LS-Tổng hợp Chiếc nút áo của Napoleon - 17 phân tử thay đổi lịch sử

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 16/1/19.

Moderators: Bọ Cạp
  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Đang phân tách vai trò của hai kim loại trong hợp kim mà: thiếc có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn sẽ kéo nhiệt độ nóng chảy chung của hợp kim xuống, còn chì bền hơn sẽ kéo tính kết dính của hợp kim lên, tuy giải thích chưa chuẩn hoàn toàn nhưng nói chung là vậy. Hợp kim sẽ tạo ra vật liệu mới vừa đáp ứng độ nóng chảy và tính kết dính?

    Phải tách bạch hai vấn đề này chứ anh nhỉ?
     
  2. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Người ta xét tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật cùng một lúc, tính dễ dính bám cũng rất quan trọng vì làm hàn dễ hơn và nhanh hơn. Vì chỉ tiêu dính bám này nên còn dùng nhựa thông nữa, nhựa thông sẽ tẩy ô xít kim loại cần hàn. Trong sợi dây hợp kim dùng để hàn có nhựa thông trong lõi. Khi mua cuộn dây hợp kim hàn cũng được tặng kèm cục nhựa thông. :D
     
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Câu hỏi này cũng đúng với chì, đồng, hay bạc trong công thức mới.

    Như đã nói một mình thiếc không làm được gì hết nên mới cần pha thêm chất khác. Hơn nữa nếu không có thiếc, chì vẫn đảm bảo được độ bền của mối hàn, vẫn hàn được cho các chi tiết chịu được nhiệt tốt hơn. Các linh kiện điện tử không phải là tất cả thế giới của công nghệ hàn.

    Công nghệ hàn còn có tàu biển và hàn dân dụng nữa mà.

    Câu hỏi này cho thấy đang fan cuồng thiếc quá mức :D

    câu này đúng hơn với thiếc. Vì đang không nâng quá cao vai trò của chì, trường hợp này đâu có nói tính thay đổi thế của chì đâu?
     
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Câu anh trích phía trên, em nhắc anh là em trình bày vai trò của hai chất đơn lẻ trong hợp kim mà. Còn anh lại nói về bên ngoài.

    Em trình bày rằng: trong hợp kim đó mỗi chất có vai trò riêng nên không thể nghiêng hết về thiếc được, không thể tôn vinh một mình thiếc được, nhưng anh lại hiểu khác.

    Nên em mới nhắc thêm là anh phải tách bạch vấn đề. Anh trích câu vai trò của đơn chất để nói vai trò của hợp kim là không hợp lí.

    Giải thích lần thứ hai!
     
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vai trò của hợp kim là của hợp kim. Không thể lấy đó làm vinh quang cho mỗi một chất nào dù nó chiếm bao nhiêu phần trăm được.

    Cũng như các hợp chất hữu cơ được nhắc đến trong sách. Tất cả các chất đó đều có carbon chiếm đa số. Chẳng lẽ phải tôn vinh mỗi một mình carbon? Thấy có hợp lý không?

    Mặc dù so sánh như vậy không chỉnh vì hợp kim với hợp chất hữu cơ là khác nhau về cơ bản. Nhưng bản chất vấn đề nó là như vậy.
    Hợp chất hữu cơ đã là một chất liệu khác, cũng như hợp kim đã trở thành một loại kim loại khác, khác với tính chất ban đầu rồi.

    Cho nên là về lĩnh vực khoa học phải nói rõ, xét rõ là hợp kim hay hợp chất nào chứ không thể quy chung chung về carbon hay thiếc được.

    Cuốn sách cũng không trình bày như thế.
     
  6. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Nhưng đang nói về thiếc, vì thế cần nhấn mạnh về thiếc, chì rồi đồng, bạc cũng thế có vai trò phụ trợ thêm. Tương tự với sắt, một mình sắt không làm được gì vì sắt rất mềm. Nhưng người ta vẫn nói sắt là xương sống của công nghiệp.
     
