Triết học - Tôn giáo PG Bùn & Nước - Arthur Braverman

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi tducchau, 7/5/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    PHẦN II

    PHẬT A-DI-ĐÀ VÀ CÕI TỊNH ĐỘ


    Một người hỏi: “Kinh A-di-đà có nói, ‘Bên ngoài mười ngàn tỉ cõi Phật về hướng Tây có một thế giới gọi là Cực Lạc. Trong thế giới ấy có vị Phật, hiệu là A Di-đà, hiện đang thuyết pháp ở đó’. Con có mấy nghi ngờ về những lời này. Với a-la-hán (1) có các giai đoạn gọi là bốn thánh quả; với bồ tát có mười quả vị rồi tới đẳng giác, diệu giác.(2) Không giai đoạn nào trong số này ngang với trí huệ của một vị Phật, ở những giai đoạn tu chứng ấy, đức hạnh của bồ tát có thể nhiều hoặc ít, trí huệ của vị ấy có thể lớn hay nhỏ, từ bi có thể sâu hay nông. Nhưng trong giác ngộ của Phật đâu có thể cao hơn hay thấp hơn. Vì lẽ đó kinh (3) nói: 'Chỉ chư Phật mới thực sự thấu tỏ hoàn toàn sự tồn tại’. Vậy tại sao Phật A-di-đà lại nghĩ chúng ta cần lai sinh ở Tây phương Tịnh Độ mà không dừng lại ở bất kỳ đâu trong số mười ngàn tỉ cõi Phật kia? Liệu sự phân chia Phật cao Phật thấp chăng?

    Hơn nữa, nếu là phương Tây so với ở đây, vậy nhưng người xa hơn về phía Tây so với cõi Tịnh Độ của Phật A-di-đà có gọi nó là Tây phương Tịnh Độ không? Và nó có là Bắc phương Tịnh Độ đối với những cõi về phía Nam của nó không? Nếu nó là phương Tây đối với người ở mười phương, (4) chẳng phải đây chỉ là một danh từ quyền xảo, sử dụng cho một nguyên lý giáo huấn thay vì là một nơi cố định? Còn nếu những người ở phương nam, phương tây, phương bắc không được ngó tới, vậy hoá ra nguyện cứu độ của A-di-đà không bao trùm tất cả.

    Lại nữa, trong Kinh A-di-đà có nói: ‘Nhân duyên phúc đức và chút ít căn lành không làm cho người ta vãng sinh về Tịnh Độ được. Nhưng nếu có người tâm bất loạn trong một, hai, ba, bốn, năm, sáu cho tới bảy ngày, khi lâm chung, Phật A-di-đà cùng thánh chúng sẽ hiện ra. Nếu người ấy chết mà tâm không điên đảo, lập tức được vãng sinh về Tịnh Độ của Phật A-di-đà’. Theo lời này, có vẻ những người có nhân duyên phúc đức, chút ít căn lành và những người tâm tạp loạn không thể vãng sinh về Tịnh Độ. Nhưng như vậy, vãng sinh về Tịnh Độ phụ thuộc vào năng lực của tâm bất loạn, không phải vào năng lực của Phật A-di-đà. Và trong Kinh Vô Lượng Thọ (5) nói: ‘Những người phỉ báng chính pháp, dù có trì danh hiệu Phật A-di-đà cũng không thể vãng sinh về Tịnh Độ’. Nếu những người phỉ báng chính pháp không thể vãng sinh về Tịnh Độ như kinh nói, vậy sẽ mâu thuẫn với một nguyện của Phật A-di-đà, nói rằng ngay cả những người phạm vào mười nghiệp ác và năm trọng tội vẫn có thể vãng sinh về Tịnh Độ. (6) Sao giáo lý Phật giáo có thể lẫn lộn như vậy? Con không hiểu được điều này. Xét cho cùng, ý nghĩa đích thực của nó là gì?”

    Bassui đáp: “Ta không có gì để nói. Dù ta có giải thích chi tiết, những người dính mắc vào thế giới hiện tượng sẽ không tin ta; ngược lại, họ sẽ phê phán kinh điển. Trong kinh (7) có nói: ‘Đừng dạy kinh này cho những người không sáng suốt’”.

    Người hỏi: “Kinh Quán vô lượng thọ (8) có nói: ‘Kẻ ngốc phạm nhiều điều xấu và không thấy ăn năn. Khi cái kết gần kề, nếu họ cung kính lắng nghe một vị thầy giỏi trì tụng danh hiệu của mười hai bộ kinh Đại thừa, khi nghe như vậy, nghiệp xấu tích tập từ hàng ngàn kiếp sẽ bị tiêu trừ’. Kinh này là một trong ba bộ kinh của Tịnh Độ. Trước những lời ấy, sao sư có thể từ chối giải thích những câu trong kinh, dù là cho những kẻ xấu ác?”

    Và Bassui đáp: “Nếu ông thật sự muốn biết ý nghĩa, ông không phải trong số những kẻ xấu ác. Ta không thể từ chối. Phương Tây ám chỉ các nhận thức cốt lõi của chúng sinh. Bên ngoài mười triệu tỉ cõi Phật là nơi mười ý nghĩ xấu ác của chúng sinh chấm dứt và mười địa vị bồ tát được vượt qua. A-di- đà nghĩa là Phật tính của chúng sinh. Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí (9) và các thánh chúng đi theo Phật A-di-đà là diệu dụng của tự tính mỗi người. ‘Chúng sinh’ nói tới những người với tâm vô minh và mê lầm, tâm của kiến thức phân biệt. Thời điểm lâm chung nói tới sự diệt trừ ý nghĩ. Khi chức năng của ý thức phân biệt bị phá bỏ, không còn các cảm thọ, đây được gọi là Tây phương Cực Lạc. Tâm mê lầm được ví như thế gian này. Kinh (10) nói: ‘Nếu muốn cõi Phật thanh tịnh, trước hết ông phải thanh tịnh tâm mình; sự thanh tịnh của cõi Phật phụ thuộc vào sự thanh tịnh của tâm ông’. Sự diệt trừ ý nghĩ phân biệt và chân tính biểu hiện thành ý nguyện ban sơ được xem như Phật A-di-đà xuất hiện khi tâm không loạn động. Khi ông thực chứng chân tính như vậy, tám mươi bốn ngàn mê lầm sẽ chuyển thành tám mươi bốn ngàn diệu nghĩa. Đây được gọi là Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí và các thánh chúng.

    Vì vậy, cõi này được gọi là Tây phương Cực Lạc, nhưng không có nghĩa nó là một nơi cố định. Phương tây là một vị trí được xác định tuỳ theo vị trí của mặt trời, mặt trăng và các vì sao, nên chân tâm hiện ra khi tâm trí của kiến thức phân biệt đã hoàn toàn bị khuất phục được gọi là Tây phương Cực Lạc. Bởi vậy có câu: (11) ‘Cõi Phật được định ra dựa vào chân thân; thân Phật được xác lập dựa vào hiện tượng’. Nếu dùng tâm để nói Tam thân, thì pháp thân tức Phật A-di-đà, báo thân và hoá thân tức Bồ tát Quán Phế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Thực tế, đây đều là nhất tâm. Mọi vui và khổ là kết quả của các ý nghĩ về sinh tử. Nếu ông diệt trừ mọi ý nghĩ, chân tính tức vô tâm, khi ấy cả khổ và vui đều diệt. Đây được gọi là Cực Lạc. Nên nói: ‘Sinh diệt đã là diệt. Siêu việt sinh diệt là Cực Lạc’. (12)

    Chút ít căn lành nghĩa là tụng thần chú, trì danh hiệu và các thực hành hình thức với tâm cầu lợi. Trong kinh (13) nói: ‘Dù các đặc tính cụ thể có nằm ở đâu, chúng cũng là mê vọng’. Nếu ông thật sự muốn biết ý nghĩa của vãng sinh về Tịnh Độ, đầu tiên ông phải biết chủ của người sinh về cõi ấy. Thân vật lý này từ lúc hoài thai chưa từng là chân thân, mà chỉ là sự hình thành tạm thời của năm uẩn. (14) Khi tứ đại tan rã, cái gì còn lại để gọi là tôi? Nếu cái tôi là trống rỗng, vậy cái gì cầu Tịnh Độ? Hãy chỉ tiêu diệt cái tâm mãi tìm cầu, trừ bỏ những ý nghĩ dính mắc tới hình tướng, khi ấy thân do tứ đại tạo thành sẽ không có cái tôi riêng nào. Khi không có cái tôi riêng, bản chất của tâm là ‘như nó là’, không có chỗ nào hỗn loạn. Đây được gọi là “nhất tâm bất loạn”, cũng được gọi là trực tâm. Trong kinh (15) nói: ‘Trực tâm là chỗ trú của Phật đạo vì chỗ ấy không có giả dối’.

    Giờ hãy gác sang một bên điều gì xảy ra khi tứ đại tan rã, cái gì là chủ của thấy, nghe, nhận thức trú ngụ trong thân xác thể chất ngay lúc này? Nếu không biết chính tâm mình, chúng ta sao có thể biết pháp thân Phật. Nếu không biết pháp thân này, quỷ sẽ xuất hiện dưới hình tướng của chư Phật và chư bồ tát. Khi chúng phát ra hào quang, không tránh khỏi chúng ta sẽ tin chúng và bị chìm sâu vào tà đạo. Nếu ông muốn ngăn chặn lỗi lầm này, thì như Đức Phật dạy, trong một, hai cho tới bảy ngày, ông phải từ bỏ vạn pháp, buông xả mọi mối quan hệ. Tâm ông khi ấy sẽ trở thành nhất tâm bất loạn. Khi điều ấy xảy ra, ý nghĩ mê lầm đột nhiên dứt bặt, và tâm vốn đã giác ngộ, tức Phật tâm, sẽ hiện ra. Chỉ khi ấy ông mới nhận ra Nam mô Phật đơn giản nghĩa là “tâm là Phật”. Tâm này thấy hình tướng ứng với con mắt, nghe giọng nói ứng với cái tai, và nói thông qua miệng. Đây được gọi là Phật A-di-đà đang thuyết pháp. Tâm này, vốn xuyên qua ba thế giới (quá khứ, hiện tại, tương lai), trùm khắp mười phương, là cốt tuỷ của mọi chư Phật và chúng sinh. Nó ôm trọn vô lượng vô biên hiện tượng, không bỏ gì ra ngoài phạm vi của nó. Ngay cả mười nghiệp ác và năm trọng tội cũng chứa đựng trong tâm này từ đầu; nó không thiếu gì cả. Đây là ý nghĩa trong câu ‘Hào quang rộng khắp clo Phật A-di-đà phóng ra không chừa một chúng sinh nào’. Vì thế kinh (16) dạy: ‘Thân Phật đầy khắp pháp giới, xuất hiện trước mọi người ở mọi nơi. Nó chuyển động đáp ứng với các mối quan hệ, theo hướng hoạt đlộng của tâm, không bỏ thứ gì ra ngoài phạm vi của nó’. Thân Phật vốn đã đầy khắp pháp giới, vậy nơi nào không có cõi Phật? Nó cũng đầy khắp thân chúng sinh. Thân Phật này là chân lý bất biến, sáng tỏ và tuyệt diệu. Nó chẳng phải Phật cũng chẳng phải chúng sinh. Không bị danh hiệu, hình tướng của các pháp làm cho giới hạn, nó được ví như hoa sen mọc lên từ bùn mà không bị ô nhiễm bởi bùn.

    Vì bồ tát chứng ngộ tâm thanh tịnh bất nhiễm này, nên không nhận thức sự vật như thể chúng có những phẩm chất thực sự bên trong, cũng không nhận thức sự vật như thể chúng không có những phẩm chất thực sự bên trong. Chúng sinh sai lầm dính mắc vào danh hiệu của tông phái, trong khi lại bỏ đi cốt tuỷ của Phật pháp. Vì vậy dù nói đang tu đạo, họ cũng không tránh khỏi vòng sinh tử. Hay ngược lại, họ có thể hết lòng chạy theo danh tiếng thế gian, do vậy rơi vào ba đường xấu. (17) Vì thế, Thế Tôn bằng phương tiện thiện xảo mới nói với những người cầu danh tiếng: ‘Sự vượt trội của Tây phương Cực Lạc thật phi thường, vượt qua mọi niềm vui của loài người và chư thiên hàng tỉ lần, kéo dài cuộc sống đến vô tận’. Người cầu đạo chân chính, tâm không tập trung vào danh tiếng của mình, sẽ không tìm sự vui thú. Chúng sinh ngay từ đầu đã chìm sâu vào theo đuổi danh tiếng, dính mắc đến hiện tượng, nên phát khởi tâm trí tìm vui thú này. Biết được vậy, Xá-lợi-phất (Shariputra) hỏi Đức Phật: ‘Làm thế nào những người mong vãng sinh về Tây phương Cực Lạc, một trong những cõi Cực Lạc của mười phương, có thể thoả mãn khao khát ấy?’

    Khi ấy Đức Phật trả lời: ‘Nhân duyên phúc đức và chút ít căn lành không làm cho người ta vãng sinh về Tịnh Độ được. Nhưng nếu ông nhất tâm bất loạn từ một cho đến bảy ngày, ông sẽ vãng sinh về Tịnh Độ’.

    Đây chẳng qua là sử dụng phương tiện thiện xảo nhằm giúp những người cầu danh cầu lợi quay ánh sáng vào trong. Mục đích của nó là nhằm ngừng tư tưởng tán loạn, đánh thức Phật tâm của con người. Vì vậy Kinh Pháp Hoa nói: ‘Vị pháp vương diệt trừ sự tồn tại đã xuất hiện trên thế gian, dạy pháp cho chúng sinh tuỳ căn cơ và nhu cầu của họ’.

