Lịch sử - Địa lý [BTVS-33] NGUYÊN PHI Ỷ LAN-nữ chính trị gia dẹp nội phản,trấn hưng quốc,đánh Tống thị uy!

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi EZBOOKS, 26/8/22.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. EZBOOKS

    EZBOOKS Mầm non

    Kì 33 : NGUYÊN PHI Ỷ LAN-nữ chính trị gia dẹp nội phản,trấn hưng quốc,đánh Tống thị uy!
    (THuộc blog Bất Thị Sử Việt của chanblog team)
    I.CƠ HỘI TIẾN CUNG

    Lệ Thị (1044-1117): -Là cô thôn nữ sống ở hương Thổ Lỗi ,có bố họ Lê cũng là một hào phú ,năm Lê Thị 12 tuổi thì mẹ mất,bố cô lấy mẹ kế là Đồng thị.Nhưng được thời gian không lâu thì bố cô cũng mất.Và Lê Thị sống cùng với mẹ kế.Với số vốn ít ỏi của bố để lại,2 mẹ con cũng nương tựa sống bên nhau,qua đoạn tháng ngày.

    -2 mẹ con trải qua cuộc sống cũng không dễ dàng gì,khi Lê Thị càng lớn thì càng đẹp và sắc sảo.Nhưng Lê Thị luôn mong rằng mình sẽ có được cuộc sống phú quý ,để giúp đỡ được nhiều người hơn.

    -Cơ hội chỉ đến khi khắp vùng loan tin vua Lý Thánh Tông đích thân đi tới chùa Dâu để cầu duyên,và đi ngang qua hương Thổ Lỗi.

    -Không chỉ già trẻ ,lớn bé,ai cũng mong được gặp vua,được thấy long nhan của người.

    -Từ việc giảm các hình phạt,xây dựng chùa chiền,đối xử tốt với cả tội nhân như thế nào,tấm lòng từ bi của hoàng đế Đại Việt như một làn hương toả xa khắp lối ngõ xung quanh kinh thành của mình.

    -Lê Thị cũng mong có vận may nào tới với mình,mà rụt rè chẳng biết phải làm sao ,dù thường ngày cô vẫn năng đi chùa để cầu phúc cho 2 mẹ con,thường nghe những câu chuyện về vị vua trẻ mà đáng kính,nhưng cô không biết làm thế nào trong lúc này,cô chỉ dám nói với mẹ kế,và bà cũng đi chùa cầu phúc cho cô suốt cả buổi hôm đó.

    -Người ,ngựa,đi rợp trời,nhưng không quá khoa chiêng múa trống.Tin Vua đi ngang qua,nên dân chúng cũng được các quan ở từng hương,châu đốc thúc,và phải đứng dẹp 2 bên đường mà xem náo nhiệt.

    -Lê Thị năm ấy 19 tuổi,độ tuổi đẹp nhất của phụ nữ,dù xuất thân chỉ khá giả,nhưng có thể dễ nhận ra được dáng vẻ kiêu sa,quý tộc của cô ấy từ đằng xa.

    -Đó là mùa xuân năm 1063,trong xa giá,vua Lê Thánh Tông bỗng vén rèm,và từ xa thấy người con gái đứng trong bụi cỏ lan,đứng tựa ở đó

    -Lê Thị cũng khẽ ngước lên mà đôi mà ửng đỏ

    -Vua sai quan phụ mẫu ở hương triệu cô Lê Thị tiến cung

    II.LÊ THỊ TRỞ THÀNH - NGUYÊN PHI Ỷ LAN

    -Vua Lý Thánh Tông khi ấy đã 40 tuổi,cũng có nhiều con gái,nhưng chưa có con trai để làm thái tử

    -Thái tử là gốc của thiên hạ họ Lý,không chỉ vua,mà con dân Đại Việt khi ấy ai cũng rất nóng lòng.

    -Lê thị vào cung,được vua Thánh Tông đặt tên là Ỷ Lan,để ghi nhớ kỉ niệm ngày đầu 2 người gặp gỡ

    -Ỷ Lan rất được vua yêu,vốn là người theo Phật,nên Ỷ Lan lại càng hợp với Thánh Tông hơn

    -Vua ban nơi ở các phu nhân là Du Thiền các

    -Năm 1066, Ỷ Lan phu nhân sinh ra Hoàng tử Lý Càn Đức ,vua Lý Thánh Tông lập tức sắc phong làm thái tử,đại xá thiên hạ,phong cho Ỷ Lan làm "Thần Phi"

    -Năm 1068,Thần phi Ỷ Lan lại sinh ra được 1 vị hoàng tử là Minh Nhân Vương(sử không chép tên) ,được vua ban chức là "Nguyên Phi" chỉ dưới hoàng hậu trong hậu cung.

    +Vua vui mừng đổi tên quê hương của Ỷ Lan là Thổ Lỗi thành Siêu Loại có nghĩa là vượt lên trên đồng loại..vậy

    -Từ 1 Lê Thị nhỏ nhoi ngày nào,lại được hoàng thượng sủng ái,sinh ra được 2 hoàng tử,trong 5 năm Ỷ Lan đã vươn lên vị trí chỉ sau 1 người là chính thất hoàng hậu của vua Lý Thánh Tông trong hậu cung mà thôi!