  7. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Chất có tỷ lệ cao nhất trong hợp kim không được tôn vinh à? :P

    Ngay cả chì, nếu dùng chì nguyên chất đúc chữ cũng không ra con chữ vì nó không ăn khuôn, và quá mềm in một tờ giấy đã mất nét. Vì thế cần pha thêm indi (nhớ mang máng thế) thì mới đúc được con chữ và đảm bảo độ cứng, khó mòn... Vì chì chiếm tỷ lệ lớn cho nên người ta tôn vinh chì trong ngành in. :P
     
  8. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Thì có cuốn sách khác người ta nói điều tương tự. Chẳng hạn Kể chuyện về kim loại. Nếu nói về đơn chất, chẳng có chất gì một mình làm được mọi chuyện. Nếu tách bạch chi li. :D
     
  9. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Cuốn sách này cũng nói:
    Có thấy nhắc gì đến các thành phần khác trong hợp kim sắt đâu? :D
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  10. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Chuyển đề tài.

    Cuốn sách này có chỗ sai.
    Ethane và ethylene là hai chất khác hẳn nhau.

    Ethane có công thức phân tử là C2H6, công thức cấu tạo là:

    upload_2021-9-1_13-31-37.png
    Cần sửa là:
     
  11. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thời đại đồ sắt nhưng dụng cụ toàn là thép. Hơn nhau ở chỗ dân tộc nào có công thức thép tốt hơn. Ví dụ thép Damascus huyền thoại, có ai ngưỡng mộ "sắt Damascus" đâu? Vì rất có thể Damascus nhập sắt chỗ khác, công thức thép của họ mới là cái đáng nhắc tới.

    Kiếm Nhật rèn bằng gì? Sắt, ok! Dĩ nhiên sắt rất quan trọng với nhân loại, nhưng thực tế thép mới quan trọng với nhân loại. Khi phát hiện sắt mặc dầu là một phát hiện quan trọng nhưng chỉ khi chính bàn tay con người phát minh ra thép mới có bước đột phá.

    Cho nên là vinh danh sắt hoàn toàn hợp lý. Nhưng xếp thép ở trên một bậc còn hợp lý hơn rất nhiều.

    Lập luận thường thấy sẽ là nếu không có sắt thì thép ở đâu ra? Nhưng nên nhớ rằng một mình sắt sẽ rất khó làm nên chuyện gì. Chính carbon đem lại giá trị cho sắt và nâng tầm nó lên nhưng ở một dạng khác là thép.

    Cũng như thiếc, nếu không có chì, đồng hay bạc, thiếc không khác một mỏ vàng không khai thác được.

    Vấn đề ở đây là cách trình bày. Nếu tôn vinh thiếc. Phải trình bày như: cùng với đồng hay chì hay bạc chẳng hạn, thiếc ở trong hợp kim thiếc-chì, thiếc-đồng-bạc đã là vật liệu hàn có công thay đổi thế giới.

    Đấy, phải rõ ràng chứ 8 đứa khiêng một khúc cây chỉ vinh danh thằng to con nhất thì mai mốt đi mà khiêng một mình nhé haha
     
  12. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Đấy là hiểu đến bản chất, cặn kẽ là thế. Đúng ra cần nói Thời đại đồ thép mới chính xác. Nhưng hầu hết các sách đều nói Thời đại đồ sắt. :D Nhiều sách cũng nói Thời đại đồ đồng, nhưng có 2 hợp kim đồng được dùng đồng thau (chủ yếu là đồng và kẽm) và đồng đỏ (chủ yếu là đồng và thiếc) hợp kim này có tính đàn hồi cao nên hay dùng để đúc chuông, cồng, chiêng... :D
     
  13. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Kiếm Nhật chỉ có sắt thôi sao? Còn kiếm Damascus bằng thép? Lần đầu thấy nói. :P Riêng chữ thép thì đang nhắc đến hàm lượng carbon có trong thép rồi. Carbone làm thép có độ cứng, còn nhiều chất vi lượng khác làm thép mịn, dẻo dai, đàn hồi...

    Khi hàm lượng carbone cao lên đến một mức thì lại gọi là gang.

