Thảo luận Bố già - Mario Puzo đối với bạn có là tác phẩm kinh điển mọi thời đại?

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi Cát Cát, 12/6/15.

Moderators: Cát Cát
  1. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Trong những quyển sách mà tôi từng đọc. Có bốn quyển mà tôi xem như thánh kinh cuộc đời.
    1. Thượng đế không bắt buộc - Ahmadou Kourouma
    2. Trăm Năm Cô đơn - G.Marquez
    3. Bố Già - M.Puzo
    4. Thiên Thần Nổi Loạn - Anatole France

    Thật ra, nói đúng hơn thì Bố già giống như một Seri truyện dài, nối tiếp từ đời ông - cha - con. Từ Sicilian Khúc ca bi tráng, đến bố già, đến ông trùm quyền lực cuối cùng,...hay đời K thứ 4, Đấu trường u ám, gia đình giáo hoàng, hay Luật Omerta. Tôi không thích ca ngợi hay bình phẩm. Bởi lẽ tôi thấy mình quá với khi làm việc đó. Tôi chỉ nói rằng tôi thật sự rất thích Tiểu thuyết của Puzo, đặc biệt là hình tượng của Bố già vito và cả triết lý quyền lực của gia đình Corleone, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Họ đâu phải chỉ có đâm chém, du côn, tiền và máu. Họ và nước mỹ, những người con Sicilian tha hương cố tìm kiếm một mảnh đất sống ở nơi "đất nước của tự do". Một cuộc đấu tranh của sự sinh tồn, sống theo kiểu Ý trong nước Mỹ. Ông ta không chấp nhận Ma túy, Ông ta bảo vệ cho những gia đình cần sự giúp đỡ, những gia đình mà dù oan khiên đến mấy cũng không được Pháp luật ngó ngàng đến. Và tất nhiên, ông ta sử dụng bạo lực để đương đầu với bạo lực, nói cho cùng điều đó hoàn toàn đi ngược lại lời kêu gọi của những "Thiên sứ đang muốn cải tạo thế giới bằng con đường hòa bình". Đối với một số người ông ta là Chúa trời đang hiện sinh trong cõi thực, Ông ta là một người đàn ông mong muốn bảo vệ "gia đình" mình. M.P không phải viết tiểu thuyết, ông ấy chỉ đang nói về một góc trong xã hội Mỹ đương thời...

    P/s: Ai có quyển Thượng Đế không bắt buộc, cho mình xin với.
     
  2. Cát Cát

    Cát Cát Moderator Thành viên BQT

    Lại tiếp tục về "khí chất" của các nhân vật trong "Bố già". Tôi đã từng nhắc ở những bài post trước trong topic này là cách Mario xây dựng nhân vật rất nhân văn, ai cũng có những ưu điểm và khuyết điểm lộ rõ, nhưng cái lớn nhất mà tôi nhìn thấy khi đọc tác phẩm này là sự tích cực, tinh thần hướng thiện và cái tốt được hiển hiện rất rõ ở mỗi nhân vật. Tới đây đừng vội cười khì về chữ "hướng thiện" tôi dùng vì tuyến nhân vật trong này hầu hết tay đều "nhúng chàm" không trực tiếp thì cũng gián tiếp, ảnh hưởng tới cuộc sống của bao người khác. Thậm chí ngay cả Jonny không trực tiếp tham gia vào hệ thống làm ăn ngầm của gia đình Corleone, cũng mặc định hiểu những thứ mà Bố già đưa tới cho mình tất phải đạp trên người khác để lấy. Cái "hướng thiện" tôi nhắc ở đây là sâu trong bản chất của họ vẫn có tính tốt đó là sự trung thành. Họ sẵn sàng cư xử không ra gì với bất cứ ai đối nghịch với chủ nhân của họ, gây hại tới người thân của họ, đi ngược lại chính kiến của họ... Cái này trong thời đại văn minh sẽ mang tính hơi man rợ và chủ nghĩa vị kỷ, nhưng với thời nhiễu nhương đó, có vẻ sẽ dễ hiểu được.
    Quay lại cái khí chất hướng thiện theo hướng trung thành của nhân vật, có hai nhân vật có thể nói là cực ác ở đây mà tôi muốn nhắc tới là Luca Brasi và Al Neri. Giữa hai nhân vật này có một sự tương quan rất đặc biệt là hết lòng vì chủ nhân của mình, với một lý tưởng tôn sùng vị kỷ "cả thế giới này có thể quay lưng lại với tôi nhưng ông ấy thì không" (câu này Mèo thuổng từ các slogan ngôn tình haha). Luca Brasi được ví như cỗ máy giết người không có tế bào tình cảm nhưng lại hết lòng vì Bố già Vito, bất kể chuyện gì chỉ dính tới Bố già Vito, Luca không bao giờ chùn tay hay sợ hãi, kể cả mạng sống của mình. Al Neri cũng vậy, tự Al lựa chọn cho mình, rất kiên định, chủ nhân - người đáng để Al phục vụ là Michael Corleone. Ra tay nhanh gọn, không care tới chuyện đạo đức, phải trái, luân lý, hay thậm chí là luật pháp, chỉ cần ông chủ muốn và cần, đó là ý lệnh tối thượng.
     