    IV.CÂU NÓI NỮ NHI LÀM VUA KHẮC CỐT GHI TÂM

    -Vua Lý Thánh Tông lại càng yêu Ỷ Lan hơn nữa vì bà đã sinh hạ được thái tử cho họ Lý,cũng làm cho địa vị của bà trong hậu cung trở nên "bất khả xâm phạm"

    -Nhưng Ỷ Lan đã đi tới bước này,bà vẫn phải nhìn thái độ của Dương Hoàng Hậu để mà sống.Bởi chính cung hoàng hậu thì không thể lay đổi,trừ phi .... Dương hậu chết đi thôi?

    -Lý Thánh Tông là 1 vị vua anh minh,giàu lòng trắc ẩn,dù Dương Hoàng Hậu không có con trai ,nhưng vẫn được vua yêu mến nhất mực.

    -Dương Hoàng Hậu cũng là người có quyền uy trong hậu cung,chính vậy mà đương thời hậu cung vẫn luôn sóng im bể lặng,chẳng gây nên sóng gió gì to lớn như những triều đại trước đây !

    -Nhưng không vì thế mà Dương Hậu không ghen ghét với Nguyên Phi,đặc biệt là sự sủng ái đặc biệt từ hoàng thượng dành cho cô.

    -Dương Hoàng Hậu trở thành mẹ nuôi của những công chúa và hoàng tử khác,có trách nhiệm phải yêu thương chúng như con ruột.

    -Vốn là người theo Phật Gia,vua Lý Thánh Tông cho rằng sự hoà thuận như vậy sẽ giúp ích nhiều cho vị hoàng đế kế vị của mình

    -Có một lần trong cuộc nói chuyện vui bên Ỷ Lan,vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước lâu dài,và Nguyên Phi đáp rằng :

    "Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần.

    Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng khó uống nhưng chữa được bệnh...

    Phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người.

    Tự mình tu đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh.

    Dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Muốn nước mạnh hoàng đế phải nhân từ với muôn dân.

    Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch"

    -Vua Lý Thánh Tông khen nàng nói phải lắm,bởi mỗi khi bên cạnh nàng,vua thường nói về việc nước,và cả 2 đưa ra những quan điểm rất đồng thuận

    -Khi ấy khoảng những năm 1068,vua Lý Thánh Tông có ý đi xâm chiếm nước Champa vì tội bỏ cống,coi thường quy củ của triều đại Vạn Thặng của mình

    -Cũng là thời gian Lý Thánh Tông cho chuẩn bị chiến thuyền,để dùng chinh phạt Champa

    V.VUA THỬ TÀI CỦA NGUYÊN PHI (tháng 2/1069-17/7/1069)

    -Năm 1069,vua Lý Thánh Tông quyết định thân chính đi đánh Champa (nước Chiêm) , và muốn giao lại chuyện chính sự cho "Nguyên Phi Ỷ Lan" xử lý trong thời gian vua đi

    -Vua cũng giao phó cho Thái Sư Lý Đạo Thành cùng hỗ trợ cho Nguyên Phi trong thời gian người đi vắng.

    -Thái Sư Lý Đạo Thành là đại thần có quyền cao chức trọng nhất dưới triều ông,cũng là người liêm chính,và tài năng bậc nhất

    -Vua Lý Thánh Tông(1023-1072) cùng thái uý Thường Kiệt (1019-1105) làm nguyên soái xuất quân (chừng 200 chiến thuyền )đi khoảng tháng 2/1069

    -Đại thắng trở về lại kinh thành là 17/7/1069.

    -Trong thời gian tới 6 tháng cầm quyền như vậy,Nguyên Phi Ỷ Lan đã thể hiên được tài trị quốc ,vua Lý Thánh Tông rất cảm phục.

    -Nguyên Phi đã làm rất tốt việc nội trị, lòng dân cảm hóa hòa hợp, trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo hơn,thậm chí nhân dân gọi là bà Quan Âm

    -Có nhiều câu chuyện kể trong thời gian bà trị vì thay Vua:

    +Bởi năm đó ,người dân Đại Việt mất mùa nhiều,rất nhiều người dân trong kinh thành cũng ca thán về chuyện này

    +Bà nghi ngờ quan lại địa phương ăn chặn phần gạo phát chẩn của triều đình, bèn sai người tìm hiểu.

    +Cận vệ bẩm báo trong vùng có phú hào Phạm gia, thao túng lượng lớn gạo trong vùng rồi bán với giá cắt cổ,thu mua, tích trữ gạo phát chẩn của phủ nha và triều đình.

    +Nguyên phi tỏ ra hết sức giận dữ, đồng thời tỏ ra quyết tâm trừng trị tham quan ô lại, cường hào ác bá trước mặt quần thần để thị uy

    +Nhưng bên cạnh đó,Nguyên Phi muốn âm thầm hành động,để thể hiện với triều thần,bà không chỉ biết nói ! mà không biết làm !

    +Bà lệnh cho Thái sư Lý Đạo Thành trông coi kinh thành.Bà cùng cận vệ và một thị nữ khác đóng giả thương lái, mua bán lương thực, từng bước tìm đủ nhân chứng, vật chứng, mới ra mặt trừng trị bọn cường hào, tham quan.

