ĐL-Việt Nam LS-Việt Nam Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên (Q1 - Trấn biên cổ kính) - Lương Văn Lựu <1000QSV1TVB #0298>

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Thu VO, 31/12/19.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0298.Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên Q1 - Trấn biên cổ kính (TVE4U).PNG

    Tên sách : BIÊN-HÒA SỬ-LƯỢC TOÀN BIÊN
    QUYỂN THỨ I : TRẤN-BIÊN CỔ-KÍNH
    Tác giả : LƯƠNG-VĂN-LỰU
    Năm xuất bản : 1971
    ------------------------
    Nguồn sách : timsach.com.vn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đánh máy : mopie, thaonguyen, chip_mars, minhf@, pinkie_min, Rùa Biển, Dung Ðôraemi, Mia Chan, thoibayhet, camchuongtim

    Kiểm tra chính tả : Lê Nguyễn Thuỳ Lynh, Lê Quang Hoành, Phạm Bách, Lê Nguyễn Thuỳ Lynh, Võ Thành Phú, Hoàng Thị Bùi Thu, Kim Thoa, Trần Ngô Thế Nhân, Trần Trung Hiếu, Nguyễn Thị Linh Chi, Ngô Thanh Tùng

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 23/12/2019

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả LƯƠNG-VĂN-LỰU đã chia sẻ với bạn đọc
    những kiến thức quý giá.


    Ghi chú : Nhóm làm ebook đặt ký hiệu (…) thay thế trang 97 bị mất trong sách gốc scan. Nhóm sẽ bổ sung khi tìm được bản gốc đầy đủ. Mong bạn đọc thông cảm.


    MỤC LỤC

    TÀI-LIỆU THAM-KHẢO
    1) PHẦN CHÁNH-SỬ

    A) CỦA QUỐC-SỬ QUÁN (HUẾ)
    B) CỦA SỬ-GIA PHÁP
    C) CỦA SỬ-GIA VIỆT
    2) ĐỒNG-NAI
    3) NGƯỜI THƯỢNG (VIỆT-NAM MỚI)
    4) CAO-MIÊN QUỐC (KAMPUCHÉA)
    5) CHIÊM-THÀNH (CHÀM-HỜI)
    6) LỄ-TỤC
    7) PHONG-TỤC
    8) CHÁNH-TRỊ HÀNH-CHÁNH
    9) VĂN-HÓA
    10) BÁO-CHÍ – TẬP-SAN

    PHÀM-LỆ

    LỜI-TỰA

    CHƯƠNG 1 : LIÊN-HỆ QUỐC-SỬ

    I. LƯỢC SỬ (QUA CÁC THỜI-ĐẠI)
    1) ĐỜI CHÚA HIỀN THÁI-TÔNG NGUYỄN-PHƯỚC-TẦN
    2) ĐỜI QUỐC CHÚA HIỂN-TÔNG NGUYỄN-PHƯỚC-CHÂU
    3) THỜI TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH
    4) THỜI TÂY SƠN
    5) THỜI NGUYỄN-VƯƠNG PHƯỚC-ÁNH
    6) THỜI VUA GIA-LONG
    7) THỜI LÊ-VĂN-KHÔI
    8) THỜI KHÁNG PHÁP
    9) THỜI PHÁP THUỘC
    10) THỜI PHÂN
    11) SAU KHI CHẾ-ĐỘ NGÔ-TRIỀU BỊ LẬT ĐỔ

    II. ĐẤT NÔNG-NẠI ĐẠI-PHỐ (CHƠN-LẠP) DƯỚI THỜI CHÚA SÃI NGUYỄN-PHƯỚC-NGUYÊN (ĐẾN 1674)

    III. TIẾP NHẬN DI DÂN LẬP ẤP

    IV. DINH TRẤN-BIÊN DƯỚI THỜI TÂY-SƠN (1774-1880)

    V. TRẤN BIÊN-HÒA ĐƯỢC KINH-DOANH DƯỚI THỜI NGUYỄN-VƯƠNG (1777-1801)
    1) PHÂN-ĐỊNH CƯƠNG-GIỚI
    2) VỀ CHỀ-ĐỘ THUẾ-ĐIỀN, ĐẦM AO, SAI DƯ

