Hồi ký Cát bụi chân ai - Tô Hoài

Thảo luận trong 'Tủ sách Hồi ký - Tiểu sử' bắt đầu bởi Song Ngư, 30/9/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    cat-bui-chan-ai.jpg

    Tựa sách: CÁT BỤI CHÂN AI
    Tên tác giả: Tô Hoài

    Sưu tầm trên mạng ở dạng file html (lâu rồi nên không nhớ rõ đã lấy ở trang nào, mong được thông cảm), yeuchip đã chỉnh sửa một số lỗi chính tả, làm thêm phần mục lục rồi chuyển sang ebook prc để tặng riêng cho Thư viện - eBook.
    Hy vọng nhận được sự ủng hộ của các bạn yêu sách.
    Thân chào!
    -------------------------------------
    Vài dòng giới thiệu về Nhà văn Tô Hoài:
    (Nguồn:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 - 1920 tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức - tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công. Ông còn có nhiều bút danh khác như: Mai Trung, Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích,…

    Quê quán : xã Kim An - huyện Thanh Oai - tỉnh Hà Tây.

    Tuổi thanh niên, Tô Hoài phải trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như: dạy học tư, bán hàng, làm kế toán cho hiệu buôn, … Năm 1938, ông chịu ảnh hưởng của Mặt trận Bình dân và tham gia hoạt động trong tổ chức Hội ái hữu thợ dệt và Thanh niên dân chủ Hà Nội.

    Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài cho báo Cứu quốc và Cờ giải phóng.

    Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo “Cứu quốc”. Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam (Nha Trang, Tây Nguyên…). Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng.

    Năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1957 đến năm 1980, Tô Hoài đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà văn như : Uûy viên Đảng Đoàn, Phó Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi.

    Đến với con đường nghệ thuật từ cuối những năm ba mươi cho đến nay, Tô Hoài đã sáng tác được một số lượng tác phẩm đồ sộ (hơn một trăm năm mươi đầu sách) ở nhiều thể loại khác nhau như : tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, vào năm 1996 ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

    * Tác phẩm của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám :
    Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Giăng thề (1943), Nhà nghèo (1944), Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944).

    * Tác phẩm chính của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám :
    - Truyện ngắn : Núi cứu quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện Tây Bắc (1953, Giải nhất tiểu thuyết năm 1956 của Hội Văn nghệ Việt Nam), Khác trước (1957), Vỡ tỉnh (1962), Người ven thành (1972).
    - Tiểu thuyết : Mười năm (1957), Miền Tây (1967, Giải thưởng Bông sen vàng năm 1970 của Hội Nhà văn Á Phi), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Tự truyện (1978), Những ngõ phố, người đường phố (1980), Quê nhà (1981, Giải A năm 1980 của giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội), Nhớ Mai Châu (1988).
    - Kí: Đại đội Thắng Bình (1950), Thành phố Lênin (1961), Tôi thăm Cămphuchia (1964), Nhật kí vùng cao (1969), Trái đất tên người (1978), Hoa hồng vàng song cửa (1981). Cát bụi chân ai (1992).
    - Truyện thiếu nhi : Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II (1999)
    - Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác : Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959), Người bạn đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật và phương pháp viết văn (1997).

    Tô Hoài có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài, đặc biệt Dế mèn phiêu lưu kí được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất.

    Nhìn chung, Tô Hoài là một nhà văn sớm bước vào đời, vào nghề văn và cũng sớm tham gia hoạt động cách mạng. Ông viết ở nhiều thể loại và thể loại nào ông cũng đạt được những thành công đặc sắc. Đặc biệt là ở những tác phẩm viết về loài vật và miền núi Tây Bắc. Tô Hoài luôn có những cố gắng tìm tòi, khám phá trong sáng tạo nghệ thuật, đó là một trong những yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn, sức sống và ý nghĩa lâu bền ở tác phẩm của ông đối với đời sống tinh thần của người đọc nhiều thế hệ.
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 29/3/15
  2. Quan San

    Quan San Mầm non

    Cám ơn bạn :)
     
  3. duong_duc2002

    duong_duc2002 Mầm non

    Xin chân thành cảm ơn!
     
  4. heocon0504

    heocon0504 Lớp 4

    rất tuyệt , đọc để biết thêm về phía sau của Xuân Diệu
     
    Last edited by a moderator: 29/3/15
  5. heocon0504

    heocon0504 Lớp 4

    bác cho e file prc được không ạ
     
    Last edited by a moderator: 29/3/15
  6. sunlight85

    sunlight85 Guest

    Bạn dùng Calibre mà chuyển, Mobi có khác gì Prc đâu.
     
  7. heocon0504

    heocon0504 Lớp 4

    bác attach file "Cát bụi chân ai " là file epub mà chứ đâu phải mobi ?
     
  8. halucky

    halucky Lớp 11

    Quyển này ra ngoài mua cũng khó. Toàn được trả lời là sách không in nữa. Cám ơn bạn. Phần tiểu sử tác giả nên bổ sung thêm ngày mất.
     
  9. cea67

    cea67 Lớp 2

    Cảm ơn bạn đã đưa lên và cả "Vài dòng giới thiệu về Nhà văn Tô Hoài", nhưng xin phép các bạn để được bổ sung: Nhà văn Tô Hoài còn có một tác phẩm viết về cải cách ruộng đất rất hay, đó là tác phẩm "Ba người khác"; vậy xin post lên đây:
     

    Các file đính kèm:

    vinh885, meetdak, Anan Két and 7 others like this.
  10. cea67

    cea67 Lớp 2

    Nhân đây cũng xin gửi các bạn một tập tự truyện của Nguyễn Hữu Hanh, cũng xem tạm được
     

    Các file đính kèm:

    vinh885, meetdak, Anan Két and 6 others like this.
  11. BECKHAM PHUONG

    BECKHAM PHUONG Mầm non

    XIN LỖI, LÀM SAO ĐỌC DC FILE PRC VẬY Ạ? TÔI XIN CÁM ƠN
     
  12. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    CÁT BỤI CHÂN AI
    Tác giả: Tô Hoài
    Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
    Đóng gói: Cuibap
    Nguồn text: Waka
    [​IMG]
    Với Cát bụi chân ai - Tô Hoài đã khắc họa thành công các hình tượng Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Bính, Xuân Diệu… và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một thời đại văn học. Đặc biệt Tô Hoài không thiêng liêng hóa hình tượng, không tô vẽ cầu kỳ Nguyễn Tuân nhưng chân dung Nguyễn Tuân không vì thế mà mất đi vẻ khả ái, đẹp đẽ và ấn tượng. Chỉ điểm xuyết về con người Nguyễn Tuân trong giai đoạn tiền chiến, rồi đi ngược lại mãi về một thời rất xa, cứ thế cuộc đời dấn thân của Nguyễn Tuân như Tô Hoài biết từ sau 1945 tới nay hiện lên sinh động với tất cả những gì bình dị và thân thương nhất...
    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

  13. chumeo_di_hia

    chumeo_di_hia Lớp 3

    cài cái này ạ
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  14. nota1010a

    nota1010a Mầm non

    Tô Hoài cuối đời vẫn còn cay cú Phùng Cung
     
  15. Tô Hoài viết về Tây Bắc rất hay, hi vọng có những cuốn mới về chủ đề này được up lên.
     
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cay cú gì đâu, bạn trích dẫn đoạn đó xem nào.
     
Moderators: SLASH.ROCK4U
: tô hoài

Chia sẻ trang này