    +Dân chúng khi ấy, biết có người phát chẩn bèn kéo đến nhận gạo. Bọn cường hào kia không bán được gạo liền tức tối, bẩm báo quan,mà không biết người phát chẩn gạo lại là Nguyên Phi

    +Quan địa phương bèn bắt bà về quan phủ, khép tội gây rối loạn giao thương, làm náo loạn trên phố, đòi phạt bà 50 trượng, tịch thu số gạo.

    +Đúng lúc đó, thái sư Lý Đạo Thành dẫn quân đến,theo sự chỉ đạo của Nguyên Phi cho cung nữ bẩm báo với thái sư

    +Quan địa phương cùng bọn cường hào bị một phen "trừng trị" của Nguyên Phi ngay sau đó

    +Việc xử kiện này trước mặt dân chúng,khiến danh tiếng của Nguyên Phi vang xa ,thậm chí họ còn gọi bà là Quan Âm tái thế

    -Không chỉ có việc ,phàm việc nội trị,phê duyệt tấu chương,Nguyên Phi tỏ ra là người hành sự quyết đoán,xử lý nhanh và thấu đáo

    +Các triều thần tỏ ra vô cùng bội phục bà,kể cả thái sư đương triều Lý Đạo Thành

    -Ỷ Lan càng được sủng ái,và được cảm hoá bởi vị vua thực sự nhân từ,nhiều lòng trắc ẩn như vua Lý Thánh Tông,nhưng không vì vậy bà muốn mất đi vị thế của mình

    -Bà đang ở trên cao,không lý nào lại có thể cho mình xuống phía dưới nữa!

    -Sự sủng ái của vua đối với Nguyên Phi đồng nghĩa với việc cái gai trong mắt của Dương Hoàng Hậu ngày một lớn hơn !

    VI.LIÊN KẾT VỚI ĐẠI MỸ NAM -LÝ THƯỜNG KIỆT-NHÂN TÀI KIỆT XUẤT ĐƯƠNG THỜI

    -Lý Đạo Thành là một tài năng kiệt xuất đương thời,cũng là tôn thất của họ Lý,nhưng Thành là 1 vị quan thanh liêm.nên đối với hậu cung thì ông vẫn sẽ ủng hộ cho Dương Hoàng Hậu hơn cả.

    -Và điều này hẳn nhiên không có lợi cho Nguyên Phi Ỷ Lan.

    -Nguyên Phi có thể đã thể hiện được tài năng cầm quyền,tài trị quốc trong thời gian ngắn,và vượt trội hơn Hoàng Hậu.Nhưng chỉ một thời gian ngắn,sao có thể thoả mãn một người toàn năng như bà được.

    -Nếu Hoàng Hậu có Lý Đạo Thành,Nguyên Phi nhất thiết phải có một người ủng hộ có thể là đối trọng của Thành mới được.

    -Và đó chính là Lý Thường Kiệt,một hào kiệt của thời đại,nhưng không thoả chí khi chỉ lập những công tích tầm thường.

    -Ngay cả khi Lý Thường Kiệt chỉ là một viên hoạn quan,được người đương thời nhìn với "ánh mắt e ngại" ,thì cũng chẳng ai dám coi thường Lý Thường Kiệt.

    -Lý Thường Kiệt không chỉ muốn làm một võ quan cao cấp,hưởng bổng lộc thực ấp của triều đình,sống an nhàn cả đời

    -Cái ông muốn là danh tiếng,nếu làm võ quan thì phải là một danh tướng,lưu danh sử sách,mới thoả chí làm tướng của ông !

    -Lý Thường Kiệt đối với vua Lý Thánh Tông cũng là một người thân thiết,được vua cảm hoá sâu sắc.

    -Nhưng Lý Thường Kiệt cũng biết rằng,nếu là Hậu Cung xuất hiện "mẹ goá con côi",thì sẽ có biến loạn sâu sắc,ảnh hưởng tới nền thịnh trị mà vua cha gầy dựng.

    -Lý Thường Kiệt nhận hậu sủng của Nguyên Phi, trở nên thân thiết với Nguyên Phi hơn cả ,sau khi được làm "Thiên Tử Nghĩa Đệ"

    VII.BỒI TÁNG TIÊN ĐẾ-LIÊN HOÀN KẾ ĐƯỢC CHUẨN BỊ

    -Tháng 2/1072,Vua Lý Thánh Tông qua đời ở điện Hội Tiên,hưởng thọ 49 tuổi.

    -Thái tử Càn Đức mới 6 tuổi lên ngôi trước linh cữu tiên đế, sử gọi là Lý Nhân Tông

    -Thái sư đầu triều là Lý Đạo Thành tôn Hoàng hậu Dương thị làm Hoàng thái hậu

    -Hoàng thái hậu,buông rèm cùng nghe chính sự với Lý Nhân Tông. Mẹ đẻ của Nhân Tông là Thái phi Ỷ Lan không được dự vào việc triều đình

    -Thái úy Lý Thường Kiệt khi đó nắm quyền binh trong tay ,nhưng vẫn là người ở dưới Thái sư Lý Đạo Thành

    -Cùng sự ủng hộ của Thái sư Lý Đạo Thành,vị trí của Dương Thái Hậu thật khó lung lay hơn bao giờ hết

    *

    VIII.TÁCH HOÀN TOÀN DƯƠNG THÁI HẬU RA KHỎI VUA

    -Về mặt vua Lý Nhân Tông,do mới 6 tuổi nên mọi việc chính sự đều được quyết dưới quyền của Dương Thái Hậu.