  3. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    Bản dịch của Ngọc Thứ Lang là hay nhất.
    @guesswho: thật ra nếu bạn đọc bản gốc sẽ không có được cảm giác đã như bản dịch của Ngọc Thứ Lang. Bởi vì bản dịch của NLT truyền tải được cái chất giang hồ trong từng câu chữ, theo đúng khẩu khí của dân Sài Gòn. Chỉ riêng cái tựa "The Godfather" mà NTL dịch phiêu thành Bố già đã trở thành một huyền thoại trong làng dịch. Nếu tra nguyên gốc từ Godfather và dịch sát nghĩa bạn sẽ hiểu.
    Và cả những câu từ, xưng hô trong từng trang sách cũng toát lên được thần khí của nhân vật. Nên nói đến 'The Godfather" cũng phải nhắc đến dịch giả...thật ra gần như NTL đã viết lại câu chuyện theo một phong cách gần gũi, "chất" hơn so với nguyên tác (ở đây mình không đi sâu về cốt truyện nhé). Và qua đó đã tạo nên thành công cho tác phẩm này. Nên nói không ngoa, nhờ NTL nên Bố già trở thành sống động hơn qua góc nhìn Việt hóa.

    Xin trích dẫn bài viết để mọi người có thêm một cái nhìn thú vị về bản dịch bộ truyện này:
    "Đang có một tranh luận dữ dội về bản dịch quyển “The Spy Who Loved Us: The Vietnam War and Pham Xuan An’s Dangerous Game” của Thomas A. Bass. Chuyện dịch thuật, bất luận dịch gì, từ tiểu thuyết đến hồi ký với các chi tiết rối rắm liên quan lịch sử, luôn dễ gây tranh cãi. Nói chuyện dịch thuật khiến tôi nhớ lại không khí dịch thuật trước 1975 – một giai đoạn bùng nổ sách dịch trong đó nổi bật những Nguyễn Hiến Lê, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng… ở mảng khảo cứu; và những Hàn Giang Nhạn, Ngọc Thứ Lang… ở lĩnh vực tiểu thuyết. Phải nói là ai dịch qua được Hàn Giang Nhạn ở tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung? Và cũng chắc chắn như đinh đóng cột rằng không ai qua nổi Ngọc Thứ Lang ở bản dịch The Godfather của Mario Puzo. Nhân tiện, nói thêm về bản dịch “Bố Già”.
    Chỉ riêng chữ “Bố Già” dùng để dịch “The Godfather” đã thấy Ngọc Thứ Lang xứng đáng là cao thủ. Trong bản dịch, Ngọc Thứ Lang còn “chế” ra nhiều từ mà sau này đã đi thẳng ra xã hội để trở thành câu nói cửa miệng dân chơi lẫn dân nhà lành. Chữ “The Don” (trong tên “Don Vito Corleone”) được dịch thành “Ông Trùm” nghe thật đã. Và cũng chữ đó, trong trường hợp dùng miêu tả các thành viên trong gia đình Don Vito Corleone nói chuyện với nhau thì nó lại được dịch là “Ông Già”. Còn nữa, ai có thể dịch được “The Turk” thành “thằng Đường Thổ” để nghe cho đúng chất giang hồ? Và, “Mama Corleone”, với người khác chắc chỉ dịch là “bà Corleone”, thì với Ngọc Thứ Lang thì nó phải là “Bà Trùm”. Cách sử dụng đại từ xưng hô của Ngọc Thứ Lang cũng tuyệt cú mèo. Bản tiếng Anh chỉ là “I” với “you” nhưng khi Ông Trùm nói với mấy ông già gốc Ý thì nó được dịch là “Tôi với bạn”. Cách dịch này dường như thể hiện được thâm ý Ông Trùm: muốn cho thấy mình gần gũi thân thiện nhưng đồng thời khiến người đối diện luôn có cảm sợ hãi mơ hồ trong khi cùng lúc cảm nhận được vẻ đáng tôn kính của Ông Trùm. Và khi Ông Trùm nói với đám đệ tử thì “I” với “you” được chuyển thành “Tao với mi”!

    Một cách chính xác, Ngọc Thứ Lang không dịch mà là phóng tác nhưng bản phóng tác của ông không đi quá xa nguyên tác. Bằng cách sử dụng cách hành văn với ngôn ngữ đậm chất anh chị giang hồ phổ biến Sài Gòn thập niên 1970, Ngọc Thứ Lang đã Việt hóa siêu đẳng bản dịch The Godfather. Ông không bám từng chữ, từng câu mà lại đảo lộn, có khi cả đoạn, để diễn đạt theo tư duy độc giả Việt. So sánh bản dịch với nguyên tắc, có thể thấy bản dịch đọc sướng hơn bản gốc của Mario Puzo. Sướng hơn bội lần! Như thể Ngọc Thứ Lang viết lại theo một phiên bản Việt hóa của riêng ông. Ngay từ đoạn đầu tiên của truyện, Ngọc Thứ Lang đã thi triển kỹ thuật dịch như vậy:

    Bản gốc thế này: “Amerigo Bonasera sat in New York Criminal Court Number 3 and waited for justice; vengeance on the men who had so cruelly hurt his daughter, who had tried to dishonor her”.