    Nếu có người thật sự thấy được cội nguồn của tâm mình, người ấy sẽ không còn dính mắc tới tồn tại sinh diệt, và Phật tính của người ấy sẽ hiển lộ. Đây là ý nghĩa của ‘Vị pháp vương diệt trừ sự tồn tại’. Đây cũng là ý nghĩa của câu ‘Phật A-di-đà đến tiếp dẫn ngươi về Tịnh Độ’. So với sự an bình của tâm trong sự thức tỉnh này, những vui thú của Tây phương Cực Lạc mà kinh dạy không bằng một phần tỉ. Nếu ông Ihực sự thức tỉnh như vậy, ông sẽ biết những thuyết pháp trong kinh chỉ là lưỡi câu móc mồi nhằm bắt lấy chúng sinh đang chìm vào biển khố; chúng là những phương tiện thiện xảo từ bi nhằm đưa họ tới chính pháp của giác ngộ. Vì vậy kinh (18) nói: ‘Những người phỉ báng chính pháp, dù có trì Nam mô Phật hay làm gì chăng nữa cũng không thể vãng sinh về Tây phương’.

    Chính pháp là tâm pháp, pháp của tâm. Khi ông nhìn sâu vào tự tâm, mọi dính mắc đến đối tượng từ ham muốn Phật pháp cho đến ham muốn thế gian pháp - sẽ không còn, và cũng không còn dấu vết nào của sự rũ sạch này. Khi ấy ông lập tức tái sinh ở Tịnh Độ. Người phỉ báng chính pháp sẽ tái sinh ở đâu? Ông không thấy kinh Quán vô lượng thọ chỉ ra mười sáu hình ảnh quán tưởng sao? (19) Nếu ông bỏ qua những lời dạy này mà chỉ toàn tâm toàn ý với ham muốn chân thật là tái sinh ở Tây phương Cực Lạc, không bao giờ quán tự tâm, tư tưởng nắm bắt ấy sẽ trở thành cái tâm tán loạn. Tâm tham cầu này trong kiếp sống tiếp theo sẽ đối mặt với nghiệp địa ngục. Từ tâm tham cầu này sinh ra nhiều pháp khác nhau. Các pháp này sinh ra sẽ đưa đến sáu nẻo luân hồi, (20) bốn thánh quả, (21) và nhiều phân biệt. Khi ấy, không cách gì tránh được luân hồi sinh tử. Khi ông diệt trừ tâm này, ông sẽ diệt trừ các pháp. Các pháp bị diệt trừ, mọi thứ sẽ trống rỗng, các khái niệm trước, sau và thời gian sẽ không tồn tại, Phật A-di-đà của bản tính sẽ lập tức xuất hiện trước mặt. Ngài sẽ ở mọi nơi. Giống như ánh trăng xuất hiện khi mây mù tan đi.

    Người giác ngộ như vậy dù ba đường xấu địa ngục có xuất hiện trước mặt cũng không sợ; dù chư Phật có đến tiếp dẫn về Tịnh Độ, người ấy cũng không thèm khát tái sinh. Khi đó, quỷ không có cách gì tấn công người ấy. Nếu được như vậy, tất cả đại địa này đều là báo thân Phật, người ấy sẽ hợp nhất với Phật mà không có thứ gì đã hợp nhất. Nói cách khác, đây gọi là nhất tâm bất loạn hay tâm không mê vọng. Kinh (22) dạy: ‘Bất kỳ ai nhận thức rằng mọi đặc tính thực ra là không có đặc tính, người ấy nhận thức Như Lai’.

    Mặc dù Phật pháp không có nông sâu, nhưng người chứng đạo có tri kiến đột ngột hay tiệm cận là do căn cơ. Có những người đại ngộ - hay nói cách khác, mắt họ bừng mở trước tri kiến Phật sau khi nghe chỉ một từ. Có những người khác sau khi đi từ nông tới sâu, dần dần đạt tới những cấp độ cao hơn và thực chứng tri kiến Phật. Lại có những người khác nữa, tiến bộ từ địa thứ nhất tới địa thứ mười của bồ tát đạo, vượt qua địa thứ mười tới hai quả vị tiếp theo, đẳng giác và diệu giác, rồi nhập Phật quả. Phật quả là giai đoạn giác ngộ cao nhất nên được gọi là Cực Lạc.

    Khi người học đạo quên đi các ý nghĩ về mười ác nghiệp và chứng ngộ tự tâm, họ không nấn ná ở mười địa vị bồ tát hay hai quả vị giác ngộ. Tâm họ không sa những cái thấy về Phật hay pháp, về người chăn trâu mười thân, (23) hay về thành tựu những điều huyền bí. Siêu việt tông môn và mọi quả vị chứng ngộ, xa lìa năng lực hay địa vị, họ đi đến vùng đất của tự thân. Đây được gọi là tái sinh ở Tây phương Cực Lạc vượt ngoài mười triệu tỉ cõi Phật.

    Để dạy một phần của đại sự sinh tử cho những người quá mê lầm, Thế Tôn bằng trí huệ và phương tiện thiện xảo đã mượn nhiều sự kiện thế gian như những ví dụ trong thuyết pháp cho phù hợp với căn cơ những người ấy. Dù có mười ngàn ví dụ khác nhau, thực tế chúng đều chỉ tới nhất tâm. Khi tâm ông không tạp loạn, ông là Phật như vốn là. Nhất tâm này ban đầu đã bất loạn, nó xa rời cả hai phương diện mê lầm và giác ngộ. Nó được gọi là tư tưởng chân chính. Toàn bộ thân thể của tư tưởng chân chính được gọi là Phật A-di-đà. Nếu ông dính mắc tới hình tướng xuất hiện trong tâm và cầu những thứ ngoài tâm, đó gọi là tư tưởng lầm lạc. Chỉ sinh ra vài ý nghĩ lầm lạc cũng khiến ông cách xa Tây phương Cực Lạc mười triệu tỉ cõi Phật. Nên trong kinh,(24) Đức Phật nói: ‘Kẻ nào thấy ta bằng hình tướng, cầu ta bằng âm thanh, kẻ ấy thực hành tà đạo; kẻ ấy không thể gặp Như Lai’. Như Lai này là diệu thân, là pháp thân... Đó là bản tâm mỗi người. Hãy dừng tư tưởng tìm cầu tâm này ở nơi khác, quay vào chính mình và nhìn thẳng, ông sẽ thấy Như Lai. Nhìn đi! Nhìn đi! Ai đang thấy và nghe ngay lúc này?”

    (...)
    ______

    (1) Theo Phật giáo Nguyên thủy, a-la-hán là người thành tựu giai đoạn giác ngộ thứ tư và cũng là cuối cùng, một vị “thánh”.
    (2) Xem chú thích 18, Phần I.
    (3) Phẩm hai, “Phương tiện”, trong Kinh Pháp Hoa. Câu này dịch theo nghĩa đen là: “Chỉ một vị Phật với một vị Phật mới có thể thực sự hoàn toàn thấu suốt”.
    (4) Mười phương tức đông, tây, nam, bắc, thêm bốn phương ở giữa gác chính phương, cộng với bên trên, bên dưới - nghĩa là, ở mọi nơi.
    (5) Phật thuyết vô lượng thọ kinh (Sukhavati-vyuha, cũng có tện Phạn ngữ khác là Aparimitayus-sutra), là một trong ba bộ kinh của giáo pháp Tịnh Độ tông, theo Pháp Nhiên.
    (6) Mười nghiệp ác: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời thiếu dạo dức, nói phỉ báng, nói lập lờ, thèm khát, giận dữ, tà kiến. Năm trọng tội là: giết cha, giết mẹ, giết thánh (a-la-hán), làm bị thương thân Phật, gây mất hòa khí trong tăng doàn.
    (7) Kinh Pháp Hoa, phẩm 3 (“Thí dụ”).
    (8) Phạn ngữ, Amitayur-dhyana Sutra, theo Pháp Nhiên, là một trong ba bộ kinh của Tịnh Độ tông.
    (9) Di Đà Tam Tôn, gồm Phật A-di-đà và hai thị giả, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí, được cho là tiếp dẫn những người lâm chung về Tịnh Độ.
    (10) Duy Ma Cật sở thuyết kinh, câu chuyện về một cư sĩ có trí huệ của bồ tát.
    (11) Lâm Tế Ngữ Lục.
    (12) Đại bát niết bàn kinh, phẩm 14.
    (13) Kinh Kim Cương, phẩm 5.
    (14) Skandhas: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
    (15) Duy Ma Cật sở thuyết kinh.
    (16) Kinh Hoa Nghiêm.
    (17) Xem chú thích 3, phần Lời giới thiệu.
    (19) Phật thuyết vô lượng thọ kinh.
    (19) Mặt trời, nước, đất, cây cối, tám hồ báu của Tịnh Độ, bảo tháp, tòa sen, hình ảnh Phật A-di-đà, các hình tưởng ứng thân của Phật A-di-đà, Quán Thế Âm Bổ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, chư thiên và chư Phật, các hình ảnh khác nhau, ba cấp tái sinh thượng căn, ba cấp tái sinh trung căn, ba cấp tái sinh hạ căn.
    (20) Sáu nẻo luân hồi, xem chú thích 25, Phần I.
    (21) Thanh văn, duyên giác, bồ tát, Phật. Thanh văn (nghĩa đen là “người nghe" tiếng nói của Phật và đạt giác ngộ) là cấp thấp nhất của Tứ thánh. Duyên giác là người thực chứng Phật quả thông qua tự mình tu tập mà không có một vị thầy.
    (22) Kinh Kim Cương, phẩm 5.
    (23) Người chăn trâu ngụ ý Phật, mười thân là các thuộc tính của ngài. Các kinh khác nhau đưa ra những thuộc tính khác nhau. Một danh sách các thuộc tính như vậy là: Bồ đề thân, Nguyện thân, Hóa thân, Trú trì thân, Tướng hảo trang nghiêm thân, Thế lực thân, Như ý thân, Phước đức thân, Trí thân, Pháp thân.
    (24) Kinh Kim cương, phẩm 26 (“Pháp thân phi tướng”).
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/5/15
    Ban Tang Du Tử and Rafa like this.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    GIÁC NGỘ CHỈ DỰA VÀO KHÁT KHAO


    Có người hỏi: “Người tu đạo nếu không biết đọc lấy một chữ, chắc chắn sẽ đi vào đường xấu. Giả dụ người có ấy nhắm đến giác ngộ, nếu không có trí huệ thì không thể cứu độ người khác. Có những người nói nên tu tâm sau khi nghiên cứu kinh điển. Nhưng lại có người nói học rộng biết nhiều chỉ là bụi bặm của mê lầm, tạo thành hạt giống ngăn trở chứng ngộ. Con nên tin vào lời nào trong hai lời này?”

    Bassui đáp: “Giác ngộ là bản tính cố hữu của mỗi người; tự tính này là Phật; Phật là đạo, và đạo là trí huệ. Mọi người đều có trí huệ này; nó trao cho mỗi cá nhân sự hoà hợp hoàn mỹ. Nó là vẻ đẹp tự nhiên của nền tảng đích thực, là khuôn mặt nguyên thuỷ của chư Phật và chúng sinh. Chứng ngộ điều này chỉ phụ thuộc vào khát khao của ông. Ông có biết đọc hay không cũng không khác biệt gì. Chẳng hạn, ngay cả nếu một người không nhớ được tên mình, hoặc một người trí tuệ thấp kém nên không biết đọc, nếu người ấy tin vào nguyên lý này, người ấy được coi là một người sáng dạ. Một trong các tổ (25) nói: ‘Ngoại đạo khôn ngoan mà không trí huệ; họ như kẻ ngốc, như trẻ dại’. Người thấy tự tính phát khởi đại trí huệ mà không do thầy, thâm nhập tro cốt của chư Phật chư tổ, và trong một khoảnh khắc lập tức thực chứng giáo pháp cốt yếu của một ngàn sai biệt và mười ngàn phân chia, mọi giáo lý của học giả bách gia,(26) và mọi nhân duyên sinh vào cõi trời hay người. Điều gì có thể giấu được người ấy? Kể cả nếu có nghiên cứu giáo lý của tám tông (27) và ba giáo,(28) hay thị hiện thần thông, so với trí huệ bản nguyên cũng như một tia sáng đơn lẻ dưới ánh mặt trời - hay tệ hơn, như so sánh đom đóm với ánh trăng”.

    (...)
    ______

    (25) Vĩnh Gia Huyền Giác (xem chú thích 7, Phần I). Câu này trích trong “Chứng đạo ca”. Trích dẫn đầy đủ là: “Ngoại đạo khôn ngoan mà không trí huệ. Họ như kẻ ngốc, như trẻ dại - tưởng rằng có gì đó trong nắm tay không”.
    (26) “Một trăm nhà”, nói tới các học giả Trung Hoa thời Khổng Từ.
    (27) Xem chú thích 34, Phần I.
    (28) Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo.
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    VỀ GIÁ TRỊ CỦA KIẾN THỨC


    Ông có biết thiền sư Đức Sơn(29) ban đầu là một đại học giả? Trên đường hành hương, mang theo các luận giải về Kinh Kim Cương, sư gặp một bà già bán bánh bên đường. Sư đặt luận giải xuổng và quyết định mua ít bánh để ăn điểm tâm.(30) Bà già nói với sư: “Thầy đang mang thứ gì vậy?”

    Đức Sơn đáp: “Các luận giải về Kinh Kim Cương”.

    Bà già liền nói: “Tôi có một câu hỏi. Nếu thầy có thể trả lời, tôi sẽ cúng dường ít bánh. Bằng không, xin mời thầy đi nơi khác”.

    Đức Sơn nói: “Vậy bà hỏi đi”.

    Bà già hỏi: “Kinh Kim Cương nói tâm quá khứ không thể đạt được; tâm hiện tại không thể đạt được; tâm vị lai không thể đạt được. Đại đức, thầy muốn điểm cái tâm nào?”

    Đức Sơn không thể trả lời. Bà già khuyên sư nên đến gặp thiền sư Long Đàm. Đức Sơn đảnh lễ, rồi tới chùa của Long Đàm như được khuyên. Tối ấy, sư đến phòng của thiền sư Long Đàm và đợi xin tham vấn ở đó đến tận khi đêm đen buông xuống. Long Đàm khi ấy mới quay ra và nói: “Sao còn chưa đi?”

