
  2. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
    Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.


    tạm dịch:

    Người đẹp từ xưa như tướng giỏi,
    Chẳng hẹn chờ ai thấy bạc đầu.

    [​IMG]
    Điêu Thuyền là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Dù được cho là nhân vật hư cấu nhưng hình tượng Điêu Thuyền vẫn được văn hóa dân gian Trung Quốc trân trọng và lưu giữ, thường được nhắc đến trong các câu chuyện lịch sử liên quan đến Đổng Trác và Lã Bố - hai vị tướng của nhà Đông Hán.

    Điêu Thuyền trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” là nghĩa nữ của Tư đồ Vương Doãn. Vương Doãn bày kế gả Điêu Thuyền cho cả Đổng Trác và Lã Bố để ly gián họ nhằm mục đích lật đổ Đổng Trác.

    Trong cuốn "Thánh Thán Ngoại Thư", Mao Tôn Cương viết về Điêu Thuyền như sau: "18 lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lã Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Bản lãnh của nữ tướng quân quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!".

    Tuy vậy, trong “Biên niên sử Tam Quốc chí” không có đoạn nào nhắc đến Điêu Thuyền. Nhân vật Điêu Thuyền thực chất chỉ là hình ảnh hư cấu trong tiểu thuyết của La Quán Trung, không được xác nhận trong sử sách.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  3. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Mình thì cho rằng trong 4 đại mỹ nhân kể trên thì Điêu Thuyền là đứng đầu, cả về đẹp và cơ trí.

    Về đẹp thì không có thơ tả vẻ đẹp đó, không miêu tả vẻ đẹp đó không có nghĩa là không đẹp, mà là đẹp quá và ngòi bút của tác giả không thể diễn tả, thứ nữa là chắc gì nhà thơ Tào Thực đã có dịp gặp Điêu Thuyền. Vẻ đẹp làm say hai cha con Đổng Lã không thể tầm thường.

    Về cơ trí, tuy sau lưng Điêu Thuyền là có cha cố vấn, nhưng không phải lúc nào ông này cũng kề kề bên con mà giật dây được, nhiều lúc Điêu Thuyền phải tự diễn, mà diễn trước một Chiến Thần Lã Bố thì còn tạm tạm chứ trước cáo già như Đổng Trác thì cần cơ trí hơn nữ nhi tầm thường.

    Một điều cần chú ý đó là ở thời loạn chiếm được, có được và giữ được luôn phải trả giá đắt, còn thời bình thì mọi thứ cứ từ từ tà tà nên người ta dễ say đắm và buông bỏ dễ hơn.

    Từ đó ta nói tới Dương Quý Phi. Vị này làm say một ông vua sống trong nhung lụa quen rồi và đối tượng chỉ là 1 ông đó nên có phần bớt khó hơn Điêu Thuyền.

    Về Tây Thi và Vương Chiêu Quân thì cùng là đi tiến nhưng Tây Thi là "ra trận" còn Chiêu Quân là được cống Hồ (đây có thể nói là may mắn, vì nếu không có vụ đó thì vị này sẽ chết già trong hậu cung, đến một lần gặp vua cũng không có, vì bị thằng họa sỹ dìm hàng rồi còn đâu).

    Nói về vẻ đẹp của Tây Thi, thời gian gần đây nhiều vị suy luận rằng xấu nhưng dẫn chứng ở sách cổ nào thì không có.

    Về tài và sắc thì tên Điêu Thuyền thật là hay, nói nên rất nhiều. Tây Thi thì nghe thôi đã thấy đẹp rồi.

    Không biết ai là người gọi Lã Bố là Chiến Thần đầu tiên nhỉ. Nói đến Lã Bố thì không danh hiệu nào hay hơn và đúng hơn hai chữ Chiến Thần
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/15
    superlazy and Heoconmtv like this.
  4. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Anh hùng khó qua ải mỹ nhân.
    Ông Tào Tháo thấy vợ 1 ông tướng nào đó đẹp đẹp, cũng gọi vào lều nhảy múa chơi bời với bà đó. Rồi bị ông tướng đó vác quân trả thù, suýt chết còn gì.
     
  5. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Đọc trong Tam quốc diễn nghĩa, thấy Điêu Thuyền lúc đó mới 16 tuổi đầu.
    Kinh thật...
    1yoyo71yoyo71yoyo7
     
    cfcbk and tauvequehuonghp like this.
  6. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Tào Tháo có mấy ông con cũng đa tài. Tháo gian hùng quả là đúng.

    Lưu Bị thì mình ấn tượng pha "ném" con khi ông ấy đang ngồi trên yên ngựa. Có lẽ sau vụ đó ông con bị chấn thương sọ cũng nên.

    Quan Công thì Nghĩa khí huynh đệ là nét nổi bật nhất. Giới giang hồ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... thờ ông chính vì bốn chữ đó.