    Ngọc Thứ Lang dịch như sau: “Amerigo Bonasera có việc ra Tòa. Tòa Đại-hình Nữu-Ước, Phòng 3 để nghe công lý phán xét, trừng trị hai thằng khốn can tội bạo hành, toan cưỡng dâm con gái lão”. Cụm từ “có việc ra Tòa” nghe đã cực kỳ! Rồi còn “hai thằng khốn”! Quá tuyệt!

    Trong suốt bản dịch, Ngọc Thứ Lang sử dụng một văn phong đặc chất… “Ngọc Thứ Lang”. Cái “chất” Ngọc Thứ Lang mạnh đến mức “bán cả mùi” của Mario Puzo! “Kìa cha mẹ chúng đang tíu tít bao quanh hai cậu quý tử”; “Coi, con này còn đẹp quá chớ?”… Chữ “kìa” và chữ “coi” đó của Ngọc Thứ Lang nặng tới hàng tạ! “Out fucking” được dịch thành “Đi ngủ với trai” (cách cô đào trả lời anh chồng) là một điển hình “rất Ngọc Thứ Lang” nữa. Và đây, “Hận lắm nhưng lại đánh không nổi con điếm này chỉ vì nó đẹp quá, đẹp quá đi” (He hated the woman on the floor but her beauty was a magic shield).

    Thử xem hẳn vài đoạn để thấy rõ hơn cách “viết lại” tài tình của Ngọc Thứ Lang:

    BẢN DỊCH: Sáng thứ Năm, không hiểu sao lão thức giấc sớm hơn thường lệ. Cả một căn phòng mênh mông như còn phảng phất hơi sương. In hình ở cuối giường một dáng dấp quen thuộc quá? Vội chống cùi chỏ ngồi lên chú mục nhìn. Thì ra một cái đầu ngựa! Còn ngái ngủ, tay lão quờ quạng bật đèn. Ôi chao ánh đèn nháng lên cho thấy rõ mồn một. Woltz chết lặng người, như vừa lãnh một cú búa bổ vào đúng giữa ngực, tim nhảy loạn xạ và cứ thế mà nôn oẹ. Coi, con Khartoum!…

    BẢN GỐC: On this Thursday morning, for some reason, he awoke early. The light of dawn made his huge bedroom as misty as a foggy meadowland. Far down at the foot of his bed was a familiar shape and Woltz struggled up on his elbows to get a clearer look. It had the shape of a horse’s head. Still groggy, Woltz reached and flicked on the night table lamp. The shock of what he saw made him physically ill. It seemed as if a great sledgehammer had struck him on the chest, his heartbeat jumped erratically and he became nauseous. His vomit spluttered on the thick bear rug

    BẢN DỊCH: Giang sơn của lão mà chúng dám giở trò sao, dám ngồi lên đầu lão chắc? Quả thực óc tự tôn, tính tự cao tự đại đã hại Jack Woltz phen này! Chỉ cần xuống một búa cái rụp là có thế lực văng trời cũng phải mở mắt. Vito Corleone chơi cú này quá rõ rồi. Ra điều bảo thẳng vào mặt lão rằng… Mày cỡ lớn thật, mày thế lực thật, mày có chơi Tổng Thống và bồ bịch ông Tổng FBI thì thằng lái buôn dầu ăn gốc Ý hạng bét này muốn lấy mạng lúc nào mày phải chết lúc ấy. Nếu tao muốn thì mày phải chết! Điệu này thì chết thực chớ còn mơ hồ gì? Mạng mình kể như nó nắm. Nhưng nó dám lấy mạng mình chỉ vì mình không cho thằng Johnny đóng phim thì trời đất ơi, láo quá! Ai cho phép nó chơi ngang vậy? Có thứ thế giới nào chấp nhận thứ quyền sinh sát láo đến vậy? Thôi đến thế là hết! Mình có tiền, mình có công ty, mình có toàn quyền ra lệnh. Vậy mà mình không được làm theo ý mình! Phải tuân lệnh của nó? Mười lần độc hơn Cộng Sản!

    BẢN GỐC: Woltz was not a stupid man, he was merely a supremely egotistical one. He had mistaken the power he wielded in his world to be more potent than the power of Don Corleone. He had merely needed some proof that this was not true. He understood this message. That despite all his wealth, despite all his contacts with the President of the United States, despite all his claims of friendship with the director of the FBI, an obscure importer of Italian olive oil would have him killed. Would actually have him killed! Because he wouldn’t give Johnny Fontane a movie part he wanted. It was incredible. People didn’t have any right to act that way. There couldn’t be any kind of world if people acted that way. It was insane. It meant you couldn’t do what you wanted with your own money, with the companies you owned, the power you had to give orders. It was ten times worse than communism.