    Đức Sơn sắp đi thì thấy bên ngoài đã tối. Sư quay vào phòng thiền sư và nói: “Ngoài trời tối lắm”. Long Đàm thắp đèn và đưa cho sư. Đức Sơn vừa cầm lấy, Long Đàm liền thổi tắt đèn. Đức Sơn đột nhiên đại ngộ, quỳ xuống làm lễ và nói: “Từ ngay về sau con không nghi ngờ lời nói của chư hoà thượng trong thiên hạ nữa”. Long Đàm lập tức ấn chứng cho sư. Sau khi ấy, Đức Sơn đem toàn bộ luận giải chất trước pháp đường, cầm đèn trong tay, giơ ra và nói: “Vô số giáo pháp huyền diệu ta đã nghiên cứu cũng chỉ như sợi lông giữa hư không; dù có thành tựu mọi kiến thức trọng yếu trong đời cũng chỉ như ném một giọt nước vào khe núi lớn”. Rồi sư đốt các luận giải ấy.

    Các ông thấy đó, Đức Sơn dù là một học giả xuất sắc hơn người, một người siêu việt về chữ nghĩa, vẫn không có khả năng trả lời câu hỏi mà một bà già bán bánh bên đường đưa ra! Ngược lại, chính bà già là người có quyền năng lớn. Tuy nhiên, do sư gặp một vị thầy có chính kiến nên không khó để sư đạt giác ngộ. Nếu hiểu kinh điển có thể dẫn tới giác ngộ, sao sư không giác ngộ trước đó? Và nếu văn tự có thể độ người, sao Đức Sơn lại đốt các luận giải về Kinh Kim Cương?

    Chưa hết, dù Lục Tổ không biết đọc, điều ấy không ngăn cản ngài thực chứng giác ngộ siêu việt. Hơn một nửa trong số bảy trăm tăng chúng của Hoằng Nhẫn(31) là những người có học. Nhưng không ai trong số họ có thể sánh với Lục Tổ. Sư nhận ấn chứng chỉ sau một thời gian ngắn, và từ đó truyền bá chính pháp ra thế gian. Cho đến tận ngày nay, năm tông bảy phái(32) đều từ ngài mà phát ra. Liệu có thể nói không biết chữ nghĩa không có ích lợi gì không? Thời xưa có tăng tên là Thiện Tinh(33) có thể tụng mười hai bộ kinh, nhưng vẫn không thấy tự tính. Kết quả, tăng ấy phỉ báng chính pháp của Thế Tôn và rơi vào địa ngục chịu khổ bất tận trong khi còn đang sống.(34) Dù ở Trung Quốc đời Đường có nhiều đại học giả, chẳng hạn Bồ-đề-lưu-chi (Bodhiruci) (35) và tu sĩ Ruyaku,(36) nhưng họ không có trí huệ để hiểu giáo pháp đích thực của Bồ-đề-đạt-ma. Không tin vào giáo pháp đích thực này, một người trong số họ tìm cách hạ độc Bồ-đề-đạt-ma. Làm sao ai trong số họ, cho dù có một chút năng lực để hiểu chính pháp, có thể làm hại Bồ-đề-đạt-ma? Ngẫm nghĩ chuyện này, ta thấy những kẻ ấy còn vô minh hơn cả những gã thất phu ngày nay. Sao họ có thể thành đạo được? Các ông nên biết, với người chưa thấy tự tính, học rộng biết nhiều chính là kẻ thù của chính pháp.

    Mặt khác, nếu người vô học lại hợp với Phật pháp, chẳng phải mọi gã thất phu sẽ thực chứng ư? Vì vậy, các ông nên thấy sự chứng đạo chỉ dựa vào khát khao, không dựa vào học vấn. Khi trái tim khát khao nông cạn, thiếu kiến thức trở thành chướng ngại với kẻ ngu, còn kiến thức trở thành chướng ngại với người có học. Khi trái tim khát khao sâu sắc, kiến thức trở thành nền tảng để hiểu đạo cho người có học, và thiếu kiến thức trở thành nền tảng hiểu đạo cho người không có học. Đạo không phải vấn đề biết hay không biết. Hãy buông xả mọi thứ, quay lại với tự thân, và nhìn vào bên trong. Ai đây? Đừng phí thời gian. Nó không đợi ai cả.

    (...)
    ______

    (29) Đức Sơn Tuyên Giám (789-865), ban đầu chỉ tu tập như một học giả của Kinh Kim Cương, viết vô số luận về kinh này. Chỉ về sau dưới sự dẫn dắt của Long Đàm Sùng Tín, sư mới thực chứng, khi ấy sư từ bỏ biện giải và chuyên tâm hành thiền. Câu chuyện trên từ luận giải của thiền sư Viên Ngộ trong tắc thứ tư của Bích Nham Lục.
    (30) Từ “điểm tâm” ngoài nghĩa ăn nhẹ còn có nghĩa “làm sáng tâm” hay khai tâm.
    (31) Hoàng Mai Hoằng Nhẫn (602-75), Tổ thứ năm của Thiền tông Trung Hoa.
    (32) Xem chú thích 2, Phần I.
    (33) Xem chú thích 40, Phần I.
    (34) Địa ngục “không có lúc nào dừng”, tức địa ngục a tì (avici), tầng cuối cùng trong tám đại địa ngục lửa nóng, nơi tội nhân liên tục chết đi sống lại.
    (35) Bồ-đề-lưu-chi (khoảng năm 535), một người Bắc Ấn, đương thời với Bồ-đề-đạt-ma, người đã dịch nhiều kinh điển sang tiếng Hán. Sư được coi là sáng lập Tứ Luận tông và cũng được coi là một trong các vị tổ của Tịnh Độ tông.
    (36) Ruyaku (452-535) một vị thầy có kiến thức thấu đáo về kinh điển, luận giải và giới luật.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/5/15
    Cải and Ban Tang Du Tử like this.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    HÃY BIẾT TỰ TÍNH
    TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU KINH ĐlỂN

    Nếu ông quyết định nghiên cứu kinh điển rồi mới tu đạo, thế thì quỷ vô thường sẽ không phân biệt thánh phàm, già trẻ. Nếu chưa thấy tự tính, chưa chứng đạo, ông khó mà nuốt nổi ngay cả một giọt nước.(37) Vậy làm sao ông đền đáp công đức cúng dường của thí chủ mười phương? Nếu ông đạt tới gốc rễ, cành nhánh sẽ không đau lòng.(38) Chẳng phải sẽ hợp lý hơn nếu ông khởi đầu bằng cách bỏ lại mọi thứ lúc này, và sau khi sáng tỏ tự tính sẽ theo đuổi việc nghiên cứu?

    Người mà con mắt pháp đã thực sự khai mở sẽ biết trí huệ nguyên sơ. Vậy sao phải khát khao nghiên cứu? Thức ăn ngon không có giá trị với người đã no. Bởi vậy, nếu có người khát khao trí huệ Phật, nên biết người ấy chưa có pháp nhãn. Giả sử người ấy có đọc một ngàn cuốn kinh, mười ngàn bộ luận, nếu pháp nhãn chưa mở, trí huệ Phật sẽ không sáng tỏ. Người chưa thấu tỏ trí huệ Phật sẽ không hiểu dù chỉ một câu kinh. Câu nói “Người ta có thể đọc kinh chỉ khi được trao cho đôi mắt đọc kinh” ám chỉ điều này. Nếu có người nhìn nhận những câu nói của chư Phật và chư tổ mà không có năng lực do thấy tự tính, người ấy sẽ diễn giải ý nghĩa chỉ dựa vào văn tự và trở thành kẻ thù của chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai. Các tăng như Thiện Tinh là những ví dụ về kiểu người này. Giả sử một người có hình thành những thói quen xấu cho đến tận bây giờ và phải chịu nghiệp địa ngục, nếu người ấy thấy tự tính, mọi tội lỗi lập tức được rũ sạch chẳng khác gì hoả tai cuối kiếp (39) phá huỷ hoàn toàn mọi thế giới. Khi ấy chướng ngại nào còn lại nổi?

    (...)
    ______

    (37, 38) Nghĩa là hiểu dù chỉ một chút ít ý nghĩa đích thực của kinh điển. Từ “Chứng đạo ca”, xem chú thích 7, Phần I.

    (39) Ngọn lửa lớn xuất hiện cuối mỗi kiếp (một vạn năm), phá hủy toàn bộ vũ trụ.
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    NGAY CẢ CÁC TU TẬP HÌNH THỨC
    CŨNG DẪN TỚI CHÂN LÝ

    Có người hỏi: “Người ta nói, khi vị Tiểu Phật in dấu vào cái trống rỗng và vào mùi hương, ta sẽ nhận được vô lượng công đức. Điều này nghĩa là gì?”

    Bassui đáp: “Người học đạo phát khởi một ý nghĩ sáng suốt từ cái tâm trống rỗng. Đây là hoạt dụng của hoá thân Phật, nirmanakaya, bên trong tự tính. Nó được gọi là vị Tiểu Phật. Khi ngài quay ánh sáng vào trong, quán chiếu tự thân, tâm biện giải của ngài sẽ trở về trạng thái trống rỗng. Đây được gọi là in dấu vị Tiểu Phật vào cái trống rỗng. Còn đối với in dấu vị Tiểu Phật vào mùi hương, mùi hương tức là Phật tính. Phật tính là nền tảng của trí năng. Khi trí năng được sử dụng để thấy nền tảng của chính nó, trí năng ấy tự đánh mất nó và trở về với Phật tính. Ngoài tâm không có pháp. Ngay cả những tu tập hình thức tạm thời cũng là những ví dụ dẫn tới chân lý nhìn vào tự tính, được đặt ra để khai sáng chúng sinh. Chúng sinh hiểu sai, theo đuổi những ví dụ này, coi chúng là thực tại. Họ tự làm mình mê lầm và trở nên dính mắc vào hình tướng. Đây được gọi là ngoại đạo. Vị Tiểu Phật in dấu vào mùi hương và vào cái trống rỗng. Nếu ông muốn tu tập Pháp này, ông nên dùng chính tâm mình để nhìn vào tự tính.

    Vô số hình ảnh trong thế gian chẳng qua là dấu ấn của nhất pháp. Nhất pháp tức nhất tâm, giới luật quý báu của Phật tính; nó in dấu vào cái tâm căn bản. Ông có thấy Phật tính này tự nó in dấu trong trái tim mọi người không? Trái tim là nguồn gốc của các ý nghĩ nhất thời. Nếu ông tách rời khỏi tâm pháp này và vị Tiểu Phật tự in dấu vào mùi hương chỉ theo nghĩa hình thức, thế chẳng khác nào chơi với con rối trên kệ.(40) Có công đức gì chứ?

    (...)
    ______

    (40) Từ Lâm Tế ngữ lục. Lâm Tế nói: “Hãy nhìn những con rối gỗ trên sân khấu. Chúng nhảy lên gập xuống chỉ do người điều khiển đằng sau”.
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    Ý NGHĨA CỦA VIỆC TẠC TƯỢNG PHẬT

    Có người hỏi: “Thế nào là ý nghĩa của việc ai đó tạc một bảo tháp hoặc một tượng Phật rồi hàng ngày chạm vào, gọi đó là tu tập?”

    Bassui đáp: “Đây cũng là nhìn vào tự tính. Khi ông tự mình thực chứng Phật tính, tâm ấn sẽ được truyền. Nó giống như chạm vào tượng Phật bằng gỗ. Chư Phật quá khứ và hiện tại đều như vậy. Tâm được truyền qua tâm, không có gì khác. Và bảo tháp tức là Phật tính. Người nào một khi thấy Phật tính liền được cứu độ, hoàn toàn thoát khỏi đau khổ của luân hồi. Kinh nói: “Nhìn bảo tháp một lần và ngươi mãi mãi xa lìa ba đường xấu”.(41) Nếu có ai hiểu những lời dạy từ kinh điển Phật giáo này theo nghĩa đen, rồi thuyết pháp cho người khác về ý nghĩa của chúng - rằng dấu vết bề ngoài của vị Tiếu Phật quả thực được in vào mùi hương, và họ có thể mong cầu Phật quả bằng cách in dấu tượng Phật gỗ lên giấy - họ sẽ cho rằng mỗi cái nhìn vào một bảo tháp sẽ mang lại cho họ giải thoát lâu dài khỏi ba đường xấu. Khi đó họ sẽ cảm thấy không cần làm gì khác ngoài nhìn vào một bảo tháp vật chất đang có.

    Nếu nhìn một lần vào bảo tháp mà mang lại giải thoát lâu dài khỏi ba đường xấu như viết trong kinh, vậy chim, thú và người, ai mà không nhìn bảo tháp? Và liệu có ai rơi vào ba đường xấu? Nếu diễn giải kinh theo nghĩa đen mà đúng, liệu có ai sợ cư xử bậy bạ? Và liệu có ai quăng đi những vui thú của đời này để trở thành tu sĩ, giữ giới, khổ hạnh, tìm thầy? Với câu ‘Nhìn vào bảo tháp một lần sẽ mang lại giải thoát dài lâu khỏi ba đường xấu’, nó có nghĩa là ai nhìn thẳng vào tự tính sẽ thành tựu giải thoát dài lâu. Đừng bao giờ nghe lời ngoại đạo nói rằng có cách nào khác ngoài nhìn vào tự tính của mình”.

    (...)
    ______

    (41) Xem chú thích 3, Phần I.
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    XẢ BỎ NIỀM TIN VÀO HIỆN TƯỢNG

    Một người hỏi: “Từ xưa đến giờ, chưa từng có thầy giỏi nào lại không nói không có Phật ngoài tâm. Dù qua đó cho thấy rõ mọi hiện tượng là hư huyễn, con vẫn không thể từ bỏ niềm tin vào sự tồn tại của hiện tượng. Đây có phải là kết quả của những tập khí rơi rớt từ tâm không?”