    Trương Phi thì cả đời phùng má trợn mắt và lúc chết cũng trợn mắt, chết trong tay mấy tên tiểu tốt thật là không cam.

    Khổng Minh phải có tài cả quân sự và chính trị thì mới lứu giữ được cục diện như vậy.
     
    superlazy and sannyas60 like this.
  7. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    He he người ngày xưa tuổi thọ thấp, tuổi cặp kê thấp mà.
     
    sannyas60 thích bài này.
  8. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Nhắc đến Lưu Bị, cứ thấy ổng Gay gay thế nào ấy, gặp Triệu Tử Long lúc nào chia tay cũng nước mắt ngắn nước mắt dài...
    cute_smiley82:think:1yoyo23
     
  9. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Ai đã xem bản Tam Quốc chắc cũng sẽ biết bài thơ Lâm Giang Tiên của Dương Thận. Ý tứ người xưa đều nằm trong đấy cả, và có chăng cũng chỉ mình Họ Dương hiểu mà thôi "Cổ kim đa thiểu sự. Đô phó tiếu hàm trung". Thôi thì mặc đời sau thiên hạ luận bình.

    Kẻ thích Tào, kẻ tôn Thục. Yêu nghĩa khí mến Quan, thích công báo mến Tào. Dù hay dù dở thì cũng "mặc đời sau thiên hạ luận bàn". Rất sảng khoái. Rất sảng khoái. Chỉ còn bạn ngư tiều một vò rượu với bóng chiều tà mà thôi.

    臨江仙

    滾滾長江東逝水,
    浪花淘盡英雄。
    是非成敗轉頭空。
    青山依舊在,
    幾度夕陽紅。

    白髮漁樵江渚上,
    慣看秋月春風。
    一壺濁酒喜相逢。
    古今多少事,
    都付笑談中。

    Lâm giang tiên

    Cổn cổn Trường Giang đông thệ thuỷ,
    Lãng hoa đào tận anh hùng.
    Thị phi thành bại chuyển đầu không.
    Thanh sơn y cựu tại,
    Kỷ độ tịch dương hồng.

    Bạch phát ngư tiều giang chử thượng,
    Quán khan thu nguyệt xuân phong.
    Nhất hồ trọc tửu hỉ tương phùng.
    Cổ kim đa thiểu sự,
    Đô phó tiếu đàm trung.
     
    Last edited by a moderator: 9/9/15
    toidangki and Heoconmtv like this.
  10. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Lâm giang tiên

    Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông
    Sóng bạc cuốn phăng hết anh hùng!
    Đúng - sai, thành - bại tan đâu cả
    Trơ lại núi xanh với áng hồng...

    Trên bến đôi ngư tiều bạc tóc
    Quen ngắm trăng thu, đón gió xuân
    Nhẩn nha kim, cổ cười thành tiếng
    Vui bầu rượu đục nghĩa tương phùng.


    Dương Thận
     
    cfcbk thích bài này.
  11. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Lưu Bị là nhân vật khó phân tích nhất trong Tam Quốc diễn nghĩa.

    Về hành động "ném" con thực sự là khó nhận định. Đó có thể là hành động "thí" con để lấy lòng người, nhưng cũng có thể đó là hành động bột phát của con ngươi. Còn việc lưu luyến, khóc... khi chia tay huynh đệ đã từng vào sinh ra tử cũng là lẽ thường của một con người trong thời loạn, không thể nói đó là tính đàn bà hay gay được. Biết đâu lần ra đi này, ngày mai Triệu Tử Long bị phục kích và rồi tin dữ đưa về thế là trong quân treo cờ tang trên bàn thờ có bài vị ghi mấy chữ: Triệu Tử Long "tiên sinh".

    Nhìn chung là chúng ta đoán mò, phân tích điển xưa tích cũ gọi là chém gió tám chuyện, chứ để kết luận rồi bảo cái này cái kia là sự thật thì thật là lố bịch, vì những gì đã qua đó không thể chứng minh được.

    Ví như bức tranh vẽ Phật, bằng hiểu biết về nghệ thuật vẽ tranh và chút lý luận thông thường cũng có thể đoán được đó là giả, xa hơn nữa là không ai có thể chứng minh được đó là chân dung Phật Thích Ca.

    Ngày nay báo chí, sách vở lạm dụng chữ Sự thật, đâu đâu cũng thấy kiểu như Sự thật Thánh vật sông Tô Lịch, Sự thật ngôi nhà có ma,... đến là sợ hai chữ Sự thật quá đi :D :D
     
    utitgg, cfcbk, superlazy and 2 others like this.
  12. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Sao Bác không dịch nốt hai ý cuối?
    à, Bác ghép lên ý trên hả? hehe
     
  13. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Của em vậy là hết rồi đó bác.
     