    A) CHẾ-ĐỘ NGOẠI-KIỀU
    B) QUÂN-LỰC
    C) THỦY-BINH PHÒNG-VỆ

    VI. TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH DƯỚI THỜI GIA-LONG (1802-1820)

    VII. VĂN-MIẾU VÀ KHOA-CỬ
    1) VĂN MIẾU
    2) THI CỬ

    A) CHƯƠNG-TRÌNH THI
    B) TRƯỜNG QUI

    VIII. MỘT CUỘC ĐUA THUYỀN TRÊN SÔNG ĐỒNG-NAI, DƯỚI THỜI MINH-MẠNG

    IX. QUÂN PHÁP TIẾN CHIẾM TỈNH BIÊN-HÒA

    X. TỈNH THÀNH BIÊN-HÒA VÀO ĐẦU THẾ-KỶ 20

    CHƯƠNG 2 : DI-TÍCH XƯA

    I. TỪ-MIẾU
    1) TỪ-MIẾU
    2) TRUNG-TÂM TỰ-SỞ THUỘC TRIỀU-ĐÌNH TẠI ẤP BÌNH-THÀNH (XÃ TÂN-THÀNH)
    3) SẮC-CHỈ TUYÊN-PHONG

    II. TỰ-QUÁN (CHÙA XƯA)

    III. CỔ MỘ
    1) CỔ MỘ
    2) CỔ THẠCH TRÊN SÔNG BÉ

    IV. QUAN-TẤN (TUẦN-ẢI)
    1) TUẦN-THỦ
    2) ĐỒN LŨY

    V. THỊ-ĐIẾM (CHỢ, QUÁN XƯA)

    VI. DỊCH-TRẠM (BẾN ĐÒ DỌC, TRƯỜNG-HÀNH)

    VII. TÂN-LƯƠNG (CẦU, ĐÒ)

    VIII. CẦU TÂN-BẢNG

    CHƯƠNG 3 : PHONG-TỤC TẬP QUÁN

    I. QUAN

    II. HÔN-LỄ
    1) LỤC LỄ
    2) LỄ HỎI
    3) LỄ XÊU (BIẾU)
    4) LỄ CÔ GÁI CÁO ÔNG BÀ, CHA MẸ (XUẤT GIÁ)
    5) LỄ CƯỚI (NHÀ TRAI ĐI RƯỚC DÂU)
    6) NHÀ GÁI ĐƯA DÂU
    7) LỄ GIAO-BÔI
    8) LỄ NHỊ-HỈ HAY TỨ-HỈ (LẠI MẶT HỒI-TỘC)

    III. TANG-CHẾ
    1) TANG-CHẾ

    A) TẮM GỘI VÀ THAY QUẦN ÁO CHO NGƯỜI CHẾT
    B) THỨ-TỰ PHÁT-DẪN
    2) NGHI-THỨC PHÚNG ĐIẾU
    3) SAU KHI AN-TÁNG
    4) TANG PHỤC – THỜI TANG
    5) GẬY TANG

    IV. TẾ-TỰ
    1) TRONG GIA-TỘC
    2) TRONG HƯƠNG-THÔN

    A) ĐÌNH
    B) NGOÀI ĐÌNH LÀNG
    C) CHÙA PHẬT
    3) TRONG DÂN GIAN
    4) CỦA QUỐC GIA

    V. ĐÀN TẾ XÃ TẮC

    VI. LỄ TỊCH-ĐIỀN DƯỚI THỜI MINH-MẠNG

    CHƯƠNG 4 : TÍN-NGƯỠNG

    I. TÔN-GIÁO
    1) THIÊN-CHÚA GIÁO

    A) GIÁO-HỘI CÔNG-GIÁO (CÔNG-TRƯỜNG SÔNG-PHỐ)
    B) HỘI-THÁNH TIN-LÀNH (ĐƯỜNG PHAN-ĐÌNH-PHÙNG)
    C) GIÁO-HỘI CƠ-ĐỐC PHỤC-LÂM (THÁNH-ĐƯỜNG TẠI ĐƯỜNG NGUYỄN-HỮU-CẢNH, XÓM CÂY-CHÀM)
    2) PHẬT-GIÁO
    A) PHẬT-TỰ TẠI TỈNH-LỴ VÀ NGOẠI-Ô
    B) GIÁO HỘI PHẬT-GIÁO CỔ-TRUYỀN LỤC-HÒA-TĂNG : TỔ-ĐÌNH LONG-THIỀN TỰ (BỬU-HÒA)
    C) BẢN-KÊ TỰ-VIỆN NƠI CÁC QUẬN

