Thảo luận Chọn lọc sách "khai dân trí" mang tư tưởng tự do

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi Sách triết học kinh điển, 6/6/18.

Moderators: Cát Cát
  1. Bạn nói chuyện có vẻ nặng tính quy chụp nóng vội. Hãy giữ bình tĩnh đi bạn.
     
  2. Nói xéo nhau cũng chả hay ho gì đâu.
     
  3. [Tiếp tục bàn và trả lời về việc triết học, lí thuyết cơ bản có phù hợp với hiện trạng nước ta]
    Đây cũng là phần trả lời bàn luận của bạn Ledaiduong89, tuy vậy, xin chưa đăng bàn luận thêm của bạn ấy.
    ----
    -...
    - Mình xin trả lời như sau: Bạn bàn đến tri thức, đến cách suy nghĩ là bàn đến triết lí, bạn muốn kinh doanh, bạn phải tìm hiểu thị trường, bạn phải hiểu biết về quy trình sản xuất, bạn phải tư duy...
    Đúng là triết học là cái chung, nhưng nếu không giải quyết cái chung thì trong mỗi cái riêng lại phải đụng vào cái chung. Vậy, từ lúc đầu, bạn không suy nghĩ về cái chung, tức triết học, bạn chỉ quanh quẩn nơi cái cá biệt, rồi đến một lúc nào đó, tức là lúc này, như đã nói tới Xu thế của đất nước, hình thái của cái chung hiện nên rõ rệt trong những lúc bạn nghỉ ngơi, nói chuyện, thảo luận rồi tiến đến việc diễn thuyết cho mọi người, rồi bạn viết sách...như thế đó.
    Điều quan trọng là đã đến "độ" chưa, nếu bạn sống và làm việc tại doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhà nước thì không thể hiểu rõ bằng việc mình tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp nhỏ, các bác chủ vườn, chủ xưởng...
    -...
    -
    Mình nghĩ bạn đang lí luận dựa theo thuyết " duy vật lịch sử", theo đó vật chất quyết định ý thức...Tuy vậy, nếu nhất quán hơn bạn phải nêu rằng diệt giặc dốt đi sau diệt giặc đói mới phải , vì có thực với vực được đạo.

    Bạn đã phân biệt giữa cơ sở kinh tế và ý thức một cách nhiều đến nỗi không thấy điểm chung giữa chúng. Nhắc lại lần nữa, triết học, cũng như các môn lí thuyết khác, xuất phát từ kinh nghiệm hiện thực và phục vụ thực tiễn.

    Còn xét về việc phát triển kinh tế- xã hội, chúng ta phải làm gì để tiến tới giai đoạn đó, rõ ràng phải nhờ có những bước tiến của năng suất lao động, ở đó tri thức phải là then chốt. Nhưng tri thức nào là cần thiết và thích hợp?

    Bạn cho rằng đó là kiến thức chuyên môn, tức lĩnh vực (lí thuyết) ứng dung. Còn mình nghĩ là lí thuyết cơ bản. Bạn viện lẽ cái trên thích hợp với tình cảnh cấp thiết của đất nước, còn cái dưới nước xa không cứu được lửa gần. Mình thì nghĩ, cái dưới mới là gốc, bền lâu.

    Thực trạng đất nước đã cho thấy rõ, chạy theo những công nghệ tân tiến nhất rất khó khăn, mà đôi ba năm đã thành lạc hậu. Bởi vậy, nếu cứ chạy theo những thứ xu thời, những cái mốt thì bao giờ mới có thể thực chất lớn mạnh.

    Vậy nên, phải dựa vào trình độ phát triển của đất nước để giữ được cái nội lực bên trong của mình, từ cái gốc rễ đó mới tiến dần lên cái hiện đại hơn ( Cành, hoa, lá), đó chẳng thích hợp với sự phát triển tự nhiên ư?

    Trong vườn nhà đang có cây mà phá đi, chặt cây làm gậy đi khều trộm vài ba quả bên nhà hàng xóm, như vậy chẳng hóa không biết lo xa đấy ư?

