Thảo luận Cảm nhận về lý thuyết của Carl Jung

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi huytran, 21/4/20.

Moderators: amylee
  1. huytran

    huytran Lớp 5

    Bạn hứng thú với cuốn này như vậy, không biết có thể cho diễn đàn biết 1 vài cảm nhận sau khi đã đọc xong? Và các bạn khác cũng vậy? Tôi có cảm giác bên VN ít ai tìm hiểu về Jung, cho nên muốn tìm người thảo luận về đề tài này cũng khó.

    Lời nhắn của mod:
    Bài đã được chuyển sang phần thảo luận theo ý muốn của các thành viên tham gia
     
    Last edited by a moderator: 24/4/20
    zoomvietnam and dxuanthang like this.
  2. tinhthuvi

    tinhthuvi Mầm non

    Sau khi đọc cuốn Thăm dò tiềm thức của Carl Jung thì mình cảm thấy rất hứng thú với lý thuyết của ông này nên muốn tìm đọc thêm. Cuốn Bản đồ tâm hồn này là cuốn dẫn nhập, cho cái nhìn tổng quan về tâm lý học phân tích của Jung nên mình đặc biệt muốn đọc. Tuy nhiên, gọi là thảo luận thì không biết có thể thảo luận được không vì kiến thức của mình về lý thuyết của Jung và Freud hiện vẫn thủng chỗ này chỗ kia, chưa có hệ thống lớp lang gì :D Ngoài ra, gần đây mình có đọc được một lý thuyết cao hơn nên vẫn đang trong giai đoạn trung hòa các thuyết :D
     
    zoomvietnam, dxuanthang and huytran like this.
  3. huytran

    huytran Lớp 5

    Lý thuyết cao hơn... tôi đoán thử nhé, chắc là của Lacan?

    Khi một nền văn hóa đón nhận một hệ thống tư tưởng mới, nó phải sáng tạo ra những cách để diễn đạt hệ thống tư tưởng đó bằng ngôn ngữ sẵn có của mình, và đối chiếu theo lăng kính lâu đời của mình. Cho nên tôi nghĩ người Việt nói chuyện về phân tâm học với nhau thế nào cũng có những ý mới lạ, những cái hoài nghi thú vị, và sáng tạo thêm cách dịch thuật ngữ.

    Trước tới giờ người Việt đa số chỉ lặng lẽ đọc theo cái ý của những tác giả Tây phương, đọc xong rồi bỏ đó, trong khi có rất nhiều cách thú vị mà mình có thể áp dụng lý thuyết, chẳng hạn như đọc lại các truyền thuyết, thần thoại, hay văn học của mình để tìm những ẩn nghĩa trong đó.

    Trước giờ tôi có thử gợi chuyện trên này 1 vài lần mà không thấy ai hưởng ứng, nhưng vẫn chưa mất hy vọng giao lưu được với bạn bè ở trong nước. Mong sẽ được nghe những ý tưởng của bạn :-)
     
  4. tinhthuvi

    tinhthuvi Mầm non

    Dạ không phải Lacan ạ. Mình đọc thuyết thần bí :"> nghe hơi "đa cấp" nhỉ nên mình không muốn bàn sâu khi chưa biết gu, quan điểm của đối phương. Nếu đọc lùi lại thời xưa thì thấy Jung thừa hưởng các quan điểm nền mang tính cốt lõi vốn đã có từ vài ngàn năm trước rồi. Jung chỉ phát triển phần ngọn thôi.
    Mình đọc Jung không nhằm tìm ẩn nghĩa trong những thứ xung quanh mà để giải mã bản thân thôi nên nó hơi bị cá nhân. Lý do ban đầu đọc Jung lại là vì đọc Hesse thấy nhắc tới ;))
    Nói chung mình không có hiểu biết sâu sắc gì về Jung nhưng nếu muốn trao đổi ít nhiều thì rất welcome thôi ạ. Đặt câu hỏi quan trọng hơn là câu trả lời nên mời bạn đặt câu hỏi ạ.
     
    dxuanthang thích bài này.
  5. huytran

    huytran Lớp 5

    Nói chung ai đi sâu vào thế giới bên trong con người đều đi đến chỗ nhìn nhận thế giới quan thần bí, cũng nghĩa là nhìn nhận giới hạn của tri thức trực quan. William James còn cho rằng Phật giáo mới chính là tương lai của Tâm lý học.