    II. PHƯƠNG-THUẬT

    III. VŨ-TRỤ LUẬN
    1) BÁT-QUÁI
    2) NGŨ-HÀNH
    3) CAN-CHI

    A) THỜI-GIỜ THEO 12 ĐỊA-CHI
    B) NGŨ-HÀNH : KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ
    C) SINH, KHẮC
    D) HÀNH-SINH, HÀNH-KHẮC
    E) XUNG-KỴ
    4) PHỤ-LỤC
    A) CÁCH XEM VỀ BẢNG 12 SAO THÁI-TUẾ
    B) BẢNG COI SAO CHUNG CHO CẢ NAM VÀ NỮ
    C) BẢNG COI HẠN CHUNG CHO NAM NỮ

    IV. LỆ TỤC KIÊNG-CỮ
    1) XÍ-NGHIỆP
    2) CÔNG-NGHỆ
    3) NGHỀ HẠ BẠN
    4) THỦY-VẬN
    5) BUÔN BÁN
    6) LƯU THÔNG
    7) GIA CƯ
    8) TÍN-NGƯỠNG
    9) VỀ KHOA SINH SẢN
    10) NUÔI CON

    CHƯƠNG 5 : HỒN-THIÊNG SÔNG NÚI

    I. ĐẤT TỨ-LINH
    1) LONG
    2) LÂN
    3) RÙA
    4) PHỤNG

    II. SƠN-MẠCH (NÚI NON)
    1) VÙNG TRUNG-TÂM TỈNH

    A) HỮU NGẠN SÔNG ĐỒNG-NAI
    B) TẢ NGẠN SÔNG ĐỒNG-NAI
    2) MẠN BẮC
    A) HỮU NGẠN SÔNG ĐỒNG-NAI
    B) TẢ NGẠN SÔNG ĐỒNG-NAI
    3) TRÊN PHƯỚC-LONG
    A) VÙNG LONG-KHÁNH
    B) VÙNG PHƯỚC-TUY
    C) VÙNG THỦ-ĐỨC

    III. HƯƠNG RỪNG QUYỆN HỒN THƠ VÀ Ý NHẠC

    IV. HÀ GIANG CAM-THỦY

    V. THÁC TRỊ-AN QUYỆN KHÓI NƯỚC TƯƠNG-TƯ

    VI. SÔNG BÉ (TIỂU-GIANG)

    CHƯƠNG 6 : CẢNH SẮC THIÊN-NHIÊN

    I. MÂY NGŨ SẮC ỬNG TRÊN VÒM TRỜI BIÊN-TRẤN

    II. NGỌN CỎ NHỚ THƯƠNG (TƯƠNG-TƯ THẢO)

    III. MÀU SẮC QUÊ-HƯƠNG BIÊN-HÙNG

    IV. SEN NỞ TRÊN ĐẤT PHẬT
    1) HOA SEN THOÁT TỤC
    2) CỔ-TÍCH HOA-SEN NĂM SẮC
    3) PHẬT VÀ HOA-SEN
    4) THẾ-TỤC VÀ HOA-SEN
    5) TAO-NHƠN MẶC-KHÁCH VÀ HOA-SEN
    6) VĂN CHƯƠNG VÀ HOA SEN

    CẢM TẠ

    PHỤ-ĐÍNH

    MỘT VÀI BỬU-ẤN CỦA VUA CHÚA NHÀ NGUYỄN (KIM NGỌC BỬU TỶ)

    ĐÍNH CHÁNH
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    PHÀM-LỆ

    Bộ Sử được phân làm 4 quyển, thật ra không phải chia 4 thời kỳ, nhưng chĩ để đề-cập đến 4 địa-danh : Trấn-Biên, Biên-Hùng, Đồng-Nai và Biên-Hòa, mà mỗi danh-xưng đều có một xuất-xứ, hoặc cổ-kính hay oai-dũng, hoặc thơ-mộng hay tân-tiến, do nhiều yếu-tố dữ-kiện cấu-thành.

    Các dữ-kiện ấy đều có nguyên-ủy và diễn-tiến, khó mà sắp xếp vị-thế thời-điểm cho đúng-hợp, khỏi bị song-hành, nên tôi chiếu lệ, phân-chia Xưa và Nay, cũng chỉ theo tính-cách lịch-sử mà thôi.

    Do đó, có thể quý độc-giả sẽ gặp trong quyển thứ I (Trấn-Biên Cổ-Kính) một vài sự-việc đến nay nhận ra cũng còn đang diễn-biến.