    Các bác dân ghiền Bố già ,ít nhiều gì cũng từng coi qua hai bản dịch ,nay tạm trích để tiện bề so sánh xem ngón nghề dịch thuật thần sầu của Ngọc Thứ Lang.

    Nguyên văn của Mario Puzo:

    …”The landlord, Mr. Roberto, came to the neighborhood every day to check on the row of five tennements that he owned. He was a padrone, a man who sold Italian laborers just off the boat to the big corporations. With his profits he had bought the tennements one by one. An educated man from the North of Italy, he felt only contempt for these illiterate Southerners from Sicily and Naples, who swarmed like vermin through his buildings, who threw garbage down the air shafts, who let cockroaches and rats eat away his walls without lifting a hand to preserve his property. He was not a bad man, he was a good husband and father, but constant worry about his investments, about the money he earned, about the inevitable expenses that came with being a man of property had worn his nerves to a frazzle so that he was in a constant state of irritation. When Vito Corleone stopped him on the street to ask for a word, Mr. Roberto was brusque. Not rude, since any one of these Southerners might stick a knife into you if rubbed the wrong way, though this young man looked like a quiet fellow”…

    Bản dịch của Trịnh Huy Ninh- Đoàn Tử Huyến :

    …”Chủ nhà Rôbêrtô ngày nào cũng rảo một lượt qua năm ngôi nhà của ông ta nằm cùng một dãy trên phố. Bảo là người tốt bụng thì chưa chắc vì nghe nói tiền tậu nhà là nhờ trò mộ phu mà có. ông ta đây từng đi khắp nơi mộ phu cho các đồn điền, xí nghiệp kia mà. ông ta người miền Bắc, lại có chữ nghĩa, bọn miền Nam ngu dốt ông ta bóp là phải lè lưỡi ra. Bọn này ông chủ coi như rơm rác, nhếch nhác, cẩu thả, chẳng biết giữ gìn cái gì bao giờ. Thực ra mister Rôbertô không phải người ác có điều đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến tiền. Tiền kiếm được – lo ít, tiền bỏ ra làm ăn – lo mất, tiền chi tiêu – lo phí. Chỉ vì tiền mà suốt ngày cứ khó đăm đăm. Khi Vi tô Côrleône ngăn ông ta lại nói chuyện, miste Rôbertô đáp lại có phần hơi gay gắt. Gay gắt nhưng không thô lỗ, bởi lẽ dân miền Nam có thói quen hơi một tí là rút dao – tuy thế anh chàng này có vẻ hiền.”…

    Và đây là bản dịch của Bố Già NGỌC THỨ LANG:

    …”Chủ phố Roberto ngày nào chẳng tới ngó qua 5 dãy nhà cho mướn xóm này? Nhưng là người tốt thì chưa chắc vì nghe nói tiền cất từng dãy nhà cho mướn toàn do áp-phe mộ phu mà có. Nghĩa làông chủ từng đi khắp miền quê mộ dân phu cung cấp cho các đồn điền, xí nghiệp.Ông chủ là người miền Bắc lại có học thức thì đám cù lần mù chữ, thất học miền Nam có coi ra gì? Nhất là bọn đầu bò đầu bướu ở Naples, ở Sicily!

    Đối với ông chủ thì chúng chỉ là thứ con sâu cái kiến, thứ vô trách nhiệm ăn đâu ỉa đấy, sân trước sân sau là để liệng rác tuốt và có thấy gián phá chuột gặm cả dãy nhà cũng làm lơ đừng ngó! Thực ra Roberto đâu phải người xấu mà là chồng tốt cha hiền. Có điều đầu óc lúc nào cũng điên lên vì tiền. Tiền kiếm được sợ ít, tiền bỏ ra làm ăn sợ mất và tiền tiêu ra sợ uổng. Tối ngày chỉ có lo tiền mà quạu quọ.

    Vì vậy, đang đi đường bị Vito Corleone lễ phép chặn hỏi chút chuyện,ông chủ bực lắm. Nhưng với đám dân miền Nam thì tụi nó có hỏi gì chẳng nên làm chúng mất mặt ngang có ngày ăn dao oan. Ông chủ biết vậy nên dù thằng cha này coi bộ hiền lành cũng không dám để lộ bực bội mà chỉ dừng lại nghe một cách khó chịu.”(st)

    Bản dịch của Trịnh Huy Ninh- Đoàn Tử Huyến không phải là dở nhưng mà là nhạt ,dở thì còn có thể hay nhưng nhạt thì..... vô phuơng cứu chữa .Một nhan sắc tuyệt vời mà nhạt thì kể ra ....cũng chán thật !