    Nói chung nhân loại chưa bao giờ dùng mỗi sắt để khiêng cả thế giới. :P
     
  14. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Mối quan hệ giữa kỹ thuật và thị trường. Nhà sản xuất cần một nguyên liệu tốt cho sản phẩm của mình. Nhà nghiên cứu cần tiền để đầu tư cho nghiên cứu của mình.

    Câu chuyện trích dưới đây là ví dụ điển hình. Nhà nghiên cứu thậm chí không định giá được giá trị của sáng chế của mình. Kết thúc rất có hậu khi nhà sản xuất đã định giá đúng với cái giá làm nhà nghiên cứu choáng váng, gấp 7 lần cái giá ông ta có thể tưởng tượng được. :D
     
  15. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Với khoản tiền vừa kể Baekeland đã có điều kiện tốt để nghiên cứu và đã tìm ra chất phenol formaldehyd hay bakelit. Chất này không cháy, rất khó nóng chảy nên là một chất cách điện cực tốt trong kỹ thuật điện, ứng dụng làm đế, vỏ các thiết bị điện, các bảng mạch điện tử, phủ dây quấn các cuộn cảm trong các thiết bị điện, điện tử, dây đó gọi là dây emay. Riêng phần này đã làm thay đổi thế giới rồi.

    Ngoài ra còn nhiều ứng dụng khác như phím đàn, bóng bida, quân cờ... trước đây phải làm từ ngà voi, sừng động vật, nhiều loài động vật, đặc biệt là voi đã thoát khỏi sự tuyệt chủng từ phát minh này. :D
     
    eta128 thích bài này.
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Anh hiểu sai mất dồi :D

    Mạch ý đang hỏi (2 loại thép khá nổi tiếng, và cụ thể hơn bằng tên của Kiếm Nhật) là loại kiếm đó được làm bằng gì? Thì giả định câu trả lời sẽ là bằng SẮT, người hỏi sẽ xem câu trả lời bằng sắt là đúng nên mới OK, rồi sau đó mới trình bày là mặc dù sắt là chủ yếu, có vai trò rất lớn, nhưng phân tích ra thì vai trò đó được xây dựng trên vai của thép, vì có thể hiểu mở rộng rằng tất cả các loại dụng cụ con người sử dụng đều phải là THÉP thì nó mới tạo nên công dụng được, SẮT rất mềm yếu chỉ hơn đồng thôi rất khó đóng vai trò lớn nếu không được gia công cộng phụ gia.

    Đây mới là nghĩa của câu trên anh nhé :D

    Chuyên gia đọc lướt đây mà haha. Chú ý là từ THÉP DAMASCUS dễ bị nhầm với các thanh kiếm được làm hoặc bán tại Damascus, hay kỹ thuật hàn cán gấp hai lớp thép cho ra sản phẩm trông rất giống loại thép này dù không phải. Anh kết hợp với câu kiếm Nhật rèn bằng SẮT thì ối dồi ôi luôn dồi :D

    Loại thép này được làm từ thép Wootz - loại thép của Ấn Độ và Ba Tư. Người Ả Rập nhập Wootz đến Damascus nơi ngành rèn vũ khí đang rất phát triển. Cứ như thế Ấn Độ và Ba Tư đã xuất thép thỏi đến Damascus cho đến thế kỷ 17. Để rồi người Ả Rập lại rèn ra loại thép Damascus huyền thoại. Chứ kiếm Damascus như anh nói chỉ là một trong những sản phẩm của nó thôi.

    Đó là hai ví dụ để chỉ ra vai trò thời đại của thép thôi, cho thấy thép cao hơn sắt chứ không chỉ đơn giản là vai trò của mỗi một mình SẮT.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/21
  17. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Kiếm Nhật được rèn từ thép (không bao giờ chỉ có sắt nguyên chất, cho nên chỉ nói sắt là sai) với kỹ thuật cán mỏng, gấp lại, cán mỏng, gấp lại nên nó gồm nhiều lớp thép. Khi rèn có sự biến đổi mạng tinh thể sắt, carbone, và các nguyên tố vi lượng. Cho nên thép sẽ dẻo dai hơn trong khi vẫn đảm bảo độ cứng.

