Lịch sử Búp sen xanh - Sơn Tùng

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi p2p12411, 1/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. p2p12411

    p2p12411 Lớp 8

    cover.jpg


    Xin giới thiệu tác phẩm BÚP SEN XANH của nhà văn Sơn Tùng với các bạn.

    Nhà văn Sơn Tùng sinh năm 1928, tại làng Hoa Luỹ (nay là Kim Luỹ), Diễn Châu, Nghệ An, một vùng đất ngay bên bờ biển. Sơn Tùng lớn lên trong cộng đồng dân chài lấy thuyền làm nôi và tiếng sóng vỗ bờ làm lời ru của mẹ. Chính cái mênh mông, phóng khoáng của biển cả đã hun đúc nên khí phách phóng túng pha chút ngang tàng của Sơn Tùng. Nhưng “gã thuyền chài” ấy lại được giáo dưỡng trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống "trọng chữ hơn trọng miếng ăn".

    Năm 1941, ở tuổi 16, tràn đầy nhiệt huyết, Sơn Tùng đeo ba lô hoà vào dòng chảy của cơn lốc cách mạng. Ban đầu ông hoạt động trong phong trào thanh niên, sinh viên thủ đô. Sau khi Hà Nội giải phóng, Sơn Tùng vào học tại trường Đại học nhân dân và sau đó trở thành cán bộ tuyên truyền của Đảng. Năm 1961 ông về viết cho báo Nông nghiệp và từ cuối năm 1962 là phóng viên của báo Tiền phong. Năm 1967 ông được điều vào Nam thành lập và phụ trách tờ Thanh niên giải phóng. Năm 1971 ông bị thương nặng và rời chiến trường miền Nam mang trên mình 14 vết thương, 3 mảnh đạn còn găm trong sọ não. Nửa người bên phải hầu như bị liệt, thần kinh chéo bị tổn thương nặng, mắt bên phải bị mờ. Ông được đưa sang Trung Quốc chữa bệnh và được vào viện điều dưỡng 3 năm liền. Sau đó ông xin về nhà và ... luyện khí công. Với nghị lực phi thường, ông khổ luyện từ 2h sáng tới 8h tối, sức khoẻ ông dần dần bình phục. Trí nhớ cũng hồi phục dần. Khi tay phải duỗi ra được, chân tập tễnh bước thấp bước cao, Sơn Tùng đã lao vào công việc. Điều đầu tiên mà ông làm là truy tìm cho được tác giả của lá Quốc kỳ mà trong những năm tháng ở chiến trường miền Nam ông đã dày công tìm kiếm. Hàng chục chuyến đi, hàng ngàn giờ lao tâm khổ tứ, cuối cùng ông đã tìm ra được cho chúng ta tác giả Quốc kỳ: Nguyễn Hữu Tiến.

    Với sự cố gắng phi thường, bất chấp bệnh tật, vết thương đau nhói hành hạ mỗi khi trái gió trở trời, từ năm 1974 đến 1990 ông đã cho ra đời 13 cuốn sách bằng tay phải chỉ còn 3 ngón co quắp. Tuy nhiên, công bằng mà nói, đề tài mà Sơn Tùng thể hiện thành công nhất vẫn là đề tài lãnh tụ, mà đỉnh cao là Búp sen xanh. Đây cũng là công trình mà ông bỏ ra nhiều thời gian và công sức nhất: bắt đầu từ năm 1948 và hoàn thành vào năm 1980. Bằng những chuyến đi không biết mệt mỏi, những cuộc tìm kiếm kiên trì, cuối cùng ông đã gặp được bà Lê Thị Huệ để rồi từ những câu chuyện với bà Huệ ở tuổi 80 ông đã tái dựng lại một trong những quãng đời gian khó, nhưng đẹp đẽ và thơ mộng nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phát hiện của Sơn Tùng đã mở ra một bước ngoặt, một cách tiếp cận hoàn toàn mới tới cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Năm 1981 Búp sen xanh với 100.000 bản ra đời đã gây một tiếng vang lớn.