    Triết học có lợi thế là cho ta biết những hình thái đơn giản nhất biến chuyển sang các hình thái phát triển hơn ra sao, bởi vậy nó cho phép giải đáp bí ẩn của sự phát triển, biết được điều đó rồi, bạn sẽ biết rằng nên làm gì trong hiện tại. Cái gì lâu bền thì cần được giữ vững nếu không sẽ sớm bị suy vong, thực ra đó là câu nói trùng ngôn, nhưng lại là thứ từ đó, mọi tư tưởng của nhân loại xuất phát ( Thiện-ác, chất thể-mô thể, thần- quỷ, âm- dương…). Cái đúng thật được giữ vững thì đất nước được phát triển, mọi sự phát triển về sau đều là những hình thái của cái đúng thật. Còn ngược lại thì bị lụi bại, trở lên hỗn độn, dĩ nhiên, cái hỗn độn cũng lại là cái đúng thật nữa!

    Bởi vậy, cái chung là cái quen thuộc nhất vì xuất hiện trong hình thái giản đơn ngay lúc đầu nhưng cũng là cái hệ thống hoàn chỉnh sau khi đã trải nghiệm trong mình nó cái cá biệt. Chúng ta không sợ bị bỏ rơi vì vẫn mãi ở trong cái chung, chúng ta không sợ bị tụt hậu vì vẫn còn mối rợ liên hệ với những xã hội tân tiến, vậy nên quan trọng là làm sao để duy trì và phát triển cái chung.
    ........
     
  4. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Triết học thời nào cũng phù hợp. Nghĩ ngợi không thông có triết học là thông suốt luôn. Không cứ phải là tác phẩm hàn lâm hay công trình nghiên cứu mà nhiều tác phẩm câu chuyện sách báo truyền thanh truyền hình đều có hoặc mang tính triết học rồi. Cơ bản là phải để ý rồi từ đó đào sâu vào nghiên cứu thêm. Nhưng gì cũng vậy, ít thì tinh hoa mà phổ cập đại trà thì giảm sút chất lượng có khi dẫn đến lung tung lộn xộn cả lên vậy.
    Tôi cho rằng cuộc sống có lý lẽ riêng và xã hội có trật tự tương tác của nó, nhìn vào vài ví dụ thì không thấy nhưng quan sát tổng thể thì giống như đói phải ăn, ăn nhanh quá nghẹn thì uống miếng nước cho xuôi xuống. Học triết thì cũng như nhai kỹ mà no lâu vậy nhỉ.
    Tôi nghĩ đơn giản rằng, lúc nào cuộc sống bận rộn bộn bề thì dành chút thời gian ngồi lại ngắm cây cối xung quanh. Thấy cành lá cây cỏ mọc cùng là hướng đến ánh mặt trời mà nhìn kỹ thì mỗi cành lá lại uốn éo xiên xẹo trái phải nhiều hướng dài ngắn nhiều ít không giống nhau, như thế rất là tự nhiên. Cứ ngắm nhìn vậy thấy thoải mái đầu óc hơn rất nhiều.
    Do vậy mà tôi thấy không cần phổ cập triết học làm gì vì triết học vốn chẳng cần thiết ở cái thời này hay cho những con người này. Gượng ép vô ích. Nói nhiều phí lời.
    Thêm nữa tôi cho rằng các bác đừng nhìn vào hiện tượng xã hội mà nghĩ rằng nó đang đòi hỏi người trí thức phải làm điều gì đó rồi cố gắng thực hiện nó. Làm vậy như đứng trên băng, nó tan mất thì ta chìm nghỉm.
    Bao giờ thấy vấn đề mang tính bản chất thì đó mới là lúc ta gắng vào khai triển đào sâu mà nghiên cứu, dẫu có bị chê là thừa hơi thiếu thiết thực vẫn là mãi là đích thực triết lý giá trị muôn đời. Chứ nói về hiện tượng vầy chỉ cho phí cái năng lực suy nghĩ ra thôi ạ.
    Các bác bỏ quá nhé.
     
  5. Bạn sợ triết học bị lộn xộn, nhưng thực tế nó đã lộn xộn rồi, và chỉ có sự hồi sinh của triết học từ trong cái chết của nó mới là triết học chân chính của thời đại mới.

    Bạn nêu ra phương pháp dưỡng sinh lành mạnh qua đó tâm hồn thanh thản ư? Triết học không mang tính thơ mộng như vậy, nó đòi hỏi thế hệ trẻ gánh vác trên vai công cuộc đào luyện văn hóa, công cuộc lao động gian khổ.