    Bassui đáp: “Ông không có khả năng từ bỏ những tập khí kéo dài chẳng qua vì ông không nhìn vào tự tính. Nếu thấu tỏ chân lý, thấy tự tính, phát khởi đại trí huệ bát nhã, thực chứng mọi danh tự hình tướng chỉ là hư huyễn, ông sẽ không bao giờ có lại những dính mắc dù với sự tồn tại hay sự trống rỗng. Thế nên kinh (42) nói: ‘Khi ngươi biết nó là vọng, khoảnh khắc ấy ngươi xa lìa nó mà không cần bất kỳ phương tiện thiện xảo nào’. Nếu vẫn chưa thấy tự tính mà cố gắng trừ bỏ các tập khí kéo dài do dính mắc vào hình tướng, ông giống như người ngủ sâu cố gắng không mơ. Mong muốn không mơ tự nó cũng là một giấc mơ. Biết rằng nó là một giấc mơ cũng chẳng là gì khác ngoài một giấc mơ. Nếu muốn hoàn toàn tỉnh dậy khỏi giấc ngủ này mà lại mong cầu thứ gì đó trong một giấc mơ, dù mong cầu bao nhiêu ông cũng không đạt được (trong thực tại). Nếu ông tin vào vị Phật sống, Phật sẽ trở thành pháp vương diệt trừ sự tồn tại. Đức Phật nói:(43) ‘Tất cả các pháp hữu vi như mộng, huyễn, bọt, bóng; như sương mù, điện chớp - nên quán như thế’. Thuyết pháp của vị Phật sống là như vậy. Nếu ông không tin những lời này thì ngay cả tuyên bố tin vào vị Phật sống của ông cũng dựa trên mê lầm.

    Bồ-đề-đạt-ma là vị tổ đã hoà hợp cả tứ đại. Thiền sư này trước sau chỉ truyền tâm ấn. Ngài chỉ thẳng tâm, cho họ thấy kiến tính tức là thành Phật. Ngài chẳng lập giáo pháp trên ngôn từ hay hình tướng. Và dù chư Phật quá khứ, hiện tại, tương lai và các chư tổ trong lịch sử đều xuất hiện dưới hình tướng con người, không một thân xác thể chất nào còn lại; chúng đều tan rã. Chỉ một từ hoặc một câu nói còn lại trên thế gian. Trong những ngôn từ họ để lại, không có cái nào chứng thực tính chất thật có của hình tựớng. Họ thậm chí bác bỏ cả những quan niệm về tính không và hư vô. Nếu nói rằng có chư Phật, chư tổ lập giáo pháp trên sự tồn tại thật có, điều này hoàn toàn sai lầm. Ông còn tin vào kiểu chư Phật hay chư tổ nào khác? Nếu ông tin vào hình tượng chư Phật, chư bồ tát được vẽ hay tạc thời xưa, ông không nên nói mình tin vào vị Phật sống, mà chẳng qua ông tin vào vàng, bạc, đồng, sắt, gỗ, đá, giấy lụa, đất sét hay những thứ tương tự. Những hình tượng Phật được vẽ hay tạc này đều là sản phẩm của tâm trí con người. Phật gỗ chưa bao giờ là người. Điều ông cần nhận ra là, tâm là cha mẹ của chư Phật, là chủ của vạn sự.

    Dù tâm chúng sinh vốn sáng tỏ và là một với chư Phật và chư tổ, nếu không tin được điều ấy, ông không thể từ bỏ tinh thần bám chấp vào hình tướng; bởi vậy ông luân hồi qua sáu nẻo, khiến bản thân bị trói buộc và chịu đựng đau khổ. Giả dụ ông phát khởi khát khao giác ngộ và thực hành những tu tập khổ hạnh gắt gao. Nếu muốn hoà hợp bản thân với con đường vô tâm trong khi vẫn chứa chấp những dính mắc tới hình tướng, thế chẳng khác cố gắng tạo lửa bằng cách đánh vào hòn đá ở đáy đại dương. Dù nó là một hòn đá ở đáy đại dương, nếu ông đem nó đặt lên bờ rồi đánh lửa, ông lập tức tạo ra ngọn lửa. Dù mọi hòn đá đều có bản chất tạo lửa này, chừng nào còn chìm trong nước nó còn không thể tạo ra lửa. Mọi người đều có khả năng thức tỉnh tâm linh, nhưng nếu không trừ bỏ sự dính mắc tới hình tướng, họ không thể sản sinh sự thức tỉnh này. Ông có hiểu tại sao người ta nói: ‘Dù Phật tính biểu hiện huy hoàng, những người dính mắc tới hình tướng vẫn không thấy được’? Còn ngược lại, nếu diễn giải sai những lời này rồi xem thường tượng Phật và kinh Phật, ông sẽ chịu sự trừng phạt nghiêm khắc. Nhưng người dính mắc đến chúng cũng còn xa mới đạt giải thoát. Nếu muốn gỡ bỏ mọi bám chấp và thành tựu con đường giải thoát, ông không nên quay sang những thứ bên ngoài, xem chúng như “bình thường” hoặc “thiêng liêng”, cũng không quay vào trong và nuôi dường một trung tâm. Thay vào đó, hãy nhìn cho kỹ vào tự tính; khi ấy, lần đầu tiên ông sẽ đạt được”.

    (...)
    ______

    (42) Kinh Viên Giác.
    (43) Kinh Kim Cương, phẩm 32 (“Sự hư huyễn của các biểu hiện”).
     
    Ban Tang Du Tử and teacher.anh like this.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    Ý NGHĨA ĐÍCH THỰC CỦA BỐN ÂN ĐỨC


    Có người hỏi: “Nếu con muốn tự mình đạt giác ngộ, điều cổt tuỷ là nhìn vào tự tính. Nhưng nếu không tụng thần chú thiêng liêng trong kinh, làm sao con đền đáp bốn ân đức (từ trời đất, vua, thầy, cha mẹ), cứu độ chúng sinh ba cõi (dục giới, sắc giới, vô sắc giới), và báo đáp người bảo trợ mười phương?”

    Bassui đáp: “Ông không nên thôi cầu nguyện cho người quá cố.” (44) Nhưng sẽ đáng tiếc nếu ông coi những việc tốt nhỏ này là chân lý và không cố gắng tìm biết con đường tới Phật quả. Ông nên nhận ra một ngàn năm đọc kinh cũng không bằng một khoảnh khắc thấy tự tính. Trước khi Thế Tôn thành đạo, ngài ngồi thiền sáu năm trên núi tuyết, không để ý đến hoạt động của tâm mình. Một con chim làm tổ trên đầu ngài, lau sậy đâm chồi xuyên qua đùi ngài, còn ngài vẫn ngồi đó nhìn vào tự tính khi toạ thiền. Vào lúc ấy, ngài có thể cầu nguyện gì? Cuối cùng, vào buổi bình minh ngày mùng tám tháng Mười hai, ngài đại ngộ, sau đó thuyết pháp cho hàng vạn chúng sinh tuỳ theo căn cơ lĩnh hội của họ. Ngài không cầu nguyện. Vậy có thể nói sự giác ngộ này của Đức Phật không đủ để đền đáp người bảo trợ mười phương không? Nếu ngài thực hiện những tu tập hình thức như đọc rộng kinh điển, liệu ngài có giác ngộ không? Tất cả những gì Thế Tôn dạy trong suốt cuộc đời là chỉ thẳng vào nhất tâm, không gì khác. Những trường hợp lời của ngài được ghi lại, được gọi là kinh. Ông phải thấy mọi lời dạy trong kinh tạo thành mục lục của tâm pháp. Mục lục này chỉ nhằm cho thấy kho tàng pháp quan trọng dường nào. Nếu ông suy lường giá trị của mục lục này mà không có kiến thức về kho tàng, như vậy chẳng đáng nửa xu. Ngay cả ông có đọc kinh, cũng bởi vì chúng cho thấy không có Phật nào ngoài tâm.

    Nếu Đức Thế Tôn chưa giác ngộ, ngài không thể thuyết pháp. Nếu ngài không thuyết pháp, sẽ không có những ngôn từ trong kinh. Danh hiệu và ngôn từ cho Phật pháp - một mô hình cho thứ bậc của tu sĩ, chùa chiền và những thứ tương tự - cũng sẽ không tồn tại. Liệu rồi có thiền viện nào được gọi là “Ngũ Sơn Thập Sát” không?(45) Nếu không có chùa chiền, không có lời dạy từ kinh sách, sao có thể thực hiện bất kỳ hành động thiện nào? Không có năng lực của giới luật và tác động của thiện nghiệp, làm sao người ta đạt được vị trí cao trong xã hội và ân phúc của thế gian? Không có tất cả những chùa chiền và tu viện trên núi, nơi ở cho tu sĩ cũng như các tổ chức gìn giữ Phật pháp khác sẽ đặt ở đâu? Vì những lý do này mà chư Phật và chư tổ, bằng quyền năng, có được từ thực chứng đà-la-ni duy nhất, đã lập nên Phật đạo.

    Có chùa chiền nào trong những ngôi đại tự và những tu viện trên núi mà không được lập nên dựa vào năng lực của hành động đức hạnh và giác ngộ chân thực - chưa nói tới những ngôi chùa quá nhỏ mà hầu hết mọi người không biết và quá nhiều đến nỗi đếm không xuể? Chưa kể, những thiền viện lớn của các tông phái đều ra đời do năng lực tu tập của những vị thầy lớn. Ta chưa từng nghe nói bất kỳ cái nào được dựng lên chỉ do năng lực từ đọc kinh. Ngay cả nếu tình cờ có vài ví dụ như vậy, tác động của giáo pháp ở đó cũng nông cạn và không có lợi lạc gì. Ông nên thấy mọi thế gian pháp và Phật pháp là những phúc lành do thấy chân tính và thực chứng con đường giác ngộ. Nếu không nhận ra chúng là phúc lành, làm sao ông hiểu được lý do đền đáp bốn ân đức? Trong số bốn ân đức, ân đức từ thầy là quan trọng nhất. Nếu hiểu rõ ý nghĩa của ân đức này, ông sẽ tu tâm - đây là chân lý đáng tôn kính nhất của Đức Phật, bổn sư của chúng ta. Vì thế nên nói: (46) ‘Ngay khoảnh khắc chặt đứt gốc rễ là tâm ấn Phật. Ta chẳng màng nhặt lá nhìn cành’”.

    (...)

    ______

    (44) Cầu nguyện bồ đề. Chữ bồ đề (bodhi) thường có nghĩa là trí huệ, đạo, giác ngộ, cũng có thể có nghĩa như trong trường hợp này là cầu nguyện cho người quá cố.
    (45) Ngũ Sơn Thập Sát (gozanjissatsu), tức “năm núi và mười chùa”, một hệ thống thiển viện chính thống được lập nên đời nhà Tống ở Trung Hoa, tương truyền bắt nguồn từ một hệ thống năm tu viện và mười chùa của Phật giáo Ấn Độ thời trước đó. Thiển tông Lâm Tế của Nhật Bản cũng áp dụng hệ thống này trong thời Muromachi.
    (46) Trong “Chứng đạo ca”.
     
    Ban Tang Du Tử and teacher.anh like this.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    VỀ TỤNG THẦN CHÚ TRONG KINH


    Người tụng thần chú trong kinh và thực hành các tu tập mang tính hình thức nhưng không có tâm lanh lợi sáng tạo vẫn có thể trải nghiệm hạnh phúc và phồn vinh trong kiếp sống tiếp theo. Nhưng nếu tâm người ấy ở yên trong trạng thái u mê này và phạm các hành động xấu, những tội lỗi người ấy duy trì trước hết có thể khiến cha mẹ người ấy xuống địa ngục, dòng giống bị đoạn diệt, và cuối cùng, chính thân thể người ấy xuống địa ngục. Vì lý do này, sự “phồn vinh khờ dại” có thể được gọi là kẻ thù của quá khứ, hiện tại và tương lai. Quá khứ, hiện tại và tương lai được gọi là ba thế giới. Xưa có thiền sư nói: [47] "Sự bố thí không vô tư mang lại phúc trời; nhưng nó như tên bắn vào hư không - khi đà bay đã hết, nó liền rơi xuống". Lại có câu khác từ một vị thầy xưa: "Nếu một đứa trẻ xuất gia (tức trở thành tu sĩ), chín người thân sẽ được sinh lên cõi trời”. Tu sĩ là người đã xuất gia khỏi ngôi nhà mê vọng, người ấy là một người giải thoát. Một người giải thoát có thể không phải lúc nào cũng tụng thần chú từ kinh điển, có thể không cúng giỗ, nhưng tất cả những người tiếp xúc với người ấy cuối cùng sẽ thành người tin vào giáo pháp giải thoát, huống gì là các thành viên gia đình, mẹ, cha, anh, chị... người ấy. Vì lẽ đó, ngay trong Giáo tông, mục đích chân thực cũng là nghiên cứu luận giải về kinh điển, suy ngẫm và tu tập giáo pháp mà những luận giải ấy đặt ra, và thành tựu giác ngộ. Ta chưa từng nghe những tông ấy, chứ chưa nói gì tới Thiền tông, lập luận rằng người ta có thể đạt Phật quả bằng cách tụng thần chú từ kinh điển.

    [...]
    ______

    [47]. Vĩnh Gia Huyền Giác, trích trong “Chứng đạo ca".
     
    Ban Tang Du Tử and teacher.anh like this.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    VỀ TÁN THÁN LỜI PHẬT


    Nếu thành tựu giác ngộ là do đọc tụng kinh điển không thôi, sao Thế Tôn toạ thiền sáu năm? Ở ghi chép nào của Thiền tông, các ông thấy nói tới ba thời dành cho tụng kinh? Nếu tìm hiểu sâu hơn, chúng ta thấy điều này có từ triều đại Koan. Chính do ý nguyện của nhà cai trị khi ấy mà những thời công phu này trở thành tụng kinh. Đây là lần đầu tiên những buổi tụng kinh như vậy được thực hiện. Ta càng nghĩ càng thấy ba thời công phu này không phải là tụng niệm mà chẳng qua là kết quả của sự suy thoái trong Phật đạo. Ta nói như vậy để các ông khỏi phí thời gian vào tụng kinh trong ba thời đã định hay vào văn tự thế gian, mà thay vì vậy, giống như một tăng sĩ với quyết tâm chân thực, ông sẽ chặt phăng mọi thứ và thực hành toạ thiền. Nếu các ông ủng hộ con đường truyền ngoài kinh điển, Phật đạo sẽ hưng thịnh, thầy cũng như đệ tử sẽ an lạc trong đại dương giải thoát. Khi ấy, sẽ có nhiều chư thần bảo hộ hơn, chư thiên và thiên long sẽ tán thán, quỷ và ngoại đạo đều hàng phục. Liệu cầu nguyện cho thế giới hiện tại và tương lai có sánh được không?

    Thiền sư Lâm Tế nói: “Các ông cùng tu sáu ba la mật và hàng vạn hành động thiện một lúc. Như ta thấy, đó đều là tạo nghiệp, cầu Phật cầu pháp là tạo nghiệp địa ngục, cầu bồ tát cũng tạo nghiệp. Xem kinh xem luận cũng là tạo nghiệp. Chư Phật chư tổ là những người vô sự”.