    Cuốn tiểu thuyết lần lượt nhận đủ các loại giải thưởng và chuẩn bị tái bản lần thứ 2 thì không hiểu từ đâu xuất hiện một lời phán: cuốn sách “có vấn đề”. Ngày 23/6/1983, một tờ báo đã dành cả nửa trang phê phán Sơn Tùng dưới tiêu đề Vài ý kiến về Búp sen xanh: "...Không thể nào có một nhân vật Út Huệ yêu Bác, chờ đợi Bác, theo dõi con đường Bác đi cứu nước suốt hàng chục năm mà trong tư tưởng, hành động lại không có biểu hiện gì trước phong trào chung của cách mạng cả nước đang phát triển...". Bài báo kết luận: "Điều nguy hiểm hơn là tác giả Búp sen xanh đã gắn sự kiện mối tình của Út Huệ và Bác với sự kiện cắm hoa huệ trong nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch, và gắn sự kiện đó với câu nói của Bác năm 1962 khi tiếp đoàn cán bộ miền Nam ra thăm miền Bắc: miền Nam luôn trong trái tim tôi". May thay, cuối cùng thì một kết luận chính thức của cơ quan chức năng “Búp sen xanh không có vấn đề gì” đã dẹp bỏ những lời đồn đại và phê phán vô căn cứ đó. Lập tức 100.000 cuốn của lần tái bản thứ 2 đã ra mắt bạn đọc. Rồi mối tình của cô Út Huệ với chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã đựơc đưa lên màn ảnh bạc và ngày nay người ta tiếp nhận nó như một lẽ đương nhiên...
    (Lê Thọ Bình - Vietnamnet 14/02/2004).


    Thông tin về ebook :
    BÚP SEN XANH

    Tác giả : Sơn Tùng
    Nhà xuất bản Văn học 2007
    Khổ 13.5 x 20.5. Số trang : 331
    Thực hiện ebook : hoi_ls

    File Kèm Theo

    View attachment Bupsenxanh.rar
    Nguồn: TVE; Người lập bài: hoi_ls
     
    Last edited by a moderator: 22/4/17
  2. Tên sách: Búp sen xanh.
    Tác giả: Sơn Tùng.
    Nxb Kim Đồng, 2005.

    BUP SEN XANH - SON TUNG.jpg

    Đôi lời giới thiệu:
    Chúng ta có một khẩu hiệu rất đúng, rất hay: "Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta". Đúng như vậy, Hồ Chủ Tịch sống mãi trong những tư tưởng và tình cảm lớn trong toàn bộ hoạt động cách mạng của nhân dân Việt Nam ta, của mọi người chúng ta. Đồng thời Hồ Chủ tịch cùng sống mãi trong những tác phẩm văn học và nghệ thuật có giá trị diễn tả một cuộc đời đã trở thành lịch sử, những trang sử đẹp nhất và vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam ta.
    Cuốn sách "Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link" nêu lên một vấn đề: ở đây tiểu thuyết và lịch sử có thể gặp nhau không? Vấn đề này các đồng chí hoạt động trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật nói chung tất cả chúng ta cần suy nghĩ để có thái độ. Song ở đây cũng vậy, lời nói có trọng lượng rất lớn thuộc về người đọc, nghĩa là nhân dân.
    Búp sen xanh là tiểu thuyết đầu tiên viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nổi tiếng nhất của nhà văn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Xây dựng nên hình tượng Hồ Chí Minh từ khi cất tiếng khóc chào đời tại Làng Chùa quê ngoại tới khi rời Bến Nhà Rồng ra đi.

    Link download tại đây:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/8/15
    meetdak, phieumien, htahta and 5 others like this.
  3. mrfly911

    mrfly911 Mầm non

    Từ bé đã thấy bố mình mua cuốn này để trên kệ sách mà chưa bao giờ đọc. Cám ơn bạn.
     
  4. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Búp sen xanh
    Tác giả: Sơn Tùng
    Nhà xuất bản Kim Đồng
    Số trang: 352

    Búp sen xanh ngày càng "xanh"

    Bây giờ, sau hơn một phần tư thế kỷ được ấn hành, Búp sen xanh đã trở thành một trong những cuốn sách đạt lượng ấn bản kỷ lục ở nước ta với số lượng trên nửa triệu bản qua hơn 20 lần tái bản.