    -Nhưng Dương Thái Hậu vốn chỉ là người ở hậu cung,không có đủ năng lực trị quốc như Nguyên Phi Ỷ Lan,trong quá trình nhiếp chính,thật không tránh khỏi nhiều sai lầm.

    -Lý Thường Kiệt,bản thân cảm thấy không phục Thái Hậu,cũng lo lắng thù trong giặc ngoài,đối với an nguy của xã tắc ,quả thực bản lĩnh của Dương Thái Hậu vẫn còn ở dưới Nguyên Phi một bậc.

    -Thái sư Lý Đạo Thành cũng nhận thấy điều này,nhưng bản thân thái sư là người ở ban văn, những suy nghĩ dị biệt về ngai vàng nhiếp chính,có nghĩ thì ông cũng không dám nghĩ tới.Quan trọng nhất rằng,ông theo lời dặn dò của tiên đế,nhất mực tuân theo.

    -Không nói tới đâu xa,nếu chính trị Đại Việt trở nên bất ổn,con hổ Tống khi đó sẽ lập tức sang vồ lấy Đại Việt một là mở mang bờ cõi để thu thuế và sung thêm quân để đánh Liêu và Tây Hạ,2 là tăng thêm nhuệ khí của vua Tống là Tống Thần Tông-1 ông vua nhiều tham vọng cho việc mở mang lãnh thổ.

    *

    -Nguyên Phi Ỷ Lan gây ra mâu thuẫn cực lớn với Dương Thái Hậu

    -Dương Thái Hậu cũng biết rõ rằng,Nguyên Phi không thể đội trời chung với mình

    -Nhưng Nguyên Phi là mẹ đẻ của vua ,Dương Thái Hậu cũng khó mà ra tay

    -Lý Nhân Tông dù mới 6 tuổi,nhưng từ nhỏ được học ở Văn Miếu,học Nho Gia,và Phật ngay từ nhỏ,chữ "Hiếu" luôn để lên đầu

    -Ỷ Lan Nguyên Phi dùng khổ nhục kế trước hết nói với Lý Nhân Tông

    "Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác được hưởng thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?"

    -Sau lại vin cớ Dương Thái Hậu bức ép,muốn giết Nguyên Phi,để độc chiếm vua Lý Nhân Tông ,khiến mẹ con chia lìa mà ít gặp được nhau

    -Vua Lý Nhân Tông hãy còn nhỏ,đối với mẹ đẻ vẫn là tình thâm hơn hết.Ra chiếu lệnh bắt Dương Thái Hậu vào lãnh cung.

    -Vua Lý Nhân Tông tôn mẹ đẻ lên làm Linh Nhân Hoàng Thái Hậu,cùng vua lâm triều nhiếp chính

    -Thái sư Lý Đạo Thành cúi đầu xin can gián,nhưng khiến Thái Hậu nổi trận lôi đình,Thái hậu Ỷ Lan tha không giết,giáng chức làm Tả Gián Nghị Đại Phu ,ra giữ ở châu Nghệ An,bởi sự quấy nhiễu của Chiêm đang hoành hành khu vực đó.

    -Thái sư Lý Đạo Thành,đã thua toàn tập,ông đành phải phụng mệnh ra châu Nghệ An

    -Việc đưa Thái sư ra khỏi chiều chính là lúc vở kịch hạ màn,triều thần phải khuất phục

    -Thái sư là người xuất thân quyền quý,vốn còn là tôn thất của họ Lý (đặc biệt là dòng họ Lý của sứ quân Lý Khuê (Siêu Loại) )

    -Thái sư Lý Đạo Thành còn là người mà vua Lý Thánh Tông vô cùng tin tưởng,và luôn nhấn mạnh vai trò của ông ,mỗi khi Lý THánh Tông không ở kinh thành

    -Thái sư là thế lực được cho là không được xâm phạm sau Vua

    -Rõ ràng là lão luyện triều chính như Thái sư Lý Đạo Thành còn bàng hoàng sửng sốt, không thể ngờ bị sự quyết đoán đầy bản lĩnh của Thái Hậu Ỷ Lan làm cho thua một trận nghiệt ngã như vậy.

    -Với sự hậu thuẫn quân sự của THái Uý Lý Thương Kiệt,dù chỉ là một viên hoạn quan,nhưng cũng chỉ làm thái sư thêm phần nghiệt ngã mà thôi! -ông đã thua

    -Lý Đạo Thành vốn là một bậc túc nho tài kiêm văn võ, kinh nghiệm dày dặn đã dần dần tĩnh tại, nhận ra tình thế của mình, càng nhận ra việc cho rời xa kinh thành cũng chính là nước cờ cao cường của Hoàng Thái hậu Ỷ Lan

    -Thái Hậu vốn có thể xuống tay mà giết luôn Lý Đạo Thành để trừ hậu hoạn,nhưng đã không làm thế

    -Vào châu Nghệ An, Lý Đạo Thành lập Viện địa tạng trong Miếu vương thánh, đặt tượng Phật và bài vị của Lý Thánh Tông mà thờ phụng ngầm bày tỏ lòng trung thành và nỗi u uất của một vị quan thanh liêm chính trực đứng đầu triều bỗng chốc bị đưa đi kiêm quản vùng đất biên cương.