    Giả sử qua chuyên tâm tu tập nhưng ông không thấu tỏ chiều sâu giác ngộ trong đời này, ít nhất ông đã thiết lập một sự gắn kết để giữ thân người trong những kiếp sống tương lai, cuối cùng sẽ gặp một thầy giỏi và thành tựu giác ngộ. Cùng với điều đó sinh ra trí huệ độ sinh của chư Phật và chư tổ, để ông có thể cứu độ chúng sinh. Đây là ý nghĩa của đền đáp ân đức Phật. Nhà bảo trợ nào lại không hưởng sự đền đáp này chứ?

    Từ xưa đến nay, ta chưa nghe nói có Phật hay tổ nào do đọc thần chú trong kinh mà được giác ngộ. Và dù có những người chứng đạo sau khi nghe lời chư khật chư tổ, đó cũng là khoảnh khắc khi khát vọng thấy tự tính đã chín muồi, hoặc do năng lực tu tập từ quá khứ của họ. Họ là những người nghe một lần và giác ngộ ngàn lần. Nếu do đúng thời điểm và do kết quả của khát vọng mãnh liệt của họ, vậy giác ngộ của họ xảy đến không chỉ từ đọc kinh đọc luận, mà còn từ chỗ nghe tiếng đá đập vào tre như Hương Nghiêm, [48] thấy hoa mận nở như Linh Vân, [49], hay do vấp chân vào đá khi leo núi như Huyền Sa. [50] Những khai ngộ này đều xảy ra khi thời gian thực sự đã chín muồi cho những người này thấy chân tính. Ai dám nói đấy là do thần chú của kinh? Nếu ông muốn tán dương kinh điển luận giải Đại thừa và theo đó giáo hoá mọi người, điều cốt yếu là hiểu lời dạy này: Tâm là Phật. Nhưng nếu không thấy chân tính, ông không thể biết trí huệ Phật. Nếu ông tán dương lời Phật mà không biết trí huệ Phật, ông sẽ diễn giải sai cả hai, và thay vì ý định tốt đẹp thì lại tạo tội lỗi.


    [...]
    _____

    [48] Hương Nghiêm Trí Nhàn (?-898), đệ tử của Quy Sơn Linh Hựu (771-853), một học giả vô cùng uyên bác. Do không trả lời được câu hỏi của Quy Sơn về “con người thật”, sư đốt hết sách vở và rời thầy. Sư chọn làm nghề giữ mộ phần, về sau nghe một hòn đá đập vào trúc và lập tức chứng ngộ.

    [49] Linh Vân Chi Cẩn, đệ tử của Quy Sơn.

    [50] Huyền Sa Sư Bị (835-908) và Tuyết Phong Nghĩa Tôn (822-908) là đồng môn, nhưng Huyền Sa coi Tuyết Phong là thầy và cuối cùng xuất chúng hơn thầy. Sư là người đánh cá cho đến năm ba mươi tuổi, tương truyền không biết chữ. Một lần, trong chuyến hành hương thăm các thiền sư, sư vấp ngón chân vào đá. Sư cảm thấy như một cơn đau lớn xuyên thấu toàn bộ thân thể, và khoảnh khắc ấy, sư giác ngộ.
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    ĐỂ THỰC SỰ ĐỌC KINH
    TRƯỚC HẾT
    PHẢI KHAI MỞ CÁI TÂM ĐỌC


    Minh nhãn giảng luận có nói: “Người nào chưa tự mình chứng ngộ chân pháp nhất thừa mà bám vào những phương tiện quyền xảo trong các thuyết pháp của mình, chẳng hạn giảng giải tạm thời, đó gọi là ‘thuyết pháp pha tạp”’. Luận này cũng nói: “Dù người phạm năm trọng tội cũng có lúc có thể giải thoát, với người ‘thuyết pháp pha tạp’ thì không có cơ hội nào”. Chưa kể, chỉ tụng một phần kinh điển với mong muốn làm lợi người khác cũng giống như tụng một thực đơn và hy vọng nó ngăn người ta khỏi chết đói. Giống như thể người chiến binh nghĩ rằng anh ta sẽ khiến kẻ thù đầu hàng bằng cách quăng vũ khí của mình và tụng các chương trong Chuyện kể Heike (Heike Monogatari - sử thi Nhật Bản về cuộc chiến Genpei cuối thế kỷ 12). Nếu ông thật sự muốn đền đáp các nhà bảo trợ mười phương, hãy nhìn thẳng vào tự tính, thấy giáo lý ba thừa đều là sự trống rỗng, và đừng bị kẹt vào chúng dù chỉ trong khoảnh khắc. Ngược lại, nếu ông có tâm cầu lợi, việc đền đáp các nhà bảo trợ sẽ chẳng là gì khác ngoài sự vô minh của chấp ngã. Khi ấy ông sẽ tái sinh vào dạ con của bò hoặc lừa để trả món nợ nghiệp lực này. Ba thừa chính là người bảo trợ, người nhận bảo trợ, và sự bảo trợ.

    Nếu thật sự muốn đọc kinh điển, trước hết ông phải đánh thức cái tâm đọc. Mọi sự đọc kinh mang tính hình thức rốt cục sẽ gây hại. Diệu pháp của tâm dù qua vô số thời kiếp liên tiếp cũng không đổi; nó là cốt tuỷ của mọi kinh điển. Nếu muốn lĩnh hội cốt tuỷ này, ông nên biết tiếng ếch hay côn trùng, âm Ihanh của gió hay mưa rơi đều đang nói ngôn ngữ kỳ diệu của pháp, và chim bay, cá bơi, mây trôi, suối chảy đều quay bánh xe pháp. Nếu ông dù chỉ một lần thấy kinh không chữ, thì kinh của mọi cõi trời với những lời vàng ngọc sẽ bày tỏ rõ ràng. Nếu ông đọc kinh với hiểu biết như vậy, qua vô số thời kiếp ông cũng không bao giờ vơ vẩn. Còn nếu không cỏ hiểu biết như vậy, ông sẽ mất cả đời khám phá bề mặt của đậu đen. [51]

    Cảnh Thanh [52] hỏi một tăng: “Ngoài cửa là tiếng gì?” Tăng trả lời: “Tiếng chim bồ câu”. Cảnh Thanh nói: “Nếu ông muốn tránh nghiệp địa ngục, đừng phỉ báng bánh xe chính pháp của Như Lai”.

    Rõ là tiếng chim bồ câu mà. Sao có thể là bánh xe chính pháp của Như Lai? Nếu ông nói nó là tiếng chim bồ câu, ông sẽ phỉ báng bánh xe chính pháp của Như Lai và chịu nghiệp địa ngục. Nếu ông nói nó là bánh xe chính pháp, sao lại như vậy? Hãy tập trung, nhìn cho kỹ.

    Cảnh Thanh lại nói với một tăng: “Ngoài cửa là tiếng gì?” Tăng trả lời: “Tiếng mưa rơi”. Cảnh Thanh đáp: “Chúng sinh điên đảo. Họ tự dối mình và đuổi theo vật”. Tăng hỏi: “Còn hoà thượng thì sao?” Cảnh Thanh đáp: “Ta chẳng tự dối mình”. Tăng hỏi: “Thế nào là hoà thượng chẳng tự dối mình?” Cảnh Thanh trả lời: “Thoát khỏi bó buộc thì dễ, con đường giải thoát rất khó”.

    Cảnh Thanh là một người có đôi mắt mở lớn. Sao có thể dối mình được? Nếu vẫn chưa giác ngộ mà nói “Ta chẳng tự dối mình” và “Con đường giải thoát rất khó”, sư sẽ rơi xuống địa ngục. Nhưng không phải như vậy. Ý sư là gì khi nói “Thoát khỏi bó buộc thì dễ, con đường giải thoát rất khó”? Lại nữa (để đáp lại câu hỏi đầu tiên của Cảnh Thanh), nếu nói nó là tiếng mưa rơi, ông là chúng sinh điên đảo tự dối mình. Còn nếu tìm cách diễn đạt khác đi, thì nó là tiếng mưa rơi. Vậy rốt cục là gì? Ngay cả một người hiểu câu này có thể cũng chỉ mới đọc “kinh không chữ” được vài cuốn. Nếu vẫn chưa thành tựu trọn vẹn con đường giải thoát, dù trong giấc mộng hoang dại nhất cũng không biểu được “truyền ngoài kinh điển” nghĩa là gì. Khỏi phải nói, nếu không có con mắt đọc kinh không chữ, sẽ khó mà nuốt nổi dù chỉ một giọt nước. [53] Nói gì tới đồ bố thí của những nhà bảo trợ mười phương? Xưa có thiền sư nói: [54] “Muốn đọc kinh không chữ phải có con mắt đọc kinh không chữ”. Tu sĩ, cư sĩ, ngay đến gia súc cũng không thể tránh được đồ bố thí của người bảo trợ. Ai mà không từng nhận ân đức từ trời đất, từ vua, từ thầy, từ cha mẹ? Con đường đơn giản nhất để đền đáp bốn ân đức này và giúp những chúng sinh trong ba cõi (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) là đừng nói về sáng hay mê. Hãy chỉ như ông là, nhìn và tìm ra: Ai thấy và nghe ngay lúc này?


    [...]

    ______

    [51] Đậu đen nghĩa là ngôn từ. Do vậy ý nghĩa ở đây là: Ông sẽ mất cả đời chạm vào bề mặt của ngôn từ mà không hiểu thực chất của chúng.

    [52] Cảnh Thanh Đạo Tâm (869-973), đệ tử của Tuyết Phong. Câu chuyện này trong tắc 46 của Bích Nham Lục.

    [53] Xem chú thích [37].

    [54] Vân Môn Văn Yển (864-949): Một thiền sư nổi tiếng, sử dụng ngôn ngữ hùng hồn và phương pháp dữ dội để khai ngộ cho đệ tử. Sư là một đệ tử của Tuyết Phong.
     
    Ban Tang Du Tử and teacher.anh like this.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    THUYẾT GIẢNG LÀ NHỮNG
    NGÔN TỪ CHỈ THẲNG VÀO TÂM


    Có người hỏi: “Giống như câu chuyện ngụ ngôn về ông trưởng giả trong Kinh Pháp Hoa, [55] chúng sinh mê lầm cầu Phật cầu pháp ngoài tâm. Trong ví dụ về con ông trưởng giả cũng vậy, người con ấy bỏ nhà, từ cha và cắt đứt mọi mối quan hệ với gia đình, cuối cùng phải đi ăn xin người khác để có cơm ăn áo mặc. [56] Lại nữa, trong phẩm “Phổ môn” có nói: “Người nào thành tâm nghĩ tới sức thần của Bồ tát Quán Thế Âm sẽ được giải thoát”. Lại: “Khi gặp đủ điều kém may mắn, nếu quán tưởng sức thần của Bồ tát Quán Thế Âm, ngay cả hầm lửa cũng biến thành hồ nước”. Nhưng những gia đình và những người tin vào Quán Thế Âm đôi lúc vẫn bị đốt cháy, chùa chiền thờ tượng ngài cũng từng bị đốt cháy. Rồi có những trường hợp người quán tưởng Quán Thế Âm gặp phải điều bất hạnh. Nếu nhìn mọi thứ từ góc độ này, ngay cả lời của Thế Tôn cũng trở thành đốì trá.

    Nhiều kinh đều nói: ‘Những ai thọ nhận, y theo, đọc, tụng, sao chép kinh này sẽ thành tựu Phật quả’.Còn đối với chư Phật và chư bồ tát: “Chư Phật và chư bồ tát đều nói không có gì cao hơn trì tụng kinh này’. Vì lẽ đó mà những người tin vào các kinh đều trở nên kiêu ngạo tự phụ, nói rằng những gì họ tin đều là chân lý, còn những gì người khác tin thì kém hơn. Khi con thấy vậy, con tự hỏi liệu có phải Đức Phật đang lừa gạt mọi người, làm cho họ tiêm nhiễm sự kiêu căng và đưa họ xuống địa ngục, hay do tâm trí chúng sinh bị đồi bại. Con nên hiểu như thế nào?”

    Bassui đáp: “Như Lai là người nói điều chân thật, nói điều căn bản, nói điều rốt ráo. Ngài không nói điều giả dối, không nói điều xa lạ. [57] Không có sai lầm nào dù chỉ một câu hay một dòng trong các thuyết pháp của Thế Tôn. Chẳng qua chúng sinh khi nghe thuyết pháp chân thật, do vô minh nên có hàng ngàn biến thể và hàng vạn phân biệt. Giống như bị hoa mắt nên nhìn một mặt trăng thành hai. Một khi sáng tỏ tự tính, mọi ngôn từ liền quay về tự thân giống như hàng ngàn con sóng quay về biển. Nên kinh nói: [58]“Trong một trăm ngàn cõi Phật, ngoài những thuyết pháp về phương tiện thiện xảo, chỉ có pháp nhất thừa, không có thứ hai hay thứ ba”. Nhất thừa này là nhất tâm. Những người cầu Phật cầu pháp ngoài tâm đều là những đứa con ông trưởng giả, quên mất nhà mình ở đâu. Khi ông chứng ngộ diệu pháp duy nhất của tự tính, vậy giống như đứa trẻ lạc đã trở về nhà.

    Này các ông! Nếu muốn trở về nhà, chỉ cần chứng ngộ chân tính. Tự tính là nguồn gốc ban đầu của mọi chư Phật. Nó là danh hiệu của mọi kinh điển. Đôi lúc nó được gọi là Diệu pháp duy nhất, đôi lúc là Giác ngộ hoàn hảo, đôi lúc là Tịnh Độ, đôi lúc là Hoa Nghiêm Pháp Giới, [59] đôi lúc là Như Lai Tạng, đôi lúc là Tu Di Sơn Vương Phật, đôi lúc là Hương Tích Như Lai, đôi lúc là A-di-đà, và đôi lúc là Dược Sư, [60] Phổ Hiền, [61] Văn Thù, [62] Quán Âm, Địa Tạng. Tất cả những danh hiệu này chẳng qua chỉ tới nhất tâm. Dù có hàng vạn danh hiệu khác nhau, cũng không có đến hai thực pháp. Vì lẽ đó kinh nói: [63]“Giáo pháp trong kinh là những ngón tay chỉ trăng. Khi tự mình thấy mặt trăng, ông nhận ra rốt cục không có mặt trăng nào để chỉ”. Sự giác ngộ mà trong ấy ông thấy tự tâm và nhận ra tự tính được truyền ngoài kinh điển; nó không dựa trên danh hiệu và ngôn từ. Vì vậy nói: “Khi thấy mặt trăng, ông biết không có mặt trăng nào để chỉ”.