    Trong cuộc đời của mỗi người không thể thiếu những cuốn sách gối đầu giường, những cuốn sách đi suốt theo năm tháng và trở thành tấm gương soi chiếu vào mọi ý nghĩ, mọi việc làm, góp phần hình thành nên nhân cách.

    Búp sen xanh là một trong những cuốn sách như vậy đối với nhiều người. Nhà văn Sơn Tùng không phải là một tác giả chuyên viết cho thiếu nhi, nhưng chỉ với một cuốn này, dựng lên hình tượng Bác Hồ từ khi được sinh ra đến khi rời bến nhà Rồng, đi tìm đường cứu nước, đã để lại dấu ấn cho biết bao tâm hồn.

    Và điều đặc biệt là cuốn sách không chỉ được các em nhỏ đón nhận, mà cả người lớn, những người ở tầng lớp khác nhau từ người dân bình thường đến những trí thức, những nhà khoa học, những nhà cách mạng có tên tuổi nhiệt liệt hoan nghênh.

    Những năm gần đây, Búp sen xanh được đưa vào tủ sách vàng của nhà xuất bản Kim Đồng, được tái bản một năm vài ba lần. Búp sen xanh cũng được dịch sang tiếng Anh và in song ngữ. Ở hầu khắp các hiệu sách từ Bắc đến Nam, những trung tâm du lịch văn hóa, những khu di tích Bác Hồ bao giờ cũng có sách Búp sen xanh bày bán như một món quà thiêng lưu niệm.

    Chưa bao giờ mà một cuốn sách văn học lại trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nghệ sỹ và nhà nghiên cứu đến thế. Trước hết, nó được tác giả chuyển thể thành kịch bản Cuộc chia ly trên bến nhà Rồng, rồi được sản xuất thành phim truyện Hẹn gặp lại Sài Gòn do nghệ sỹ Long Vân làm đạo diễn.

    Tác phẩm này trở thành một bộ phim lịch sử hoành tráng trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật Bác, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt nhân dân Việt Nam trao tặng cho nhân dân Ấn Độ.

    Cũng dịp đó, họa sỹ Lê Lam đã chuyển Búp sen xanh thành truyện tranh mang tên Từ làng Sen. Cuốn truyện tranh này khá nổi tiếng và được nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành với 6 thứ tiếng: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc, Lào.

    Búp sen xanh lại được nghệ sỹ - nhà nghiên cứu Mịch Quang đưa lên sân khấu tuồng với tên gọi Cậu bé làng Sen. Nhạc sỹ Thuận Yến thì có lần nói rằng chính Búp sen xanh đã là nguồn tư liệu và khởi nguồn của cảm hứng để ông viết nên ca khúc nổi tiếng Miền trung nhớ Bác.

    Búp sen xanh cũng được chuyển thể thành văn vần. Hiện nay đã có 7 tác giả chuyển thành truyện thơ với nhiều tên gọi khác nhau. Trong số đó có 4 cuốn đã xuất bản là: Diễn ca Búp sen xanh (tác giả Lê Xuân Hãng); Nhụy vàng hương sen (tác giả Hoàng Trang); Ngó sen (NXBTN, tác giả Đức Thục); Hương sen (NXB Hà Nội, tác giả Hồ Nam).

    Tại sao Búp sen xanh lại được đón nhận nồng nhiệt như vậy?

    Đã 30 năm trôi qua từ ngày nhà văn Sơn Tùng đặt bút viết tác phẩm này, nhưng những biến động xã hội, những luồng tri thức khổng lồ được sản sinh ra hàng ngày không làm cho cuốn sách bị cũ đi.

    Căn nhà bé nhỏ của ông ở ngõ Văn Chương không bao giờ vắng khách đến để nghe chuyện về Bác Hồ, thậm chí có người tìm mua Búp sen xanh rồi tìm đến xin nhà văn một chữ ký để giữ làm kỷ vật trong đời.