    Bạn lại nói là triết học không cần thiết trong hiện tại mặc dù bên trên bạn nói nó có giá trị phổ biến!?

    Bạn sợ chúng mình chìm nghỉm vì dõi theo cái “ khả biến”, cái này mất đi thì chúng mình cũng toi luôn. Nhưng bạn yên tâm, mình đứng bên trong lòng triết học, và triết học ( Cái phổ biến, cái nhất thể…) thì không sợ bị mất đi trong cái cá biệt, mà là đắm mình vào trong cái hiện thực mà hiển lộ chính mình.

    Bạn đòi hỏi đào sâu vào nghiên cứu nhưng lại sợ bị phí cái năng lực suy nghĩ!?

    Bạn ơi, triết học không dừng lại ở cái bên kia vĩnh hằng, cái nhất thể, đấng thượng đế, cõi niết bàn… những cái đó sẽ là “ thuốc phiện” của giới trẻ, của nhân dân Việt nam. Nhưng triết học cũng không vì thế mà lại có thể đi từ tấm lòng ngây thơ trong trắng, của sự hời hợt bề ngoài, mà phải kinh qua lao động nặng nhọc của nhận thức.

    Đất nước đang nắm trong tay viên đá hiền minh chứ không phải đi tìm bên ngoài, ở phía bên kia nào đó.

    *Lưu ý rằng, chủ đề này mình viết không chỉ đơn thuần đề cập đến triết học mà cả xã hội học, kinh tế học, luật học . Nhưng do triết học đã được bàn luận nhiều mà lấn áp các chủ đề kia.
     
  6. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Có lẽ trước đó tôi không nhận ra nhưng bây giờ tôi bắt đầu sợ rồi bác ạ!
    Bác đặt mấy câu hỏi cho tôi hay cho ai và để làm chi, mâu thuẫn hiển nhiên đến vậy cơ à, thế mà tôi chẳng biết đấy.
    Phiền bác cho tôi câu trả lời cuối cùng với chuỗi câu hỏi Để làm gì nhé?
    Bắt đầu bằng câu học triết học với ba cái môn học thuật mô đó để làm gì nhé?
    Khái niệm bừa bãi và ngôn ngữ lý luận mơ hồ nói xin lỗi tôi không quen lắm vì tôi quan niệm càng bác học thì càng đơn giản, đơn giản lắm luôn ấy.
    Không bao giờ coi thường học thuật nhưng phải biết để làm gì cho thiết thực.
    Vốn hiểu biết tri thức và năng lực lý luận chủ yếu do đọc nhiều mà có. Nhưng năng lực nhận thức thì có chăng phải đặt câu hỏi với chính mình mới ra được. Xin bắt đầu bằng câu để làm gì ạ?
    Tôi ít học nên hiểu biết không nhiều, ai có văn võ hiểu biết lý luận cao siêu thì do năng lực hạn hẹp nên tôi chịu. Đọc hết chứ cũng chẳng hiểu được bao nhiêu, tôi thường nghĩ mình như con ếch nhưng thôi kệ, người ta hù mình chứ cũng chẳng lừa được chính bản thân họ. Mình biết ít mà vui, biết nhiều cho loạn có hay ho gì.
    Nói cùn hơn giỏi võ ạ.
    Tôi mông muội xin các bác chỉ giáo cho.



    Gửi từ SM-J330G của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
     
  7. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Hình như có vòng tuần hoàn:
    - Xã hội phát triển, cái tốt phát triển.
    - Cái tốt phát triển, lòng tin phát triển.
    - Lòng tin phát triển, nhận thức phát triển.
    - Nhận thức phát triển, tình yêu phát triển.
    - Tình yêu phát triển, nghệ thuật phát triển.
    - Nghệ thuật phát triển, công nghệ phát triển.
    - Công nghệ phát triển, xã hội phát triển! ...
     
  8. Trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì ?”

    Đây là vấn đề nan giải và dẫn đến một bàn luận về “ ý nghĩa cuộc đời” nào đó. Bạn đặt ra câu hỏi trên khá phù hợp với việc bạn “ coi khinh” các mục đích hữu hạn. Cũng có thể bạn tâm đắc với Phật giáo chăng?