    Nếu không nhận ra mọi thuyết pháp của chư Phật và chư tổ đều là ngôn từ chỉ tâm, ông trở nên dính mắc vào danh hiệu và ngôn từ. Khi ấy ông xem thường người khác, bản thân sinh ra tự phụ. Cái từng là thuốc giờ trở thành độc, và ông chịu nghiệp dẫn tới địa ngục. Giống như mặt trăng chiếu sáng muôn nhà, dù có người thuyết pháp về mặt trăng, nói rằng đây là mặt trăng duy nhất, sự diễn giải sai của người nghe sẽ khiến anh ta lập luận rằng mặt trăng phía trên nhà anh ta là chân thật duy nhất, còn trên nhà người khác là giả tạo. Sao mỗi cõi ở mười phương có thể có một mặt trăng riêng được? Người ta có thể nói mười tỉ núi Tu Di có mười tỉ mặt trời và mặt trăng; nhưng thật sự không có đến hai. Pháp mà Đức Phật thuyết cũng vậy”.

    [...]
    ______

    [55] Kinh Pháp Hoa, phẩm 4 (“Tín giải”).

    [56] Người hỏi tóm lược câu chuyện từ phẩm “Tín giải” (phẩm 4) của Kinh Pháp Hoa như sau: “Con ông trưởng giả đã bỏ nhà đi mà không có mục đích gì cụ thể, quên mất cha và xa rời gia đình”.

    [57] Câu này trích trong Kinh Kim Cương, phần 14 (“Ly tướng tịch diệt”).

    [58] Kinh Pháp Hoa, phẩm “Phương tiện”.

    [59] Thuật ngữ “Hoa Nghiêm” đến từ Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sutra). Chỗ này nói tới các “cảnh giới” được mô tả trong Kinh, dùng cho tu tập theo Hoa Nghiêm tông.

    [60] Phật Dược Sư, vị Phật thầy thuốc.

    [61] Phổ Hiền Bồ tát. Vị Bồ tát biểu trưng cho giáo pháp, thiền định và tu tập. Ngài là thị giả bên phải của Đức Phật, cưỡi trên voi trắng.

    [62] Văn Thù Bồ tát. Vị Bồ tát của thiền định và trí tuệ. Thị giả bên trái của Đức Phật, cưỡi trên sư tử.

    [63] Kinh Viên Giác.
     
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    KHÔNG CÓ PHẬT HAY
    PHÁP NÀO NGOÀI NHẤT TÂM


    Vì không có Phật hay pháp nào ngoài nhất tâm vốn có trong tất cả mọi người, nên tuỳ theo căn cơ của môn sinh và hoàn cảnh, và khi nói tới bản chất của chúng sinh, nếu vị thầy đang giảng về A-di-đà, vị ấy sẽ nói không có tâm hay pháp nào ngoài A-di-đà. Nếu đang giảng về diệu pháp, vị ấy sẽ nói không có pháp nào ngoài diệu pháp. Nếu đang giảng về Quán Âm, vị ấy sẽ nói mọi thứ và mọi người là Quán Âm. Nếu đang giảng về tâm, vị ấy sẽ nói không có pháp nào ngoài tâm. Ông nên thấy tất cả những thuyết giảng như vậy đều được đưa ra với mục đích này. Chẳng phải sao? Dù a-la-hán nói có ba thứ độc, [64] với Như Lai ngay đến hai thứ tên gọi cũng chẳng có. A-la-hán là những người đã diệt trừ tám mươi bốn ngàn mê lầm. Nhưng giả dụ có những a-la-hán vẫn còn các ý nghĩ mê lầm, Như Lai cũng không phân biệt a-la-hán thành hai loại. Nếu các ông nói có hai pháp là phỉ báng Như Lai. Tuy pháp không có hai, tuỳ theo nghiệp của chúng sinh lại có nhận thức sắc bén hay chậm lụt, do vậy có sự chứng đạo đột ngột hay tiệm cận, có hành trình nông sâu từ mê tới ngộ. Và tuỳ vào độ sâu của hành trình ấy mà có mức độ thành tựu cao ngất hay kém cỏi. Vì thế kinh [65] nói: “Tất cả hiền thánh, dù hiểu pháp vô vi, vẫn có những phân biệt”.

    Nhưng nếu chưa thành tựu giác ngộ, người ta bám vào danh hiệu và hình tướng, tán tụng bản thân và tuyên bố rằng pháp của người ấy là nhất pháp. Người ấy nói có những giáo pháp đáng được tôn kính, những giáo pháp còn lại kém hơn. Dù người ấy nhấn mạnh rằng nguồn gốc là một, khi cố đưa những tư tưởng của mình hoà hợp với cái một, người ấy đã chia nó thành hai. Ngay như băng và nước sôi dù ban đầu đều là nước mát, nhưng băng vẫn cứng nếu nó không tan chảy, nước nóng vẫn nóng nếu nó không được làm mát, và cả băng lẫn nước nóng đều chẳng thể thay cho nước mát. Hoặc giả có người nếm một loại trà thơm: Nếu người ấy nuốt thứ gì có mùi khó chịu, nó sẽ xen vào mùi của trà và người ấy không thể thấy mùi thơm của trà. Dù là tông phái nào, nếu bám vào pháp của tông phái ấy thì dù trong mơ cũng không hao giờ hoà hợp với đạo. Nếu bị đục thuỷ tinh thể, dường như ông thấy hoa rơi tán loạn từ trên trời xuống. Nên trong kinh dạy: [66] “Pháp còn phải bỏ, huống hồ phi pháp”.

    Pháp là sự thực chứng bên trong. Phi pháp bao gồm những khía cạnh hình thức như danh hiệu, hình tướng, chữ viết và lời nói... Dù sự dính mắc tới bên trong hay bên ngoài, nó luôn nói tới cái ngã. Kinh lại dạy: [67] “Hãy phát tâm không có chỗ trụ như thế”. Nếu ai nói mình là Phật, người ấy trụ vào Phật; nếu ai nói mình là chúng sinh, người ấy trụ vào cảnh giới chúng sinh. Chưa kể, từ Thiền tông tới Tịnh Độ tông, nếu ông bám vào giáo pháp của bất kỳ tông nào, ông sẽ trụ vào giáo pháp ấy. Khi toàn thân ông không có chỗ trụ, tâm này là gì? Hãy tập trung nhìn vào cái ấy ngay lúc này. Nếu thật sự muốn biết hương thơm của trà, trước tiên ông nên thanh tịnh miệng mình để không còn hương vị nào khác ở đó. Nếu muốn thực chứng Phật pháp, trước tiên ông phải vứt bỏ các ý nghĩ về người bám chấp vào Phật pháp, và lập tức quay vào với khuôn mặt nguyên thuỷ của mình.

    Khuôn mặt nguyên thuỷ này có đó trước khi Đức Phật xuất hiện trên thế gian, trước sự xuất hiện của nhất pháp, trước khi ông sinh ra, khi không có gì để gọi là tâm hay tính. Chỉ khi nguồn gốc nguyên thuỷ này được trao cho một cái tên để làm nó sống động hơn, chúng ta mới nói tới năng lực của thiền Quán Âm. [68] Vì lẽ đó, khi ông thấu tỏ cái vô tướng, chính khoảnh khắc ấy Quán Âm là ông, và chính khoảnh khắc ấy ông là A-di-đà. Thế rồi, lần đầu tiên, ông mới có thể nói không có hai pháp và mọi thứ là một, dù chúng mang tên gì. Nhưng nếu chưa nhìn vào bản chất sâu xa nhất của mình và chưa chứng đạo mà ông nói từ cái hiểu của riêng mình, dù ông tuyên bố mọi tông môn đều khác nhau hay pháp không có hai, đó cũng là sai lầm.

    ______

    [64] Tham lam, giận dữ, ngu si.
    [65] Kinh Kim Cương, phần 7 (“Vô đắc, vô thuyết”).
    [66] Như trên.
    [67] Kinh Kim Cương, phần 10 (“Trang nghiêm Tịnh độ”).
    [68] Quán Thế Âm là vị Bồ tát nguyện cứu độ mọi chúng sinh thông qua năng lực từ bi.

    [...]
     
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]

    THẦN LỰC CỦA QUÁN ÂM


    Khi Đức Phật xuất hiện trên thế gian, có một vị bồ tát thực hành nghe và suy ngẫm giáo pháp, từ đó nhập đại định. Bởi vậy ngài có danh hiệu là Quán Âm. Ngài là người mà với mỗi âm thanh nghe được đều quán chiếu tâm người nghe, từ đó thực chứng chân tính của mình. Đức Thế Tôn xem ngài là cao nhất trong số hai mươi lăm bồ tát và a-la-hán viên thông. Tâm từ bi của bồ tát này vô cùng sâu xa. Ngài thị hiện khắp nơi, tuỳ căn cơ người mà thuyết pháp, hết sức lưu tâm khi hướng dẫn chúng sinh. Vì vậy Thế Tôn lấy ngài làm gương, nói rằng hoạt dụng vô hạn của tự tính mỗi chúng sinh cũng không khác của Quán Âm. Quả thực, không gì có thể diễn đạt đủ điều được gọi là hoạt dụng vô hạn của tâm này. Liệu có bồ tát nào từng như vậy không? Tâm các ông có mặt khắp mọi nơi, toàn vũ trụ. Nó thấy màu sắc bằng mắt, nghe tiếng nói bằng tai, ngửi mùi bằng mũi, thốt ra từ bằng miệng, nắm bằng tay, chạy bằng chân. Chư Phật và chúng sinh đều có quyền năng này. Vạn pháp đều được thiết lập bằng quyền năng này. Dù ánh sáng trong trẻo của mặt trời mặt trăng có chiếu khắp nơi, cũng có những khoảng dừng gọi là ngày và đêm. Ngược lại, với tâm không có sự phân chia đêm ngày. Nếu ông thực chứng liền được giải thoát; còn nếu mê lầm không biết, ông đang lâm nguy. Việc đánh mất kho tàng pháp và huỷ hoại đức hạnh không liên quan tới cái tâm mê lầm ấy. Tám mươi bốn ngàn mê lầm có gốc rễ trong ý thức ông. Ý thức này bám chấp vào nhiều hình tướng, làm chủng tử nghiệp luân hồi tăng lên. Vì lẽ đó ý thức bám chấp là lửa địa ngục. Nếu thấy tự tính, trừ bỏ ý nghĩ và tưởng tượng, ông liền biến nghiệp do vô minh thành đại dương giải thoát. Bởi vậy kinh nói: [69] “Dù ông bị đẩy vào hầm lửa, nếu tập trung tâm vào thần lực của Quán Âm, hầm lửa liền biến thành đất”.

    Khi ông thấy tự tính, mọi mê lầm của tâm lập tức biến mất. Đó là lý do tại sao nói dù gặp phải điều bất hạnh gì, nếu quán chiếu sức thần của Quán Âm, ông lập tức được giải thoát. Nếu có người không tin rằng tự tính này là Quán Âm, rồi tìm ngài ngoài tâm, người ấy trở thành con ông trưởng giả quên mất nhà mình ở đâu. Nếu ông tập trung vào ngón tay chỉ trăng, gọi nó là mặt trăng, như vậy làm sao hoà hợp với ý nghĩa của Phật pháp? Khi Thế Tôn còn tại thế, ngài thuyết giảng giáo pháp. Nhiều người bám chấp vào danh hiệu, hình tướng của những giáo pháp mà họ tin, bàn bạc đo lường những chỗ nông sâu, những điểm cao thấp trong các niềm tin khác nhau của họ. Trước khi Đức Phật xuất hiện trên thế gian, trước khi ngài thốt ra lấy một lời, cái gì có thể gọi là Đại thừa? Cái gì có thể gọi là Tiểu thừa? [70] Khi Thế Tôn sắp nhập diệt, Ngài nói: “Từ lúc đầu ở Vườn Nai đến lúc cuối gần sông Ni-liên-thuyền [71] nơi ta nhập niết bàn, ta chưa từng dạy một lời”. Với lưỡi búa của thuyết pháp không lời, đức Thế Tôn đã đập nát những thuyết pháp mà ngài từng thực hiện trong thời gian ngài tại thế. Nó giống như tuỳ bệnh cho thuốc. Khi đã khỏi bệnh, thuốc phải bỏ đi. Những lời thuyết pháp không lời này thuộc về giáo pháp nào? Chúng là kẻ phá đi, kẻ dựng lên, là thuyết pháp, hay phi thuyết pháp? Hãy nhìn cho kỹ vào. Khi bàn nông sâu, cao thấp, chẳng khác cố gắng đo kích cỡ con chim đã bay đi đêm qua bằng cách xem xét dấu vết lưu lại. Chúng ta may mắn có được vài lời từ Thế Tôn ngay trước khi ngài nhập diệt. Ngài nói: “Ta có kho tàng con mắt chính pháp, diệu tâm của niết bàn, thật tướng tức vô tướng, pháp môn vi diệu, truyền ngoài giáo lý, nay trao cho Ma-ha Ca-diếp”. [72] Không chỉ thế, diệu tâm này là nền tảng của mọi chúng sinh. Cái gì là diệu tâm này của mọi chúng sinh? Hãy tập trung con mắt, nhìn cho kỹ.

    ______

    [68] Quán Thế Âm là vị bồ tát nguyện cứu độ mọi chúng sinh thông qua năng lực từ bi.

    [69] Kinh Pháp Hoa, phẩm thứ Tám (‘Phổ môn’).

    [70] Đại thừa, cỗ xe lớn tới giác ngộ, một trong hai trường phái ban đầu của Phật giáo. Quan điểm của nó có phần phóng khoáng hơn Tiểu thừa, cỗ xe nhỏ. Tiểu thừa là thuật ngữ do các nhà Đại thừa đưa ra, không được những người theo trường phái kia tán đồng.