    Còn đây là bài viết về Ngọc Thứ Lang:

    Một buổi sáng tháng Chạp năm 72, một người đàn ông gầy ốm, mặt nhỏ choắt, mặc chiếc sơ mi màu cháo lòng, tay áo thả dài xuống lấp cả hai bàn tay, bước vào toà soạn Văn ở đường Phạm Ngũ Lão Sài Gòn. Mai Thảo giới thiệu với tôi anh là Tú tức Ngọc Thứ Lang, dịch giả cuốn Bố Già của Mario Puzo. “Mình đi uống cà phê đi!” Mai Thảo rủ cả hai chúng tôi. Quán cà phê nhỏ nằm bên hông toà soạn của bà Tư (tôi không nhớ tên bà có đúng là bà Tư không, nhưng tôi nhớ bà là người Nam rất dễ tính, xởi lởi và hệch hạc. Bà vẫn thường cho tôi ghi sổ nợ để cuối tháng trả một lần cho tiện, mặc dù tôi ít khi được dịp trả nợ, vì Bố già Vượng luôn luôn “thanh toán hộ” tôi trước kỳ hạn.) Thường tôi vẫn ra ngồi cà phê sáng ở quán Cái Chùa với Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Đình Toàn, chỉ hôm nào không ra ngồi ở Quán Cái Chùa, chúng tôi mới ăn sáng ở quán bà Tư. Aên sáng ở đây không có gì khác hơn là bánh mì hột gà (ốp la hay ô mơ lét) và cà phê (đen hay sửa). Quán nhỏ nằm bên hông nhà của một con hẽm, hình như là tiệm ảnh sát bên toà soạn Văn. Con hẽm rất hẹp, chỉ vừa cho một chiếc xe Honda ra vào một chiều. Quán chỉ có hai ba chiếc ghế lèo tèo, loại ghế cao đóng bằng gỗ tạp. Ngọc Thứ Lang ít nói. Và Mai Thảo hôm đó cũng không nói gì nhiều. Chưa uống hết ly cà phê, anh Ngọc Thứ Lang là người đứng dậy trước dợm bước đi, tôi thấy Mai Thảo đứng dậy theo kín đáo dúi vào tay Ngọc Thứ Lang mấy tờ giấy bạc. Đó là lần đầu tiên và lần duy nhất tôi gặp dịch giả Bố Già. Tôi không có cơ hội nào khác để gặp anh. Tôi đọc cuốn Bố Già bản tiếng Việt của Ngọc Thứ Lang và cuốn sách đã lôi cuốn tôi mạnh mẽ. Thời gian đó tôi đang thực hiện một loạt bài dưới tên Nhà Văn Ở Phút Nói Thật, phỏng vấn các nhà văn Doãn Quốc Sĩ, Võ Phiến, Mai Thảo, Bùi Giáng, Viên Linh , Nguyễn Mạnh Côn,… Bỗng nhiên tôi thấy muốn phỏng vấn một người dịch là Ngọc Thứ Lang. Bố Già Nguyễn Đình Vượng, chủ nhiệm tờ Văn cười bảo tôi, phỏng vấn chi người dịch Bố Già, cứ phỏng vấn trực tiếp Bố Già có hơn không. Bởi vì tôi vẫn thường gọi ông là Bố Già mà! Tuy nhiên thời gian đó có quá nhiều việc phải làm nên tôi quên bẳng chuyện đi tìm anh để hỏi vì đâu anh nắm bắt được cái ngôn ngữ kỳ lạ của thế giới mafia như thế.

    Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt mà chúng tôi vẫn chưa được xem Bố Già trên màn ảnh lớn. Bố Già Nguyễn Đình Vượng thì đã mất trước đó một năm. Gia đình, bạn bè thì đã ly tán. Cả thành phố chìm trong bóng tối. Tôi quên mất Bố Già Mario Puzo. Tôi cũng không nhớ có một người tên là Ngọc Thứ Lang đã dịch cuốn Bố Già tuyệt hay.

    Năm 1986 từ Bataan Phi Luật Tân đến Mỹ tình cờ tôi được xem cuốn video Bố Già. Tôi có cái cảm giác giống như anh Hoàng Hải Thủy, cuốn phim không lôi cuốn tôi như khi tôi đọc sách, mặc dù đó là một trong những tác phẩm lớn của điện ảnh Hoa Kỳ. Sự chờ đợi quá lâu đã làm tình cảm người ta nguội lạnh chăng? Tôi không tin là như thế. Bởi vì, có những tác phẩm, như cuốn Bác Sĩ Jhivago, sau bao nhiêu năm giờ đây xem lại vẫn làm trái tim tôi rung động như mới ngày nào vừa mới gặp người đàn bà định mệnh Lara từ cuốn tiểu thuyết của Boris Pasternak bước lên màn ảnh và khuôn mặt đam mê quyến rũ ấy cứ theo đuổi tôi mãi suốt những tháng năm trong đời mình.

    Thời gian đã cắt bỏ một góc trí nhớ này, ráp nối một mãnh ký ức khác. Miếng bánh tráng nướng dòn trong tô Mì Quảng bao giờ cũng làm sống lại trong tôi cái hình ảnh dịu dàng của mẹ tôi một buổi chiều ngồi trước sân nhà trên tỉnh lộ Mười Ba ngó qua khoảnh sân banh ngập cỏ với cái khán đài không mái che và những hàng ghế gỗ xộc xệch long đinh ván cong lên hay đã gẫy.