    Không những thế, Búp sen xanh còn được đón đợi nhiều hơn ở những miền đất xa xăm, vượt qua nhiều biên giới để đến với những tâm hồn đồng điệu. Các học giả trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật, Pháp, Hàn Quốc… vì Búp sen xanh mà đã tìm đến nhà văn Sơn Tùng để tìm hiểu thêm về Bác Hồ, nhiều nhà báo, đạo diễn điện ảnh cũng đến đây để tìm hiểu thêm tư liệu.

    Năm 1982, khi Búp sen xanh vừa phát hành (và sau đó được trao giải đặc biệt trong cuộc vận động sáng tác về đề tài thiếu nhi) đã có những ý kiến “này nọ”.

    Học giả Nguyễn Khắc Viện đã nói rõ quan điểm của mình trong một bài viết ngắn: “Tôi chấp nhận tất cả những “thiếu sót”, quý hồ tác phẩm làm cho tôi nhớ đến Bác, gần gũi thêm với Bác, và gạn lọc rồi, để lại cho tôi một cảm xúc trong sáng. Đó chính là cảm xúc khi gập lại trang cuối cùng của Búp sen xanh”.

    Chuyện đã đến tai Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông đã đọc và mời nhà văn lên trò chuyện. Thủ tướng còn đích thân viết lời tựa cho cuốn sách này. Thủ tướng nhấn mạnh “Cuốn sách Búp sen xanh nêu lên một vấn đề: ở đây tiểu thuyết và lịch sử có thể gặp nhau không?”.

    Và ông cũng nói “Vấn đề này các đồng chí hoạt động trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật và nói chung tất cả chúng ta cần suy nghĩ để có thái độ. Song ở đây cũng vậy, lời nói có trọng lượng rất lớn thuộc về người đọc, nghĩa là nhân dân”. Lời tựa ngắn gọn, đầy trí tuệ đó của thủ tướng mãi đến hơn 20 năm sau mới in được.

    Và cuốn Búp sen xanh đến thời điểm đó đã trở thành cuốn sách được nhân dân thừa nhận. Trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không ít người đã chọn Búp sen xanh để đọc và kể lại trong các kỳ thi.

    Ở trang bìa của cuốn Búp sen xanh thường in một lời đề từ ngắn gọn của nhà văn: “Các bậc thiên tài không có sẵn, chính truyền thống gia đình, quê hương là khởi thủy tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con người đi vào đời”.

    Cái nhìn biện chứng giữa con người và truyền thống lịch sử đã giúp nhà văn không chỉ miêu tả thành công một tính cách sinh động thuở hình thành nhân cách vĩ nhân mà còn đưa người đọc trở về với những dấu ấn nóng bỏng của một giai đoạn, những phong tục, tập quán, những nét văn hóa cao đẹp của một thời.

    Nhà văn Sơn Tùng “thấy cây và thấy cả rừng”, thấy quả và thấy cả nhân, thấy cái vĩ đại nhưng cũng thấy cả những nét bình thường, gần gũi của Bác Hồ. Vì thế qua cuốn sách tác giả vừa xây dựng thành công được một hình tượng điển hình vừa khắc dựng được những bối cảnh mang tính hoành tráng.

    Đọc cuốn sách người ta không chỉ thấy Nguyễn Tất Thành là kết tinh của một nền văn hóa mà còn thấy rõ lớp người trước, lớp người sau và những khát vọng cuộn sóng của cả một dân tộc đang dò dẫm đi tìm con đường giải phóng cho chính mình.

    Suốt hơn một phần tư thế kỷ Búp sen xanh là cuốn sách sinh động nhất có thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc về thời thơ ấu và thời thanh niên của Bác Hồ.

    Hàng triệu người đã lớn lên với thần tượng Nguyễn Tất Thành với những cử chỉ, những lời nói, và hành động do nhà văn Sơn Tùng tái hiện. Với tư cách một tác giả, có lẽ nhà văn Sơn Tùng là một trong những người hạnh phúc hiện nay khi tác phẩm của ông liên tục được ấn hành, truyền bá và phát huy tác dụng cải tạo xã hội, để lại những dấu ấn tích cực trong tâm hồn bạn đọc.