    Trước đó, mình và một bạn khác đã bàn luận trên nền tảng chấp nhận rằng mục đích chung sẽ là cải thiện đời sống của cá nhân và xã hội, không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần, hai cái đó quện chặt với nhau. Bạn đã oán trách mình khi đưa triết học ra để “ phục vụ” mấy cái mục đích đó. Nhưng giờ đây, mục đích là gì còn cần phải bàn luận.

    Triết lí “ tất cả đều là hư vô, vô nghĩa” hay “tất cả đều giống nhau” nhắm đến việc triệt hạ mọi mục đích hữu hạn, mọi suy nghĩ và hành động trong cuộc sống, tuy vậy bản thân nó cũng hữu hạn, là cái cá biệt bên cạnh những cái nó coi là “ vô nghĩa” đó. Nói cách khác, dù cố gắng thoát khỏi “ cõi trần” nhưng mãi mãi hiện không thể đạt đến cõi “ niết bàn” được. Nhưng tình trạng đó mới là hiện thực. Hiện thực là công cuộc, là tiến trình vận động trong đó duy trì cái bất biến. Đó chẳng phải là “ mục đích” đấy hay sao, duy trì và phát triển cá nhân, xã hội. Còn phương thức thì ở trên mình bài khá nhiều rồi.

    Còn về việc bạn tự nhận là năng lực lí luận hạn chế nhưng lại cảm thấy an lòng (vì biết ít thì đầu óc sẽ không bị rối loan), thì mình khuyên bạn nên thay đổi, tự tin vào bản thân và xông pha hết mình (như đã viết trong bài viết đầu tiên của topic). Dù một phút huy hoàng rồi vụt tắt ( nhưng công cuộc học thuật đòi hỏi sự bền bỉ, chứ không mang tính cách mạng đột ngột) - Còn hơn buồn sầu le lói suốt …mấy chục năm nhé.

    Đất nước đang trong công cuộc cải cách ngổn ngang, thời gian thì không còn nhiều, kính mong các bạn cùng mình cố công gắng sức thực hiện việc “ tự do học thuật”, tìm đến những tư tưởng cơ bản, lâu bền rồi từ đó xây dựng hệ thống, thời gian là vàng là bạc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/6/18
  9. Đọc “ vòng tuần hoàn” mình khó có thể thấy đâu là cái nguyên nhân, cái “gốc” và đâu là cái mục đích nhắm tới ( “xã hội phát triển” đúng không?).

    Thêm nữa, mối quan hệ nhân quả khá mơ hồ, bạn có thể phân tích thêm hay không? Nếu muốn xã hội phát triển, phải chăng dễ dàng nhất là tạo ra niềm tin tưởng mạnh mẽ vì “tin tưởng” thì dễ lắm, dễ như ảo tưởng và tự mình “ nghĩ tưởng” vậy, tình yêu ( tình yêu gì nhỉ ?) và nghệ thuật cũng quá dễ “ phát triển “ như hiện thực hiện nay, nhưng kéo theo “xã hội phát triển” thì khá mơ hồ.
     
  10. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Xét hình ảnh công ty X, như là một biểu hiện của vòng tuần hoàn.
    - Cái tốt phát triển, lòng tin phát triển = Công ty có nhiều cái tốt: lãnh đạo tốt, chiến lược tốt, sản phẩm tốt --> Lòng tin của mọi người với công ty X gia tăng.
    - Lòng tin phát triển, nhận thức phát triển = Lòng tin của mọi người với công ty X gia tăng --> Ý thức tốt đẹp về công ty X gia tăng.
    - Nhận thức phát triển, tình yêu phát triển = Ý thức tốt đẹp về công ty X gia tăng --> Tình cảm của mọi người dành cho công ty X gia tăng.
    - Tình yêu phát triển, nghệ thuật phát triển = Tình cảm dành cho công ty X gia tăng --> Nghệ thuật (bán hàng, lãnh đạo, sản xuất ...) của công ty X gia tăng!
    - Nghệ thuật phát triển, công nghệ phát triển = Nghệ thuật công ty X gia tăng --> Kỹ nghệ công ty X gia tăng.
    - Công nghệ phát triển, xã hội phát triển = Kỹ nghệ công ty X gia tăng --> Nội lực công ty X gia tăng.
    - Xã hội phát triển, cái tốt phát triển = Nội lực công ty X gia tăng --> Cái tốt của công ty X gia tăng! ...
     