    -Triều chính vốn là nơi hung hiểm không chỉ cậy vào tài đức.Lý Đạo Thành đã thấy được sự trớ trêu , sự khó lường của lòng người nhưng không vì thế mà ông ngừng suy nghĩ và làm việc có lợi cho dân cho nước...và ông sẽ làm thế,và thái hậu Ỷ Lan cũng nghĩ như vậy

    IX.ÉP DƯƠNG THÁI HẬU BỒI TÁNG CHO TIÊN ĐẾ -SÁT HẠI TIẾP HƠN 70 CUNG TẦN KHÁC

    -Dù đã giam Dương Thái Hậu vào lãnh cung,nhưng thái hậu Ỷ Lan biết rằng,cần phải thực hiện quyết liệt hơn nữa,để trừ đi những tương quan lâu dài chờ đợi phía sau.

    -Khi Phật đạo,Nho giáo đang thịnh hành,những ảnh hưởng của các tôn giáo,và cả huyền học cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ.Tục bồi táng cho Vua ít nhiều cũng không được ghi chép,nhưng sau sự kiện Thái Hậu Ỷ Lan chấp thuận việc bồi táng cho Tiên Đế bằng cách chôn sống Dương Hoàng Hậu cùng 72 cung nữ khác.Sử sách đã bắt đầu ghi chép lại hủ tục đáng sợ này của các nhà vua Việt Nam.

    1> Tại sao lại xuất hiện tục bồi táng,còn gọi là tuẫn táng cho người chết ?

    -Phong tục tuẫn táng ra đời từ xã hội theo chế độ nô lệ.

    -Mọi người đều cho rằng con người sau khi chết có linh hồn, mộ phần chính là ngôi nhà của người đã mất ở thế giới bên kia

    -Các quý tộc trong chế độ nô lệ ,rất thịnh hành cách dùng người sống tuẫn táng với bản thân, để họ theo cùng, sau này chết qua thế giới bên kia sẽ có người hầu hạ.

    -Nô lệ không có quyền con người, cũng không thể làm chủ chính mình, khiến người ta vừa sợ hãi lại vừa thương cảm

    -Ngay cả phụ nữ cũng không có quyền con người,trừ tầng lớp quý tộc,hoàng tộc

    -Đặc biệt là ở TQ,trước Tần Thuỷ Hoàng,phong tục này vô cùng thịnh hành

    -Tới thời Tần Thuỷ Hoàng,việc lấy tượng để tuẫn táng thay người sống là sự cải cách trong xã hội nô lệ,cho thấy sự tiến bộ trong xã hội,sự trân trọng hơn đối với mạng sống của con người thời kỳ đó

    -Nhưng khó lý giải được việc nào đúng vì Tần Thuỷ Hoàng là ông Vua đốt sách chôn Nho,tôn sùng Pháp Gia ,song việc coi nô lệ như cỏ rác của Tần Đế thì "miễn bàn".Nên dù là tuẫn táng người sống hay tượng đất đi nữa,theo cách giải thích khoa học hiện đại,đều là những giải thích gây "rùng mình".Có chăng Tần Đế chỉ là phô trương sức mạnh của mình mà thôi,những tượng đất mà ông cho làm,cũng không khác gì với người thật!

    -Song các vị đế vương TQ,sau Tần Thuỷ Hoàng thì vẫn dùng phong tục ,giết người hàng loạt này

    -Và phong tục này tới Việt Nam ta bằng những cách ly kì? Nhưng ảnh hưởng lớn nhất chính là từ TQ

    2>Đầu Thai Thác Hoá - Điềm Lành Điềm Dữ-những quan niệm của Phật Gia nước Đại Việt

    -Không phủ nhận Thái Hậu Ỷ Lan ,dù xuất thân là thôn nữ hái dâu,thì tầm nhìn,sự quyết đoán của bà không hề thua kém đấng quân vương

    -Nhưng do sử chép sơ sài,nên chúng ta khó mà so sánh được tương quan tình hình lúc đó như thế nào,chỉ biết đất nước lúc đó đang chìm nhiều trong sự thống trị của các tôn giáo cũng như dị đoan

    -Ỷ Lan là người sùng Phật,và quả thực bà đã cho xây dựng rất nhiều chùa trong suốt thời gian trị vì của mình(khoảng 150 ngôi chùa lớn nhỏ) để trùng hưng ,biểu dương Phật Giáo

    -Nhưng như ta đã biết,ngay từ người chép kinh Phật còn nhờ ngoại bang,họ chỉ sùng tín mà khiến cho con dân cũng bị hoang mang bởi sự mơ hồ của những người đi đầu phong trào nữa.

    -Lúc đó rất là thịnh hạnh thuật "Đầu Thai Thác Hoá"

    -"Đầu Thai" là một khái niệm được chấp nhận của Phật Gia.Nhưng nhà Phật cũng tin rằng Tâm Thức mới là đối tượng được tái sinh.Từ Tâm Thức thì nhà Phật lại có một khái niệm đó là "Nghiệp"Theo đó cõi giới tái sanh của người sẽ phụ thuộc vào thiện nghiệp hoặc ác nghiệp nặng nhẹ có cơ hội cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp sau.