    Và cái bản tin tôi đọc được hồi đầu tháng cho biết tác giả The Godfather đã qua đời hôm 1 tháng Bảy tại thành phố Bay Shore, New York, thọ 78 tuổi, đã làm tôi nhớ lại hình ảnh người đàn ông gầy gò, chiếc sơ mi màu cháo lòng, hai tay áo dài thòng che lấp hai bàn tay, một buổi sáng nào đã bước vào toà soạn tạp chí Văn trên đường Phạm Ngũ Lão. Bây giờ anh ấy ở đâu, người dịch giả tài năng ấy? Hoàng Hải Thủy nói Ngọc Thứ Lang mất cách nay cũng đã 20 năm rồi. Sau 1975, hai nhà xuất bản ở Việt Nam giành nhau in lại bản dịch Bố Già của anh, giờ đây không phải trả tiền bản quyền người dịch nữa. Một nhà xuất bản Việt ở hải ngoại cũng đã in Bố Già và nay cũng miễn chi tiền bản quyền cho Ngọc Thứ Lang.

    “Mario Puzo, tác giả The Godfather, tiểu thuyết best-seller từng bán đến 21 triệu quyển, qua đời ở nhà riêng trong thàmh phố Bay Shore, New York, ngày Một tháng Bảy 1999, thọ 78 tuổi, có năm con, chín cháu. Ngọc Thứ Lang, dịch giả Bố Già, qua đời ở trại Lao Cải Phú Khánh năm 1979, chưa đầy 50 tuổi, khôâng vợ, không con.”

    Theo trí nhớ Hoàng Hải Thủy thì ông đã gặp Nguyễn Ngọc Tú tức Ngọc Thứ Lang, công tử Bắc Kỳ vào năm 1951 tại Sài Gòn. Đó là năm mà cả hai ông đều mới ở tuổi đôi mươi. Thế nhưng ở vào tuổi đó Tú đã là người chơi trội hơn Hoàng Hải Thủy nhiều: Đánh roulette ở sòng bạc Kim Chung và hút thuốc phiện. Năm 1955, mới chừng 25 tuổi, Nguyễn Ngọc Tú đã kiếm được nhiều tiền. Anh in và bán quyển Tại Sao Tôi Di Cư cho Bộ Thông Tin chính phủ Việt Nam Cộng Hoà thời bộ trưởng Phạm Xuân Thái. Năm đó Nguyễn Ngọc Tú có trong tay cả trăm ngàn đồng, một số tiền rất lớn thời bấy giờ. Anh ăn diện như một tay chơi thứ thiệt: áo sơ mi hàng nhập từ Paris sang chỉ có trong một cửa tiệm trên đường Tự Do, đồng hồ vuông mặt đen, mũ mossant, cặp da, máy chữ, hút thuốc lá Phillip Morris vàng loại King size, bật lửa Dupont, cơm Tây, rượu chát,… Vào giai đoạn đó, Nguyễn Ngọc Tú gặp tình yêu. Nhưng mối tình trắc trở. Người yêu anh tự tử và cuộc đời anh bắt đầu xuống dốc không phanh. Anh nằm luôn trong căn nhà bán thuốc phiện ở hẽm Monceaux, Tân Định. Ăn, hút và ngủ luôn trong nhà đó . Để có tiền hút, Tú bán dần đồng hồ, máy chữ, cặp da,… Anh trở thành người nghiện hút nặng. Những năm 70 anh viết cho tuần san Thứ Tư của Nguyễn Đức Nhuận và nhiều báo khác với bút hiệu Ngọc Thứ Lang. Khi Nguyễn Đức Nhuận đưa cuốn The Godfather cho Ngọc Thứ Lang dịch, anh đã chọn tên Bố Già cho bản dịch của mình. Và cuốn sách trở thành tác phẩm ăn khách của Sài Gòn những năm 71, 72. Năm 1976, anh bị bắt đi phục hồi nhân phẩm trên Bình Triệu. Trung tâm cai ma túy nằm trong toà nhà Tu viện Fatima. Một nữ ký giả ngoại quốc đến thăm Trung Tâm ngạc nhiên khi biết Nguyễn Ngọc Tú, một con người thân tàn ma dại đang đứng trước mặt mình là dịch giả cuốn The Godfather của Mario Puzo. Cô nhà báo không tin. Và anh được phép về Sài Gòn mang cuốn sách dịch lên Trung Tâm cho cô ký giả thấy là thật.

    Người ta còn nhớ khi cuốn tiểu thuyết viết về tổ chức Mafia ở Hoa Kỳ của Mario Puzo được Ngọc Thứ Lang chuyển ngữ vào năm 1972 dưới tên Bố Già lập tức, như tác phẩm nguyên bản của nó, Bố Già trở thàønh cuốn sách ăn khách nhất thời bấy giờ, mặc dù đó là thời điểm mà cuộc chiến Việt Nam đang bước vào những giây phút ác liệt nhất, thời mà Phan Nhật Nam viết Mùa Hè Đỏ Lửa.

