Phật Giáo CÁC KỸ NĂNG HOẰNG PHÁP TRONG ĐẠO PHẬT: Phương Pháp Diễn Giảng - TT THÍCH CHÂN QUANG

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi crammer, 2/10/13.

Moderators: mopie
  1. crammer

    crammer Lớp 2

    NGUỒN :THƯ VIỆN EBOOK
    NGƯỜI GỬI:vanthanh70
    ******
    Hình ảnh một vị giảng sư uy nghi đĩnh đạc đường bệ trên pháp tòa cất lời đạo lý tuôn trào bất tận lôi cuốn thính chúng là hình ảnh lý tưởng của công tác hoằng pháp. Khi làm công tác hoằng pháp, ai cũng phải nghĩ đến lúc hiện diện trên pháp tòa, trước số đông cử tọa, thuyết pháp lưu loát hấp dẫn suốt cả tiếng đồng hồ. Ngày xưa Phật cũng giáo hóa bằng những thời thuyết pháp lôi cuốn như thế.
    Khác với lúc đàm đạo ta chỉ độ được vài ba người, hay một nhóm nhỏ, việc diễn giảng là cơ hội để ta giáo hóa được nhiều người hơn. Tuy nhiên, chính việc thực hành đàm đạo rất nhiều giúp ta trở nên một diễn giả tài ba sau đó. Muốn giỏi diễn giảng thì trước hết phải giỏi đàm đạo cái đã.
    Có hai hình thức diễn giảng, một là giáo thọ sư dạy giáo lý trong lớp; hai là giảng sư trình bày giáo lý cho thính chúng tự do.
    Giáo thọ sư có mặt khó là phải thật sự có chuyên môn cao về giáo lý để dạy cho Tăng Ni sinh, nhưng đồng thời cũng có mặt dễ là học trò đều là những người ham học, có tập trung, vì vậy Giáo thọ sư không bị áp lực tâm lý phải tìm cách chinh phục thính chúng, cứ theo đúng giáo trình mà hướng dẫn. Học trò mà không chịu học thì sẽ bị xử lý thích đáng.
    Giảng sư có mặt dễ là chỉ cần có pháp hội mời giảng là ta có cơ hội trình bày giáo lý. Nhưng cái rất khó của Giảng sư là thính chúng là những người tự do, thích thì đến dự nghe, không thích thì thôi. Vì vậy áp lực về chất lượng bài giảng của Giảng sư là cực kỳ lớn. Tăng Ni sinh bị đẩy phải đến lớp ngồi học. Còn thính chúng tự do thì phải bị kéo thì mới đến nghe. Giảng sư phải giảng thế nào để người nghe ham thích đến nghe tiếp tục và còn rủ thêm người khác đến nghe nữa. Nói gọn, phải giảng cho hay.
    TT THÍCH CHÂN QUANG
     

    Các file đính kèm:

Moderators: mopie

Chia sẻ trang này