    -Và tất nhiên khái niệm này thật sự không dành cho những người học Phật mơ hồ,và tôi cũng rất khó để lý giải.Chỉ có thể đưa ra cảm nhận rằng,những niềm tin Phật Giáo của những "Phật Gia Đại Việt" đã bị lệch hướng,và mâu thuẫn với khái niệm ban đầu của Đức Phật nói

    -Thuật Đầu Thai Thác Hoá,thì lại xuất phát từ những pháp sư học Phật của Đại Việt

    +Những Đại Sư nói rằng họ nghiên cứu phật,đặc biệt là Chú Đại Bi (bộ kinh Đại bi đà la) của nhà Phật,

    +Bộ Kinh nói về giáo lý của nhà Phật và cũng chứa đựng cả những thuật pháp cao siêu,và ngay cả cao tăng nói rằng sách không dành cho quần chúng,ai cực kì thông tuệ mới đọc hiểu

    +Những Đại Sư thất bại của nền Phật học,nhưng lại đưa ra những học thuyết "điên rồ",còn phỉ báng cả những cuốn kinh đang được đọc và học của mình nữa

    +Chi hậu nội nhân Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa cho vua Lý Thánh Tông,cầu cho Ỷ lan Phu Nhân sinh con trai

    +Nhưng lại lộ chuyện Bông được sư của chùa dạy cho thuật "Đầu Thai Thác Hoá" khiến cho Lý THánh Tông cả giận chém Nguyễn Bông .

    -Con chim sẻ trắng đậu ở sân cung cấm là ĐIỀM gì?

    +Xưa và cả nay,những điềm báo dạng này cũng không phải là hiếm gặp.

    +Rồi họ đoán cân,đoán cốt,từ chim sẻ mà lại ra những con số

    +Nhưng nếu đó là điềm báo hiện lên con số người phải chết,và chôn sống thì thật đáng sợ làm sao !!

    +Cho nên tôi mong rằng những bạn nghiên cứu lịch sử,sẽ bỏ qua con số chính xác là 70,hay 72,hay 76 người chết theo,bởi chỉ là dã sử thôi!

    3>Thái Hậu Ỷ Lan sát hại toàn bộ hơn 70 người đang bị nhốt ở Thượng Dương Cung

    -Cung Thượng Dương là tên gọi một lãnh cung từng nhốt Võ Đế-Võ Tắc Thiên khiến bà chết già ở đó

    -Những người vợ của Vua không sinh con,hoặc những nô lệ được chọn để tuẫn táng theo tiên đế sẽ được tuẫn táng cùng với Tiên Đế

    -Họ tin rằng Tiên Đế sẽ không bị cô đơn ở thế giới bên kia ??? vì sẽ có những người đi theo hầu hạ ông

    -Trong nghi lễ 100 ngày của Tiên đế,Thượng Dương Hoàng Hậu cùng hơn 70 người bị chôn sống,trước sự chứng kiến của Vua,triều thần,và thái hậu..

    -Người TQ và Việt cho rằng sau khi mất, linh hồn của người mất phải đi qua 10 cửa ngục để được phán xét tội ác lúc còn sống trên thế gian.

    +Vì vậy mà 7 tuần đầu sau khi mất đi qua 7 cửa ngục (gọi là giỗ 49 ngày )

    +Tới 100 ngày qua cửa thứ 8 (gọi là giỗ tốt khốc-thôi khóc -100 ngày)

    +Tròn 1 năm linh hồn của người mất đi qua cửa thứ 9 (gọi là giỗ đầu)

    +Tròn 2 năm sau khi chết, qua cửa thứ 10.(gọi là giỗ hết)

    -Thái Hậu Ỷ Lan chính thức nắm quyền cùng con trai là vua Lý Nhân Tông,điều hành triều chính



    X.THÁI HẬU AN VIỆC NƯỚC-NỘI PHẢN ĐỀU DIỆT-ĐÁNH TỐNG THỊ UY

    -Khi cục diện triều chính thay đổi, Thái Hậu Ỷ Lan và Thái úy Lý Thường Kiệt từng bước nắm chắc quyền lực

    -Câu nói trong cuộc nói chuyện của bà và chồng là vua Lý Thánh Tông,được ghi chép lại,và bà đã thể hiện xuyên suốt lý tưởng chính trị trong thời đại Ỷ Lan của mình:

    "Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng khó uống nhưng chữa được bệnh... Phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh. Dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Muốn nước mạnh hoàng đế phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch



    1.CƯỚI VỢ CHO CON TRAI,TRỌNG DỤNG HIỀN TÀI LÀM NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA

    -Năm 1073,Bà đã cưới vợ cho vua Lý Nhân Tông,khi ông mới 7 tuổi,sử chép là ông cưới đến 2 người vợ khi đó

    -Năm 1074,Sai Lý Thường Kiệt vào Nghệ An phong chức Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự cho Lý Đạo Thành và mời ông về kinh tham dự triều chính giúp Vua, giúp nước

    -Cương vị Thái phó, được giao chủ trì việc nội trị - một sở trường của ông đã giúp cho triều chính Đại Việt dưới thời Vua Lý Nhân Tông thêm vững vàng.Cũng là sự thu xếp ổn thoả của Thái Hậu không uổng phí tài năng của Lý Đạo Thành

    -Lý Đạo Thành cũng không vì hiềm khích nhỏ nhoi,mà bỏ đi cơ hội được phụng sự nhà nước.Thật sự cũng là một vị quan hiếm thấy trong lịch sử!