    Người Sài Gòn rất mê cuốn tiểu thuyết Bố Già, và chờ đợi xem cuốn phim thực hiện theo tác phẩm này, thế nhưng cho đến năm 1975, chưa người Sài Gòn nào được xem phim Bố Gia do Marlon Brando đóng vai Don Corleone. Mặc dù như lời Hoàng Hải Thủy, ngay từ đầu năm 1975, người ta đã cho nhập cảng cuốn phim này vào Việt Nam, nhưng phim vẫn chưa được trình chiếu trước công chúng. Tại sao? Hoàng Hải Thủy cho biết vì những người nhập phim còn chờ đợi ngày lành tháng tốt mới đem ra chiếu để hốt bạc. Sự chờ đợi của những con buôn ấy không bao giờ trở thành hiện thực. Cuốn phim ấy đã đi qua và mãi hơn 20 năm sau người Sài Gòn mới được xem Bố Già.

    Với Mario Puzo, sau Bố Già ông vẫn không ngừng viết. Năm 1996, ông viết The Last Don – Bố Già Cuối Cùng, nhưng không mấy ăn khách, và tác phẩm cuối cùng của ông Omerta (Luật Kín Miệng) sẽ được ấn hành năm 2000, cuốn sách mà tác giả không còn cơ hội nhìn thấy mặt mũi đưá con tinh thần của mình".
     
    Last edited by a moderator: 24/5/16
    eta128, Kikiki, hoalienbao and 12 others like this.
  4. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Thông tin cực hay và rất hữu ích, cảm ơn bạn @alonekiller . Quả thật khi đọc tác phẩm này mình không ưa chuộng lắm các nhân vật, vì dù có chất anh hùng ca, nhưng vẫn có sự đe dọa nào đó đến cuộc sống bình dân của mình (Nếu sự tồn tại đó là thực tế.). Nhưng quả thực rất yêu thích và ấn tượng văn phong. Cái kiểu nói đó khiến nhân vật trở nên như tồn tại trong thực tế và gây ra cảm giác đe dọa đến cuộc sống bình dân của mình.

    Qua bài chia sẻ của bạn mới hiểu rõ thêm, và yêu thích tác phẩm này hơn.

    cute_smiley60cute_smiley60
     
    hoalienbao, lichan and hanhdb like this.
  5. June

    June Lớp 4

    Mình thấy cũng không đe dọa lắm đâu :) vì kết có hậu và có xu hướng nhân quả mà.
     
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Dân làm ăn mà, nếu Ban Tang Du Tử có việc làm ăn cạnh tranh với don Vito Coleone mà cố tình cứng đầu không nghe sau cuộc nói chuyện phải quấy thì đúng là sợ thật và chắc chắn sẽ lãnh hậu quả nặng. Còn không có gì liên quan thì việc gì mà phải sợ. Dân mafia như Bố Già đâu phải là bọn cướp? Ngay trong truyện, cậu cả Sonny chẳng từng bị ông bố gọi lên văn phòng sạc cho một trận vì tội theo trẻ trâu đi ăn cướp đó sao? Và có nói câu: “Mày không biết một thằng luật sư ôm cạc-táp “làm ăn” còn mạnh hơn cả ngàn thằng bịt mặt có súng?”. Nói chung Ban Tang Du Tử bị một cái định kiến rất nặng về xã hội đen khi đọc tác phẩm này. Đúng là trong dân xã hội đen có dân ăn cướp thuần túy thật, nhưng mafia thì không phải. :D

    Trích dẫn đoạn đó cho rõ:
    P.S Mình lại chế bản lại ebook cho đẹp. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/5/16
    alonekiller thích bài này.
  7. EDC

    EDC Lớp 2

    Hình như bạn @Cát Cát quên trả lời cho bạn này. o_O Thấy có hứa hẹn trả lời mà.
     
  8. anvuitutai

    anvuitutai Lớp 1

    Có cái phiếu giảm 50%, Đang định xúc cả cụm trên tiki mà đọc topic này xong nhìn lại dịch giả thì bấm xoá ngay.
     
  9. V/C

    V/C Mầm non

    Cần gì đọc. Bố Già ở nhà cũng có, vẫn sống tốt, uống rượu, đánh cờ với Mafia hàng xóm cả ngày.
     
  10. Cát Cát

    Cát Cát Moderator Thành viên BQT

    Mua hẳn cuốn nguyên tác tiếng Anh mà đọc bạn :). Bố Già có nhiều bản dịch của nhiều dịch giả khác nhau, mình thấy số đông có vẻ rất thích bản dịch của Ngọc Thứ Lang (cũng là bản trên thư viện mà mình chèn link thì phải) vì ngôn ngữ phù hợp lối hành văn gần gũi, nhưng cũng "có vẻ" bác Ngọc Thứ Lang hơi phóng tác chút xíu. Mình cũng có cả bản dịch của Đặng Phi Bằng nữa, dịch giả này mình chưa đọc được nhiều bàn luận, và mình dù đọc khá nhiều lần cả hai bản dịch vẫn không nghiêng về bên nào hay hơn, do vẫn chưa có điều kiện ngồi so bản gốc, trình độ có hạn nên đọc bản gốc chỉ đủ hiểu chứ chưa chuyên sâu để biết được nó hay khác xa bản dịch tới mức nào. Còn nếu bạn chỉ nghe tới dịch giả đã dẹp ý định mua thì chỉ có cách là đọc nguyên tác :).
     