  14. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Bác ghép ngược lên ý trên, hơi có phần tiếc là vẫn chưa bật được ý của hai câu cuối đó.
     
  15. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Bài thơ đó là tiếng nói của người ẩn dật thoát vòng danh lợi thôi, nhưng khi loạn thế thì ổng muốn tránh cũng không tránh được. Còn Tuyên truyền đó là cánh tay của bất kỳ bộ máy chính trị nào.
     
  16. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Dám chăng người như Dương Thận là kẻ sĩ đời Minh, cũng là kẻ sĩ thứ thiệt, liều chết khuyên vua, không được, bị giáng chức, bị đi đày, nhiều lần đại xá mà không nhận. Họ Dương rất khác với Bạch Cư Dị khi bị biếm làm tư mã Giang Châu.

    Đây đâu phải là tiếng nói của kẻ sĩ ẩn dật, mà là tiếng nói của kẻ đã thấu triệt đạo đời. Không phải là thoát vòng danh lợi mà là khinh thường danh lợi. Họ Dương cũng không đứng về một phe phái nào để mà tuyên truyền cả. Ông chỉ cảm khái mà nói rằng "Đô phó tiếu hàm trung", đúng là cao ý, mặc đời sau thiên hạ luận bàn.

    Hẳn nhiên, tam quốc chi loạn nhắc lại vẫn thấy có Thủy Kính tiên sinh là người như vậy. Không tham gia một phe phái nào.

    Cũng có kẻ muốn mượn yên ngựa cánh cung để tranh đoạt danh vọng, thây kệ dân đen mười phương thống khổ. Nhưng cũng có kẻ muốn bảo quốc an dân, mà bảo quốc an dân trước tiên phải dẹp loạn định thế cuộc. Người xưa có câu: “định sự tại nhân mà hành sự tại thiên” ý trời đâu phải mình ta quyết là xong, thế nên mới có “thế Chiến quốc, thế Xuân thu, thế thời phải thế. Ai công hầu, ai khanh tướng, trần ai, ai dễ biết ai”
     
    toidangki and Heoconmtv like this.
  17. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Đại mỹ nhân Tây Thi có thật không?

    Các sách lịch sử, kể cả "Sử ký" của Tư Mã Thiên, đều không nhắc một chữ về Tây Thi.

    01000000000000119091062334381.jpg

    Ai cũng biết Tây Thi là người đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa thời cổ đại Trung Hoa. Những huyền thoại về nhan sắc của Tây Thi từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho không ít những tác phẩm văn chương. Chính vì vậy, nếu như nói rằng Tây Thikhông có thực, chỉ là sự hư cấu của các truyền thuyết dân gian thì có lẽ nó sẽ gặp phải sự phản ứng dữ dội. Tuy nhiên, điều đó lại hoàn toàn có thực. Lật giở tất cả sử sách từ cổ chí kim, người ta không hề tìm thấy bất cứ ghi chép nào về nàng mỹ nhân họ Thi này…

    Có 5 căn cứ chứng tỏ Tây Thi chỉ là một nhân vật hoàn toàn hư cấu.

    Thứ nhất, theo ghi chép của những sử liệu đáng tin cậy nhất thì từ hai cuộc chiến tranh giữa Ngô và Việt cho tới việc Việt Vương Câu Tiễn sau khi bại trận phải tới nước Ngô làm con tin, nếm mật nằm gai trong thân phận một kẻ nô lệ rồi sau này trả được mối thù mất nước, tất cả đều được ghi chép rất rõ ràng. Tuy nhiên, những sử liệu này lại hoàn toàn không có một từ nào nhắc tới Tây Thi.

    Sách “Sử ký” của Tư Mã Thiên cũng chép rõ kết cục của Phạm Lãi rằng: “Phạm Lãi mang theo gia quyết và đồ đệ cưỡi thuyền ra biển rồi không về nữa… Khi tới đất Tề thì định cư ở đó, cha con làm ăn buôn bán, trở thành người giàu có nổi tiếng khắp vùng. Người trong thiên hạ gọi là Đào Chu Công”. Rõ ràng, Sử Ký không có một chữ nào nhắc tới Tây Thi.

    “Sử ký” được viết cách thời kỳ Xuân Thu không xa, và với một nhân vật đóng vai trò quan trọng như Tây Thi trong cuộc chiến tranh Ngô – Việt, Tư Mã Thiên không thể nào lờ đi như vậy được. Do vậy, ở đây chỉ có một khả năng duy nhất chính là Tây Thi không hề tồn tại.