    Trong một nền văn học luôn có những khuynh hướng khác nhau. Mỗi nhà văn luôn theo đuổi những mục đích của đời mình trong sáng tác. Nhà văn Sơn Tùng có một mục đích rõ ràng là qua những tác phẩm của mình để làm sống lại hình tượng những người anh hùng dân tộc và cả một nền luân lý của tổ tiên.

    Tác phẩm của ông là một sự kết tinh những tư tưởng, tình cảm cao đẹp của người Việt. Ông chú trọng đến sức mạnh của “sự noi gương”, đưa văn học góp phần cải tạo xã hội...

    Cả đời nhà văn Sơn Tùng là sự phấn đấu hết mình. Vượt qua thương tật hiểm nghèo, vượt qua thiếu thốn, vượt qua những hạn hẹp của những nếp nghĩ một thời để sống và viết.

    Ông đã sống đẹp để có những trang viết đẹp, với một tâm niệm “hành thiện cả một đời vẫn chưa đủ”. Lúc nào ông cũng hướng về bạn đọc, cũng tin tưởng cái đẹp sẽ cứu vớt, nâng đỡ con người. Hàng ngàn trang viết của ông đã ra đời giữa những cơn đau quằn quại do vết thương chiến tranh, giữa những năm tháng tưởng chừng nhiều chuẩn mực đạo đức và lý tưởng xã hội chao đảo.

    Nhà văn vẫn trụ vững qua những cơn lốc xoáy thời thượng, kiên định trên con đường đã chọn, truyền lại cho đời sau đạo nghĩa và khí phách ông cha. Búp sen xanh là sự thể hiện tập trung những tư tưởng và tình cảm đó của nhà văn. Nó sẽ còn được bạn đọc gìn giữ như hành trang quý giá trên con đường phục hưng dân tộc, xây dựng nền văn hóa, xây dựng nhân cách con người.
     

    Các file đính kèm:

    meetdak, An05, phieumien and 19 others like this.
  5. V/C

    V/C Mầm non

    Hai Mod vớ vẫn quá, đã đọc chưa thế?
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/4/17
  6. V/C

    V/C Mầm non

    2 Mod post sách ấy.
    Sửa lại cho khỏi “vơ đũa".
     
  7. V/C

    V/C Mầm non

    Tùy anh Tư thôi.
     
  8. V/C

    V/C Mầm non

    Nó post sai tủ, vả lại bản text đã có đây: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    hoangtuna and 4DHN like this.
  9. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Nên có mod đi rà lại sách post trùng và cập nhật mục lục ở các tủ sách lớn, ví dụ khu vực tôi quan tâm là văn học trong nước và ngoài nước. Điều này sẽ tránh được việc post trùng như các trường hợp trên.

    Dường như lâu nay chẳng ai làm việc này. Lần gần nhất cách nay đã 2 năm.
     
    Heoconmtv and thanhbt like this.
  10. viet23

    viet23 Mầm non

    ở đây tiểu thuyết và lịch sử có thể gặp nhau không?
    Một câu hỏi thật thông minh khi sống giữa muôn trùng cánh sóng !
     
  11. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Làm lại bìa, chú thích:

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 26/4/20
    averelle, meetdak, htahta and 6 others like this.
  12. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Đã cập nhật bản sửa lỗi chú thích
     
  13. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Thêm 1 phiên bản (bìa khác):

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    averelle, amorphous, meetdak and 3 others like this.
  14. ntdieu

    ntdieu Lớp 7

    Hôm nay là ngày đưa tang nhà văn Sơn Tùng tại quê nhà. Xin vĩnh biệt ông. Cám ơn ông với Búp Sen Xanh.
     
    cavoixanh99 and Crepe like this.
  15. cavoixanh99

    cavoixanh99 Lớp 2

    Cám ơn rất nhiều
     
Moderators: Bọ Cạp
: Sơn Tùng

Chia sẻ trang này