    Kiếm Damacus và kiếm Nhật có độ dẻo khác nhau như kiếm Damacus có thể uốn cong lại là do dùng các loại thép có thành phần khác nhau, chắc đều có vanadi. Không phải bất cứ loại thép nào cũng có thể rèn được bảo kiếm cho nên thường chỉ 1 dòng họ nào đó mới làm được (cả ở Nhật lẫn Damacus).

    Kiếm Nhật được rèn với kỹ thuật: thanh thép cán mỏng cuộn lại liên tục.

    Chốt lại, với thép thì người ta tôn vinh sắt vì nó là thành phần chính. Với vật liệu hàn điện thì cứ chất nào chiếm tỷ lệ lớn nhất thì tôn vinh chất đó. Có nhiều hợp kim hàn lắm nhưng chủ yếu là những hợp kim với thiếc là thành phần chính.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/21
  18. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Chết thật, trích kiểu này thì chết người. Screenshot_2021-09-04-13-20-51-79_40deb401b9ffe8e1df2f1cc5ba480b12.jpg

    Cả câu đầy đủ là
    Lần đầu thấy nói là ở câu đầu chứ đâu phải câu sau. Cái câu đầu là do câu này.
    Bẻ luôn ý sau trích dẫn này.
    Con người chưa từng biết đến sắt nguyên chất cho đến thời gian gần đây khi có đủ kỹ thuật tinh luyện.

    Tất cả những thứ "sắt" được sử dụng từ xưa đến nay đều chủ yếu là thép hết. Thời xưa người ta chỉ vô tình thấy thép lấy từ mỏ A, B, C có những đặc tính tốt hơn các mỏ khác, chứ không biết tại sao. Mãi sau này khi tìm ra những nguyên tố quý và kỹ thuật phân tích cao rồi thì mới chủ động được việc chế tạo ra thép tốt, cho những mục đích khác nhau một cách ổn định.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/21
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nếu anh đã không hiểu cả câu nói đầu tiên lẫn câu giải thích phía trên thì xem ra nói thêm với anh là vô dụng.

    Cả cái đoạn đó là trình bày các dụng cụ là THÉP, công dụng của thép, để kết luận cho vai trò của thép trong thời đại đồ sắt. Làm sao có thể nói về sắt nguyên chất và cũng không hề có ý tôn vinh sắt nguyên chất, đang nói thép mà.

    Câu hỏi kiếm Nhật và câu trả lời Sắt cộng với Ok là cách hỏi tu từ, để chỉ ra quan niệm rằng đồ dùng bằng sắt biểu trưng cho thời đại đồ sắt là quan niệm lâu nay, quan niệm về vai trò của sắt.

    Sau đó em phân tích rằng thật ra là thép, cũng như thép Damascus mới là cái quan trọng hơn là sắt, công thức thép chính là phát minh của con người, cho thấy rằng sắt là quan trọng nhưng cũng phải có bàn tay con người sử dụng đúng, phát minh ra công thức thép thì nó mới là tầm cao.

    Cả cái đoạn đó hoàn toàn không hề nói Kiếm Nhật=Sắt. Nếu sau lần trình bày đầu tiên + lần giải thích trên + lần trình bày tiếp tục và giải thích này anh vẫn chưa nhận ra sai lầm thì em top here tại thread này nhá, giải thích với người hiểu sai từ đầu chí cuối nó khó khăn hơn nâng điểm cho học sinh kém lắm :P

    Về đoạn trích "Kiếm Damascus" anh lại tiếp tục hiểu sai/dùng sai từ là Kiếm Damascus. Vấn đề ở cái thép chứ không phải là cây kiếm. Đã nhắc nhỡ tránh hiểu lầm về thép và kiếm ở post trên (không biết có chịu đọc không :D )
     
  20. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Người ta phân biệt 2 loại hợp kim chủ yếu của sắt là thép và gang theo hàm lượng carbone chứa trong nó.
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này