    Và nơi quyển thứ IV (Biên-Hòa tân-tiến) nói việc hiện-tại mà vẫn phải nhắc nguồn gốc từ xa xưa. Về Di-tích xưa, Sơn-mạch, Lâm-tuyền, Hà-giang, đã có mục riêng, nhưng chỉ kê những điểm nét chánh-yếu, còn phần chi-tiết được đề-cập đến trong nhiều bài khác.

    Quyển thứ II (Biênhùng oai-dũng) được nêu lên : với Địa-khí sơn-linh, Rừng-cao bóng cả, Giang-thanh thủy tú. Với nhiều nhơn-kiệt, các bậc tiền-hiền khai-khẩn, các đại công-thần triều Nguyễn, các anh thơ liệt-nữ, anh-hùng kháng Pháp, những nhơn-vật có hành-động đầy sĩ-khí nho-phong, vài nhơn-tài xuất-chúng thời cận-đại. Hoặc với những truyện-tích lạ kết thành từ hồn thiêng sông núi.

    Nơi quyển thứ III (Đồng-Nai thơ-mộng) có nói về tài-nguyên thổ-sản, cây trái, món ăn nổi tiếng từng vùng, là những đề-tài khô-khan nếu viết theo giới chuyên-môn kỹ-nghệ, trồng tỉa, gia-chánh, nhưng tôi đã nhìn sự-vật bằng nhãn-quan, tâm-hồn và hứng-cảm của nhà thơ, để thi-vị hóa từ phiến-đá, hột-cát, đến miếng gạch, cục than từ mục măng đến cọng bún…

    Mỗi bài là một màn trình-diễn, hoặc trầm-lặng hay sôi-động, luôn luôn vẫn được phổ thơ và đệm nhạc, hoặc du dương hay hùng-tráng tùy bối-cảnh, để trợ hứng tinh-thần, hấp dẫn người xem không nhàm chán.

    Sau cùng, có phần Phụ-lục Tân-truyện, là để, với tư-cách là một nhân-chứng thời-đại tại địa-phương, ghi lại sắc-diện nếp-sống chung của người Biên-Hùng qua nhiều lãnh-vực, với ý muốn nhắc các giai-đoạn lịch-sử trong thời cận-đại.

    Về phần họa-đồ tôi phác-họa theo sử-liệu, nên lối trình-bày có thể khác hơn chuyên-viên trắc-địa. Hình ảnh được chọn lựa lấy đối-tượng là di-tích lịch-sử hoặc có liên-hệ đến đặc-điểm của Tỉnh nhà.

    Tác-giả

    ---------------------


    LỜI-TỰA

    Tỉnh Biên-Hòa là một trong những Tỉnh đã khai lập từ ngàn xưa (sau khi Nguyễn-Chúa chiếm được đất của Chiêm-Thành và Chân-Lạp) dự phần lớn trong Quốc-Sử, trải qua những cơn hưng-vong, có một lịch-sử kiêu-hùng, đã khai-sanh ra nhiều Tỉnh mới.

    Vậy nghiên cứu và viết lại lược-sử Biên-Hòa, thiển nghỉ không phải là một việc làm vô-ích.

    Vì lẽ đó, từ trước, dưới thời Pháp thuộc, cũng đã có vài ba nhà biên-khảo địa-chí Biên-Hòa, nhưng phần nhiều đều viết theo tài-liệu sách-vở, mà không đến nghiên-cứu tường-tận tại chỗ, nơi mỗi địa-phương, vì thế, sử-liệu kém phần chính-xác.

    Vậy, nay tôi tiếp tục con đường của những người đi trước, đầy khó-khăn, trở ngại, mà mình tự xét thấy còn thô-thiển, bỡ ngỡ, nhưng cũng cứ đi, đi với thiện-chí học-hỏi của một người dân sinh-trưởng tại Tỉnh nhà, nặng lòng yêu quê-hương Biên-Hòa, quê-hương tôi có con sông Đồng-Nai nước ngọt, có núi Châu-Thới oai nghi, có không-khí trong lành, có người hiền, cây cảnh đẹp.