    Thứ hai, Tây Thi vốn là danh từ mà người cổ đại dùng để chỉ những người con gái đẹp nói chung chứ không phải là tên gọi. Điều này có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ trong các sách của chư tử thời Tiên Tần. Trong đó, quan trọng nhất là một câu trong sách “Quản tử”, cuốn sách xuất hiện trước cả thời Việt Vương Câu Tiễn tới 200 năm: “Mao tường, tây thi là từ dùng để chỉ những người con gái đẹp trong thiên hạ vậy”. Tây Thi là cô gái con nhà chặt củi sống ở nước Việt, thời Việt Vương Câu Tiễn, vì vậy, có lý do gì lại khiến cô mỹ nhân lừng danh thiên hạ này xuất hiện trong một cuốn sách xuất hiện trước đó cả trăm năm?

    res11_attpic_brief.jpg

    Thứ ba, sự việc Việt Vương Câu Tiễn sử dụng Tây Thi làm “mỹ nhân kế” không thấy được ghi chép trong các sử sách thời Tiên Tần. Chỉ tới thời Đông Hán, mới xuất hiện tác phẩm tên là “Việt tuyệt thư” mới bắt đầu gán cho Tây Thi trọng trách nặng nề là làm suy bại nước Ngô. Trong sách này có chép: “Việt tìm được mỹ nữ Tây Thi, Trịnh Đán rồi sai đại phu là Văn Chủng mang tới hiến cho Ngô Vương Phù Sai”.

    Cũng từ tác phẩm này trở đi, việc Tây Thi trở thành một nhân vật đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh giữa Ngô và Việt mới bắt đầu thịnh hành và đi vào các truyền thuyết dân gian. Tuy nhiên, không giống như “Sử ký”, “Việt tuyệt thư” hoàn toàn không phải là một cuốn sử. Hơn nữa, đến tác giả của tác phẩm này cho tới nay vẫn chưa xác định được. Do vậy, việc lấy nội dung sách “Việt tuyệt thư” để khẳng định sự tồn tại của Tây Thi là không đáng tin cậy.

    Thứ tư, một trong những người thường được coi là tác giả của “Việt tuyệt thư” là Viên Khang và Ngô Bình, hai văn nhân thời Đông Hán. Thời kỳ này còn có một tác giả khác tên là Triệu Diệp, trong tác phẩm “Ngô Việt xuân thu” đã hoàn thiện nốt câu chuyện đã được hai tác giả họ Viên và họ Ngô viết trong tác phẩm của mình, khiến câu chuyện “mỹ nhân kế” càng thêm hoàn chỉnh. Người đời sau căn cứ vào các tác phẩm “Việt tuyệt thư” và “Ngô Việt xuân thu” biến thành những truyền thuyết đẫm màu sắc huyền thoại về mỹ nhân Tây Thi.

    Các bia ký ở địa phương, theo những truyền thuyết này càng thêm mắm thêm muối, biến những câu chuyện vốn được hư cấu về Tây Thi biến thành những câu chuyện có thực. Quan trọng hơn, vấn đề nằm ở chỗ, trong khi “Sử ký” và những cuốn chính sử khác không có lấy một dòng về Tây Thi thì vì sao Viên Khang, Ngô Bình và Triệu Diệp lại có thể biết được chuyện này và kể lại một cách lâm li, khúc chiết đến thế?

    Cuối cùng, các ông vua Trung Quốc mỗi khi mất nước là ngay lập tức lại tìm một người phụ nữ, và thường là những người phụ nữ đẹp để làm vật hy sinh, cho rằng, ông ta có mất nước cũng là vì bị người phụ nữ đẹp kia mê hoặc. Vì vậy, người Trung Quốc mới có câu thành ngữ rất phổ biến là: “Phụ nữ là nguồn gốc của sự mất nước”.

    Theo quan niệm này thì có lẽ, việc người đời sau nghĩ ra mỹ nhân kế trong cuộc chiến tranh Ngô – Việt cũng chỉ là một cách để bảo vệ cho Ngô Vương Phù Sai. Còn đương nhiên, Tây Thi chỉ là một nhân vật hư cấu để thực hiện mỹ nhân kế, minh họa cho quan điểm “Hồng nhan họa thủy” mà thôi.
     
    deathshine thích bài này.
  18. Ducko

    Ducko Lớp 4

    Lâu lâu mới được đọc những bài bình luận về Tam Quốc hay. Cảm ơn bác Heocon.
     
  19. huyenthoaivk95

    huyenthoaivk95 Mầm non

    Bác @Heoconmtv@khiconmtv có họ hàng hay chơi thân với nhau à? Tên giống nhau lại hiểu biết uyên thâm bên tàu không kém gì nhau? :D
     
    Last edited by a moderator: 10/9/15
  20. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Bác có đọc Tây du ký không? Tôn Ngộ Không là sư huynh của Trư Bát Giới, em heocon nên là sư đệ của khicon đó.
     
    Ducko, huyenthoaivk95 and Ngọc Sơn like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này