  11. Rất cảm ơn bạn đã giải thích thêm

    Mình có ý kiến như sau: Cái tốt là một từ mơ hồ, nhưng là mục đích hướng tới của chúng ta. Vậy xin hỏi, làm sao cái tốt lại phát triển, cách gì để thúc đẩy? Câu trả lời của bạn là do xã hội phát triển, nhưng đây xuất hiện sự lặp thừa vì xã hội phát triển thì tất nhiên đã là tình trạng cái tốt phát triển rồi.

    Đi thêm một khâu nữa, câu trả lời là Kỹ nghệ phát triển, nhưng kỹ nghệ lại vòng qua..nghệ thuật, nghệ thuật ( theo ý bạn) rất mơ hồ và khó có thể làm cho trình độ khoa học phát triển được, còn thực tế, nghệ thuật không khác gì mà là thuộc khoa học quản lí, khoa tâm lí-xã hội, quy lại đều phải xuất phát từ sự nhận thức, hay trí tuệ.

    Nhưng bạn lại cho rằng nhận thức có được từ lòng tin, và nhận thức cần phải thông qua tình yêu và nghệ thuật mới làm cho kỹ nghệ phát triển được. Nếu mình tin tưởng cái gì đó thì có thể đó là mù quáng, không có nhận thức. Nhưng nếu đã tin tưởng rồi thì cái được tin tưởng, dù cho tốt hay xấu, đều sẽ có sức mạnh ghê gớm. Tình yêu cũng tương tự như sự tin tưởng vậy. Tuy nhiên, chỉ có cái hợp lí, cái đúng thật mới dành được niềm tin, tình yêu lâu bền.

    Quy lại, có thể thấy, việc nhận thức rất quan trọng, nắm được cái gốc mới có thể kéo theo sự phát triển. Còn chi tiết nhận thức ra sao, như thế nào, mình đã bàn qua rồi.
     
    dzung tve, MoVo and lvnam1989 like this.
  12. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Mình xin đính chính lại vòng tuần phát triển như sau:
    - Cái tốt phát triển, lòng tin phát triển.
    - Lòng tin phát triển, nhận thức phát triển.
    - Nhận thức phát triển, tình yêu phát triển.
    - Tình yêu phát triển, nghệ thuật phát triển.
    - Nghệ thuật phát triển, công nghệ phát triển.
    - Công nghệ phát triển, cái tốt phát triển.
    ...
    Về chọn sách, mình cho rằng có 2 loại tư duy chính yếu là tư duy hình và tư duy chữ. Theo mình mỗi loại có mỗi ưu điểm. Tư duy chữ gắn với chất lượng. Tư duy hình gắn với tốc độ. Nên có lẽ phải tìm nguồn sách phù hợp, phát huy sở trường, khắc phục sở đoản, âu cũng là chiến lược cấp thiết! ...
     
  13. Gửi bạn,

    Về phần “ vòng tuần hoàn” mình xin không bàn nữa bởi đã nói ở trên rồi.

    Còn về vấn đề chọn sách, bạn đưa ra sự phân chia tư duy hình và tư duy chữ không biết có thể giải thích rõ hơn cho mình được không? Tư duy hình tại sao lại gắn với tốc độ?

    Cuối cùng, liệu bạn đã đọc và có đồng tình với những cuốn sách mình giới thiệu không? Ở đây Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    hoangtuna thích bài này.
  14. NTVA

    NTVA Mầm non

    Chúng ta hô hào tự do, chúng ta kêu gọi tự do, chúng ta đòi tự do. Nhưng trong số các bạn tham gia ở đây, ai có thể giải thích, có thể nói cụ thể: TỰ DO LÀ GÌ.

    Khi bạn nói rằng: tự do là thế này , là thế kia tức là bạn đã đã giới hạn tự do khỏi những cái không phải thế này , không phải thế kia. Như vậy, bạn đã giới hạn tự do, mà đã bị giới hạn thì tự do không còn là tự do nữa.