    [71] Tại vườn Nai ở Isupatana (nay là Sarnath) gần Benares, Ấn Độ, Đức Phật có bài thuyết pháp đầu tiên. Sông Ni-liên-thuyền (Hiranyarati) chảy qua Kusinagara (nay là Uttar Pradesh), nơi Đức Phật nhập diệt.

    [72] Xem chú thích 9, Phần I.
     
    teacher.anh thích bài này.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    THUYẾT PHÁP KHÔNG LỜI


    Một vị tăng hỏi: “Sau khi Thế Tôn dùng cây búa “thuyết pháp không lời” để đập tan những thuyết pháp dựa vào ngôn từ, danh hiệu và hình, tướng trước đó, ngài giơ một cành hoa lên trước đại chúng hàng triệu người với một cái nháy mắt. Đại chúng không hiểu ý nghĩa thế nào. Chỉ có Ma-ha Ca-diếp (Mahakasyapa) hiểu và mỉm cười. Thế Tôn nói: “Ta có chính pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, nay trao cho Ca-diếp”. Đến lượt Ca-diếp truyền chính pháp cho A-nan (Ananda), [73] từ đó truyền cho hai mươi tám vị tổ ở phương Tây (Ấn Độ), đến lục tổ ở Trung Hoa, và cứ thế cho tới hiện tại. Liệu có đúng không khi nói mọi tổ đều nhận nhất pháp từ Ma-ha Ca-diếp?”

    Bassui đáp: “Đúng vậy”.

    Vị tăng nói: “Nếu đúng vậy, khi đệ tử nhận trao truyền từ thầy, tất cả thầy cũng nên giơ một cành hoa lên và nháy mắt, còn tất cả đệ tử nên mỉm cười. Vậy tại sao chư tổ xưa và nay không sử dụng cùng ngôn từ để truyền pháp?”

    Bassui đáp: “Ông nên biết sự trao truyền không dựa vào ngôn từ, danh hiệu, hay hình tướng”.

    Vị tăng lại hỏi: “Vậy còn câu ‘Ta có chính pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, nay trao cho Ma-ha Ca-diếp’? Chẳng phải nó dựa trên ngôn từ, danh hiệu, hình tướng sao?”

    Bassui đáp: “Sao sự trao truyền diệu tâm này lại dựa trên ngôn từ, danh hiệu, hình tướng? Ông giống như con chó điên bị người ta đánh mà vẫn đuổi theo cục đất sét. Chỉ người nào được cá rồi thì bỏ lưới, được thỏ rồi thì bỏ bẫy mới có thể hiểu điều này”.

    Cuôì cùng, vị tăng nói: “Khi thầy nói mọi chư Phật, chư tổ trao truyền tâm không dựa trên danh hiệu, hình tướng và ngôn từ, chẳng phải tâm cũng là một l ừ sao? Con tìm đâu ra cái tâm vượt ngoài từ này?”

    Thiền sư lập tức gọi người ấy: “Đại đức!”

    Khi vị tăng đáp lại, thiền sư nói: “Cái gì vừa đáp?”

    ______

    [73] Em họ của Phật, đệ tử thân cận và thị giả của Phật trong suốt hai mươi năm cuối đời ngài.

    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Ý NGHĨA CỦA TRAO TRUYỀN


    Có người hỏi: “Nếu ai cũng được phú cho tâm không phân biệt Phật và chúng sinh, Ma-ha Ca-diếp cũng phải có. Sao lại nói Thế Tôn trao cho Ma-ha Ca-diếp?”

    Bassui đáp: “Sự trao truyền nhất pháp không phải là trao để bắt đầu. Sự thực chứng và thấu tỏ tự tính của Ma-ha Ca-diếp, kết quả từ sự chỉ thẳng của Thế Tôn, được xác nhận là giống như thực chứng của Phật. Nếu không dựa vào ấn chứng của thầy, sẽ có những người chưa thực chứng nhưng vẫn tuyên bố họ đã chứng, và có những người chưa được ấn chứng nhưng vẫn tuyên bố đã được ấn chứng. Nếu những người này sau đó khiến những người cầu đạo khác mê lầm, rốt cục họ phá huỷ chính pháp. Với sự ấn chứng này, chư Phật trước có thể thọ kí (dự kiến trước) các chư Phật tương lai, các vị thầy trước có thể thừa nhận những đệ tử giác ngộ tương lai. Người ta không phải được ấn chứng ngẫu nhiên. Những người đến để cầuđạo được xem xét kỹ lưỡng, và chỉ những người với thực chứng tương đồng với chính pháp mới nhận ấn chứng. Đây được gọi là trao truyền. Câu “Nương lời hãy rõ tông chỉ, đừng xét đoán dựa vào tiêu chí của riêng mình” [74] chính là nhằm hiểu ý nghĩa này của trao truyền.

    ______

    [74] Từ bài kệ 'Tham đồng khế' của Thạch Đầu Hy Thiên (700-790).

    [...]
     
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    VỀ TU SĨ, GIỚI LUẬT VÀ HOẢ NGỤC


    Một vị tăng nói với Bassui: “Người chưa thấy tự tính thì không thể thành Phật dù có thể đã tu pháp hữu vi [75] một thời gian dài. Nhưng lại có những người nói ai sống cuộc đời tu sĩ sẽ không rơi vào ba đường xấu. [76] Điều này có đúng không?”

    Bassui đáp: “Nếu ông mặc áo cà sa, giữ tâm không loạn động, duy trì giới luật và không bao giờ phạm dù chỉ một tội nhỏ, người ta nói ông có thể tránh được luân hồi, không rơi vào một trong ba cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. [77] Nhưng nếu ông phạm một tội nhỏ liên quan đến thân, khẩu, ý, làm sao ông tránh khỏi hậu quả?”

    Vị tăng nói: “Những người vi phạm bốn điều cấm chính – sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối – chắc chắn sẽ rơi vào ba cảnh giới xấu. uống rượu không có trong bốn điều cấm này. Vậy tại sao chư Phật, chư tổ lại nghiêm khắc cấm uống rượu đến thế?”

    Bassui đáp: “Đơn giản vì mọi điều cấm đó bị vi phạm do uống rượu. [78] Kinh dạy: [79] ‘Rượu là nguyên nhân của tội lỗi’. Nếu ông suy nghĩ cho kỹ, chắc chắn ông sẽ thấy uống quá nhiều rượu là một tội lớn”.

    “Con chẳng hề nghi ngờ một tội lớn sẽ khiến tu sĩ chịu đau khổ lớn. Sư có thể cho con bằng chứng một tu sĩ rơi vào địa ngục vì phạm một tội nhỏ không?”

    Thiền sư tiếp tục lật giở các trang của Kinh Nhân Quả (Sogo Sutra) [80] và Thích môn tự kính lục [81] rồi đáp: “Ở thành Xá-vệ [82] có năm trăm nhà buôn phải vượt đại dương để đi buôn bán. Họ xin Thế Tôn cho sư Thiện Huệ (Sogo) đi theo làm thầy dạy đạo của họ. Trong chuyến hành trình, Thiện Huệ mất dấu người khác ở gần một quán trọ và thấy mình đang đi một mình. Đi tiếp một quãng đường ngắn, sư nghe thấy âm thanh của chuông chùa. Lần theo hướng tiếng chuông, sư thấy mình đứng trước một ngôi chùa. Sư hỏi người đồng đạo gặp ở đó tại sao có tiếng chuông. Người kia trả lời có một nhà tắm và mọi người đang vào. Thiện Huệ cẩn thận suy nghĩ, rồi tự nhủ: ‘Mình đã đi đoạn đường dài, giờ muốn vào nhà tắm của tu sĩ’. Sư liền đi vào khu tu sĩ, thấy bên trong có rất nhiều người. Trông họ giống một nhóm thầy tu. Cùng những người còn lại, sư đi vào nhà tắm. Ở đó, sư thấy có trang phục tắm, quần áo tắm, thùng bằng đất nung và những cái bình cổ dài, tất cả đều đang bốc cháy. Lúc ấy, Thiện Huệ quan sát thấy nhiều thầy tu vào trong nhà tắm. Khi họ bước qua cửa liền bị lửa thiêu cháy, da và cơ tan ra, xương như những bấc đèn rực lửa. Thiện Huệ kinh sợ, hỏi các thầy tu này: ‘Các vị là ai?’ Các thầy tu đáp: ‘Chúng tôi là những người từ Nam Thiêm Bộ Châu. [83] Tín tâm của chúng tôi vào Phật giáo vốn thấp, bởi vậy ông nên đi hỏi Đức Phật’. Thiện Huệ hoảng sợ chạy dọc con đường, bỏ lại ngôi chùa phía sau.

    Tiếp tục đi được một quãng ngắn, sư lại gặp một ngôi chùa khác. Đó là một ngôi chùa tráng lệ, được xây dựng đẹp đẽ. Một lần nữa sư lại nghe thấy tiếng chuông. Cũng thấy một thầy tu ở đó, sư quay sang người ấy hỏi: ‘Lý do gì mà có tiếng chuông?’ Thầy tu đáp: ‘Các tăng sắp đi ăn’. Thiện Huệ tự nghĩ: ‘Mình đã đi đường dài, giờ đói lắm rồi và muốn ăn chút gì đó’. Sư liền đi vào khu của tu sĩ và thấy các tăng đang tập hợp lại. Các đồ dùng để ăn, thảm, tấm trải bàn đều đang bốc cháy; tất cả mọi người và cả căn phòng cũng bốc lửa. Cảnh tượng chẳng khác gì ngôi chùa trước đó. Thiện Huệ hỏi họ là ai, và họ cũng đáp giống như các tu sĩ ở ngôi chùa trước. Lại một lần hoảng sợ, Thiện Huệ rời ngôi chùa và lên đường đi tiếp. Đi chưa được bao xa, sư bắt gặp một ngôi chùa khác. Ngôi chùa này, giống như cái trước, cũng đang có một buổi lễ hoành tráng. Sư đi tới, vào khu của tu sĩ, và lần nữa lại thấy nhiều vị tăng. Họ đang ngồi trên sàn nhà bốc cháy, cào cấu và đánh lẫn nhau, da thịt rách tả tơi, xương và nội tạng cháy như bấc đèn.

    Thấy những vị tăng chịu khổ khôn xiết như vậy, Thiện Huệ trở về nơi Đức Phật đang an trú. Sư cung kính hỏi Đức Phật lý do tại sao các thầy tu đó lại ở trong địa ngục như vậy.

    Đức Phật nói với Thiện Huệ: ‘Những gì ngươi thấy và tưởng là tu sĩ thực ra không phải tu sĩ; thứ ngươi tưởng là nhà tắm thực ra không phải. Những người ấy là tội nhân ở địa ngục. Họ là các thầy tu đã xuất gia từ thời Phật Ca-diếp (Kasyapa). [84] Họ không giữ giới mà làm theo những ý tưởng vô minh của mình.

    Họ thích sử dụng quần áo nhà tắm và những đồ dùng khác của tăng đoàn. Dù đã được các tăng giữ giới cảnh báo, được nói cho biết về quy tắc ứng xử đúng đắn, nhưng họ không màng đến những cảnh báo ấy. Từ lúc Phật Ca-diếp nhập niết bàn, họ đã chịu đau khổ trong địa ngục và đến ngày nay vẫn chưa ra khỏi.

    Rồi Đức Phật nói với Thiện Huệ: ‘Thứ ngươi tưởng là ngôi chùa thứ hai thực ra không phải chùa, và những người ở đó không phải tu sĩ. Họ là những người trong địa ngục. Họ xuất gia vào thời Phật Ca-diếp và không thực hành năm hạnh [85] hay rung chuông báo cho các tu sĩ đã đến thời gian thọ nhận bốn thứ cúng dường. [86] Thay vào đó họ lặng lẽ sử dụng riêng những thứ ấy. Vì những hành động này, họ phải chịu khổ ngồi trên sàn lửa cho đến ngày nay’.

    Đức Phật lại nói với Thiện Huệ: ‘Thứ ngươi tưởng là ngôi chùa thứ ba thật ra không phải chùa, và người ở đó không phải tu sĩ. Họ là những người trong địa ngục. Họ xuất gia vào thời Phật Ca-diếp. Thời ấy có những tu sĩ lười biếng sống cùng nhau. Họ bảo nhau: “Chúng ta hãy tìm một tu sĩ giữ giới để cùng chúng ta tu đạo, như thế chúng ta cũng có thể thành tựu chính pháp”. Thế là họ thỉnh cầu một người tu Phật giáo không ô nhiễm cùng ăn, ngủ và tu tập hàng ngày với họ. Người tu không ô nhiễm này tìm các tăng sĩ khác cũng như mình, và trong một thời gian, có nhiều tu sĩ cùng tu tập pháp thanh tịnh. Những tu sĩ này sau đó đuổi những tu sĩ không giữ giới ra khỏi chùa. Nhưng những người không giữ giới nửa đêm nổi lửa đốt chùa, giết hại nhiều tu sĩ. Vì những hành động ấy, họ phải chịu hình phạt đánh đập tàn nhẫn lẫn nhau. Họ đã chịu sự hành hạ này từ khi Phật Ca-diếp nhập niết bàn.

    Rồi có người trồng trên ruộng lúa của tăng đoàn để sử dụng riêng, không đưa chút hoa lợi nào lại cho tăng đoàn. Khi một tu sĩ khổ hạnh nhắc nhở rằng người ấy đang phạm giới, nói với người ấy: ‘Sao thầy có thể không đưa hoa lợi cho tăng đoàn?’, người ấy liền nương vào một người cai quản có thế lực và xem thường lời nhắc nhở của tu sĩ. Người ấy nói với tất cả các tu sĩ: “Tôi không phải người hầu của các thầy. Nếu các thầy có sức khoẻ, sao không tự mình gieo trồng?” Vì hành động này, người ấy phải chịu đau khổ ở địa ngục. Rồi lại có một đồng đạo áo trắng [87] cũng trồng cấy ở cánh đồng của các tăng mà không đưa hoa lợi cho các tăng. Vì hành động này, người ấy chịu khổ đủ đường, rơi xuống địa ngục.