  11. anvuitutai

    anvuitutai Lớp 1

    Mình đang cầm quyển cua nxb phương đông. Định mua cả cụm nhưng thấy bạn bản của NTL dịch thú vị hơn nên mình ko có ý định mua cả cụm của các dịch giả khác. Còn nguyên gốc thì có khi mình đọc lại tệ hơn...h
     
  12. KiuHuynh

    KiuHuynh Mầm non

    “A man who doesn't spend time with his family can never be a real man.” ― Mario Puzo. Em chim ưng câu này nhất
     
    hoalienbao thích bài này.
  13. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    có bác nào có bản Bố Già ebook của bác Đặng Phi Bằng không nhỉ ?

    Audio Book thì đã được VOV đọc 1 lần :

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    nghe đánh giá là có vẻ mượt hơn NTL


    update : nghe thử chương 4 thấy sát hoàn toàn với nguyên tác chứ không phóng tác như NTL

    Sẽ là 1 lựa chọn hay cho bạn nào thích bản dịch trung thành với nguyên tác
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/5/19
  14. V/C

    V/C Mầm non

    Chú khoe giỏi ngoại ngữ à! Nếu đã đủ trình độ đọc nguyên tác thì quan tâm làm quái gì ai dịch.
     
  15. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    sao anh lại nói lời cay đắng thế ?

    nếu em khoe giỏi ngoại ngữ thì em đọc tiếng Việt làm quái gì :D

    chính vì học dốt, bập bõm chữ được chữ mất nên em thích đọc bản dịch nào sát với nguyên tác thôi mà :((
     
  16. V/C

    V/C Mầm non

    Ờ, dịch sát chắc không phải Bố Già, bởi đó là của cụ NTL.
     
  17. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    quote kia có nói mà anh :

    Tuy nhiên, rõ ràng là Đặng Phi Bằng đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ bản dịch độc đáo của Ngọc Thứ Lang, chưa nói đến việc đã “cuỗm” luôn cái tên “Bố Già” mà ai cũng biết là độc quyền miệng của Ngọc Thứ Lang
     
  18. Tit@n

    Tit@n Lớp 3

    Mình “đến với” Bố già vô cùng tình cờ, vì năm đó mới học lớp 7; ham mê đọc sách, lân la các tiệm sách cũ trên Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Tràng tiền, Thụy Khuê,... hồi đó đâu có biết thông tin gì về sách đâu, cứ nhìn cuốn nào có vẻ “hay hay” thì mua.
    Vớ được cuốn Bố già tại 1 tiệm sách cũ trên Phố Cầu giấy, người bán hàng là ông già tầm 60t gì đó; mà đắt ghê hét giá 20k không giảm. Mình đi, lại vài lần mới dám bấm bụng để mua.
    Và đọc thì mê luôn, xem phim cũng vẫn mê tiếp. Thỉnh thoảng đi hiệu sách, vẫn mở Bố già ra đọc, nhưng bản dịch bị cắt hoặc khác với bản mình đã có.
    Tóm lại, mình là Fan thực sự của Bố Già -MP & một vài cuốn khác của ông.
    Thân,
    Tit@n
     
    maxiqboy thích bài này.
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ông già này không lầm còn cho thuê sách. Hồi đó tôi có "thuê" được mấy cuốn: Tinh vân tiên nữ, Mười ngày… rồi đám sách này "trốn mất" vào trong tủ sách của tôi, làm tôi phải đền: mất số tiền cược. Chẳng nhớ là bao nhiêu tiền, có đắt không, chỉ biết đó là những cuốn sách mình đang rất mơ ước: Mười ngày thì nghe thằng bạn kể suốt, Tinh vân tiên nữ cũng nghe nói đến suốt. cute_smiley18cute_smiley26
     
    Tit@n and maxiqboy like this.
  20. Tit@n

    Tit@n Lớp 3

    @4DHN
    Em thì không thích thuê lắm, chỉ mua đứt luôn. Hồi trước có thuê, mấy cuốn Doremon, Tiếu lâm VN,... nhưng sau tiết kiệm tiền Mẹ cho ăn sáng sửa xe thì toàn mua.
    Tiệm đó em còn nhớ rõ luôn, nằm ở khúc từ Học Viện Báo chí đi về phía Chùa Hà, nằm bên phải.
    Bây giờ những sách mua từ hồi đó, vẫn còn giữ nguyên, không bán, chỉ cho mấy đứa cháu đọc. Mà nghĩ lại, hồi đó quý sách như vàng, mua được cuốn nào là về dán băng dính (trong) bìa cẩn thậm, kỹ càng. Đọc xong cũng vẫn như nguyên.
     
    maxiqboy thích bài này.
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này