    Nhưng thôi, chuyện này nói nữa ở đây sẽ đi xa khỏi chủ đề topic. Chúng ta sẽ tiếp tục ở box Thảo luận hay Chuyện phiếm gì đó thì hơn. :)
     
    dxuanthang thích bài này.
  6. tinhthuvi

    tinhthuvi Mầm non

    dạ, không biết là Tâm lý học hiện đại thừa hưởng quan điểm của thuyết thần bí hay vô tình (hay tất yếu) đi trùng hướng. Ít nhất thì hiện tại có thể thấy những nét lớn trùng hợp như việc phân chia tâm trí thành nhiều vùng, cổ mẫu (của Jung) và lưỡng tính (của Freud). Trong sách tâm lý học mình thấy rất nhiều lần nhắc tới thuật thôi miên (và phim ảnh thì rất nhiều). Anw, các cuốn mình đọc thì không thấy nói rõ về phương pháp này. Bạn có biết cuốn nào như vậy không ạ?
     
    dxuanthang thích bài này.
  7. huytran

    huytran Lớp 5

    Trong cả các trường phái thần bí lẫn Tâm lý học, ít ai thảo luận về thôi miên. Gần như ai cũng coi đấy là 1 hiện tượng tự nhiên nó thế, nói vài câu là bao quát hết vấn đề, cho nên không có nhiều sách vở lý luận. Thầy của Freud là Breuer dọ dẫm tìm ra những ý tưởng sơ khai về Phân tâm học là từ kết quả thôi miên; lúc ban đầu Freud cũng dùng thôi miên nhưng sau ông đổi sang phương pháp liên tưởng tự do (free association) bởi vì ông cho thôi miên tạo ra những hồi tưởng không hoàn toàn đáng tin. Cho nên bên Phân tâm học cũng lơ là với thôi miên.

    Thôi miên là do Mesmer người Áo khám phá ra; ông này là 1 tay ở giữa phù thủy và bác sĩ, lý giải thôi miên như cách vận dụng những năng lượng vô hình nối kết tinh thần 2 con người, gần giống như từ tính nối kết kim loại, cho nên ông ấy gọi nó là magnetism. Về sau học trò của Freud là Wilhelm Reich đi sâu vào nghiên cứu dạng năng lượng này; Reich tuyên bố đã chứng minh được năng lượng đó tồn tại, và đặt tên là orgone. 2 ông này đều có viết sách về thuyết của mình.

    Phân tích triết học về thôi miên thì tôi nghĩ cuốn nổi tiếng nhất là "A Critique of Psychoanalytic Reason: Hypnosis as a Scientific Problem from Lavoisier to Lacan" của Chertok. Sau này tôi sẽ nói 1 chút về nội dung chính của cuốn này.
     
    tinhthuvi thích bài này.
  8. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    @tran ngoc anh : có cả Freud và Jung này, có tham gia không?
     
  9. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Em thấy Jung có 1 quan điểm cũng khá là thần bí mà tiếng Việt dịch ra thành hẳn 1 cụm rất hoa mỹ là "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu".
     
    vit_ga thích bài này.
  10. huytran

    huytran Lớp 5

    Bạn có phải đang nói về Synchronicity?
     
  11. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Đúng rồi bác, có mỗi 1 từ thôi mà thấy dịch tiếng Việt nghe kêu quá.
     
    huytran thích bài này.
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Đọc một hai cuốn dẫn luận thì chưa dám múa anh ơi :)
     
  13. huytran

    huytran Lớp 5

    Cảm ơn bạn xversion đã cho biết. Đó quả là một cách chuyển ngữ.... không ích lợi gì cho độc giả, mặc dù thật tình thì tôi cũng đã nghĩ ngợi nhiều năm qua mà vẫn chưa tìm ra được cách dịch nào cho xuôi chữ này.

    Synchronicity đúng là một ý tưởng đảo lộn tất cả ý niệm chung của con người về thế giới, mặc dù sau này có nhiều tác giả viết sách đại chúng thích gắn nó vào với thuyết lượng tử. Để dám đưa ra thuyết này thì Jung chắc chắn đã phải trải qua những trải nghiệm sâu xa và mạnh mẽ đến mức làm cho ông có niềm tin và dũng khí trình bày nó ra. Đọc tiểu sử Jung thì chắc là ông đã tiếp cận với nó vào thời điểm bị khủng hoảng tinh thần. (Tuy nhiên, khái niệm Das Unheimliche của Freud cũng chứa đựng những đường nét manh nha cho thuyết này).