    Có những đồ dùng chung của chùa để các tăng sử dụng hàng ngày. Chùa có nhiều nhà bảo trợ. Có lần chùa được cúng dường một thùng sữa để mọi người sử dụng ngay, và sữa này nên được chia cho mọi tăng. Người tình cờ có mặt ở đó để nhận sữa thấy có một khách tăng cũng có mặt nên giấu thùng sữa sau lưng. Sau khi khách tăng rời đi, người ấy mới chia sữa cho các tăng. Vì hành động này, người ấy phải chịu khổ ở địa ngục.

    Có một thầy tu chịu trách nhiệm phân phát nước cho tăng. Một tăng chỉ sử dụng chút ít nước rồi trả phần nước khá nhiều còn lại. Đáng lẽ thầy tu phân phát nước phải làm theo quy tắc đo số lượng theo quy định, người ấy lại bắt đầu gom số nước được trả lại và không phân phát số nước thêm này nữa. Vì hành động này, người ấy bị đoạ trong địa ngục.

    Có một tăng thượng toạ [88] được nhận thêm phần thức ăn; người ấy ngoài phần ăn của mình còn nhận thêm phần của một hay hai người khác. Một tăng khổ hạnh nhắc người ấy rằng, theo chính pháp, tăng thượng toạ không nên được đối xử theo cách ấy. Vị tăng già đáp rằng “Thầy không hiểu gì cả”. Rống lên như một con lạc dà, người ấy nói tiếp: “Với vị trí thượng toạ trong tăng đoàn, tôi phải tụng chú và thuyết pháp. Đôi lúc tôi phải tụng bằng tiếng Phạn, mất rất nhiều sức lực. Sao thầy luôn giận dữ và công kích tôi?” Vì hành động này, người ấy phải chịu thân lạc đà, la hét khóc than trong địa ngục.

    Rồi lại có một tăng dựa vào quyền lực của một địa chủ có uy thế nên xử sự như một người đức hạnh thánh thiện, nhận sự tán dương của bốn loại đệ tử (tu sĩ, nữ tu, nam cư sĩ, nữ cư sĩ). Người này âm thầm đón nhận sự tán dương, và giống như một vị thánh, giành lấy chiếc ghế thuyết pháp đã được truyền lại, đón nhận đồ ăn thức uống tốt nhất. Vì hành động này, người ấy bị biến thành cái ghế thuyết pháp, chịu đau khổ đốt cháy trong địa ngục.

    Lại có một người lấy trái cây ngon và hoa đẹp từ vườn và cánh đồng của các tăng để sử dụng riêng hoặc tặng cho cư sĩ. Vì hành động này, người ấy bị hiến thành một cây hoa, chịu đau khổ đốt cháy trong địa ngục.

    Lúc ấy, Thế Tôn nói với Thiện Huệ: ‘Có nhiều thầy tu ở địa ngục, nhưng chỉ vài người là cư sĩ. Tại sao vậy? Nhiều tăng phạm giới, không tuân theo luật, [89] lừa dối và áp bức lẫn nhau. Họ sử dụng riêng những thứ thuộc về tăng đoàn. Khi phân chia đồ ăn thức uống cho tăng đoàn, họ không chia phần bằng nhau. Hết lần này tới lần khác, ta nói các ông hãy trì giới, thọ giới, hãy đưa giới vào thực hành’. Rồi Đức Phật nói với Thiện Huệ: ‘Giống như những người làm sai này, đời trước đã xuất gia trở thành tu sĩ rồi phạm giới, do vậy mà rơi vào địa ngục, trong tương lai sẽ có nhiều cư sĩ cũng làm sai. Hình phạt cho họ sẽ vượt xa hình phạt cho những tăng kia hàng tỉ lần, không có giới hạn. Còn nếu ngược lại có người cúng dường cho một tăng giữ giới, thành viên của tăng đoàn, đi theo con đường chính pháp, thì người ấy sẽ nhận phúc báu không ngôn từ nào diễn tả hết. Huống hồ nếu cúng dường đồ dùng cho tăng đoàn khắp nơi còn nhận phúc báu nhiều thế nào”’.

    ______

    [75] Hữu vi (Phạn ngữ: samskrta): ‘Điều được làm ra’. Hữu vi nói tới các hiện tượng được hình thành do nhân duyên.

    [76] Xem chú thích 3, phần Lời giới thiệu.

    [77] Ý nghĩa tương tự như ba đường xấu.

    [78] Việc Bassui kịch liệt cấm uống rượu cho thấy vấn đề này hết sức phổ biến ở các thiền viện thời đó.

    [79] Kinh Phạm Võng.

    [80] Bản kinh này không phải một phần của Đại tạng kinh (kinh điển Phật giáo truyền thống).

    [81] Shakumon Jikyo no Roku, ba tập, Đường Hoài Tín (Kaishln) thuật.

    [82] Sravasti, kinh thành của Kosala, là địa điểm có khu rừng Jetavana và là nơi có tịnh xá đầu tiên mà Đức Phật và các đệ tử sử dụng để an cư mùa mưa.

    [83] Phạn ngữ, Jambudvipa, tên của hòn đảo lớn phía nam núi Tu Di. Theo vũ trụ quan truyền thống của Phật giáo, đây là thế giới chúng ta đang sống.

    [84] Vị Phật thứ sáu trong số bảy vị cổ Phật, tương truyền sống trước sự xuất hiện của Đức Phật lịch sử Sakyamuni.

    [85] Những hạnh này liên quan đến các tu sĩ thọ giới. Đó là: vào niết bàn và gieo rắc nỗi kinh hoàng cho quỷ, khất thực, sống đời thanh tịnh, giữ giới, trừ bỏ các điều xấu.

    [86] Những thứ được phân phát cho chùa sử dụng như đồ dùng hàng ngày, thức ăn cho các tăng hành cước ở ngoài, những cúng dường cho các tăng ở tại chùa, và những cúng dường cho tăng chúng mười phương được mời đến chùa.

    [87] Tức cư sĩ, vì hầu hết dân thường mặc đồ trắng. 

    [88] Một tăng có vị thế cao. 

    [89] Các quy tắc, kỷ luật và đời sống tăng đoàn cho tu sĩ Phật giáo, có trong ‘Tam tạng kinh điển’ của Phật giáo (Kinh, Luật, Luận).

    [...]
     
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    NẾU THIỀN VỀ TÍNH KHÔNG,
    SẼ DIỆT TRỪ MÊ LẦM


    Bassui nói: “Thiện Huệ thấy được năm mươi sáu cấp độ của hành động tạo nghiệp khiến người vi phạm rơi xuống địa ngục. Đức Phật nói đây đều là những người đã thọ giới ở thời Phật Ca-diếp. Ngài nói họ rơi xuống địa ngục vào thời điểm Phật Ca-diếp nhập niết bàn, rồi phải chịu đau khổ kéo dài tới tận ngày nay. ở đây, ta chỉ đưa ra một số trường hợp tóm lược. Với những ví dụ này, các ông cũng có thể hình dung ra các trường hợp khác”.

    Vị tăng mà thiền sư đã trả lời nói: “Con thực sự hiểu sự nguy hiểm khi phạm những tội nhỏ này”. Rồi tăng nói tiếp: “Theo kinh này, có vài cư sĩ và nhiều tu sĩ ở địa ngục. Người ta suy ra đây chỉ là những tăng về mặt hình thức, họ sống ở chùa nhưng phá giới, lạc khỏi Phật đạo. Họ nghĩ họ nên nhận được những ích lợi giống như các tăng đã tu tập chính pháp, bởi họ thấy mình không khác biệt vì đều là tăng. Rốt cuộc họ xem thường, nhục mạ những tu sĩ khổ hạnh. Sự thực, con là một người như vậy. Làm thế nào còn tránh được nghiệp tái sinh trong địa ngục? Xin chỉ cho con”.

    Bassui đáp: “Không có phương tiện thiện xảo nào khác ngoài nhìn thẳng vào tự tính, chặn đứng dòng sinh tử. Trong kinh có câu: ‘Nếu làm điều ác, ông trải qua địa ngục; nếu làm điều thiện, ông sẽ được sự vui thú của cõi trời; nếu thiền về tính không, ông sẽ diệt trừ mê lầm và thực chứng niết bàn”.


    [...]
     
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    THIỀN VỀ TÍNH KHÔNG


    Một vị tăng khác bước ra nói: “Con đã có khả năng thiền về tính không”.

    Bassui đáp: “Nói cho ta xem ông thiền về tính không thế nào”.

    Vị tăng nói: “Trong khi hành thiền, con hoàn toàn kiểm soát các ý nghĩ tán loạn, thân tâm hợp nhất như bầu trời trong trẻo. Lúc ấy, con không nghi ngờ gì rằng thân tâm mình vốn trống rỗng”.

    Bassui đáp: “Đó không phải thiền về tính không. Nó chẳng qua là cái thấy đầu tiên vào tính không mà mọi người học đạo đều phát khởi. Nếu người học đạo có cái thấy này mà không gặp được thầy giỏi, họ sẽ lơ là luật nhân quả, và giống như mũi tên nhắm tới đích, họ đi thẳng vào địa ngục.

    Trong thiền về tính không, ông thấy rõ tự tính mình, ngũ uẩn - sắc, thọ, tưởng, hành, thức - đều trống rỗng, mọi mê lầm bị diệt trừ, kiến giải riêng không còn, hành động phân biệt bị trừ bỏ, quỷ không còn chỗ tác oai tác quái. Ngay với con mắt một vị bồ tát cũng không thấy được nó, cảnh giới an tịnh, gần gũi này, thực tại toàn thể này, nó thị hiện như nó là”.


    [...]
     
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    THÍCH MÔN TỰ KÍNH LỤC


    Một vị tăng hỏi: “Các tu sĩ chưa có tâm cầu đạo thì không thể tu tập nhận thức chân thực về tính không, dẫu vậy họ cũng không bao giờ ngừng thực hành định tâm. Dù một số người phạm giới, nhưng số ấy thực ra rất ít. Nếu có người thực sự phá giới, người ấy cũng không nên được ví như một cư sĩ. Vì lẽ gì quá ít cư sĩ và quá nhiều tu sĩ rơi vào địa ngục như vậy?”

    Bassui đáp: “Nghiệp dẫn tới địa ngục mà Thiện Huệ thưa với Đức Phật là nghiệp từ những tội nhỏ khiến những người này rơi vào các địa ngục nhỏ. Hơn nữa, có năm mươi sáu cấp độ phạm tội, mà ta chỉ mới đề cập một số nhằm tóm lược nhiều điều Thiện Huệ thấy. Nếu ta muốn nói ra những nguyên nhân khiến cư sĩ rơi vào luân hồi, kể cả những người phạm mười ác nghiệp và năm trọng tội, và nói tới cả những thống khổ của luân hồi do những chướng ngại nghiệp lực lạ lùng mà mọi người có trong tâm trí họ, ta sẽ không có lời nào mà nói cho đủ. Ngay cả khi ta có thể, ai sẽ tin rằng ta đang nói sự thật? Người trí sẽ biết mà không cần nói, trong khi kẻ ngu sẽ cười vào ta.

    Trong Thích môn tự kính lục có viết: “Tăng Jikue ở chùa Shisoji, vùng Koryo đời nhà Tống, do ăn thịt quay nên tái sinh trong địa ngục những con chó đói. Tăng Hoho đời Tống giảm lượng thức ăn phát cho tăng đoàn nên sau khi chết trở thành ngạ quỷ. Tăng Ebin ở chùa Sakuji, vùng Eki đời nhà Chu đánh cắp đồ quý giá của tăng đoàn và tái sinh thành bò. Một vị thầy dạy Thiền lấy đi đĩa rau ít ỏi của một tăng và tái sinh thành người phục vụ cho tăng đoàn. Tăng Domyo ở vùng So đời nhà Tuỳ mượn một bó củi, mà đây là một trong những thứ thiết yếu của chùa, rồi đun nước nóng rửa chân nhưng quên không trả nợ. Sau khi chết, chân bị đốt cháy một năm liền. Sau thời gian ấy, bạn cùng phòng với ông, một tăng tên là Gensho, thấy một ngôi chùa hiện ra. Domyo ở trong ngôi chùa ấy và nói với Gensho: “Tôi xin thầy mua một trăm bó củi để trả cho thầy tăng phụ trách trông nom đồ thiết yếu của chùa. Ngoài ra, xin hãy sao chép một bộ Kinh Pháp Hoa. Nếu thầy làm giúp như vậy, tôi sẽ thoát khỏi khổ ải hiện thời”. Gensho làm theo lời Domyo, rồi quay về phía hình ảnh ngôi chùa. Nhưng nó đã bị mờ đi, không còn thấy nữa”.

    Bộ Thích môn tự kính lục gồm ba tập. Ta đã liệt kê năm câu chuyện trong ấy. Chúng cho thấy mối quan hệ nhân quả không tránh khỏi. Nếu không biết tầm quan trọng lớn lao của những điều như thế, sao người xưa lại bỏ cả cuộc đời và của cải vì Phật pháp? Cho dù người nào đã gặp thầy giỏi chỗ này chỗ kia, toạ thiền nhiều giờ không ngủ, nếu không thực sự có cái tâm biết sợ địa ngục, người ấy giống một người tự thấy khó mà có động lực đi cày xới đất vì đang kiêng ngũ cốc, hoặc như một người không thể chịu được châm cứu vì hiện thời không thấy đau khổ vì bệnh tật. Nếu tu đạo theo cách sai lạc, các ông không bao giờ thấu tỏ được chiều sâu của nó. Các ông sẽ chỉ khiến sự tưởng tượng của mình được tự do, làm ý niệm sai lầm tăng lên và chịu khổ ải của địa ngục.

    Nếu muốn tu Thiền giác ngộ và mở con mắt pháp chân thực, ngay từ sự khai ngộ đầu tiên, hãy duy trì cái tâm biết sợ địa ngục. Khi tâm ấy xuyên thấu tới cốt tuỷ và cảm nhận sự cấp bách của vấn đề thì không còn ngã nào trói buộc; tâm này cứ thế hoạt dụng. Lúc ấy ông sẽ dễ dàng xem nhẹ những cảm xúc thế gian, nhanh chóng chứng đạo của các vị tổ. Hãy nghĩ cho kỹ”.


    [...]
     
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này