    -Vì một lợi ích chung,không phải là lòng dạ hẹp hòi nhi nữ mà các nho gia thường thấy, chính sự quả cảm,tầm nhìn của Nguyên Phi,mới chính là điều thuyết phục được những hiền tài dưới trướng của Bà

    -Dùng Lý Quang Đạo làm đầu quan văn,dùng Lý Thường Kiệt làm đầu quan võ,là sự lựa chọn đúng đắn của Nguyên Phi,và lịch sử đã cho thấy đó là nhận định đúng

    -Năm 1075,mở khoa thi Tam trường (còn gọi là Minh kinh bác học) để chọn người có tài văn học ra giúp nước. Đây là khoa thi đầu tiên của nền khoa cử Việt Nam.

    -Năm 1076, Cho lập Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên ở Việt Nam, và chọn những văn thần hay chữ vào giảng dạy.Cùng năm đó, vua ban chiếu cầu lời nói thẳng

    2.TIÊN PHÁT CHẾ NHÂN-ĐÁNH TỐNG THỊ UY

    -Triều đại Ỷ Lan ,không hề bị động,vận nước thì lãnh đạo bởi "mẹ goá con côi",Ỷ Lan tự biết rằng nhà Tống sẽ không bỏ qua cơ hội này mà xâm lược Đại Việt

    -Ý thức được điều đó bà phải triệu hồi Thái Sư Lý Quang Đạo về để ổn định nội trị trước

    -Còn về ngoại bang này,bà sẽ cho võ tướng Lý Thường Kiệt ,thoả chí của danh tướng-Ngay sau khi vua Chế Củ của Champa cắt đất và hàng Đại Việt của vua Lý Thánh Tông,thì Chế Củ bị xua đuổi tại quê nhà,hắn phải đưa vợ con,và 3000 lính hộ vệ sang Đại Việt nhờ Thái Hậu cưu mang năm 1074.

    -Champa nội chiến liên miên,tới năm 1074 đó thì mới thống nhất bởi vua Ha-lê-bạt-ma (Harivarman IV)

    -Ha-Lê rất hiếu chiến,ông thường xuyên đánh phá biên giới Đại Việt, đánh Chân Lạp đến Cambhupura, đốt phá nhiều đền điện của Chân Lạp.

    -Ha-lê cũng dựng lại kinh đô Indrapura (Quảng Nam) đã bị bỏ từ lâu và cho xây nhiều đền tại Mỹ Sơn.

    -Lý Thường Kiệt mang quân đi đánh Ha-Lê năm 1075,nhưng không thu được nhiều kết quả

    -Kiệt về báo thái hậu về tình báo ,khi Tống biết tin quân ta bại ở Champa sẽ dốc quân sang đánh,và ông chờ cơ hội này đã lâu lắm

    -Thái hậu Ỷ Lan hẳn nhiên cho ông toàn quyền chỉ huy trận đánh này,cấp cho ông 100 ngàn binh

    -Lý Thường Kiệt mang quân sang vây đánh Khâm châu và Liêm Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc). Phá tan kho lương thực và khí giới của Nhà Tống ở Ung châu, giết hơn vạn dân và lui binh.

    -Sự kiện này đã làm nhà Tống chấn động,và bực tức vì sự "không lễ phép của Đại Việt"

    -Và những cuộc xâm lược của đại Tống ,thái hậu đều giao cho Lý Thường Kiệt thoả chí làm tướng của ông

    -Quả nhiên không để thái hậu thất vọng,dưới vai trò là tổng thống lĩnh quân đội của triều đại Ỷ Lan,thì Lý Thường Kiệt đã thành một danh tướng lẫy lừng qua các trận đánh Tống,đánh Chiêm khác.Tên tuổi của Ông đã lưu danh sử Việt,tới muôn đời,như những ước nguyện của danh tướng

    -Và tất nhiên Thái Hậu Ỷ Lan không chỉ biết dùng người,bà là nhà chính trị đại tài của dân tộc Việt,những quan tâm sâu sắc của bà tới nhân dân,cũng đủ khiến bà lưu danh sử sách,mặc dù bà đã từng chỉ đạo vụ sát hại Dương Hoàng Hậu,là "vết nhơ" trong cuộc đời oai vĩ của bà

    -Sử sách cũng không ghi chép rõ ngày bà thôi nhiếp chính,chỉ biết rằng Bà sống tới năm 1117 và vua Lý Nhân Tông con trai bà cũng chỉ mất sau bà 10 năm.Có thể khẳng định,quyền uy,nhiếp chính,quyết định trọng đại đều phải chịu sự tác động của Thái Hậu Ỷ Lan

    3.ĐỀ CAO PHẬN NỮ NHI

    -Năm 1103,THái Hậu Ỷ Lan đã phát tiền ở kho nội phủ để chuộc những người con gái nhà nghèo số phận hẩm hiu bị bán đi ở đợ,đổi đời cho cả dòng họ cho nhà cô gái đó.

    Việc này sử chép là "Chuộc NGười"

    4.VỤ ÁN HỒ DÂM ĐÀM (HỒ TÂY)

    -Phật giáo được đề cao, được bảo trợ bởi Thái hậu Ỷ Lan.