    Cũng thú thật là chính synchronicity đưa tôi đến với Jung, cũng như phương pháp giải mộng đưa tôi đến với Freud. Có những khoảnh khắc trong cuộc đời ta đứng trước những cơ duyên cho mình thấy không có gì có lý bằng cái vô lý nhất; tôi đoán mò rằng có lẽ kiểu đốn ngộ trong Thiền cũng giông giống như vậy. Khi tôi vừa đọc xong cuốn sách đầu đời của mình về Synchronicity, bỗng nhiên tôi cảm thấy mọi sự xung quanh mình tự nhiên xảy ra một cách có thể đoán trước, giống như theo một kịch bản. (Trạng thái đó xảy ra trong vài ngày thôi, rồi mình lại trở về phàm phu như trước :D )
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/4/20
    amylee and tinhthuvi like this.
  14. tinhthuvi

    tinhthuvi Mầm non

    Mình thì đọc Freud lâu rồi nhưng chỉ đến với Jung từ sau cuốn Demian của Hermann Hesse. Hesse đã viết cuốn này một lèo trong cơn hưng phấn xuất thần sau khi đọc về thuyết của Jung. Có nhiều phần về giải mộng có thể liên hệ với Jung. Tuy nhiên, có một cảm thức cực kỳ thú vị khác trong Demian là hai nhân vật có thể thần giao cách cảm khi họ khao khát nhau mãnh liệt.
    Không biết cảm thức này nên ghép vào lý thuyết nào của Jung và có thể đọc sâu ở đâu hả các bạn?
     
  15. giinny9x

    giinny9x Mầm non

    Mình có tìm hiểu lý thuyết 8 cognitive function (chức năng nhận thức) của Jung, nó là nền tảng của cách phân loại tính cách mbti. Khái niệm cognitive function này có ý nghĩa chỉ ra xu hướng nhận thức, tư duy của một người. Theo nhận định của mình thì thuyết 8 chức năng nhận thức là đáng tin cậy, và "chấp nhận được" trong việc phân loại cũng như mô tả tâm thức của con người. Tuy nó đơn giản, nó cũng không hoàn toàn định nghĩa được một con người với tích cách phức tạp nhưng nó định được thiên hướng của một người. Tức cái cốt lõi giữa nhiều biến thể.

    Theo Jung thì mỗi người có một khởi điểm ban đầu với một bộ function mà họ ưu tiên sử dụng (giống như cách một người fill-in trò xếp hình, có người thích ghép từ viền vào, có người thích ghép từ trong ra), thì cuối cùng mọi người đều đạt được kết quả là bức tranh giống nhau, dù chức năng nhận thức khác nhau.
    Câu của Jung là: "Where wisdom reigns, there is no conflict between thinking and feeling". Vì vậy, hướng phát triển của cognitive function là luyện tập và sử dụng những function yếu để hướng tới sự cân bằng.
    ___________________________

    Mình thấy có quyển "The Collected Works of C. G. Jung" được translate sang t.anh từ bản gốc tiếng Đức những gì viết bởi chính Jung và bao gồm đầy đủ hầu hết những nghiên cứu của ông như: nghiên cứu về tâm thần, phát triển tính cách, tâm lý học & tôn giáo, giấc mơ, etc... (có 20 volumn). Mình đang đọc về Psychological types, thấy ổng viết trừu tượng, nhiều cái khó hiểu thật sự.
     
    huytran thích bài này.
  16. huytran

    huytran Lớp 5

    Nói chung lý thuyết của Jung là một tổng thể trong đó các thành phần liên hệ chặt chẽ và củng cố lẫn nhau, nên rất khó tách biệt ra 1 khái niệm đứng đằng sau 1 chi tiết trong truyện. Đó là chưa kể khi viết truyện thì Hesse cũng dùng trực cảm nghệ sĩ của chính ông nữa. Nhưng có mấy khái niệm này có vẻ có liên quan nhiều nhất đến thần giao cách cảm:

    Thứ 1, nhân vật Demian có thể coi như không phải là 1 người sống thật sự, mà là một hình bóng do thế giới tinh thần của Emil tạo ra để tự hoàn thiện mình. Jung có 1 liệu pháp gọi là "tưởng tượng sinh động" (active imagination) trong đó người ta được hướng dẫn đẩy trí tưởng tượng của mình đi rất xa, đến mức tiếp xúc với những hiện thực ảo. Bản thân Jung cũng nhìn nhận mình đã gặp và trò chuyện với 1 linh hồn tên gọi là Philamon về triết lý; những học trò và bệnh nhân của Jung cũng nhiều lần tiếp xúc với những hình bóng được coi như là nhân cách hóa của vô thức.