    Lấy các ví dụ khác:

    Trào lưu mạng xã hội nói rằng nước Mỹ là tư do:
    vậy nước Mỹ có cho bạn vào tự do không? Chắc chắn không.
    nước Mỹ có đàn áp những người khác ý kiến không? Chắc chắn có.
    Vậy thì nước Mỹ có tự do không? Không rồi

    Câu nói này của bạn có tự do không.
    Chắc chắn là không vì chính bạn ấy đã giới hạn rằng chỉ có "đu càng" "3que" mới tự do

    Vậy câu nói này của bạn có tự do không
    Cũng không nốt, vì cũng có rất nhiều người "3que" đu càng" không như vậy

    Vậy Tve-4u có tự do không? câu trả lời cũng là không


    Tóm lại, Không ai có thể định nghĩa được tự do là gì

    Vậy thì sẽ có 1 vòng luẩn quẩn ở đây, chúng ta đang đòi hỏi 1 điều mà chính chúng ta cũng chẳng biết nó là cái gì.
     
  15. duydoan

    duydoan Mầm non

    Trời đất, cái list sách nhìn vừa chán vừa trình bày xấu, nội dung mở đầu topic thì toàn "đao to búa lớn", trích Khổng trích Hegel các kiểu. Chừng nào làm được cái list đàng hoàng, rõ rệt, minh hiển, và không có những hô hào rỗng nghĩa, thì chừng đó mới mong làm được chuyện cho ra đầu ra đuôi.
     
    hoalienbao thích bài này.
  16. Xin cảm ơn bạn đã bàn sâu hơn về tự do, đây là vấn đề triết học quan trọng bậc nhất. Vấn đề này liên hệ tới “sự giống nhau” và “sự khác nhau”; “Đồng nhất”-“dị biệt”; “Tuyệt đối”-“Tương đối”; “ Đạo” của phương Đông; “ Chúa” của Phương Tây…

    Bất cứ cái gì xuất hiện ra được thì phải khác biệt với những cái khác, “thượng đế đã tạo ra thế giới bằng nó và cái khác của nó”(Platon). Vậy, chúng ta phải phân biệt, thế giới là dòng sông chảy.

    Nhưng không phải vì có sự phân biệt mà Tự do là tự do trừu tượng, tức cái ở bên kia hiện thực. Ngược lại, cái mà được đặt ra như là giới hạn của cái này, thực ra cũng giống với cái khác của nó, bởi nếu không, ta chỉ còn cái vô định hỗn loạn. Hai cực thống nhất và đối lập nhưng hai cực thực ra là cái trừu tượng không hiện thực, hiện thực là cái trung giới và nó có thực. ( Mời bạn đọc Hegel)
     
    lvnam1989 thích bài này.
  17. Cái danh mục sách chưa hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức, nên cần mỗi người chung sức cải tiến. Nó không phải là que kem được đóng gói và sẵn sàng cho tiêu dùng. Cho nên, so với món ăn ngọt ngào béo bở này, danh mục sách sao thể bì kịp!

    Vẫn cảm ơn bạn đã bỏ ít sức góp ý, chắc chắn danh mục sẽ sớm được cải thiện về hình thức.

    Lời kêu gọi, hô hào chỉ là sự khẳng quyết mang tính chủ quan đơn lẻ, vậy nên, mong bạn bỏ qua và đi đến nội dung các cuốn sách và nhận định xem các tư tưởng được đặt trong hệ thống hoàn chỉnh có hạn chế gì.
     
    lvnam1989 thích bài này.
  18. huyhanam1995

    huyhanam1995 Mầm non

    vô cùng cảm ơn bác đã chỉ em chức năng này, like thêm lần nữa cho bình luận của bác.
     
  19. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Tôi trả lời được,
    Nhưng là câu trả lời cho tôi.
    Nếu bác chưa tìm được câu trả lời cho mình,
    Thì tôi sẵn sàng chia sẻ câu trả lời của tôi.
    Nếu bác muốn câu trả lời cho tất cả
    Thì vẫn cần tìm câu trả lời cho mình
    Rồi chứng minh nó đúng với tất cả,
    Dĩ nhiên việc ấy rất khó...
    Nhưng nó là thực chất vì nó đơn giản.

    Gửi từ MI 8 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
     
  20. lvnam1989

    lvnam1989 Mầm non

    mới ban đầu thì bạn nói tự do bị giới hạn, Mỹ không có tự do. lúc sau bạn lại nói không có định nghĩa về tự do. mình thấy bạn mẫu thuẫn trong cách lập luận.
     
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này