    Tôi không có cao-vọng theo con đường của một Ngô-Sĩ-Liên, một Phan-Huy-Chú, một Trần-Trọng-Kim, một Phạm-văn-Sơn, nhưng chỉ vì nặng tình bản-sở, mà làm kẻ lữ-hành nhỏ bé, đi từ bước một, trên đường sử-học, nhặt từng mảnh sử-liệu vụn-vặt ở mỗi nơi, ghi chép từng mẩu chuyện truyền khẩu ở mỗi vùng, dẫm chơn trên gần khắp Miền Đông, từ thành-thị đến thôn-quê, thăm hàng ngàn gia-đình, mót cọng lúa vàng trên đồng, xem hột thạch-sa dưới nước hoặc đào bới dưới đáy giếng sâu, đọc tấm bia mộ rêu-phong, viếng Đình, Chùa, Miếu-môn cổ kính, bẻ cành cổ-thụ trong rừng thiêng, nhặt hòn đá cuội trên núi thẳm, đến xem một ít di-tích xưa còn lưu tại Viện-Bảo-Tàng, trong ba mươi năm trời công-phu sưu tập, để hôm nay, hoàn-thành được bộ sử-lược này, mà tôi coi như là kết-tinh đời văn-học của tôi.

    Tôi đã đọc nhiều bộ Việt-Sử, tham khảo sách-báo Đông-Tây kim-cổ, quan-sát phong-tục tập-quán tự ngàn xưa, ở từng vùng, theo dõi sự tiến-triển của khoa-học, tình-hình diễn-biến của Tỉnh nhà trên mọi mặt, mọi ngành, để rồi sắp xếp lại thành chương-mục, tiểu-đề, chi-tiết, theo một thể-tài mới, gọn-gàng, dễ hiểu, với phương-pháp của những sử-gia tân-tiến, mặc dầu đây chỉ là việc biên-soạn bộ sử-lược của Tỉnh nhà.

    Về phong-tục tập-quán, về nguồn-gốc, nếp sống hàng ngày của nhân-dân, về quan, hôn, tang, tế, tôi đã tham-cứu các sách gia lễ xưa, và đồng-thời cũng đi từng nơi, khảo-sát những đặc-điểm, rồi dung-hòa để phác-họa lại những nét đại-cương, tổng-quát.

    Tùy địa phương, tục-lệ mỗi nơi đều mỗi-đổi, hoặc được bãi bỏ hẳn, hoặc biến-thể ra một hình-thức khác ; vì thế, người địa-phương chỉ tìm được nơi đây một vài riêng biệt của vùng mình.

    Nơi vài chương-mục, tôi có đề-cập đến nhiều sự kiện, nay tuy đã ở trên phần lãnh-thổ Tỉnh bạn, nhưng trước kia, uyên ủy nó vẫn thuộc Tỉnh nhà, thì hồn-thiêng sông-núi và tư-tưởng của người Biên-Hòa vẫn còn hướng vào nhau, giao-cảm với nhau bởi một sợi dây thân-ái vô-hình, nên nay, nếu có nhắc lại trong sự-tích Tỉnh nhà, tưởng không phải chuyện xa-vời, sai-lạc.

    Hôm nay, nhân ngày kiết-nhựt, trong ánh sáng Cộng-Hòa, đầy thanh sắc Tự-Do, ngập bông-hoa Dân-Chủ, đượm mùi hương Hạnh-phúc, tôi chấm dấu cuối cùng, cảo thành bộ-sử.

    Trước những di-tích lịch sử, tôi đốt nén hương lòng trở về với dĩ-vãng, tưởng-niệm anh-linh người muôn năm cũ, kính dâng sách này cho quý-vị nhân-sĩ, các văn-hữu thân-yêu, cho các bạn đồng-hương hiện còn ở giữa lòng đất Đồng-Nai Sông-Phố hay đã kiều-ngụ nơi nào, cũng như cho người phương xa có một thời-gian hưởng-ngụ nơi Phật-Địa Biên-Hoà, hẵn còn lưu nhiều kỷ-niệm.

    Chỉ vì tha-thiết với đất mến yêu mà một Công-Dân biên-soạn bộ-sử của Tỉnh nhà.

    Với thiện-chí ấy, tôi tin rằng, dầu sao, cũng hưởng được sự khoan-hồng dễ-dãi của quý-vị độc-giả sẽ chỉ-giáo cho những chỗ sai lầm, hay bổ sung những điều thiếu sót.

    Cũng với thiện-chí ấy, kẻ sĩ hèn mọn này, trên đường học-sử, góp tài-liệu giữ nơi đây, tin rằng sau này, các bậc cao-minh sẽ kiện-toàn thành một bộ sử đầy-đủ hơn của Tỉnh nhà. Được như thế, tôi cũng mãn-nguyện lắm rồi.

    Biên-Hòa, ngày giỗ tổ Hùng-Vương
    mùng 10 tháng 3 năm Tân-Hợi (1971)

    LƯƠNG-VĂN-LỰU
     
    nhanjkl and Heoconmtv like this.
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này