    Thứ 2, thần giao cách cảm và những hiện tượng phá vỡ giới hạn thời/không gian được Jung giải thích như là những khoảnh khắc khi mà thế giới bên ngoài và bên trong con người đồng hành với nhau, phát ra cùng 1 thông điệp đến với con người đang ở trong thời điểm biến chuyển tâm lý. Một ví dụ của chuyện này là quan điểm của Jung về bói dịch. Jung cho rằng bói dịch là 1 trung gian để con người nhận ra được trạng thái biến chuyển trong tâm lý của mình; lý do bói dịch tiên đoán được tương lai vì mình sẽ gặp những biến chuyển của thế giới bên ngoài tương đồng với biến chuyển nội tâm của mình.

    Dễ hiểu hơn, ví dụ chúng ta đang nghĩ tới 1 người thì người đó gọi ta. Vào thời điểm đó, có thể hình ảnh người này có 1 ý nghĩa đặc biệt đối với vô thức của ta, biểu tượng cho 1 cái gì đó đang thiếu sót trong đời ta. Khi đó, thế giới bên trong và bên ngoài của ta sẽ cùng biến chuyển trùng hợp với nhau, bên trong thì mình nghĩ đến anh này, bên ngoài thì anh ta gọi, cùng là cách nhắc đến tên người này với ta, 1 cách nhắc nhở đến cái ý nghĩa đặc biệt của anh này.

    Bạn có thể đọc "Sách đỏ" và hồi ký của Jung về active imagination, cũng như đọc cuốn "On Synchronicity", và cả "On the Psychology and Pathology of So-called Occult Phenomena" để làm quen với quan niệm của Jung về các hiện tượng siêu tâm lý. Nói tóm lại, toàn bộ lý thuyết của Jung có công dụng xây dựng nên 1 thế giới quan trong đó những hiện tượng như thần giao cách cảm có chỗ để tồn tại.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/4/20
    amylee and Lamani like this.
  17. babylon

    babylon Lớp 4

    Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu diễn giải theo Mac là chất lượng độ vừa đủ thì nguyên nhân kết quả tương xứng hay lý thuyết nhân quả .Luật hấp dẫn thì nói tập trung tiêu điểm làm ta kết quả mong muốn nhưng vũ trụ mọi thứ liên kết chặt chẽ với nhau không gì là tách rời .Phật nói khởi niệm sátna thiên đàng địa ngục ngay ngõ nên tóm gọn không gì riêng biệt cả như hiệu ứng tinh thể Nước thay đổi cấu trúc với tẫn số sóng âm
     
  18. phuga89tb

    phuga89tb Mầm non

    Các bạn cho mình xin lộ trình đọc chủ đề này từ dễ đến khó vs.
    Qua những gì mình đã đọc thì mình nghĩ "cái tôi" chỉ là kết quả của những thứ tác động lên ta từ cha,mẹ, ng xung quanh, sách báo, xã hội, tivi... do đó k có cái tôi nào cả.
     
  19. huytran

    huytran Lớp 5

    Chuyện bạn hỏi đó nó hơi xa khỏi lý thuyết Jung - tức là chủ đề topic này - nhưng tôi cũng xin thảo luận 1 chút: vậy theo bạn, bản thân và người khác không có sự phân biệt? Hay ý bạn muốn nói rằng những gì mình nghĩ mình biết về bản thân đều là do người ngoài dạy cho mình?

    Ý thứ 2 tôi nghĩ quá hiển nhiên không cần bàn cãi; giả thử không có người chung quanh thì chính mình cũng không tự biết mình là con người, và cũng chẳng cần có những khái niệm như tên tuổi, lý lịch, v.v. làm gì, vì có dùng được với ai đâu. Còn khi đã có người chung quanh, thì tất nhiên lại phải có những cái đó. Là vì khi có người chung quanh mới có ý niệm "tôi" và "bọn họ", mới cần phải gọi nhau.

    Nếu đẩy lý thuyết Jung đi xa hơn những cách hiểu và áp dụng thông thường thì có thể nói (theo kiểu thuyết huyền bí) rằng mọi con người có liên hệ nối kết nhất thể với nhau trong thế giới tinh thần, cho nên sự phân biệt chỉ là ảo tưởng. Hồi xưa ông Berkeley thì phải, đã phản biện thuyết đó 1 cách giản dị, là đưa chân đá vào 1 cục đá bên đường. Ai đá thì người ấy đau, người bên cạnh đâu có cảm giác gì.

     
    amylee and Do dai hoc NEU like this.
  20. zoomvietnam

    zoomvietnam Lớp 3

    Đúng là nếu hiểu thêm về thần bí thì đọc sách của Jung và các dòng sách tâm lí khác sẽ rõ hơn khá nhiều. Nếu xem cuốn " the Power of Myth" của Josepth Campbell hay một số tác phẩm của ông sẽ giúp sáng tỏ nhiều điều.
     
    amylee thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này