    -Trạng Nguyên đầu tiên của Đại Việt là Lê Văn Thịnh,thì lại là người sùng Nho Học

    -Tháng 11/1095,vua Nhân Tông câu cá trên hồ Dâm Đàm(tức hồ tây) thì sương mù nổi lên khắp mặt hồ

    -Vua sai lính hộ giá,và lại nghe thấy tiếng chèo thuyền,sương tan dần thì lại hiện ra thuyền của Lê Văn Thịnh dẫn đầu đang chèo tới,trên thuyền lại có hung khí

    -THái Hậu khép tội mưu phản,nhưng không giết mà đày ông đi THao GIang (Tam Nôg-PT)

    -Sau ít lâu được đại xá về quê,và không ra làm quan nữa

    -Về sự kiện này cũng không được truy cứu !

    -Cho thấy Thái hậu là người kín kẽ,và thà giết nhầm còn hơn bỏ xót

    5.ĐÀM ĐẠO VỀ THIỀN

    -Năm 1096, bà bày cỗ chay ở chùa Khai Quốc (tức sau này là chùa Trấn Quốc ở Thăng Long), để thết đãi các sư.

    -Tiệc xong, bà ngồi kê cứu đạo Phật với các vị sư già học rộng.

    -Sau khi đàm đạo với Đại sư Thông Biện về những tôn chỉ của đạo Thiền,có bài Kệ Sắc Không:

    Sắc là không, không tức sắc,

    Không là sắc, sắc tức không.

    Sắc không đều chẳng quản,

    Mới được hợp chân tông.

    -Bà nổi tiếng là người sùng Phật,dưới thời đại Ỷ Lan,bà đã cho phép xây lên khoảng 150 ngôi chùa,để quảng bá Phật Giáo

    -Nhiều ngôi chùa tháp có quy mô to lớn bề thế, có trang trí đẹp mắt đã được xây dựng lên trong “thời đại Ỷ Lan” này :

    chùa Giạm (Quế Võ, Hà Bắc) 1086, chùa Một Mái ở động Hoàng Xá (Quốc Oai, Hà Tây)1099, chùa Phật Tích (Tiên Sơn, Hà Bắc) 1100, chùa Bảo Ân (Ðông Sơn, Thanh Hóa) 1100, tháp Chương Sơn (Ý Yên, Nam Hà) 1108, chùa Bà Tấm hay còn gọi là Linh Nhân Từ Phúc (Gia Lâm, Hà Nội) 1105. ....v..v...

    6.CON TRÂU LÀ ĐẦU CƠ NGHIỆP

    -Năm 1117,căn dặn vua,trước khi bà mất ít lâu :"Gần đây, người kinh thành và làng ấp có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu. Nông dân cùng quẫn. Mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây, ta đã từng mách việc ấy và nhà nước đã ra lệnh cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều hơn trước”.

    -Vua phải theo lệnh,hạ lệnh truy bắt và trừng trị những kẻ chuyên nghề ăn trộm trâu. Không những thế việc giết trâu ăn thịt những ngày giỗ đám cũng bị hạn chế.

    -Thái Hậu Ỷ Lan quan tâm theo dõi và lo lắng đến đời sống nông dân từng ngõ ngách

    -Con trâu bề ngoài là chuyện nhỏ,nhưng đối với một nước nông nghiệp như Đại Việt.COn trâu chính là đầu cơ nghiệp.Âu cũng là thể hiện được trí huệ của một nữ chính trị gia là bà Ỷ Lan của Đại Việt ta đó

    7.CÁI CHẾT CỦA BÀ

    -Cuối đời bà thường xuyên lui tới chùa để an tịnh

    -Ghi chép về cái chết của Nguyên phi Ỷ Lan, có 3 người hầu gái bị tuẫn táng theo:

    " Mùa thu, 25/7/1117, Bà mất,thọ 73 tuổi,Bà được Hỏa táng, bắt ba người hầu gái chôn theo. Tôn dâng tên thuỵ là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng Thái Hậu."

    -Việc tuẫn táng dưới sự chứng kiến của Vua và quần thần

    -Tháng 8/1117, cùng năm ấy, chôn Linh Nhân Hoàng thái hậu ở Thọ lăng, thuộc phủ Thiên Đức (nay là đất huyện Tiên Sơn, thuộc Bắc Ninh)

    -Bà được tôn thờ ở nhiều nơi ở Đất Việt,đáng chú ý là 3 nơi

    +Đền Đức Lý Thái Hậu: nằm trong Khu di tích Đình - Đền - Chùa Phú Thị

    +Đền Ghênh:(Đền Ỷ Lan) thuộc thôn Ngọc Quỳnh, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên;

    +Chùa Bà Tấm: nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội

    -Cùng với Thái Hậu Dương Vân Nga,Bà là người phụ nữ biểu thị cho quyền lực,sự thịnh trị,nhưng cùng với thời đại,thì còn có thể gọi là "Triều Đại Ỷ Lan",bởi sự thao túng quyền lực đáng kể trong tay của bà.
     
    Hlrnx thích bài này.
  2. Bueno123

    Bueno123 Mầm non

    Mình rất thích đọc các sách về nhân vật lịch sử như thế này.
     
    Hlrnx and EZBOOKS like this.
  3. EZBOOKS

    EZBOOKS Mầm non

    Hihi,cam on ban da doc
     
    Hlrnx thích bài này.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này